Friday, November 7, 2008

Entry for November 07, 2008

Bài tổng hợp rất hay của Bùi Dũng trên TuanVietnam trong chuyên mục Phát ngôn và hành động ấn tượng trong tuần. Chuyên mục này là một trong những mục đáng đọc nhất trên báo chí hiện nay.
“Lụt” phát ngôn hay "lụt" trách nhiệm?

Câu trả lời của ông Thảo này (xem ở dưới) xem ra ấn tượng không kém câu trả lời của ông Nghị. Ông làm chủ tịch thành phố kiểu gì mà không biết trả lời ra sao khi người ta hỏi về một dự án 100 triệu USD (sao tôi tưởng là 200 triệu USD chứ nhỉ). 100 triệu USD đầu tư cho cơ sở hạ tầng thành phố với ông là vấn đề "chi tiết quá" đối với lãnh đạo thành phố, thế thì phải những dự án như thế nào mới đáng tầm để ông nắm thông tin về nó.

Câu sau của ông Thảo còn có phần vô trách nhiệm hơn. Ông không nói rõ là hai vấn đề gì không liên quan tới nhau nhưng người đọc sẽ hiểu rằng ông muốn nói tình trạng ngập lụt hiện nay và hiệu quả của dự án thoát nước là không liên quan với nhau. Đến đây thì không còn biết nói gì hơn. Thế hàng trăm triệu USD vay nước ngoài là rơm là rác hay sao mà người ta không cần quan tâm tới hiệu quả của dự án. Và người dân không được biết về hiệu quả của những đồng vốn họ đang đi vay (qua trung gian vay là Nhà nước và trung gian sử dụng là chính quyền Hà Nội do ông Thảo đứng đầu) và sẽ phải trả?.

Sau những phát biểu vô trách nhiệm của mình, các quan chức Hà Nội đều sửa chữa bằng cách tham gia chụp ảnh lội nước với nhân dân đăng báo. Nhưng việc họ quá năng đi xuống thị sát, thăm viếng "cơ sở", nói như lời của ông Khôi, Phó Chủ tịch thành phố là "
Tôi cảm giác lãnh đạo thành phố đi thị sát thực tế nhiều hơn công nhân thoát nước" chưa hẳn đã là việc tốt. Thiết tưởng sau 4-5 ngày, lãnh đạo Thành phố hẳn phải có những cái nhìn tổng quan về vấn đề ngập lụt rồi, không nhất thiết phải năng xuống cơ sở đội mũ cối, mang mỳ tôm úy lạo bà con. Việc đó thiếu gì ban ngành có thể làm được, hơn nữa nước uống là quan trọng hơn mỳ tôm, làm sao cung cấp nước sạch cho nhân dân vùng ngập là điều cực kỳ quan trọng. Quá chú trọng việc quản lý theo kiểu vi mô sẽ dẫn tới sự thiếu khả năng nắm bắt tình hình chung, phối hợp chỉ đạo toàn cảnh. Người dân Hà Nội đâu cần thêm vài ông trông giống như công nhân thoát nước (nhưng bụng to hơn và đi xuồng có người kéo) đến mang mỳ tôm cho họ, họ cần có những chủ trương mạnh mẽ, quyết tâm, giúp đỡ họ một cách trực tiếp thiết thực. Ví dụ tăng cường vệ sinh phòng dịch, tiếp tế thực phẩm và nhất là nước sạch, chở miễn phí cho bà con ở một số vùng ngập lụt sâu như Tân Mai hay một số nơi ở ngoại thành... (đọc báo và blog thấy nói người dân ở đây phải trả cả 100.000 để đi thuyền qua vùng lụt vài ba trăm mét, bọc túi nilon sau khi đi vệ sinh xong ném ra ngoài nước, đã thế những người tự vận động mang rau đến bán cho những ốc đảo này còn bị trật tự viên cấm bán, thu hàng).

Với tình hình mưa dai dẳng trong vài ngày tới, có lẽ lãnh đạo Hà Nội nên giành quyền chủ động phối hợp, điều phối hoạt động phòng, chống, và khắc phục hậu quả cho Trung ương, cụ thể là Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão TW do ông Cao Đức Phát làm trưởng ban. Họ hẳn có kinh nghiệm trong việc điều phối hoạt động, khắc phục thiên tai hơn chính quyền Hà Nội, nơi từ xưa tới nay chỉ đi quyên góp cứu trợ chứ gần như chưa bao giờ phải trực tiếp đối mặt với thiên tai.

Trong các động thái đối phó sau lụt thì Bộ Y tế có vẻ sốt sắng. Ông Nguyễn Quốc Triệu khẳng định quyết tâm chống dịch bệnh sau lũ. Đây là một tín hiệu tích cực, phản ánh sự chủ động và hiểu rõ vấn đề. Nhưng dù sao đó mới chỉ là lời nói, còn thực tế không biết diễn ra như thế nào. Hy vọng ông Triệu và Cục phòng chống dịch bệnh cũng như Sở Y tế Hà Nội sẽ tăng cường hết công suất để khử trùng nước, vệ sinh ngay những vùng sau khi lụt rút, cung cấp thuốc trị một số bệnh liên quan như tiêu chảy...cho người dân miễn phí để khắc phục khả năng bệnh dịch xảy ra.

Cũng nói thêm, cho dù vẫn tuyên bố là không có chủ trương "thoát lũ" nhưng người ta đã phải xả nước từ sông Nhuệ vào ruộng ở Hà Nam để cứu cho Hà Nội. Tự hỏi không biết những người nông dân ở Hà Nam có được đền bù thỏa đáng cho sự hy sinh, dù rằng có thể rất cần thiết, của họ không?


Trích:


"
- “Đừng hỏi tôi chi tiết quá!” – cũng là một “phát ngôn ấn tượng” nữa của quan chức, và ở đây là ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP Hà Nội. Đó là câu trả lời cho câu hỏi: “Thưa ông giai đoạn I (trị giá 100 triệu USD) của dự án thoát nước chúng ta đã triển khai được những hạng mục gì?”.

Câu hỏi tiếp: “Ông có nói, tất cả dự án thoát nước Hà Nội vay vốn nước ngoài, vậy ông đánh giá như thế nào về hiệu quả sử dụng vốn vay cho các dự án quan trọng này?”. Ông Thảo trả lời vẻn vẹn: “Hai vấn đề này không liên quan tới nhau” (VTC News, 3/11) "
...

Để “cứu” Hà Nội và đề phòng nguy cơ lại có thêm một trận mưa lớn kéo đến Hà Nội, tỉnh Hà Nam đã tiến hành bơm nước từ sông Nhuệ vào các cánh đồng của Hà Nam. Vì thế, hoa màu của Hà Nam chìm trong nước, thiệt hại của cây vụ đông khoảng 600 tỷ đồng.

Ông Phạm Bá Tảo, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam, cho biết: “Từ khi tách tỉnh đến nay là hơn chục năm, đây là lần đầu tiên Hà Nam phải bơm nước từ sông vao đồng rồi lại thoát nước từ đồng ra biển. Tuy nhiên, để cứu Hà Nội thì cán bộ và nhân dân Hà Nam không suy tính gì, chúng tôi sẵn sàng chấp nhận thiệt hại, khó khăn”. (Thanh Niên, 6/
11)
"

22 comments:

  1. Haha, thay vì trả lời :đừng hỏi tôi chi tiết quá" thì ông Thảo có thê trả lời "đừng hỏi tôi chuyện của ngày hôm qua". Nếu hôm qua bớt tham nhũng đục khoét vào quỹ xây dựng hệ thống thoát nước thì hôm nay các bố đấy đỡ phải đóng vai người hùng bình dị đi xe hơi đội mũ cối phát mì tôm cho đồng bào.

    All good things come to an end. Câu hỏi nó ám chỉ fải mấy ảnh ăn nhiều wá nên bây giờ tàn dân fải gánh chịu hậu quả hay không, lẽ ra ông Thảo nên trả lời: 'Đừng hỏi tôi chi tiết quá, vì mỗi người ăn một thể loại/hạng mục, to nhỏ có phần khác nhau, nhiều ít còn tùy theo chức vụ,nay đo đếm cụ thể thì không sao chính xác đồng đều được,rất mất thời gian. Chuyện hôm qua và chuyện hôm nay, hậu quả và nhãn tiền, hai chuyện này liên quan với nhau thế quái nào được".

    Bà Palin vì ít biết tới những thế sự,địa lý hay lịch sử thế giới bên ngoài nước Mỹ mà bị chửi là airhead.Còn mấy bố kia việc trực tiếp liên quan tới trách nhiệm và công việc của mấy bố, mà còn không nắm vững, chắc phải gọi là ...shithead hahaha :))

    ReplyDelete
  2. Ghê quá Linh ơi, hồi nãy tớ comment cái này thì p.v là 1,996 776, nay đã là 1,997 069. Tức là gần 300 p.v chỉ trong vòng 10'. Bạn Linh cố lên.

    Này thì thêm một chiếc lá nữa cho kách mạng chóng thành công keke :))

    ReplyDelete
  3. “Thưa ông giai đoạn I (trị giá 100 triệu USD) của dự án thoát nước chúng ta đã triển khai được những hạng mục gì?”. "- Đừng hỏi tôi chi tiết quá!”.
    “Ông có nói, tất cả dự án thoát nước Hà Nội vay vốn nước ngoài, vậy ông đánh giá như thế nào về hiệu quả sử dụng vốn vay cho các dự án quan trọng này?”. “Hai vấn đề này không liên quan tới nhau”.

    Lạy Chúa! Thật không còn biết phải nói gì hơn nữa :((:((...

    ReplyDelete
  4. Đọc mà không thể cười nổi nữa!
    Bó tay! Bó tay! Bó tay toàn tập rồi :((:((...

    ReplyDelete
  5. Cái ông Phạm bá Tảo láo quá đã hỏi ý nhân dân Hà Nam chưa mà đòi hy sinh???Nhân dân hy sinh chứ ông có hi sinh đâu mà khoác lác hheheheh

    ReplyDelete
  6. Cái câu "không suy tính gì" nghe thảm cho dân quá. Nếu toàn bộ đám hoa màu bị thiệt hại ấy là tài sản của cán bộ thì xem casb bộ có suy tính gì không?
    Hy vọng chính quyền Hà Nam và Hà Nội sẽ có những đền bù thích đáng cho những hy sinh của nhân dân Hà Nam.

    ReplyDelete
  7. Bạn tôi kể mấy hôm lụt to, mỗi lần ra khỏi nhà phải cắn răng lội nước cao đến ngực vì xót tiền đò 100000/chuyến. Nghe mà xót xa. Hết tin vào "Lá lành đùm lá rách". Có ở nước nào như nước mình, khi thiên tai hoành hành thì lại thả sức chặt chém nhau? Buồn.

    ReplyDelete
  8. Vụ 100.000 d / chuyến đò: cái này tạm gọi là hoạn nạn của người này thành vận may của người khác,
    Câu “lá lành đùm lá rách” là để dạy nhau, vì chúng ta ích kỷ thờ ơ quá nên mới phải kêu gọi nhau như thế.

    ReplyDelete
  9. Ông Tảo đó hay nhỉ? Đem thiệt hại của dân Hà Nam ra để được lòng Hà Nội. Dân ta quen rồi, suốt thời phong kiến cho đến thời Pháp thuộc, rồi tới thời bao cấp, cái gì cũng phải được lòng lãnh đạo, được lòng thủ đô. :(

    ReplyDelete
  10. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu nhấn mạnh: “Nếu dịch bệnh xảy ra, phải phát hiện và khoanh vùng được ngay từ ca đầu tiên.
    --> Nghe quyết liệt thật ("phải phát hiện ... ngay từ ca đầu tiên"). Tôi thấy thằng hàng xóm nói tối qua nó bị đau bụng té re, có lẽ đây là ca đầu tiên của 1 dịch bệnh, phải báo ngay ông Triệu để ông cho người khoanh vùng ngay từ ca đầu tiên này.

    "Nơi nào kiểm soát dịch chặt chẽ, tức là đã lập công; còn để khi có dịch lan rộng, tức là có tội"
    Nghe như kiểu vua chúa ngày xưa nói nhỉ. Dịch lan rộng thì ông ý "giáng tội", còn trách nhiệm của ông ý thì sao?.




    ReplyDelete
  11. "Hanoinet - Trạm bơm Yên Sở được thiết kế để hút nước từ các sông Lừ, Sét , Tô Lịch, Kim Ngưu ra sông Hồng, gồm 11 tổ máy bơm công suất lớn 45m3/giây tương (đương4,088 triệu m3/ngày đêm). Những ngày này, gần 20 cán bộ công nhân viên đang túc trực từng phút, chờ mực nước giảm đi từng cm để thoát nước cho nội thành.

    Chúng tôi đến Trạm bơm Yên Sở vào tối 3/11, tức 2 ngày sau "đỉnh lụt", khung cảnh xung quanh vẫn chỉ mênh mông nước và nước. Có lẽ, ngày 1/11/2008 là một ngày không thể quên đối với các cán bộ công nhân viên Trạm bơm Yên Sở khi mức nước tràn hồ và "xâm nhập" trạm biến áp. Hậu quả sẽ khôn lường nếu các trạm phải cắt điện, lượng nước cực lớn trong lòng Hà Nội sẽ đứng yên không thoát."
    Lê Bích.
    (http://ktdt.com.vn/print.asp?newsid=107207)

    Số phận Hà nội phụ thuộc vào 1 trạm bơm. Sự sống chết của trạm bơm lại phụ thuộc vào 1 cái máy biến áp mà người nào đó thiết kế cũng như người phê duyệt đã không tính đến khả năng bị nước xâm nhập ở nơi mà nước ở nhiều nơi cùng đổ về này. Số phận hàng triệu người có thể có thể bị ảnh hưởng chỉ vì một vài con người này sao?.

    Tôi thật sự lo sợ trong cái thời buổi "những người mang trọng trách nhưng thiếu kiến thức và làm việc vô trách nhiệm" này sẽ tạo ra bao nguy cơ dẫn đến thảm họa. Liệu các bạn có thể yên tâm khi họ "bấm nút" khởi động nhà máy điện hạt nhân được không?.

    ReplyDelete
  12. Chúc mừng bạn Linh . Có thể cho tôi địa chỉ email của bạn để liên lạc được không? Địa chỉ tôi : vuanngng@yahoo.com

    ReplyDelete
  13. Buồn quá, chả biết nói gì nữa. Hát bất kể câu gì cho quên đi vậy.

    ReplyDelete
  14. “Ông có nói, tất cả dự án thoát nước Hà Nội vay vốn nước ngoài, vậy ông đánh giá như thế nào về hiệu quả sử dụng vốn vay cho các dự án quan trọng này?”. Ông Thảo trả lời vẻn vẹn: “Hai vấn đề này không liên quan tới nhau”

    Câu hỏi của phóng viên có 2 vế rõ ràng. Nên với câu trả lời của ông Thảo là "2 vấn đề này ko liên quan gì đến nhau" thì nên hiểu nó một cách thông thường nhất, rằng vốn vay của nước ngoài và hiệu quả đầu tư của vốn là 2 vấn đề ko liên quan tới nhau.

    ReplyDelete
  15. Hic, tui có đứa em đúng hôm thứ 7 thì đi từ Hà Tĩnh ra Hà Nội, do đường ngập wa nên nó không về được đến nhà trọ. Thấy người ta đi xuồng, rùi ngồi trên xe tải, nó cũng tính chuyện là cũng sẽ đi xuồng để về nhà trọ. Sau một lúc tính toán thì nó quyết định lại để đi xuồng. Oạch, hỏi đi qua chỗ ngập này bao tiền thì chủ xuồng hô một câu xanh rờn :"lấy rẻ cho thằng em 200k thôi". Trời, thằng em tui nó súyt ngất tại cửa ngõ Hà Nội. Nhưng may thay, nó cũng đủ tỉnh táo để nhảy lên con xe ôtô khác để quay đầu về Hà Tĩnh chứ nhất quyết không đi xuồng về nhà trọ. Kể ra thì quay đầu về quê chỉ mất có hơn 100k mà đi tận hơn 300km, tính thì vẫn rẻ hơn gấp bội lần so với việc đi xuồng để vượt qua vài chục mét. Sao những lúc như thế thì không thấy "chóp bu" của Hà Nội ra để ứng cứu nhân dân phương tiện đi lại nhẩy???

    ReplyDelete
  16. Chính vì vốn vay của nước ngoài, mới lại càng liên wan tới hiệu quả đầu tư. Vay nước ngoài thì phải trả ngoại tệ. Sau này con cháu è cổ ra trả thấy cha thấy mẹ mà đầu tư không hiệu quả thì trời chu đất diệt đi cho rồi. Dzậy mà trả lời tỉnh queo là seo?

    ReplyDelete
  17. "Chính vì vốn vay của nước ngoài, mới lại càng liên wan tới hiệu quả đầu tư. Vay nước ngoài thì phải trả ngoại tệ. Sau này con cháu è cổ ra trả thấy cha thấy mẹ mà đầu tư không hiệu quả thì trời chu đất diệt đi cho rồi."

    Vốn nào mà ko là tiêu bớt của tương lai để tiêu dùng trong hiện tại? Đầu tư nào mà ko cần tính hiệu quả? Hay vì nghe hai chữ "nước ngoài" to quá nên phải bên trọng bên khinh? :P

    ReplyDelete
  18. Hix, giờ mới để ý là các key answers của ông Thảo đều thuộc dạng cụt lủn, ,chí có controlling idea mà thiếu đi phần giải thích - diễn giải, vỏn vẹn chỉ 'đừng hỏi tôi chi tiết quá" và "hai vấn đề này không liên quan tới nhau". Hay là ông ấy gặp vấn đề trong diễn đạt các bác nhỉ? Ví dụ, thay vì tuôn ra một tràng diễn văn mang phong cách bịnh dị gần gũi mà xúc động mùi mẫn kiểu Hollywood của Obama hay râu rĩ cao thượng mà vẫn rất lịch lãm duyên dáng của McCain thì Bush con chỉ có thể quăng ra 1 câu cụt lủn (vì nói dài hơn 1 tí thì bị vấp và cũng vì diễn đạt kém): 'LET'S BEGIN !!!" kekeke

    yeah. LET'S BEGIN! Giá mà ông Thảo có thể nói được như thế :P

    ReplyDelete
  19. Nhiều vấn đề quá nhỉ. Càng ngày càng thấy nhiều vấn đề.

    ReplyDelete
  20. đừng nói ông thảo, hỏi bộ trưởng hay thủ tướng , thâm chí cả chủ tiịh nước cũng thế thôi, vì kiến thức có hạn, miệng cứng vì nhai quá nhiều. Trả lơi cụt lủn và không đi vào đâu là kết quả cuả các khoá lý luận chính trị cao cấp mà tất cả lãnh đạo đều phải qua .... : lý sự cùn !!!

    buồn cho dân mình ... sao ko đạp đổ cái lũ ngu này xuống còn chờ tới bao giò ...

    ReplyDelete
  21. http://www.laodong.com.vn/Home/Du-da-chi-200-trieu-USD-cho-thoat-nuoc-Ha-Noi-van-thanh-song/20086/93700.laodong

    200 triệu chú Linh ơi, rất nhiều bài báo đăng 200 triệu, rồi sau đây còn có 100 triệu, hông hiểu, hông hỉu hông hỉu

    ReplyDelete
  22. cho thêm link nữa nè chú
    http://www.vtc.vn/xahoi/du-an-200-trieu-usd-thoat-nuoc-vo-tran/196275/index.htm

    ReplyDelete