Sunday, November 2, 2008

Entry for November 02, 2008

Phát biểu của ông Phạm Quang Nghị, người đứng đầu bộ máy Nhà nước ở Thủ đô rộng thứ nhì thế giới, và là Ủy viên Bộ Chính trị rằng "nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm" làm tôi nhớ tới bài thơ này của Bertolt Brecht.

Giải pháp

Sau cuộc nổi dậy ngày 17 tháng Sáu
Thư ký Hội Nhà văn
Phát truyền đơn trên đại lộ Stalin
Nói rằng nhân dân
Đã bội bạc lòng tin chính phủ
Và chỉ có thể lấy lại
Bằng các cố gắng gấp đôi

Trong trường hợp này, chẳng phải sẽ dễ hơn
Nếu chính phủ giải tán nhân dân
Và bầu ra nhân dân khác?

(VHL dịch từ tiếng Anh)


The Solution


After the uprising of the 17th June
The Secretary of the Writers Union
Had leaflets distributed in the Stalin allee
Stating that the people
Had forfeited the confidence of the government
And could win it back only
By redoubled efforts. Would it not be easier
In that case for the government
To dissolve the people
And elect another?


Tai họa xảy ra là do thiên tai và nhân dân dựa dẫm chính quyền, chứ chính quyền không có lỗi gì hết. Đề nghị giải tán nhân dân.



+ Các đại biểu Quốc hội bắt đầu lên tiếng

Đại biểu QH: Lãnh đạo Hà Nội phải tự nhìn lại mình

"Nhân dân thông qua hệ thống bầu cử đã trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra những người lãnh đạo thành phố thì cũng có quyền đòi hỏi lãnh đạo thành phố và lãnh đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc chịu trách nhiệm về toàn bộ những gì diễn ra trong thành phố của mình.

Theo tôi, trong việc này, lãnh đạo UBND thành phố cần thẳng thắn tự phê bình trước dân, thi hành kỷ luật những người chịu trách nhiệm chính và công bố kế hoạch cải tạo hệ thống thoát nước của thành phố để chấm dứt nỗi thống khổ này.

Riêng việc để cháu học sinh thiệt mạng vì trôi xuống đường thoát nước, phải xác định rõ nguyên nhân, truy cứu trách nhiệm đối với người có trách nhiệm. Nếu vụ việc của cháu bé lần này không được xử lý đến nơi đến chốn thì những vụ việc gây chết người do vô trách nhiệm sẽ tiếp tục tái diễn. "

(Nguyễn Minh Thuyết, Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng QH)

20 comments:

  1. Giải tán nhân dân cách nào nhỉ? Bác Linh góp ý thử xem ... Hay là em nhập quốc tịch khác, bỏ xứ mà đi có đc xem là giải tán nhân dân không nhỉ?
    Ở lại đây, các quan nhà ta lại bảo em thụ động như học trò tiểu học, rồi trút hết trách nhiệm, sai phạm lên thân nhân dân thì ... đi thôi!

    ReplyDelete
  2. Đóng góp cho anh Linh bản gốc, bằng tiếng Đức :D

    Die Lösung

    Nach dem Aufstand des 17. Juni
    Ließ der Sekretär des Schriftstellerverbands
    In der Stalinallee Flugblätter verteilen
    Auf denen zu lesen war, daß das Volk
    Das Vertrauen der Regierung verscherzt habe
    Und es nur durch verdoppelte Arbeit
    zurückerobern könne. Wäre es da
    Nicht doch einfacher, die Regierung
    Löste das Volk auf und
    Wählte ein anderes?

    (Bertolt Brecht, 1951)

    ReplyDelete
  3. Có 1 chỗ hơi bị lệch 1 chút, nhưng nói chung vẫn gữi được ý, là đoạn "cố gắng gấp đôi".
    Trong tiếng Đức là "Arbeit", nghĩa là "công lao động". Như vậy, khi dịch là "cố gắng" ở tiếng Việt, thì nghĩa "Arbeit" nó bị giảm nhẹ đi kha khá...

    ReplyDelete
  4. bài này có thể được (người ta) hiểu theo cách khác đấy anh Linh ...

    ReplyDelete
  5. Nhân dân ta nhiều tội với lãnh đạo quá, có mỗi việc chống lụt mà cũng không làm được!!! :-D

    ReplyDelete
  6. Bớ nhân dân, chớ có ỷ lại
    Tự mà lo địch họa, thiên tai
    Với nhà nước, chớ có nghịch dại
    Phải hiền ngoan như hạt lúa, củ khoai...

    :P

    ReplyDelete
  7. mỗi lần xảy ra thảm họa thiên tai, lại thấy các quan nói năng phát ngán ngẩm.

    ReplyDelete
  8. chị giáo mần thơ kích động nhân dân nhá

    ReplyDelete
  9. tôi cũng ủng hộ giải pháp giải tán nhân dân :)

    ReplyDelete
  10. Giải pháp hay lắm. Phải chi có thể giải tán!
    Ông nhà thơ này có lẽ đã sống ở Việt Nam nên mới thấu hiểu và đồng cảm như vậy? Hoặc ông cũng là 1 dạng Trạng Trình của nước ngoài nên làm thơ cảm thán trước.
    Các anh chị nào có thông tin nhiều về ông này share một mớ nhé, tks.

    ReplyDelete
  11. Dân mình chịu đựng giỏi lắm, mưa lụt này đã ăn thua gì đâu, mà do tự nhiên cơ mà

    ReplyDelete
  12. Bao giờ cho đến ngày xưa
    Cho thằng dân nó xin chừa ỷ quan?
    (Thơ Chung Do Kwan)

    ReplyDelete
  13. Bạn chọn bài thơ này thật là vừa vặn. Hay lắm!

    ReplyDelete
  14. có đọc bài trên VNN, thấy phỏng vấn ông nào đó của sở giáo dục hà nội, ông ấy nói đại ý rằng: em học sinh từ vong trong lúc đi chơi, chứ không phải là trong lúc đi học. mà theo tui hiểu như vậy là nghành giáo dục không chịu trách nhiệm về việc đó

    ReplyDelete
  15. Anh cho em đem bài về blog em được k?

    ReplyDelete
  16. càng ngày càng thấy thấm thía câu phát biểu cuả hoà thượng quảng độ "thiên tai không bằng nhân tai", mà nhân tai ỏ đây là sự ngu dốt trong lãnh dạo, sự vô cảm trong ý thức cuả các quan chức "được bổ nhiệm từ lá phiếu" (nực cười). Và cái gốc rễ cuả nhân tai thì ..chăc ai cũng hiểU từ đâu ra rôi

    Bác Phạm Quang nghi, bí thư thành uỷ của HN cũng s ẽlà nhân tuyển cho bộ trưởng hay thủ tướng trong tương lai (theo cơ cấu "..." cuả VN). Thà bác ngâm tăm thi ng ta chỉ nói bác là vô cảm chứ bác nói ra thi ng ta còn thấy óc bác không hơn 1 hạt đậu bé đôi ...

    Biêt bao giờ dân ta mới hết khổ ...

    cũng đến lúc nhân dân nên ý thức được là cần giải tán ...

    ReplyDelete
  17. hơ hơ, giải tán nhân dân. Bác "giải" đi, em tình nguyện "tán" cho.

    ReplyDelete
  18. Thời phong kiến, tất cả là của vua. Thời cộng hòa, mọi thứ trong xã hội là của dân,vì dân. Có một điều đơn giản thế mà Phạm Quang Nghị không biết (sao lại được làm quan to thế nhỉ?????), tên này đúng là não như não lợn.

    ReplyDelete