Tuesday, November 4, 2008

Chúng tôi tin vào thay đổi

http://www.getreligion.org/wp-content/photos/small_obama_image.jpg



Trên TV đang chiếu cảnh một ông già da đen khóc, nước mắt chảy dòng trên hàng má nhăn nheo. Có lẽ ông đang nghĩ tới thời ông còn nhỏ, tới mục sư Martin Luther King, người từng có một mơ ước lớn lao về quyền bình đẳng giữa các màu da và đã hy sinh tính mạng mình cho mơ ước đó, tới, nhớ tới những năm 60 nơi miền Nam nước Mỹ là một cái ổ phân biệt chủng tộc khổng lồ, nơi người da đen không được học trong trường cho người da trắng, và phải nhường ghế cho người da trắng trên xe bus. Trong khi đấy, những người da đen đang nhảy múa bên cạnh những người da trắng để mừng chiến thắng của Obama. Hầu hết họ đều trẻ trung, khuôn mặt đầy sự phấn khích.

45 năm sau bài phát biểu của mục sư Luther King "Tôi có một mơ ước", nước Mỹ đã có vị tổng thống người da màu đầu tiên trong lịch sử của mình. Con trai của một người da đen Kenya và một phụ nữ da trắng nghèo ở bang Kansas hẻo lánh trở thành vị tổng thống thứ 44 trong lịch sử hơn 200 năm nền Cộng hòa Mỹ, và là người nhiều quyền lực nhất hành tinh. Nước Mỹ có nhiều sai lầm, dân tộc Mỹ cũng có rất nhiều tật xấu, lịch sử nước Mỹ cũng là lịch sử được xây dựng trên nỗi khổ đau và mất mát của không ít người. Nhưng dù thế nào cũng không thể phủ nhận rằng dân tộc Mỹ quả là một dân tộc vĩ đại, nơi mọi điều đều có thể, mọi giấc mơ đều có thể thành hiện thực. Nếu Luther King có sống lại, chắc ông cũng không thể tưởng tượng được rằng chỉ trong 45 năm, tệ phân biệt chủng tộc kinh khủng, được chấp nhận một cách công khai như thể là sự nghiễm nhiên, như "quy luật của muôn đời" trong thời ông sống giờ có rất ít ảnh hưởng tới đời sống đất nước này.

Tận trong sâu, hẳn rất nhiều người Mỹ vẫn mang những định kiến và phân biệt chủng tộc. Đôi khi, những phản ứng có phần phân biệt chủng tộc chỉ là cơ chế tự phòng ngự để bảo vệ mình. Lấy ví dụ, nếu đi bộ qua một nhóm người da đen hay gặp vài người da đen đi trên đường vắng vào buổi tối, tôi sẽ có cảm giác mất an toàn hơn nhiều so với gặp một nhóm người da trắng. Nhưng hôm nay, rất nhiều người Mỹ đã có thể gạt qua những định kiến chủng tộc của mình, nỗi sợ hãi bản năng từ sâu thẳm với những gì khác mình, để bầu một người da màu thành Tổng thống Mỹ. Đó chẳng phải là một điều kỳ diệu sao?

Trông người lại nghĩ tới ta. Đến bao giờ, người dân Việt Nam mới có thể trực tiếp cầm lá phiếu bầu ra người lãnh đạo cao nhất của đất nước. Đến bao giờ người dân mới cảm thấy hồ hởi, ăn mừng khi ứng cử viên mình ủng hộ giành chiến thắng với niềm phấn khích không khác gì khi đội bóng Việt Nam thắng đội Thái Lan? Hoặc là ủ ê khi "gà" của mình thất bại như khi bị Thái Lan cho 3-0 trên sân nhà.

Ngày đó hẳn còn xa. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ vẫn phải chấp nhận những nhà lãnh đạo dạy bảo chúng ta, than phiền về nhân dân và chúng ta thậm chí không thể nói lên một cách công khai
trên các phương tiện thông tin đại chúng nỗi phẫn nộ hay sự phản đối của mình trước những phát biểu lạnh lùng của họ.

Và mặc dù không hẳn là có cảm tình cá nhân với Obama (mặc dù tôi vẫn ưa thích ông hơn so với McCain) nhưng cũng xin nói chúc mừng Obama, chúc mừng một giấc mơ Mỹ, và hãy hy vọng vào những giấc mơ Việt.

Hay nói như Obama và những người ủng hộ ông: Chúng tôi tin vào thay đổi (Change we believe in)

50 comments:

  1. em đọc ở đâu đó nói rằng chính sách hay đường lối của các ứng cử viên cơ bản là giống nhau thôi, chỉ khác cái giọng điệu tuyên truyền. Ông già thì bảo mình kinh nghiệm và vững vàng, ông trẻ thì bảo mình có đầy lòng hăm hở và quyết tâm để thay đổi.
    Đen cho bác McCain, đúng như bạn Oops nói đấy.

    ReplyDelete

  2. well, chúc mừng bác Obama, em vẫn thích bác í và các quan điểm của bác í hơn bác McCain, dù rằng em hơi bị phục sự tự tin của bác McCain đấy ạ:D
    Trông người lại ngẫm đến ta. Thôi thì cứ hi vọng vậy:D

    ReplyDelete
  3. "Nước Mỹ có rất nhiều sai lầm, dân tộc Mỹ cũng có rất nhiều tật xấu, lịch sử nước Mỹ cũng là lịch sử được xây dựng trên nỗi khổ đau và mất mát của không ít người. Nhưng dù thế nào cũng không thể phủ nhận rằng dân tộc Mỹ quả là một dân tộc vĩ đại, nơi mọi điều đều có thể, mọi giấc mơ đều có thể thành hiện thực..."
    Thay chữ Mỹ bằng chữ Việt nam thử xem, ai có thể nói là không tưởng?
    (comment này cứ cho là u mua đi :))

    ReplyDelete
  4. May quá, cái tượng bên bờ Hồ Tây không cần phải phá nữa! Chúc mừng cho Giấc mơ Mỹ của Obama! Đợi chờ giấc mơ Việt Nam của bạn Linh. Hôm nay, hàng triệu người khắp hành tinh sẽ có một giấc mơ cho riêng họ và họ sẽ hát: I have a dream.

    ReplyDelete
  5. Tôi cũng tin vào sự thay đổi!

    ReplyDelete
  6. OK, game over! So now it's time to replace Bush by Obama in our jokes! What is Obama's IQ btw? :D

    ReplyDelete
  7. Nhưng là người Việt Nam, tôi không tin vào sự vĩ đại!

    ReplyDelete
  8. Kể ra câu "Change we believe in" cũng có sức lay động phết. Mặc dù "changing is the nature of everything" (Phật bảo thế thì phải) :D Vấn đề là thay đổi cái gì, ntn, qui mô ra sao. Cái này chắc ... only God knows :D

    ReplyDelete
  9. Có trong tay một nội các và lưỡng viện do người của Đảng Dân Chủ dẫn dắt, thời gian để tin tưởng và mơ mộng không còn nữa. Đã đến lúc xem bác Obama thực sự làm những gì. Vô cùng thú vị!

    ReplyDelete
  10. Cuộc bầu cử này cũng racist mà, 96% người da đen bầu cho Obama. Lý do đơn giản là Obama là black ( không cần biết Obama's policy là như thế nào). Có một cuộc phỏng vấn người da đen ở New York, phóng viên đem policy của McCain ra và bảo đấy là của Obama, hỏi những người da đen xem có ủng hộ policy đó không, tất cả đều bảo rất ủng hộ và sẽ bầu cho Obama.(!) Sáng nay người da đen xếp hàng hàng dãy phố từ sáng sớm 6h sáng để chờ bầu cho Obama.

    ReplyDelete
  11. Nói như Oops cũng chưa hẳn chính xác. Không phải 96% người da đen bầu cho Obama vì Obama là da đen. Thời Al Gore ra tranh cử cũng đã chiếm được hơn 90% số phiếu của người da đen cho dù Gore là người da trắng. Người da đen luôn là khối cử tri trung thành của đảng Dân Chủ. So với năm 2000 thì năm nay tình trạng ủng hộ Dân chủ của người da đen lại càng mạnh hơn bởi họ là đối tượng chịu thiệt thòi trực tiếp bởi trong suy thoái kinh tế. Nếu giả sử không phải Obama mà là Hilary ra tranh cử, tớ cũng tin chắc là có từ 92-95% người da đen sẽ bầu cho Hilary.


    ReplyDelete
  12. Finally, the American dream comes true. Đúng là nước Mỹ! Nothing impossible.

    Nếu giả sử hôm nay người thắng cử là anh McCaine, rồi anh ý toạch giữa chừng thì chị Palin sẽ lên thay. Thế là nước Mỹ sẽ có nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử :D

    ReplyDelete
  13. hay thế, bạn Linh cũng xem đúng đoạn ông già da đen khóc. tui xem được mỗi đoạn ấy và đoạn bạn Mắc Ken phát biểu, rùi phải vô lớp lại, ko được xem đoạn lên nhận chức của Obama.

    Mà nghĩ cũng hài ha... Đảng Cộng Hoà nhờ Obama Bin Laden mà trụ được thêm 1 nhiệm kỳ, cuối cùng bị bạn Obama cùng Biden hạ bệ!

    ReplyDelete
  14. Ban PhanXiNe co' co^' tinh nham ko day, Osama Bin Laden chu ko phai Obama, mac du Bi--den thi cung trung hop that.

    ReplyDelete
  15. Obama đã đi vào lịch sử như là một trong những người da đen vĩ đại nhất!

    ReplyDelete
  16. Đoạn sau của bác hơi đụng chạm đấy nhá, cứ phải cẩn thận ^^

    ReplyDelete
  17. Barack Omaba đã thắng John McCain để trở thành tổng thống thứ 44 của nước Mỹ.

    Báo chí Việt Nam vốn bị kìm kẹp, nhưng lần này cũng đểu, tường thuật khá hoành tráng, như để ngầm chế nhạo hệ thống chính trị của nước nhà. Các bác nhà mình, chưa kịp bầu thì đã biết bác nào sẽ lên, bác nào sẽ xuống. Lê Duẩn làm tổng bí thư gần 30 năm, đến lúc chết mới chịu rời chức vụ. Nhiều lúc cái chết của lãnh tụ là may mắn cho dân tộc, chứ ông Duẩn sống thêm độ 10 năm nữa, chắc dân Việt Nam phải ăn cả cỏ. Còn Phạm Văn Đồng thì làm thủ tướng tới 32 năm, đến khi già quá, phải xuống chức rồi vẫn tiếp tục làm cố vấn đứng sau màn điều khiển chính trường. Ngao ngán. Bác nào cũng chơi 7-8 đời tổng thống Mỹ.

    Nhưng ngao ngán hơn, là ở chổ, nếu một ngày Việt Nam có bầu bán đàng hoàng, thì ngày ấy quốc hiệu của Việt Nam chắc là Cộng Hòa Việt Nam (để tránh với Việt Nam Cộng Hòa). Không khéo lịch sử lại là một vòng tròn xoe.

    Đời mình chắc chẳng được cầm lá phiếu đi bầu bán tử tế. Đời con, đời cháu mình thì may ra.

    Hệ thống thoát nước còn chưa ra hồn, làm cái hầm vượt thì chưa xong đã kịp sụp, thế mà vẫn đòi xây dựng xã hội chủ nghĩa.

    ReplyDelete
  18. "Nước Mỹ có rất nhiều sai lầm, dân tộc Mỹ cũng có rất nhiều tật xấu, lịch sử nước Mỹ cũng là lịch sử được xây dựng trên nỗi khổ đau và mất mát của không ít người. Nhưng dù thế nào cũng không thể phủ nhận rằng dân tộc Mỹ quả là một dân tộc vĩ đại, nơi mọi điều đều có thể, mọi giấc mơ đều có thể thành hiện thực..."

    nước Mỹ có cái đáng tự hào nữa là họ không phát triển bằng colonism (ít thôi :D), không đi bóc lột người khác mà bằng capitalism (bóc lột chính mình? jk :D): free market và innovation. Mà qua đó mang lại nhiều phát triển về khoa học.

    "Change we believe in" nghe hơi mang mác với "In God we trust" nhỉ? Vừa làm khẩu hiệu đó có quyền lực nhưng cũng không đi quá xa tới ngang hàng với "God" mà khiêu khích người theo đạo.

    Oh well, in Obama we trust then :)

    ReplyDelete
  19. Yes they can, the Americans. Anh Linh nói đúng, dù nước Mĩ có nhiều sai lầm...but this victory is just amazing!

    ReplyDelete
  20. Uh dung, thuong thuong 90% dan da den vote cho Democrat ma. Racist thi racist chu, cu den luc tui tien bi anh huong thi dan nao cung ret run thoi :D, safety first!
    The system has to make sure that fundamental change is not possible regardless of who is in power.
    Change day la change hinh anh thoi, ve mat hinh anh, em cung kham phuc nuoc My, chuyen nay o chau Au chac la unthinkable! Con fundamental change thi hoi bi hoang tuong qua, Mc Cain - Palin thua cuoc cung duoc cai abortion is still woman's right :)

    ReplyDelete
  21. Bác Linh: Bác Nghị vừa hé lộ chút thành ý xin lỗi đã lỡ lời trong khi dân bức xúc đấy.
    "Tôi đã nói lên sự lo lắng, bức xúc của mình vào lúc người dân cũng đang vô cùng bức xúc. Tuy nhiên, tôi tin rằng mỗi người sẽ được mọi người nhận xét, đánh giá thông qua cả việc làm và lời nói, và nhất là việc làm trên thực tế. Tôi nói điều này vừa để xin lỗi, vừa để nói lên niềm tin nơi mọi người".
    (http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/11/812061/)
    Và anh chàng phóng viên cũng nói lửng lơ 1 câu: "Chúng tôi cũng quá vội vàng…".

    Theo bác xin lỗi vậy có "chữa được bệnh" không?.

    ReplyDelete
  22. Hình ảnh người dân Mỹ da đen khóc khi biết tin Obama thắng cử thật xúc động!

    ReplyDelete
  23. Hix! Ý kiến của chị Minh Minh mắc cười quá ha

    ReplyDelete
  24. Phóng viên Viietnamnet chắc vừa bị gõ đầu bắt làm kiểm điểm. Hôm nay có nhiều bài nói đỡ, nói tránh cho ông Nghị nhiều lắm.
    http://tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam/5236/index.aspx
    Trên báo chí VN hình như ko có bài nào dám bình luận trực tiếp về câu nói của ổng. (Leila ko có đọc SGTT nên không biết bài của anh Huy Đức có được đăng và đăng đầy đủ ko).

    ReplyDelete
  25. Linh: đúng là người da đen phần lớn theo Đảng dân chủ, nhưng số người đi bầu những năm trước đây ít hơn nhiều so với năm nay. Năm nay vì Obama là da đen nên gần như toàn bộ dân da đen hớn hở đi bầu cử.
    Thêm nữa, Obama có lẽ nên "cám ơn" Bush trước, vì Bush bị thiên hạ ghét tới tận xương tủy do đưa đất nước vào tình trạng tồi tệ nên Obama mới thắng, chứ McCain là một ứng cử viên cực mạnh so với Obama và McCain được rất nhiều người ngưỡng mộ và ủng hộ vì character and experience. Trong một môi trường chính trị ổn định hơn, thì có lẽ Obama không có cơ hội so với McCain. Có điều năm nay đảng Cộng hòa bị thua trên mọi mặt trận, không chỉ Nhà trắng mà còn thua cả ở Senate và Congress vì "damaged brand".
    Điều đáng suy nghĩ là năm tới Đảng dân chủ sẽ nắm cả Nhà Trắng, Thượng viện, và Hạ Viện. What will happen to "check and balance of power"?
    P.S: Những chính sách của Obama rất "socialist", chưa chắc đã là một con đường đúng để thúc đẩy sư phát triển kinh tế. Haha. Không ngờ sang tận Mỹ rồi lại vớ được một bác rất gần với "communist" cầm quyền.

    ReplyDelete
  26. Số tiền mà dân Mỹ đóng cho Obama để tranh cử là nhiều nhất trong lịch sử, chứng tỏ dân Mỹ đã quá "fed up" với Bush và đảng Cộng hòa. Obama có nhiều gấp 4 lần số tiền McCain có để quảng cáo. McCain dùng public financing nên chỉ được giới hạn một số tiền nhất định. Obama lúc đầu hứa dùng publich financing nếu McCain cũng vậy, sau đó đổi ý vì thấy mình có thể raise được nhiều $, nên dùng private financing để không bị giới hạn. Obama practically bought the election, cùng với relentless cheering của yahoo, msnbc, cnn, Holywood.

    ReplyDelete
  27. Tôi cũng chưa tin Ô Ba Hoa lắm để xem ông này làm được như ông ý nói không?

    ReplyDelete
  28. @Oops: Bạn Oops ảnh hưởng tuyên truyền của đảng Cộng hòa quá khi nói chính sách của Obama là socialist và gần với communist :). Nếu đem Obama sang châu Âu chẳng hạn thì chính sách của Obama sẽ ở mức trung dung, thậm chí còn là trung hữu chứ không được là tả phái. Đành rằng nước Mỹ lúc nào cũng ở phía hữu hơn là châu Âu nhưng chính sách của Obama còn xa mới gọi là socialist, nếu chính sách Obama là socialist thì có nghĩa là cả châu Âu cũng đều theo socialist và có lẽ là cả thế giới. Còn việc gọi Obama là gần với communist thì càng buồn cười, sản phẩm của một thứ tuyên truyền theo tinh thần McCathy.

    ReplyDelete
  29. Ông Obama nói đúng, change we can believe in..... Châu chấu đá được voi đó chứ :)
    Qua cuộc bầu cử này, chỉ rõ người dân Mỹ đã có cách nghĩ cởi mở hơn thời Luther King và họ thấy Obama quan tâm tới khối người dân trung bình: Triệu phú trả nhiều tiền thuế hơn những người với mức thu nhập thấp.

    Obama is pro "Socialism". Chuyện thuế cũng là giải pháp đứng đắn. Nhiều nước tây âu cũng đã và đang áp dụng từ lâu.

    Chúc mừng Mỹ

    ReplyDelete
  30. Không phải ngẫu nhiên mà có khái niệm " American dream " ! Điều không thể đã trở thành có thể !!!
    Cảm phục nền dân chủ, cách suy nghĩ, lối sống của người Mỹ !!!
    P.S. Không phải là người phân biệt chủng tộc nhưng phải thừa nhận một điều là dân da đen ... dơ !!! Hôm qua đi vô một market , ngạc nhiên sao thấy nó dơ dáy và hôi , đầy rác rưởi ở phía cửa và chổ parking . Ngạc nhiên quá vì ở Mỹ chỉ thấy cảnh sạch như Singapore . Hỏi thì mới biết đó là market của " Mỹ đen " . Ở Nam Phi , sau khi Mandela lên nắm quyền , dân da đen vào chiếm khu downtown khiến Johannesburb hoa lệ ngày nào cũng ngập ngụa rác rưởi .

    ReplyDelete
  31. Khả năng kỳ thị chắc chắn là có, ở mức độ nào đó thôi, và đó đã là trở ngại cho Omaba. Vấn đề ở đây là dân Mỹ vẫn có thứ để hy vọng ở Omaba, chứ lại thêm 4 năm nữa với một ông Bush con thứ hai như McCain, họ làm sao chịu nổi. Nếu không có quả khủng hoảng kinh tế vừa rồi, khả năng là McCain đã không thua dễ dàng, nếu không nói là đã thắng. Nếu không có quả khủng hoảng kinh tế, mà là một phát lao máy bay như hồi 2001 nữa, Omaba kiểu gì cũng đại bại trước McCain. Cho nên nhiều khi mối quan tâm lớn nhất (kinh tế, an ninh ...) của dân chúng khi kỳ bầu cử tới gần sẽ quyết định việc họ sẽ bỏ phiếu cho ai. Từ đầu chí cuối, Omaba đã cho thấy khả năng vượt trội McCain. Nếu Obama mà dân da trắng, chắc McCain phải xin thua từ cách đây cả năm :D :D :D

    ReplyDelete
  32. Em đọc bài này thực sự là xúc động. Cho em copy anh nhá:-)

    ReplyDelete
  33. Không biết có phải cùng một người không, nhưng một trong những bác da đen đang khóc đấy là Jess Jackson, ứng cử viên của Đảng Dân chủ ra tranh cử tổng thống vào năm 1984 và 1988.

    ReplyDelete
  34. "Không biết có phải cùng một người không, nhưng một trong những bác da đen đang khóc đấy là Jess Jackson, ứng cử viên của Đảng Dân chủ ra tranh cử tổng thống vào năm 1984 và 1988." Đúng rồi đó bạn. Xem ở đây nè: http://edition.cnn.com/video/?/video/politics/2008/11/04/vo.il.jesse.jackson.crying.cnn?iref=mpvideosemail

    ReplyDelete
  35. Em cũng nghĩ khủng hoảng có vai trò khá lớn nhưng mà cũng bình thường vì sự nghiệp nào mà chả nhờ vào thiên thời địa lợi nhân hòa, cờ đến tay ai nấy phất thôi.
    Còn chuyện các bác tranh cử về cơ bản là như nhau cũng như sẽ không có thay đổi gì mấy thì đầy người nói, em đọc được ít nhất 2 source có tiếng là Chomsky trả lời pv Der Spiegel và Krugman trả lời pv Le Nouvel Observateur. Và các bạn đều biết 2 bác support Obama tuy không quá nồng nhiệt, có lẽ họ support the image là chính.
    Mình mà là bác da đen kia mình cũng khóc, vì tiếc quá, phải chi mình sinh muộn mấy chục năm thì tốt!

    ReplyDelete
  36. Hihi, thế có khi đúng như em hoaianh nói, ông đấy khóc vì mình sinh sớm quá nên không thể thắng cử Tổng thống :)).
    Anh chỉ buồn cười nhiều người cứ kêu Obama là socialist với gần với communist. Chứng tỏ đúng là họ không biết thế nào là xây dựng chủ nghĩa xã hội với tiến lên chủ nghĩa cộng sản cả!

    ReplyDelete
  37. Người Mỹ theo CH nghe đến socialist là sợ rồi, em đọc thấy họ cũng không ưa thích gì chính sách của châu  cả và đúng là họ cũng coi kiểu châu Âu cũng được coi là gần với communism thật chủ yếu chắc vì chính sách wealth redistribution. Đảng bảo thủ Bayern sang Mỹ có khi thành trung tả mất hihi.
    Em ở ngay châu Âu mà nhiều khi em cũng không thích chính sách của nó, universal heathcare chẳng hạn, em mà trốn được em trốn ngay hê hê, tại nó toàn bắt em đóng 100% chứ có cái option nào chừng 70% chắc đóng ngay :D, mà không thì khỏi đóng làm saving account cũng không sợ (làm người VN liều mạng quen rồi). Còn mấy quả bảo trợ tận răng cho các thành phần bê bối thì thật lòng là em chỉ muốn nó cắt giảm hết đi, hoặc phải tính toán thế nào đấy để cuộc sống được bảo trợ chất lượng thấp hơn hẳn so với sống bằng lao động phổ thông cho người ta bị buộc phải yêu lao động chứ giờ ở nhà không làm gì tháng đã có mấy trăm bao nhà ở bảo hiểm giảm giá đủ thứ mà đi làm rồi một tháng có nhiều hơn 2-300 xong phải đóng bảo hiểm với cả full-fare thì thôi nghỉ ở nhà cho khỏe. Phần lớn dân Tây Đức vẫn có cuộc sống khá tốt nên nó vẫn chịu được (tuy miệng vẫn chửi Đông Đức ra rả) chứ cuộc sống của nó mà xuống thấp một tí mà lại phải đóng thuế cao nuôi người khác thì nó sẽ kêu chẳng kém gì Cộng hòa.

    ReplyDelete
  38. Cơ bản là mình đứng ở đâu trong xã hội thôi. Tưởng tượng mình làm bác sĩ xong bị đánh thuế 50-70% tùy nước thì đau không để đâu cho hết. Người giàu châu Âu thì cũng hypocrite có kém gì đâu, kiếm được nhiều tiền tí là chạy biến sang các nước đóng thuế thấp, trong ngành của em có bác cực cực cực nổi và tất nhiên là rất giàu người ngoài ngành cũng biết tuy đăng ký môn bài ở Anh nhưng toàn ở Thụy Sỹ để trốn được chừng nào hay chừng ấy, ironic là bác lại còn thiết kế cái sở thuế gì đó to vật vã :D

    ReplyDelete
  39. @ Hoaianh
    Healthcare ở các nước bắc âu người dân đc tận hưởng 95% free, không cần mua bảo hiểm.
    Tại Tây Âu vùng như Hà Lan, Bỉ, người dân bắt buộc phải mua bảo hiểm, chừng 90 euro mỗi tháng và được thuế trả lại 40 euro :D

    Cái lợi của chính sách thuế ''giàu trả thuế nhiều hơn nghèo'' BH thấy nó cũng có cái dở và tốt.

    Tốt ở chỗ khỏang cách chênh lệch giữa giàu và nghèo không có.
    - Trẻ em được đi học miễn phí .v.v.
    - Người tàn tật, hay thất nghiệp đc hưởng quyền lợi trợ cấp từ phía nhà nước .v.v.
    - Chính phủ quan tâm tuyệt đối tới mọi tình hình/hòan cảnh sinh sống của người dân.

    Dở ở chỗ những người "lười" lợi dụng chính sách để rồi "moi" tiền của nhà nước.
    - Người làm thật nhiều nhưng không có thể giàu.

    Ở Mỹ có những ghettos, những ngôi trường sụp nát, kém hệ thống, đều được chính phủ Mỹ ít coi trọng tới. Họ vẫn để nó tồn tại.

    Như thế sẽ không bình đẳng cho lắm. Con người sinh ra vào thân phận "nghèo", không phải lỗi của họ.

    Chính sách Châu Âu BH thấy chặt chẽ hơn chính sách Mỹ.
    Tuy nhiên nó cũng ko công bằng lắm.

    ReplyDelete
  40. Bắc Âu là mấy nước XHCN của thế giới đấy :P nước giàu và ít dân, cũng không thích có thêm dân, chắc vì vậy mà nó vẫn duy trì được. Mình đang ở Đức, riêng bảo hiểm sức khỏe tính theo % mức lương bèo nhèo của mình bị bắt buộc đóng khoảng 250E một tháng không có trả lại gì hết, theo các bạn ấy là cover 100% nhưng chả hiểu sao đi khám vẫn phải đóng vài đồng, mua thuốc cảm cúm thông thường cũng phải tự trả, chắc là nó chỉ trả khi nào mình bị bệnh nặng quá, hic, hồi xưa sinh viên thì bắt buộc đóng khoảng 60E một tháng, cũng thuộc loại cao trong châu Âu. Nếu thất nghiệp tất nhiên khỏi đóng bảo hiểm, khỏi tiền nhà thế nên người đi làm thu nhập thấp quá thì ở nhà luôn cho khỏe là vì vậy.
    Có cái tốt là bảo hiểm ở đây cover cả gia đình nếu những người kia không có thu nhập, còn nếu có thì tất cả cùng è cổ ra đóng :P
    Xã hội vẫn chênh lệch giàu nghèo chứ. Nói chung là chế độ xã hội như thế chắc là tốt cho số đông, cho nên mình mới nói là tùy mình là ai, làm gì ở đâu mà lại, mình là người nghèo thì chắc mình ì ra, nếu mình là người giàu thì kiểu gì mình cũng kêu ca sưu cao thuế nặng thôi.

    ReplyDelete
  41. Hoaianh point out quá chính xác hiện trạng của châu Âu. So với châu Âu thì Mỹ hợp lý hơn ở khoản thuế thu nhập. Các nước châu Âu dân ít thì không nói làm gì vì cũng cầm cự được. Còn mấy nước bắt đầu có dân nhập cư kiểu hợp chủng quốc như Đức, Anh, Pháp thì người dân bắt đầu kêu ca rồi. Mà thật phi lí khi 1 thằng nai lưng đi làm chết mẹ nuôi một thằng ăn không ngồi rồi. Mỹ cũng có tình trạng phản đối chuyện này nhưng ít thôi. :))

    ReplyDelete
  42. Mà hiện trạng này ở châu Âu không biết sẽ giữ được bao nhiêu năm nữa để thay đổi (không thì loạn thật): 10 năm, 20 năm nữa ?

    ReplyDelete
  43. Bạn hoaianh ở Đức, nếu đi làm, thì cuối năm đi xin cái Arbeitnehmerveranlagung? Lúc đó, họ sẽ tính là bạn bị trả thuế "oan" bao nhiêu, nhà nước sẽ trả lại cho bạn mà.
    Với cả, cái bảo hiểm đó còn cho cả lương hưu về sau này nữa.
    Còn tiền thuốc, bạn mà không có bảo hiểm, thì sẽ phải mua đúng giá của mỗi loại thuốc. Còn khi có bảo hiểm, người ta tính tiền theo số hộp (và loại nào giá thấp hơn mức đó, thì tất nhiên là bạn chỉ trả mức thấp đó thôi). Mà thường thì mấy cái thuốc kháng sinh chữa cảm cúm cũng không rẻ lắm đâu, giá bình thường của nó cũng phải 1 vài chục euro đấy ;)
    Chưa kể nếu phải đi bệnh viện, thì bạn chả phải chi phí thêm cái gì, kể cả khi bạn bị bệnh hiểm nghèo.
    Nhiều khi bệnh đến, ai mà biết trước được? Phải có lúc này lúc nọ, nên mới có 1 hệ thống bảo hiểm xã hội như vậy, để giảm bớt gánh nặng, nếu chẳng may măy mắn lại quay mặt lại với bạn.

    ReplyDelete
  44. @GL: Chữ "nation" vừa có nghĩa quốc gia vừa có nghĩa dân tộc. Khái niệm "dân tộc" hiểu theo nghĩa hiện đại không chỉ chủng tộc hay sắc dân mà là những người sống trong một quốc gia nào đó. Dân tộc Mỹ ở đây có thể hiểu là những người mang quốc tịch Mỹ. Trong khi đó chữ "quốc gia" có một ngữ nghĩa hơi khác, nó là một chủ thể riêng, ít có tính "con người" như chữ "dân tộc".

    ReplyDelete
  45. Mình thì ủng hộ chính sách universal insurance kết hợp với private insurance... các bạn có thể xem tấm gương của Đài Loan về chính sách bảo hiểm y tế của họ... ở Mỹ dưới thời Bush bảo hiểm y tế rất tệ vì công ti làm bảo hiểm chỉ chăm chăm tìm ra lỗi của người mua bảo hiểm để ko phải trả bảo hiểm cho họ... rất nhiều hộ rơi vào phá sản cùng với căn bệnh hiểm nghèo ko dự báo được...nhiều người mất lòng tin thậm chí ko mua bảo hiểm thì còn tệ hơn, tỉ lệ này đang rất cao

    Nhật cũng là 1 nước có chính sách bảo hiểm ý tế tốt kết hợp giữa universal và private... ở châu Âu Thụy Sĩ cũng làm tốt chính sách bảo hiểm y tế... như Pháp, Đức, Hà Lan hay Bắc âu thì lại bị chỉ trích là hơi socialist... bất công với người giàu...

    Bảo hiểm y tế Vn mới là trò mèo... mang tiếng là bảo hiểm mà thử dùng nó đi khám chữa bệnh xem bạn được đối đãi thế nào

    Mình là sv du học.. mình đủ sức khỏe để tin ko vấn đề gì với mình... mình vẫn bị bắt buộc mua bảo hiểm nó mới cho học (có thể do bang mình thế)... mình rất bực vì nhiều khi bảo hiểm y tế còn nhiều hơn cả tiền ăn hàng tháng của mình... mà mình thì chả có bệnh tật hay tai nạn gì để dùng đến nó cả
    Ko phải mình ko phòng xa nhưng do hoàn cảnh cá nhân mình cần được lựa chọn ko đóng bảo hiểm y tế bắt buộc...

    Theo mình, 1 hệ thống tốt thì kết hợp bảo hiểm universal đóng ở mức độ nhỏ (như thuế tính theo thu nhập chẳng hạn) và cho người khác lựa chọn bảo hiểm private

    ReplyDelete
  46. "Nhưng dù thế nào cũng không thể phủ nhận rằng dân tộc Mỹ quả là một dân tộc vĩ đại..."

    Tôi nghĩ "quốc gia" đúng hơn "dân tộc". Nước mỹ là một "hợp chủng quốc" với nhiều sắc dân khác nhau, khái niệm "dân tộc Mỹ" khá mơ hồ. Điều làm quốc gia (nation) đó mạnh, hay "vĩ đại" theo cách nói của Linh, căn bản là cơ cấu xã hội và chính trị của nó. Tất nhiên những yếu tố địa chính trị và hoàn cảnh lịch sử cũng rất quan trọng.

    ReplyDelete
  47. Bài toán bảo hiểm phụ thuộc nhiều vào lượng dân số. Không xét tới yếu tố dân số mà chỉ nhìn vào nơi này làm được, bảo rằng nơi khác cũng làm được là nói mò. Ở LA hệ thống y tế công đang xính vính vì quá tải. Như thế thì bảo hiểm kiểu đại đồng chắc chắn sẽ càng làm chất lượng y tế tính trên đầu người sẽ thấp xuống. Ko có bữa ăn trưa nào miễn phí. Anh chỉ nói một chiều thì tức là anh mị dân.

    Về vấn đề thuế má thì thuế liên bang đánh vào doanh nghiệp hiện đã quá cao (với một doanh nghiệp cỡ trung bình là 50%). Nếu bây giờ chơi thêm cả thuế thu nhập cao như Obama đề xuất thì việc làm ăn sẽ càng khó khăn. Tuy rằng đồng thời Obama sẽ giảm thuế cho người nghèo, qua đó có thể kích cầu, nhưng tác động này mang tính ko trực tiếp, khó ước đoán ảnh hưởng sẽ thế nào. Chưa kể nó càng tiếp tục dung dưỡng người dân Mỹ chi tiêu thiếu tính toán. Chính sách kinh tế như vậy chỉ có tính dân túy chứ ko thể cải thiện được cung cách vận hành của một nền kinh tế đang có nhiều vấn đề.

    Về vấn đề đối ngoại, anh hứa hẹn sẵn sàng gặp mặt kẻ đối đầu với Mỹ mà ko cần điều kiện. Như thế là anh mạo hiểm, đánh bạc với uy tín quốc gia và tư cách lãnh đạo các nước đồng minh. Gặp mặt mà ko giải quyết được vấn đề gì thì đó là anh tự làm mất uy tín quốc gia, mất uy tín khối đồng minh.

    Tất nhiên, nhà lãnh đạo giỏi ko nhất thiết phải có kiến thức toàn diện, dù là những kiến thức sơ đẳng. Nếu biết dùng người giỏi dưới sự điều hành của mình thì những sơ sót có thể được khắc phục. Để chờ xem!

    ReplyDelete
  48. Bạn Linh, tớ làm gì có thời gian nghe đảng Cộng hòa tuyên truyền, tớ chủ yếu đọc những chính sách của Obama đặc biệt là chính sách thuế nên mới có ý kiến như vậy. Bạn cứ đọc chính sách thuế đi sẽ thấy không encourging cho người muốn làm được nhiều tiền đâu. Còn việc so sánh với châu Âu thì khập khiễng vì hoàn cảnh xã hội Mỹ phức tạp hơn nhiều do có nhiều immigrants và nhiều sắc tộc.
    Và tớ không hoàn toàn ủng hộ đảng nào cả. Quan điểm của tớ là "do the right thing".

    Minh, điểm yếu của Obama không phải vì màu da mà vì thiếu kinh nghiệm, thiếu thành tích trong quãng đời chính trị. Ông ta làm nghị sĩ mà không hề có một đạo luật nào nổi bật mà ông ta ủng hộ. Ông ta đã từng vote "present" 133 times, he didn't seem to be willing to sarcrifice to stand up for what he believes in, luôn tránh né những vấn đề khó khăn, trong khi McCain là người luôn dám xông vào những vấn đề khó nhá, dễ gây mất lòng, nhưng là "the right thing to do". Ví dụ ngày xưa, McCain là người tích cực giúp Clinton bình thường hóa quan hệ với Việt Nam trong khi chính đảng của ông ta rất nhiều người bảo thủ phản đối. Gần đậy, McCain tích cực ủng hộ tăng cường quân đội ở Iraq để ổn đinh Iraq, mặc dù đó là điều "unpopular". McCain has backbone and characters. Obama flip flop the first time he saw something benefiting him. Ví dụ, chính Obama kêu gọi McCain dùng public financing. McCain đồng ý, sau đó Obama thấy khả năng mình raise được nhiều tiền, liền broke his promise và chuyển sang private financing. Điều này cho thấy Obama là một nhà chính trị như tất cả các nhà chính trị khác mặc dù ông ta tô vẽ ông ta như hình ảnh của một "new polictic". Tất nhiên, có nhiều người "buy it".
    Well,whatever, it can't be worse than Bush.

    ReplyDelete