Monday, November 3, 2008

Entry for November 03, 2008

Theo blog của bác Rau Đắng

"Những tưởng chỉ là câu chuyện tầm phào trên diễn đàn, ai dè xem tivi chương trình VTV, người dẫn chương trình hồn nhiên cho người xem thấy cảnh lụt lội tại Hà Nội và nói rằng “có thế này mới thông cảm với người dân vùng lũ (chắc là miền Trung, theo cách hiểu của người xem)...”.

Hóa ra không chỉ một ông Bí thư Hà Nội vô cảm mà còn có những nhà báo có thể phát biểu trên chương trình truyền hình của đài truyền hình quốc gia rằng Hà Nội có lũ lụt như thế "mới thông cảm với người dân vùng lũ". WTF. Bao nhiêu của cải mất đi, bao nhiêu người chết mà có những nhà báo, những biên tập viên vẫn có thể nói những câu nhẫn tâm như thế, một cách thản nhiên trước hàng chục triệu đồng bào cả nước? Bọn họ là ai để có quyền phán xét như thể cảnh lũ lụt như là cái gì đó có ích với người dân Hà Nội, khác nào răn dạy đạo đức đối với hàng triệu người Hà Nội cũ và mới đang chịu khổ vì mưa lũ? Những câu nói nhẫn tâm như hả hê, như vô cảm như thế thật khó tin lại có thể được phát ra từ đài truyền hình Trung Ương.

Nỗi khổ của một người cũng là một phần nỗi khổ của tất cả mọi người. Cái chết của một người do thiên tai là một tổn thất với xã hội, với cộng đồng cho dù người đó là ai, giàu hay nghèo, sống ở Hà Nội hay ở miền Trung. Sao lại có những kẻ có thể phát ngôn như thể dạy bảo rằng khổ như thế cũng chưa là gì, với những so sánh như nhân dân ngày xưa không dựa dẫm Nhà nước như nhân dân bây giờ, hay Hà Nội có như thế mới hiểu được vùng lũ khổ thế nào? Và không phải những câu nói vô cảm, lạnh tanh ấy phát ra từ quán nước, hay từ các diễn đàn nói đủ thứ chuyện, mà là từ miệng một quan chức đứng đầu Hà Nội, từ người dẫn chương trình truyền hình của VTV. Nếu những câu nói như thế là từ những người dân quê miền Trung, những người phải khổ cực chống cự với lũ, với bão hàng năm thì còn có thể hiểu được. Chứ từ mồm những phóng viên sa-lông, ngồi trong văn phòng VTV và dạy bảo người dân Hà Nội như vậy thì đúng là một lũ mất dạy.

Và đây là tác nghiệp của phóng viên VTV theo thông tin trên blog Nguyễn Quang Vinh:

"Lại nghe cô bé phát thanh viên VTV1 thông báo là phóng viên nhà đài do lũ to không ra đường quay được, may có người dân quay rồi gửi hình ảnh lũ qua Email. Thế là nổi điên lên. Tiên sư chúng mày nhà báo công tử, nhà báo phòng lạnh, nhà báo salông. Lũ có thế mà không đứa nào ra đường quay, ghi lại, chép lại, chia sẻ với nhân dân, chỉ đứng trên tầng thượng nhà đài mà rút ống kính xuống đường. "



+ Bổ sung: Bình luận trên blog Cáo về việc đài truyền hình đưa tin lũ lụt.


"Nếu chính quyền không có những động thái kịp thời, thì Đài Truyền hình quốc gia, Đài truyền hình Hà Nội là những cơ quan truyền thông có tầm ảnh hưởng nhanh và mạnh nhất phải liên tục cập nhập tình hình lụt, đưa ra những thông tin có ích hướng dẫn người dân về giao thông, y tế và các vấn đề phát sinh trong những ngày ngập nước. Phải tích cực đến từng ban ngành liên quan như lãnh đạo chính quyền, Giao thông công chính, Y tế, Khí tượng thủy văn, quân đội để phỏng vấn tại sao không có hành động nào tích cực để cứu giúp người dân thủ đô. Đó cũng giống như mình đưa ra những cú hích cho kẻ hèn cũng phải xắn tay xung trận vậy. VTV Phải đến tận nơi, đưa thông tin về những điểm ngập lụt, những tuyến phố đã thông để giúp dân di chuyển dễ dàng hơn, và cứu trợ dễ dàng hơn.

Còn nhớ năm 1999, biên tập viên Thanh Lâm đã khóc trên truyền hình khi đưa tin về cơn lũ miền Trung. Thông tin về lũ lụt dồn dập. Nào TW, nào các địa phương và nhân dân cả nước hướng về nơi ấy. Còn năm 2008 này thì sao? Phóng viên chỉ làm phóng sự người dân bắt cá trên đường. Sử dụng lại cảnh quay của người dân gửi qua email để phát chứ không chịu ra đường gì hết. Điều đó cho thấy đó là cách làm báo trì trệ của những kẻ làm báo salông-máy lạnh, những kẻ lười nhác trong sáng tạo và kém nhạy bén nghề nghiệp.

Không đòi hỏi VTV và HTV phải làm breaking-news như các hãng thông tấn lớn khi có sự kiện lớn, chỉ cần làm được như một hãng hàng không trong khu vực xử lý tình huống ngoài dự kiến thôi. Chắc ai cũng nhớ vụ 83 hành khách của Singapore airlines thiệt mạng cách đây mấy năm tại Đài Loan. Khi đó, Singapore airlines đã thiết lập ngay đường dây nóng 24/24 để cập nhật thông tin về sự kiện này cho giới truyền thông. Thông tin về sự kiện này được đưa tin liên tục, cập nhật liên tục và nhờ thế việc xử lý cũng dễ dàng hơn nhiều.

Cũng chả nói đâu xa, chỉ lấy ví dụ về một sự kiện thể thao nào đó Vietnam tham gia thôi, chúng ta sẽ được thông tin không thiếu khía cạnh nào của giải đấu, từ việc vận động viên có bị ốm không, đến những chuyện bên lề những chiếc huy chương. Vậy mà khi cả Hà Nội bị lụt thì thời lượng đưa tin không bằng một phần mấy chục của những bản tin thể thao ấy. Hóa ra là sự khó khăn, thậm chí là tính mạng của hàng triệu người dân chả quan trọng bằng mấy cái huy chương."



27 comments:

  1. He he. Bi h bien Linh Vũ cũng là một nhà báo rồi. Chắc kỳ này về nước xông pha phải biết. Bọn tớ rất mong chờ!

    ReplyDelete
  2. Ơ hay! Hóa ra vẫn còn người ngạc nhiên, phẫn nộ, chửi rủa bọn nhà báo VN hiện nay à?
    Cứ tưởng ai cũng biết cả rồi chứ!

    ReplyDelete
  3. theo thiển ý của em thì ko hẳn các bạn nhà đài nhẫn tâm thế đâu anh ạ, các bạn í chỉ sảy miệng như bác Nghị thoai:D. mà sảy miệng cỡ bác Nghị nhân dân còn tha thứ được nữa là phóng viên;)
    hôm trước em đập 1 thèng nói y chang cái câu của thèng phóng viên kia, cơ mà là nó cố ý và hả hê, thế mới lộn tiết chứ. tiên sư!

    ReplyDelete
  4. Có viết blog mới thông cảm với các blogger. Hehe, tớ không phải nhà báo nhé.

    ReplyDelete
  5. Em thì em không thấy cái gì gọi là hả hê và vô cảm cả trong câu nói trên cả. Ai có ý định so sánh xem đâu chết nhiều người hơn hay thiệt hại nhiều nghìn tỉ đồng hơn sẽ là nơi chịu đau đớn hơn ?

    Xin lỗi bác, đau thì có đau, nhưng người Hà Nội đúng kiểu "Nhà giàu đứt tay bằng thằng ăn mày xổ ruột đấy".

    "Bọn họ là ai để có quyền phán xét như thể cảnh lũ lụt như là cái gì đó có ích với người dân Hà Nội, khác nào răn dạy đạo đức đối với hàng triệu người Hà Nội cũ và mới đang chịu khổ vì mưa lũ?" -> câu này của bác chỉ là sự suy diễn, vì bác quá là ờ thì tạm gọi là căng thẳng và hostile. Đơn giản cái câu trên kia chỉ có nghĩa như một câu tặc lưỡi, ừ thế mới biết dân miền Trung khổ thế nào, chứ xem cảnh lũ qua TV thì hiểu thế quái nào được. Thế thôi.

    Câu của bác Nghị với phần còn lại của cái entry em không bàn đến.

    ReplyDelete
  6. Buồn, càng biết càng buồn!

    ReplyDelete
  7. Qúa chú ý đến những chi tiết tầm thường rồi suy diễn.Entry này không giống với cách lập luận thường ngày của anh Linh.

    ReplyDelete
  8. Bác nóng tính quá, người ta hay nói thế này:
    Chúng ta đứng trong nhà nhìn ra mưa, thấy một người chạy xe ướt co ro, chậc lưỡi tội nghiệp bảo rằng chắc lạnh dữ, nhưng chỉ khi nào mình chạy xe dưới mưa thật sự, răng đánh lập cập mới biết là cái lạnh đến mức như thế nào.
    Cũng như vậy, anh phóng viên kia chắc cũng chỉ có ý đấy thôi.

    Còn cái đoạn của blog Nguyễn Quang Vinh thì miễn bàn, đúng là "Tiên sư chúng mày nhà báo công tử, nhà báo phòng lạnh, nhà báo salông. "

    ReplyDelete
  9. Tớ không phải là người Hà Nội, không biết nhiều về Hà Nội, nhưng khi ra Hà Nội, lòng cũng bâng khuâng một ý nghĩ: "Ồ, đây là thủ đô của nước Việt Nam, mà mình cũng là một người Việt Nam".

    Cho nên khi thấy cảnh người dân Hà Nội đánh cá giữa đường phố thì lòng trào lên một nỗi bất nhẫn : Thủ đô của một quốc gia mà tệ hại tới mức thế này thật sao?

    Quê tớ năm nào cũng lụt lội, nhiều năm phải sống trên mái nhà là chuyện thường. Nhưng cơ chế lụt ở quê tớ rất khác. Mưa nguồn rất lớn, sông ngòi thì dốc và ngắn, khi nước đã về đầy sông và bão hoà với mức nước ngoài đồng ruộng thì mực nước dâng dần lên. Giỏi lắm thì 1 tuần là nước rút hoà vào các sông khác rồi đổ ra biển. Người dân quê tớ thích lụt, lụt lội giết hại sâu chuột, cung cấp thêm phù sa cho đồng ruộng, năm sau được mùa. Dân quê nhiều kinh nghiệm, bơi giỏi, thuyền đò sẵn có, nên hầu như không có người chết đuối.

    Lụt ở Hà Nội không phải do nước từ sông tràn lên, mà chủ yếu do nước mưa không thoát được, đúng ra là thoát chậm. Khả năng là Hà Nội phải cần tới ít nhất 1 tuần để đi trên phố không ướt chân, tất nhiên nếu như trời không mưa tiếp. Điều đó cho thấy hệ thống thoát nước của Hà Nội rất yếu kém, cùng cực yếu kém. Hệ thống thoát nước là cốt lõi nhất của hạ tầng đô thị.

    Hạ tầng cơ sơ của VN hiện nay ở mức thấp, khá hỗn loạn và thất thoát bởi năng lực thiết kế, thi công yếu và tham nhũng. Nói ví dụ là bỏ ra 100 tỷ, nhưng ăn hết 20 tỷ, 20 tỷ này lại gắn với các hạng mục về chất lượng nguyên vật liệu xây dựng, thì tuổi thọ của công trình có thể giảm tới 90%, thậm chí chưa xây xong đã sập. Một công trình có tuổi thọ 100 năm, nay còn có 10 năm thì sau 10 năm, số tiền mất mát không chỉ là 20 tỷ mà còn là 80 tỷ còn lại. 20 tỷ vào túi một số người nhưng 80 thì biếu không cho trời đất. Chưa kể trong vòng 10 năm ấy phải chi phí cho các nỗ lực gia cố, sửa chữa...

    Các hậu quả của trận lụt này là rất lớn, vì Hà Nội là đô thị, các hoạt động sản xuất, lưu thông bị ngưng trệ. Lụt xong tha hồ mà bệnh tật, giá nhu yếu phẩm tăng vọt, khiến lạm phát sẽ thêm trầm trọng.







    ReplyDelete
  10. ô, không phải PV đài to nhất nước nhẫn tâm đâu ạ! Chẳng qua họ chỉ tạo không khí cho chương trình thôi. Chắc ý em ấy nói rằng dân Hà Lội sướng quen rồi, bây giờ khổ tí ti. Đây là nước mưa, cống rãnh thoát không kịp, chưa chưa phải đê sông Hồng vỡ tung tràn vào mà cứ rộn ràng quá rộn ràng không chịu nổi!

    ReplyDelete
  11. Vô cảm thế ăn thua gì. Tôi còn nhớ dạo nào Vnexpress còn mở hẳn 1 diễn đàn tranh luận chung quanh chuyện 1 con tin Hàn Quốc bị du kích chặt đầu tại Iraq và người ta bầy đàn theo nhau vào để phân tích thời sự chính trị quốc tế với những lời lẽ cao siêu, vừa lên án Mỹ xâm lược Iraq, vừa bày tỏ “lập trường quan điểm chính trị” hùng hồn của mình bằng việc coi cái chết bằng chặt đầu của con tin Hàn Quốc nọ là “con muỗi”, là “không đáng gì” so với cái chết bằng bom đạn của người dân Iraq.
    “Bạn đọc” có những người vô cảm với văn hóa “lùn” và mất dạy như thế cũng là chuyện bình thường. Nhưng điều kỳ lạ là 1 tờ báo mạng có uy tín như Vnexpress lại dành riêng 1 diễn đàn “hoành tráng” cho những phát ngôn như vậy. Điều lỳ lạ hơn nữa là khi tôi gửi bài viết sau đây cho Vnexpress thì họ lại không đăng (mặc dù đây là mục “Bạn đọc viết” và ở mục đó người ta đã cẩn thận tuyên bố rằng “những ý kiến ở đây không phản ánh quan điểm của tòa soạn” – Điều đó làm cho tôi suy diễn rằng cái quan điểm vô cảm trên đích thực là quan điểm của tờ báo đó). Nhân tiện đây cũng xin cám ơn Tuần Việt Nam (thuộc VietNamNet) đã cho đăng bài viết này sau đó.
    Mời các bạn đọc nhé:
    http://blog.360.yahoo.com/blog-rm4gDVc5erDUKj0pbtJrVQ--?cq=1&p=2#comments

    ReplyDelete
  12. :O

    Sự vô cảm thật đáng sợ

    Sự mất dạy thật đáng sợ

    Sự nâng quan điểm xem ra cũng đáng sợ bác Linh ạ

    Hèn gì mà mãi chưa thấy hoà bình thế giới

    ReplyDelete
  13. @Lửa: Tặc lưỡi gì mà lạ thế bác.
    Thế hơn 40 người chết thì chắc là bác cũng tặc lưỡi rồi dúi đầu xuống cát mà nghĩ mới chết có thế thì đã ăn thua gì, nhỉ!
    Rồi còn mấy trăm ngàn con người già trẻ lớn bé đang kẹt giữa vùng lụt, ko có miếng ăn nước uống thì sao hả bác. Hay là bác cũng tặc lưỡi mà bảo là đã chết đâu mà sợ, nhỉ!
    Em cũng đến chịu với cái tặc lưỡi của bác đấy!

    ReplyDelete
  14. Theo ngu ý của em thì so sánh “bà chúa đứt tay” với “ăn mày xổ ruột” để bảo rằng bà chúa nhõng nhẽo lắm chuyện, nỗi khổ của bà chả là gì so với cái đau đớn của thằng ăn mày, là sai, sai ngay từ việc đi so sánh. Nguyên nhân nỗi khổ có thể khác nhau, nhưng mức độ của nỗi khổ thì không ai kém ai cả. Ai dám bảo bà chúa đứt tay không cảm thấy đau ngang thằng ăn mày bị xổ ruột?

    Người Hà Nội bị ngập lụt, thiệt hại nếu quy ra tiền có thể ít hơn người dân miền Trung, nhưng xét về tâm lý, về cảm giác (mệt mỏi, khổ sở, khó chịu, đói, đau ốm…) thì không ai kém ai cả. Vì thế em không nghĩ nên so sánh và dạy khán giả Hà Nội: “Đấy, có thể này mới biết thông cảm nhé…”.

    Tuy nhiên nếu câu so sánh ấy phát ra từ miệng dân VTV thì em chả lạ. VTV đứng ngoài cuộc, hay là đứng bên trên báo chí, từ rất lâu rồi các bác ạ. Khán giả thì lại càng chẳng là cái gì. À, giờ vàng, không thích vừa ăn tối vừa xem thời sự trung ương à? có giỏi thì chuyển sang kênh khác đi.

    VTV cũng hăng hái lao ra đường tác nghiệp đấy chứ ạ, ít ra là lao ra đường Nguyễn Chí Thanh, đường Ngọc Khánh, cách nhà đài độ trăm mét chứ đùa đâu. (Thật ra cũng có lý do của nó: Các bác thông cảm, máy móc đắt tiền lắm, long một con ốc ra thì lấy ai chịu trách nhiệm?).

    BTV Thu Hằng của VTV còn “hai ngày nay tôi chưa được về nhà” nữa cơ quý vị và các bạn ạ.

    ReplyDelete
  15. Tôi nghĩ như thế này, trong những trường hợp tế nhị như thiên tai, lũ lụt, chết chóc, mọi phát biểu công khai đều phải lưu ý đến cảm xúc của người nghe. Phát thanh viên VTV có thể nói hoàn toàn vô tình nhưng việc đó sẽ gây ra sự xúc phạm cảm xúc của nhiều người. Câu nói của phát thanh viên VTV hay của ông Nghị hoàn toàn có thể chấp nhận được như một cách nhìn trong những cuộc nói chuyện ngoài quán nước hay như ý kiến của một cá nhân nào đó trên blog, forum...nhưng khi họ phát biểu như thế với hàng triệu người thì đó là một sự vô cảm rõ rệt.

    Ví dụ, nếu bạn đi đến nhà có đám tang vì tai nạn, bạn có nói với gia chủ rằng nhà anh có người chết mới hiểu được nỗi đau của nhà ông bác của thằng bạn của cô em nuôi tôi cũng có người chết vì tai nạn không, mà còn chết nhiều hơn nhà anh nữa.

    Tôi không nói rằng những câu nói như của phát thanh viên VTV là cố ý nhẫn tâm, cũng như câu nói của ông Phạm Quang Nghị, nhưng đó là những câu nói vô cảm, và ảnh hưởng tới tình cảm của biết bao người. Phát thanh viên VTV có thể nói riêng cho mình, rằng lũ lụt thế này thì anh ta/chị ta mới hiểu được đồng bào miền Trung chịu khổ thế nào. Chứ anh ta/chị ta là ai mà có quyền nói câu đó cho hàng triệu người Hà Nội, như một kẻ đứng ngoài và đứng trên?

    Thử lấy ví dụ khi sự kiện 11/9 xảy ra, không ít người cũng có ý kiến rằng: có như vậy thì nước Mỹ mới hiểu khổ đau, chết chóc của người dân Afghanistan, Iraq...Nhưng có phát thanh viên truyền hình nào (trừ những người căm ghét nước Mỹ một cách cực đoan) có thể phát biểu như thế trên truyền hình quốc gia? Bởi đó là tính mạng con người và tính mạng con người thì ở đâu cũng quý như nhau.

    ReplyDelete
  16. Em cay nhất là nó bảo dân mình bây giờ ỉ lại nhà nước quá. Mẹ bố nó chứ, đúng như blog Rau Đắng: "Nuôi anh Nghị tốn hơn nuôi lợn" Lợn nuôi còn được miếng thịt vào mồm

    ReplyDelete
  17. Vầng.Không hiểu sao đọc ngay cái câu đầu của entry này “có thế này mới thông cảm với người dân vùng lũ (chắc là miền Trung, theo cách hiểu của người xem)...” tôi lại liên tưởng đến cách VTV trích câu của ông Kiệt trong vụ việc Thái Hà vừa qua.

    Tôi không bình luận gì về cái câu nói của ông Nghị (phải chăng do các vị này nói sock nhiều rồi nên giờ thành quen???).
    Chỉ có điều,nếu không xem toàn bộ cái phóng sự kia trên VTV,mà chỉ nghe một câu người khác trích dẫn lại rồi bình luận loạn cả lên thì tôi e chưa hẳn đã là một điều hay ho...

    Vài lời.

    ReplyDelete
  18. Tôi đồng ý là phát biểu của ông Nghị là hơi bàng quan, thiếu trách nhiệm. Nhưng không nên lôi cả các phóng viên, nhà báo vào đánh đồng với sự thiếu trách nhiệm. Dù trong hòan cảnh khắc nghiệt, họ vẫn phải lặn lội để tìm đến nhưng điểm nóng để đem lại những tin tức cập nhật và đầy đủ cho chúng ta. Còn câu “có thế này mới thông cảm với người dân vùng lũ " theo tôi nghĩ là đó không phải là một câu nói tặc lưỡi. Dù là 1 sinh viên. Nhưng tôi thấy trong 4 ngày qua lực lượng lao động đông nhất bên cạnh công an và dân phòng chính là lực lượng phóng viên. Tôi đã thấy một phóng viên do mải chụp hình và ghi chép đã bị sóng nước đánh đến nỗi rơi cả máy ảnh và sổ tay xuống nước. Nếu như họ ngồi nhà ôm máy tính như chúng ta thì liệu chúng ta có những hình ảnh và thông tin cụ thể đến như vậy. Đâu phải chỉ có đợt lũ tại Hà Nội lần này họ mới phải lặn lội đến như vậy. Mỗi lần người dân vùng lũ phải gánh chịu thiên tai, họ cũng phải chịu trận chứ. Một ông phóng viên ngồi nhà viết tin tức liệu có biết chỗ nào ngập sâu, giá thức ăn tăng giảm thế nào không?

    ReplyDelete
  19. Tại không có cạnh tranh đây mà. Nếu bác Nghị phải đối mặt với re-election vài năm một lần, chắc bác chả dám đổ trách nhiệm cho dân thế đâu. Tại lúc đó dân bầu bác lên được thì cũng đưa bác xuống được.

    Các kênh truyền hình nếu cạnh tranh xem kênh nào đưa được tin tức nóng hổi, hữu ích, thu hút được nhiều người xem nhất, kiếm được nhiều ad nhất xem, thì chắc chắn vào sinh ra tử các phóng viên cũng xông.

    ReplyDelete
  20. Mịa!!!!! Khi bầu cử, thì hệ thống truyền thanh, truyền hình, đặc biệt là các Loa của phường kêu gọi mọi người đi bỏ phiếu, thì hoạt động tối ngày, đéo cho người ta ngủ trưa. Lũ lụt thì đéo có cái Loa nào kêu gào, hướng dẫn người dân gì cả!!!!!!!

    ReplyDelete
  21. hahaha 'tiên sư chúng mày nhà báo công tử' =)) Đọc mấy comments buồn cười quá :))

    Nói chứ, phóng viên VTV độc học đạo đức của bác Hồ vĩ đại và của Đảng CSVN quang vinh thôi đó. Hình như đạo đức của HCM và Đảng CSVN khó học quá thì phải.
    Cách nói chuyện của ông Bí Thư HN cũng không kém phần ''ngu nát'' như các nhà báo công tử này học biết học từ đâu. Thoái hóa quá.

    Nước còn sợ, chắc nếu có chiến tranh, VTV tê liệt luôn, vì không dám ra ngoài đường.

    ReplyDelete
  22. Tuyên bố mới của Bí thư : "Trận mưa lụt là cuộc tổng diễn tập lớn cho tương lai".
    (Giàng ơi, thiệt hại thật mà gọi là diễn tập cái giề?)

    ReplyDelete
  23. o đất nuoc này, lòng dân chẳng là gì cả

    ReplyDelete
  24. Bon chen tí với bạn Linh :)
    1. Mình rất sợ cái từ "tổng diễn tập". Cứ nhè vào đầu dân mà "tổng diễn tập" thế này, thậm nguy!
    2. Lâu lắm mới thấy Minh Minh viết 1 entry tình cảm thế :)
    3. Trang: Đã lấy được xe máy chưa, có hòng hóc gì ko?
    4. Nhà báo salon: Ko bằng mấy ông cứu thương, cảnh sát salôn, 2 người chết trong xe phát hiện từ dáng mà đến trưa các bác vẫn án binh vì xe ko vào được. Xắn quần lội nước như dân chút xem nào...

    ReplyDelete
  25. @Codet: tớ không phải nhà báo. Hơn nữa trong bài này tớ không phê phán nhà báo nói chung mà là những "nhà báo salon" của VTV làm phóng sự về lụt bão bằng cách chĩa máy quay xuống Nguyễn Chí Thanh (như bác Nguyễn Quang Vinh và em Cáo viết). Chứ còn những nhà báo xông pha mưa bão để có những tấm ảnh, những phóng sự về tình hình lụt bão không chỉ của Hà Nội mà của các tỉnh khác luôn là những người đáng quý.

    ReplyDelete
  26. Biết rồi, khổ lắm, nói mãi...

    ReplyDelete
  27. Mình hoàn toàn đồng ý với Linh. Nếu bạn là một người có học và biết đồng cảm trước những tình huống như thế này thì chắc chắn bạn sẽ không bao giờ nói những câu như thế. Tuy nhiên ở đây cũng đáng khen cho vị lãnh đạo Hà Nội và cô bé nhà đài kia vì họ đã nói đúng thật lòng họ. Nói được đúng lòng mình là điều có phải ai cũng làm được phải không?

    ReplyDelete