Tuesday, November 11, 2008

Quốc hội

Bài trả lời phỏng vấn thẳng thắn của ông Cư Hòa Vần, Phó Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam. Các câu hỏi của phóng viên Pháp luật TPHCM (không nêu tên) cũng hay.

Thực chất hoạt động chất vấn ở QH cũng chỉ là cho vui, tạo ra một không khí dân chủ nửa vời, các bộ trưởng lên bục đăng đàn, giả bộ nhận khuyết điểm hay xin rút kinh nghiệm để vui lòng đại biểu Quốc hội. Các đại biểu Quốc hội thì giả bộ gay gắt, chất vấn nhiệt tình các Bộ trưởng để vui lòng cử tri. Các bộ trưởng, ông nào trả lời hay, tỏ ra nhận trách nhiệm và có khiếu ăn nói tốt thì được khen. Ông nào ăn nói vụng hay "ngoan cố" không chịu nhận trách nhiệm lại còn bướng thì bị chê. Nhưng rút cục vẫn thế thôi.

Gọi nó là nhạt như báo Pháp luật TP HCM và ông Vần thì cũng đúng là nhạt, nhưng chính xác hơn thì đó là sự qua quýt, dân chủ giả hiệu, mỗi năm bắt các bộ trưởng đăng đàn trả lời vài bận như một thứ nghĩa vụ cho xong, để chứng tỏ rằng nền dân chủ vẫn hoạt động và hơn 400 đại biểu Quốc hội vẫn đang làm việc, giám sát chính quyền.

Cái chức năng chính của Quốc hội là soạn luật thì chẳng thấy đâu. Quốc hội cũng chả có quyền gì đối với thành viên Chính phủ, ngoài quyền "hỏi".

Ở Mỹ, hoạt động giám sát chính quyền của Quốc hội chủ yếu thông qua các Ủy ban chuyên trách. Có chừng 200 Ủy ban hay Tiểu ban về đủ mọi thứ vấn đề trong Quốc hội Mỹ. Các ủy ban này có quyền gọi các quan chức chính quyền ra điều trần trước Quốc hội về một vấn đề gì trong nước hay quốc tế. Không chỉ quan chức mà họ có thề mời các công dân, hay thậm chí là người nước ngoài ra giải trình. Hoạt động chính của Quốc hội là làm luật và thông qua ngân sách, chính sách. Các Ủy ban còn có trách nhiệm nghiên cứu, đề ra giải pháp, soạn thảo luật, giám sát hoạt động cơ quan công quyền, điều tra các sai phạm của các cơ quan công quyền...Quốc hội Mỹ từng luận tội Tổng thống Mỹ. Ở Việt Nam, quyền của Quốc hội nhiều lắm là quyền "phê bình" và cũng chỉ dừng lại ở mức độ phê bình Bộ trưởng thôi. Cấp cao hơn thì phê bình nếu có sẽ do TW Đảng và Bộ Chính trị.

Xem ra họp Quốc hội xem ra không khác mấy show trên truyền hình, thi xem ai trả lời câu hỏi ứng xử hay nhất, khéo nhất. Chất vấn xong thì các đại biểu lên xe hay máy bay trở về địa phương. Hết chuyện. Đó là chưa kể những công việc đình trệ ở nhiều địa phương do các đại biểu quốc hội kiêm nhiệm là những quan chức chính quyền địa phương bận ra Hà Nội vài tuần để họp Quốc hội.

Nhưng dù sao như thế cũng tốt, báo chí còn có cái mà đăng. Nhân dân cũng được dịp một năm đôi bận thấy các Bộ trưởng uy nghi tai to mặt lớn bị "hỏi bài".

Dù cũng chẳng ích gì.


Chất vấn tại nghị trường: Bộ trưởng nhận trách nhiệm là...xong!

" Thưa ông, hoạt động chất vấn ở QH đã tiến hành qua nhiều kỳ họp nhưng có dư luận cho rằng hoạt động này ngày càng nhạt dần, ông nghĩ sao?


+ Tôi cho dư luận này là đúng. Khi Chính phủ trả lời chất vấn, lúc đầu thì ai cũng hào hứng vì các vấn đề được đặt ra đều nóng bỏng, bức xúc. Thế nhưng qua nhiều kỳ họp, người ta thấy rằng các nội dung cứ lặp đi lặp lại. Các bộ trưởng cứ trả lời, cứ hứa nhưng QH cũng không kiểm tra sát sao xem hứa thế thì làm được đến đâu. Bộ trưởng khi trả lời cũng ít khi nói rõ trách nhiệm cá nhân, đưa ra giải pháp và thời hạn giải quyết vấn đề nên có nhiều việc cử tri thấy nản lòng.

Theo ông, hoạt động chất vấn chưa thực sự làm cử tri hài lòng thì trách nhiệm thuộc về Quốc hội hay Chính phủ?
....
Cử tri mong những gì bộ trưởng làm chưa hết trách nhiệm hoặc làm sai thì phải nhận trách nhiệm và thực tế là các bộ trưởng cũng rất hay nói “Tôi xin nhận trách nhiệm”. Nhưng cử tri vẫn không hài lòng, theo ông thì tại sao?


+ Bởi vì ông cứ nói rằng “Tôi chịu trách nhiệm” nhưng cử tri không biết rằng ông chịu trách nhiệm cái gì, thế nào và đến mức nào. Các bộ trưởng cứ nói chịu trách nhiệm chung chung như thế thì nói xong là thôi, nói là để vỗ về cho cử tri yên lòng thôi.

Tôi cho rằng bộ trưởng muốn làm dân hài lòng thì phải thực hiện lời hứa cho nghiêm túc chứ không phải cứ trả lời chất vấn, nhận trách nhiệm cho xong chuyện. Cạnh đó thì các cơ quan của QH phải giám sát đến nơi đến chốn. Thủ tướng phải tỏ thái độ "

27 comments:

  1. Nhận xét rất đúng! Các phiên chất vẫn đã trở thành như show truyền hình để xem khả năng đối đáp của các Bộ trưởng.Nó như màn trình diễn một thứ dân chủ giả hiệu,rồi đâu lại vào đấy,vẫn luẩn quẩn trì trệ chả giải quyết được gì.
    Làm sao để hoạt động QH đi vào thực chất?

    ReplyDelete
  2. “ Không có đảng đối lập, dân chủ là một trò hề”. Ở Việt nam bây giờ, tôi nghĩ là cần phải thêm tiền tố “cái gọi là” vào trước những khái niệm về chính trị xã hội: cái gọi là Quốc hội,cái gọi là Nhà nước, cái gọi là dân chủ, cái gọi là pháp luật…!!

    ReplyDelete
  3. Mình nhớ vụ sập cầu Cần Thơ, các bác nhà ta còn tranh nhau "nhận trách nhiệm" và rồi không ai hiểu cái trách nhiệm đó là gì. Đợt họp QH lần này có vẻ nhiều việc bung bét hơn ... và cũng nhiều bác "nhận trách nhiệm" hơn, nhưng sẽ chẳng ai mất chức vì "nhận trách nhiệm".
    Có lẽ hôm tới ngài TT cũng sẽ "nhận trách nhiệm" vì chưa xử lý được các vụ tham nhũng trọng điểm ... rồi ngài hứa sẽ xử lý mạnh hơn trong nhiệm kỳ tiếp.
    Liệu có thể đưa ra qui chế là nếu "hứa quá tam ba bận" không làm được thì cứ automatic mà cách chức luôn.
    Cám ơn những bài viết rất hay của bác Linh.

    ReplyDelete
  4. Đúng là quốc hội ta thuộc dạng dân chủ giả hiệu, trên hiến pháp ghi rõ ràng là cơ quan quyền lực cao nhất thế mà quyền lực chả thấy đâu. Họp QH, chất vấn, chỉ tốn tiền của dân của nước; vì quốc hội chất vấn xong, các ngài Bộ trưởng có làm ko tốt vẫn chả bị bãi miễn gì cả. Càng ngày càng nhảm rồi.

    ReplyDelete
  5. Kết quả điều tra về XH học, CHÚNG TÔI ĐÃ RÚT KINH NGHIỆM VÀ ĐANG NGHIÊM TÚC KIỂM ĐIỂM dẫn đầu về số phiếu bình chọn trong những câu nói được yêu thích nhất của các lãnh đạo VN...

    ReplyDelete
  6. Em nhớ rồi. Thông thường, nếu một thành viên chính phủ nào đó không làm tròn trách nhiệm thì quốc hội có thể xem xét bỏ phiếu tín nhiệm. Chỉ có tín nhiệm trở lên thôi, chứ không có bất tín nhiệm, vì người mình sống và làm việc với nhau lấy cái tình làm đầu, "bất tín nhiệm" nghe nó vô tình? Nếu nhớ không nhầm thì mấy năm trước bác Đào Đình Bình có dấu hiệu gì đó vô trách nhiệm, nên nhiều đại biểu đòi bỏ phiếu tín nhiệm bác Đào Đình Bình.

    Quy định bỏ phiếu tín nhiệm chính là một chế tài để buộc các thành viên Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước quốc hội. Cái này gọi là trách nhiệm chính trị, tức trách nhiệm về chủ trương, đường lối, chính sách..., phân biệt với trách nhiệm pháp lý.

    Nhưng hình như cho đến giờ QH VN vẫn chửa có quy định rõ ràng về bỏ phiếu tín nhiệm thì phải. Vậy thì các bộ trưởng tội gì mà không nhận trách nhiệm? Vì thực ra đó là trách nhiệm suông mà. Giả sử có quy định bỏ phiếu tín nhiệm, thì khi một bộ trưởng đạt mức tín nhiệm thấp, QH sẽ xử lý thế nào nhỉ? Như ở nước ngoài thì vị bộ trưởng ấy từ chức, còn ở VN thì QH chuyển kết quả bỏ phiếu tín nhiệm sang cho Chính phủ để biết chăng?

    Còn trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm về những vụ việc cụ thể thì do các cơ quan điều tra, kiểm tra, thanh tra... làm rõ, chứ không phải do hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn ở QH. Đó không phải là loại trách nhiệm các bộ trưởng nhận trước QH.

    Vì thế, chuyện bác Phát nói chịu nhận “mọi hình thức kỷ luật của QH” em thấy cũng thường thôi, không phải là dũng cảm gì như nhiều người ở đây ca ngợi http://vneconomy.vn/2008111109505147P0C5/khi-bo-truong-nhan-trach-nhiem.htm. Ừ thì bác Phát nắm vững vấn đề và có thái độ chân thành hơn các bác bộ trưởng khác, nhưng khi phát biểu rằng sẵn sàng “nhận mọi hình thức kỷ luật của Quốc hội theo luật pháp”, hẳn bác ấy cũng thừa biết rằng sẽ chẳng có QH nào kỷ luật bác ấy cả.


    Quy định bỏ phiếu tín nhiệm chính là một chế tài để buộc các thành viên Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước quốc hội. Cái này gọi là trách nhiệm chính trị, tức trách nhiệm về chủ trương, đường lối, chính sách..., phân biệt với trách nhiệm pháp lý.

    Nhưng hình như cho đến giờ QH vẫn chửa có quy định về bỏ phiếu tín nhiệm thì phải. Vậy thì các bộ trưởng tội gì mà không nhận trách nhiệm? Vì thực ra đó là trách nhiệm suông mà. Giả sử có quy định bỏ phiếu tín nhiệm, thì khi một bộ trưởng đạt mức tín nhiệm thấp, QH sẽ xử lý thế nào nhỉ? Như ở nước ngoài thì vị bộ trưởng ấy từ chức, còn ở VN thì QH chuyển kết quả bỏ phiếu tín nhiệm sang cho Chính phủ để biết chăng?

    Còn trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm về những vụ việc cụ thể thì do các cơ quan điều tra, kiểm tra, thanh tra... làm rõ. Khi nào làm đã rõ thì mới tính đến chuyện có nhận trách nhiệm hay không. Nhưng việc nhận hay không nhận trách nhiệm về mặt pháp lý không phải

    ReplyDelete
  7. Bài viết rất hay! Trên thực tế việc lập/phê duyệt tất cả các chiến lược/chính sách/chương trình quốc gia đều thuộc về CP, các đồng chí ĐBQH được bầu ra để thể hiện quyền dân chủ, nhưng đều giữ vị trí cao ở các cơ quan/tổ chức, đến kỳ thì đến họp rồi hỏi những câu chung chung mà cả xã hội cùng đang bức xúc, nhưng như tôi thấy thì bản thân các đồng chí đôi khi không hiểu rõ chức năng nhiệm vụ của từng Bộ ban ngành, chất vấn nhiều câu rất ngớ ngẩn chẳng thuộc thẩm quyền trả lời của người được hỏi. Nói chung, chả giải quyết đuợc gì ngoài vấn đề tâm lý :D
    Mà ngưỡng mộ anh Linh về khả năng "sản xuất" entry thật. Tự nhiên thấy lo lúc anh Linh tốt nghiệp, hihi...

    ReplyDelete
  8. Một cách giải thích khác về vị nhạt của hoạt động Quốc hội là khả năng và tổ chức của Quốc hội tương đối thấp so với những cơ quan bên Chính phủ. Kết quả, thứ nhất là phần lớn chất vấn chỉ loanh quanh những câu hỏi chung chung, kiểu đổ tội vào dự báo kém như bác Linh có viết. Thứ hai, Quốc hội không trực tiếp dự thảo luật được mà chỉ bình luận dự thảo do cơ quan Chính phủ đưa ra, hơn nữa thường sửa theo hướng bảo thủ chứ không phải tiến bộ. Nếu tổ chức và chất lượng của Quốc hội tiến lên vượt bậc (VD như có một "shadow government" trong Quốc hội) thì tôi nghĩ cùng những thủ tục chất vấn và dự thảo luật như hiện giờ sẽ có hiệu quả hơn tương đối. Dù vẫn phải trừ hao nhiều câu chuyện Quốc hội vẫn bị giật dây nhiều kiểu.

    ReplyDelete
  9. Những năm đầu mình còn ráng xem họp quốc hội và đánh giá "chất vấn có tiến bộ", năm nay thì bỏ hẳn vì chán quá. Biết rằng họp rồi cũng xong và mọi việc cũng như cũ, chẳng có ai bị xử lí hay có chính sách nào mới áp dụng tốt cả. Chất vấn có hay đến đâu cũng chẳng làm được gì nhau.
    Đề nghị lần họp quốc hội tới quốc hội bàn việc ra luật "cấm ăn thịt chó" đi. Mình vừa mới mất con chó dễ thương lắm, tiếc lắm và giận bọn cẩu tặc lắm. Bàn về vấn đề này coi bộ hút khán giả hơn hà. Tha hồ cho các bác ghiền thịt chó phản đối đưa ý kiến mà chẳng sợ ảnh hưởng chính trị già cả. He he.

    ReplyDelete
  10. bạn Linh nói cũng đúng.
    nhưng mặt khác, có nửa cái bánh mì còn hơn chẳng có miếng nào.
    ăn nửa cái, thấy ngon mà không no, miết rồi sẽ đến lúc không nhịn miệng được nữa, đòi luôn cả cái

    ReplyDelete
  11. @bongchay: trong link trên, ông Vấn có nói về việc bỏ phiếu tín nhiệm. Đại khái là việc bỏ phiếu tín nhiệm sẽ do Ủy ban Thường vụ QH nêu ra, nhưng Ủy ban này nói chung hầu như chẳng nêu ra bao giờ. Để cải tổ có lẽ nên cho phép các đại biểu Quốc hội đề xuất về việc bỏ phiếu tín nhiệm Bộ trưởng. Có thể quy định nếu có bao nhiêu chữ ký thì QH sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm. Chứ còn như bây giờ, việc bỏ phiếu tín nhiệm chỉ là nêu ra cho vui chứ QH gần như chẳng sử dụng bao giờ, và các Bộ trưởng cũng chẳng ngại gì
    Ví dụ đọc báo hôm qua thấy có ĐB QH hỏi ông Giàu có nên từ chức hay không, và ông Giàu tảng lờ không trả lời câu hỏi đó. Nếu có quy định rõ ràng và có tính dân chủ về bỏ phiếu tín nhiệm thì vị đại biểu này có thể nêu ra vấn đề bất tín nhiệm ông Giàu, thu thập chữ ký để QH bỏ phiếu, thế nhưng cái cơ chế đó vẫn chưa có. Mọi thứ vẫn cứ là từ trên xuống.

    ReplyDelete
  12. @Tề Phi: Tớ nghĩ nếu tăng số lượng đại biểu chuyên trách, theo hướng nghiêng hẳn về đại biểu chuyên trách, gia tăng vai trò của các Ủy ban QH thì QH sẽ có tính chuyên nghiệp hơn. Thêm nữa, phải có luật cấm những can thiệp thô bạo của Đảng vào Quốc hội, ví dụ việc Đảng yêu cầu các ĐB QH là đảng viên (tới 94-95% gì đó) bỏ phiếu sát nhập HN là không thể chấp nhận được, như vậy là hoàn toàn đặt quyền lợi của Đảng lên trên của dân. ĐB QH trước hết và trên hết phải là đại biểu của dân.

    ReplyDelete
  13. Mình thấy làm ĐBQH nước mình nước mình khổ bỏ xừ. Được tý danh nhưng mà cũng phải hy sinh nhiều thứ.

    Những dịp họp hành như thế này, họ phải bỏ công việc của họ để ngồi trong phòng họp đến cả tháng trời. Thiệt hại về kinh tế rồi các thứ là khá lớn. Cái này có lần nghe anh Võ Quốc Thắng, GĐ Gạch Đồng Tâm phân trần.

    Ở Mỹ (và chắc là nhiều nước tiên tiến khác), làm Nghị sỹ là 1 nghề, 1 công việc, được ăn lương để chỉ làm công việc ấy trọn vẹn thời gian, toàn tâm, toàn ý.

    Ở nước mình, ĐBQH (trừ 1 ít các cụ ĐB chuyên trách) chỉ là 1 dạng kiêm nhiệm. Làm Nghị, nhưng vẫn phải cong mông mà mưu sinh. Thế thì làm sao mà đòi chất lượng được.

    ReplyDelete
  14. Các vị trí bộ trưởng trong chính phủ đều do dàn xếp thoả hiệp giữa các phe phái trong Bộ chính trị, ông Giàu là chính do ông Dũng đưa lên. Nay người ta tấn công ông Giàu cũng có nghĩa là tấn công ông Dũng, và một số đại biểu đề nghị ông Giàu nên từ chức, tớ nghĩ các bạn này đều có giật giây từ phía sau với dám vuốt râu hùm ông Dũng, chứ bình thường, cho tiền xui làm các bạn vẫn chưa hết run.

    Vai trò của quốc hội ở mình chỉ là cho vui, kiểu ở nước nào cũng có thì ta cũng không thể thiếu.

    Chính phủ của ông Dũng giờ yếu quá, khả năng ông Dũng phải ra đi vào cuối nhiệm kỳ này là 200%. Nhìn quanh chẳng thấy ma nào khá hơn.

    ReplyDelete
  15. vụ bỏ phiéu tín nhiệm, nêu tôi ko lầm thì hôm xưa có lần bỏ phiếu tín nhiệm nguyẽn sinh hùng, bọ trưởng tài chính thì phải, vì số phiếu tương đối tháp (khoảng 60%) nên đc miễn nhiệm bộ trưởng và đươợ thăng chức làm phó thủ tướng ...
    ở VN, càng bị kỷ luật càng lên cao nên các bác tranh nhau nhận khuyết diểm ..

    hmm, mãi tới giờ mới có 1 bác nhận biết đc hoạt động chất vấn và QH ở VN chỉ là 1 trò hề, hay đúng hơn là 1 trò bịp bợm ...để chứng tỏ VN cũng có cái gọi là dân chủ ...

    không có đa đảng, kho có bầu cử thật sự thì chỉ mãi mãi là trò hề, dân mình mãi mãi chịu khổ ...

    ReplyDelete
  16. Vừa click vào vnn.vn thấy chình ình cái mặt của anh Nhân bộ trưởng giáo dục trên ấy. Anh Nhân dạo này mặt to, bệu mà mắt lại ti hí.

    ReplyDelete
  17. Theo mọi người & Chú Linh, đến khi 8x nắm vai trò chủ chốt trong bộ máy nhà nước, liệu có j khác ko? Có dân chủ thật sự ko? Hay vẫn đi theo lối mòn rỗng tuếch rụt vòi quan liêu này?

    ReplyDelete
  18. Đã gọi là đồ giả thì cần gì phải thắc mắc làm gì cho mệt xác. Quốc hội giả, chất vấn giả, làm luật giả, quyền lực giả, tất cả đều giả, giả tuốt tuồn tuột. Chỉ trừ tiền mà các đại biểu ( và những ai liên quan ) bỏ túi là tiền thật, do mồ hối nước mắt của nhân dân. Rồi báo chí phỏng vấn giả, đăng báo giả, rồi ai đó đọc và gật gù...giả.

    ReplyDelete
  19. Oh, em đọc entry này sau entry ở trên kia....

    ReplyDelete
  20. @Khat: vấn đề không phải là 5x-6x hay 7x-8x mà vấn đề là bản chất của cơ cấu. Tất nhiên, 7x-8x thì có khả năng thay đổi cơ cấu, nhưng cái này thì thời gian sẽ trả lời hehehe.

    ReplyDelete
  21. Một cách khác để tăng cường quyền và chức năng thực tế (de facto) của Quốc hội là gộp luôn nhân sự của Trung ương Đảng vào Quốc hội, và gộp hoạt động của cả hai bộ máy này vào nhau. Làm thế sẽ giảm tính "dân bầu" của Quốc hội đi (vẫn là bầu, nhưng là Đảng viên bầu), nhưng tăng thêm tính minh bạch của một "Quốc hội" thứ hai có thực quyền hơn rất nhiều. Rốt cuộc, Quốc hội - Trung ương như vậy sẽ thành một Thượng viện, tương đối tách xa với quyền bầu cử trực tiếp của người dân, nhưng lại tăng voice & accountability của hệ thống lên rất nhiều.

    ReplyDelete
  22. Giải pháp QA nêu ra hơi phi thực tế và có lẽ còn vi hiến. Theo Hiến pháp thì Đảng lãnh đạo còn Quốc hội là cơ quan dân cử.
    Theo QA, cơ chế Lưỡng viện ở VN có phù hợp không? Hồi xưa chính quyền VNCH cũng áp dụng mô hình Lưỡng viện. Nhưng tớ thấy Lưỡng viện không phù hợp ở VN lắm, có lẽ nó phù hợp ở một chính quyền liên bang như Mỹ hơn.

    ReplyDelete
  23. Về mặt hợp pháp luật, hiến pháp hiện hành thì giải pháp của tôi rõ là không ổn rồi :) Nhưng thứ nhất, nó có thể là một thỏa thuận phù hợp với quyền lợi chính trị của hầu hết tất cả các bên (Pareto improvement), nên khả thi về chính trị hơn là giải pháp đưa thực quyền cho Quốc hội hiện hành (không phải Pareto improvement). Thứ hai là hợp pháp, hợp hiến ở Việt Nam rất tương đối, và bản thân 2 cơ quan nói ở đây (Quốc hội và Trung ương) chính là hai cơ quan quyết định tính hợp pháp, hợp hiến của bất cứ chuyện gì. Đồng ý rằng giải pháp tôi nói ra hơi quá radical (cấp tiến?), sẽ còn làm xấu hình ảnh Việt Nam đối với thế giới hơn nữa, và sẽ ảnh hưởng đến những vị đại biểu Quốc hội hiện tại (sẽ bị loại ra khỏi phạm vi quyền lực de jure, mặc dù thực tế thì họ vẫn đứng ngoài khu vực phạm vi de facto). Các bác phản đối giải pháp này cũng không phải lo gì, vì rõ ràng là chẳng ai đứng ra thực hiện được cả :).

    Bác Linh ơi, Lưỡng viện có ở nhiều nước đấy chứ. Thường Thượng viện mang tính bảo thủ hơn, nên ở một nước bảo thủ như Mỹ thì Thượng viện (đại diện bang) có quyền lớn, còn ở một nước cấp tiến như Pháp thì Thượng viện (đại diện vùng) có quyền nhỏ. Nếu mô hình lại việc chia sẻ quyền lực ở Việt Nam để tăng voice & accountability mà không trực tiếp phá hủy cơ sở lợi ích chính trị hiện tại, có thể chỉnh Trung ương thành Thượng viện, Quốc hội thành Hạ viện. Ờ, ý của bác Linh hay đấy nhỉ. Trung ương thực ra cũng được bầu hết sức cạnh tranh, nhưng được bầu theo nhiều tầng, và đại diện quyền lợi chính trị bảo thủ. Còn chuyện chỉ định đại biểu thì ở viện nào, nước nào cũng có rồi, ở Mỹ cũng có thể gọi nôm na là gerrymandering (cho hạ viện thôi).

    Dù gì, tôi vẫn thích tổ chức lại Trung ương thành một cơ quan dân cử (dù không trực tiếp), chỉnh lại constituencies của Trung ương (giảm bớt cơ quan nhà nước), và tăng thêm tính minh bạch trong bầu cử, phê bình và chịu trách nhiệm. Có lẽ cải cách Nhà nước ở đấy thì có hiệu quả hơn là điều chỉnh Quốc hội. Hê hê, khi nào phải viết bài trên blog về cái này mới được, cảm ơn ý hay của bác Linh.

    ReplyDelete
  24. Bác Linh theo dõi các hoạt động quốc hội tôi nghĩ không rằng các đại biểu (độc lập) có đủ khả năng hiểu sâu sắc các vấn đề để chất vấn được chính phủ. Nếu bác quan sát và để ý thì sẽ thấy những vấn đề được chất vấn trước quốc hội đa số đều là những vấn đề mà báo chí đăng tải. Các đại biểu chỉ cần siêng đọc báo thì có thể chất vấn chính phủ. :) (Cần ghi chú rằng những vấn đề nổi cộm trên mặt báo ít nhiều cũng do chính phủ hay các chuyên gia nêu lên chứ không phải từ quốc hội). Nói thế để cho thấy rằng các đại biểu nhà ta khá kém. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, các đại biểu nhà ta đa số đã được chọn lựa từ trước nên không kém mới là lạ. :)

    Nói riêng về kinh tế vĩ mô, nhìn đi nhìn lại thì chỉ có bác Trần Du Lịch và Cao Sỹ Kiêm tạm gọi là hiểu được các vấn đề về chính sách tiền tệ và tài khóa, đủ khả năng để chất vấn các vấn đề về kinh tế nhưng ý kiến của bác Lịch về vấn đề giảm phát vẫn còn gây tranh cãi trong giới học thuật, còn bác Kiêm thì bảo rằng trên diễn đàn tôi không chất vấn vì có vấn đề gì tôi chất vấn trực tiếp với bác Giàu thống đốc.

    Tôi cho rằng quốc hội cần phải có những cơ quan nghiên cứu riêng về các vấn đề vĩ mô, mang tính độc lập với chính phủ thì may ra các đại biểu mới có thể chất vấn một cách sâu sắc. Còn chỉ nhờ đọc báo mà đăng đàn chất vấn thì để cho các phóng viên hỏi còn hay hơn.

    ReplyDelete
  25. @Tề Phi: ý tưởng của bác rất hay, nhưng lại quá cấp tiến :) nên lại làm cho nó trở thành không tưởng :).

    Một quan sát của tôi thấy rằng các đại biểu quốc hội dựa vào các bài viết phân tích của các chuyên gia, lấy đó làm cơ sở và căn cứ để chất vấn chính phủ (chẳng hạn như vấn đề tập đoàn được nhóm Tự Anh xới lên hay vấn đề điện được nhóm A-tu-la cày bừa). Nhưng tiếc rằng những nghiên cứu độc lập ấy ở VN thì lại lại quá ít, âu đó cũng là nỗi buồn chung.

    ReplyDelete
  26. Quốc hội là 1 tổ chức hình thức,hợp thức hóa các quyết định của bộ chính trị.

    ReplyDelete