Thursday, November 13, 2008

Entry for November 13, 2008

Có vẻ như những năm gần đây, các nhà văn di cư ngày càng có vị trí cao trong văn giới châu Âu, đoạt được nhiều giải thưởng.

Năm nay cả hai giải thưởng danh giá của châu Âu là giải Booker của Anh và giải Goncourt của Pháp đều vào tay hai nhà văn châu Á. Aravind Adiga, người mang hai quốc tịch Ấn Độ và Úc, giành được giải Booker cho tiểu thuyết đầu tay White Tiger Atiq Rahimi, người Afghanistan lưu vong ở Pháp, giành được giải Goncourt cho tiểu thuyết đầu tay Syngue Sabour.
Đáng chú ý là cả hai tiểu thuyết đoạt giải đều là các tiểu thuyết đầu tay của hai tác giả này.

Thêm nữa, giải thưởng văn học nhiều tiền nhất thế giới- 100.000 bảng Anh-giải IMPAC Dublin, cũng được trao cho một nhà văn lưu vong quốc tịch Canada và gốc Lebanon, Rawi Hage. Tác phẩm của ông này có tên là De Niro's Game, cũng là tiểu thuyết đầu tay của ông, và kể về cuộc sống ở Lebanon trong nội chiến.

Nhà văn người Úc gốc Việt và sinh ra ở Việt Nam, Nam Le, cũng giành được một giải thưởng quan trọng, giải Dylan Thomas, cho tập truyện ngắn đầu tay The Boat, của anh. Giải thưởng này của Nam Le trị giá 60.000 bảng Anh, có lẽ chỉ kém giải IMPAC Dublin về số tiền được nhận (giải Booker được 10.000 bảng, giải Goncourt được 10 Euro). Nam Le còn được National Book Foundation, nơi trao giải National Book Award của Mỹ, xếp vào danh sách 5 cây bút triển vọng nhất ở lứa tuổi dưới 35.

Đây quả là tin đáng khích lệ với các cây bút trẻ khi mà những người giành được các giải thưởng quan trọng nhất đa phần đều ở trong lứa tuổi 30-40 và họ nhận được giải thưởng cho các tác phẩm đầu tay của họ.

img

Ảnh Nam Le

19 comments:

  1. Còn ở đây có một bài viết bình luận về các giải thưởng này, hơi có mùi "thủ dâm"
    http://vietnamnet.vn/vanhoa/2008/11/813396/

    ReplyDelete
  2. "giải Goncourt được 10 Euro", really?

    ReplyDelete
  3. @NgocLan: ừ, giải mang ý nghĩa tượng trưng về mặt hiện vật. Cái chính là doanh số sách bán sẽ tăng nhanh chóng.
    @Chic: hôm trước tôi có đọc ở đâu, hình như cũng trên VNN, bài phóng vấn chị Thuận. Chị Thuận, như thường lệ, vẫn sắc sảo và thông minh. Người phỏng vấn có hỏi là chị có mơ tới mấy cái giải như Goncourt, Renaudot không. Chị Thuận trả lời một hồi, đại khái bảo nó chỉ là PR của các nhà XB, các quyền lực gì đó. Chỉ có điều cơ bản nhất mà chị Thuận không nhắc tới là chị đâu có viết bằng tiếng Pháp mà mơ tới mấy giải này. Nếu hy vọng may ra chỉ có giải Prix Médicis étranger.

    ReplyDelete
  4. Viết văn biết đến bao giờ mới được giải to nhỉ. Thà mỗi ngày mua một tấm vé xổ số với hy vọng trúng giải đặc biệt còn hơn :D :D :D

    ReplyDelete
  5. "Đáng chú ý là cả hai tiểu thuyết đoạt giải đều là các tiểu thuyết đầu tay của hai tác giả này." ---> Ít nhất Ratimi có hai cuốn khác viết trước cuốn Syngue Sabour là "Earth and ashes" và "A thousand rooms of dream and fear". Cuốn Syngue Sabour chỉ là cuốn đầu tiên ông viết bằng tiếng Pháp.

    ReplyDelete
  6. Các bạn phóng viên vui tính thật, phỏng vấn tác giả Thuận với những giải thưởng trên cũng giống như có người hỏi Marc Levi có nghĩ đến giải Nobel văn chương không hehehe.

    ReplyDelete
  7. @Tris: Cảm ơn thông tin của bạn.

    ReplyDelete
  8. Rahimi già khú, viết chi chít tác phẩm rồi ấy chứ (tiếng Ba Tư). Bắt đầu từ khoảng cuối 1990 nhà văn di dân trở thành một lực lượng tại các giải thưởng, trước đó chỉ có vài ca đột xuất như Rushdie hay Naipaul, Makine...

    ReplyDelete
  9. @Nhị Linh: Ở Mỹ còn có chị gì người Ấn đoạt giải Pulitzer cho The Interpreter, anh Ha Jin cũng đoạt mấy giải thưởng, rồi anh Đới Tư Kiệt, anh Cao Hành Kiện ở Pháp...
    Check lại thì anh Rahimi này sinh năm 1962 tuy chưa già nhưng cũng ko còn trẻ.

    ReplyDelete
  10. Lahiri, tập truyện ngắn đã được dịch ra tiếng Việt: "Người dịch bệnh", cùng dịch giả của "Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai" và "Trên bãi biển Chesil".

    ReplyDelete
  11. Yeah, Lahiri, tập truyện ngắn hay, dịch cũng khá tốt nhưng không được PR gì nên ở VN chẳng mấy người đọc. Bác Ngân Xuyên hình như cũng tham gia dịch 1 truyện trong số đó.

    ReplyDelete
  12. Mua cuốn The Boat rồi, thấy ngoài bìa có in hàng tá lời ca tụng của các cây bút phê bình, mới đọc xong truyện đầu "and... and... and..." nhưng tiếng Anh nó cứ lùng bùng, hehehehehe, chưa cảm nổi cái hay.

    ReplyDelete
  13. sao không có danh sách 5 bloger chiển zọng nhứt nhở, thế nào cũng có Nhị bạn Linh!

    ReplyDelete
  14. "Người dịch bệnh"??? Sao em chưa nghe hay thấy cuốn này bao giờ nhỉ.

    Trên bờ biển Chesil thì khá hay. ^^

    ReplyDelete
  15. Em Minh Thi thử ra nhà sách Đông Tây ở Nguyễn Chí Thanh xem sao, hồi trước anh mua ở đấy.

    ReplyDelete
  16. hết chính sự rồi lại văn học, mặt trận nào anh cũng pro hết

    ReplyDelete
  17. Tôi không phải là độc giả của Thuận. Nhưng cách bạn giải mã câu trả lời của Thuận là vì Thuận không viết tiếng Pháp "mà mơ" các giải đó, là một câu nói phản ảnh tâm lý nhược tiểu bệ rạc của những kẻ xem ngoại ngữ như một đỉnh cao danh vọng. Shame on you.

    ReplyDelete
  18. @ Linh: Xin anh Linh cho phép tôi trao đổi với bạn Didong. Xin lỗi đã nhảy vào blog anh. Cam on anh.
    @didong: Tôi thấy cách "giải mã câu trả lời của Thuận " của chủ trang blog này rất rõ ràng và không có gì sai. Dường như bạn quá nóng nảy, lòng tự ái dân tộc quá cao và quá mức cần thiết ? Tôi nghĩ đôi khi "tâm lý nhược tiểu bệ rạc của những kẻ xem ngoại ngữ như một đỉnh cao danh vọng" cần cho sự phát triển hơn là lòng tự ái dân tộc. Chúc bạn vui.

    ReplyDelete
  19. Giải thích đơn giản rõ ràng như comment trên mà bạn didong suy diễn ra "tâm lý nhược tiểu bệ rạc blah blah blah" được thì cũng hay thật!

    ReplyDelete