Tuesday, November 11, 2008

Còn duyên buôn nụ, bán hoa

Có nhõn một cái tin ngắn ngủi trên Strait Times kể về việc một công ty môi giới hôn nhân ở Singapore hạ giá cô dâu Việt Nam một nửa mà vẫn không có khách hàng, mà khiến các báo ở Việt Nam cứ sôi sục hết lên, mắng mỏ các bạn Sing không ra gì.

Bắt đầu là báo Thanh Niên với nhan đề bài viết "Cô dâu Việt Nam lại bị bôi nhọ ở Singapore" và những câu như "Bài báo gây bất bình và kinh tởm trong giới báo chí và trí thức; trong khi lại trở thành một trò đùa cợt của giới trẻ trên diễn đàn điện tử của tờ báo này."

Báo này trích lời bà Tôn Nữ Thị Ninh rằng "việc đặt tên công ty “Vietnam Brides International Matchmaker” là một sự xúc phạm đến Việt Nam. Nếu chấp nhận việc môi giới hôn nhân giữa một người đàn ông Singapore với một cô gái nước khác để ăn phí là hợp pháp thì cũng không nên đặt tên một quốc gia nào đó vào, vì như thế tạo ra một cảm nhận rằng phụ nữ nước đó là “on sale” (có thể mua được)."


Tôi thấy lý lẽ này của bà Ninh không thuyết phục lắm. Theo bà Ninh, nếu đặt tên không có khổ, thất học, rượu chè hay vũ phu ở nhiều làng quê Việt Nam. Với những người trong hoàn cảnh như thế thì điều quan trọng với họ không phải là duyên hay không duyên mà là làm sao để cuộc chữ Vietnam thì không sao, còn nếu đặt có chữ "Vietnam" thì lại là xúc phạm tới Việt Nam. Nghĩ cũng buồn cười, cái quan trọng là những chuyện thực tế đang diễn ra, chứ không phải việc một công ty có tên là "Vietnam Brides International Matchmaker” hay là "Brides International Matchmaker” hay "Asian Brides International Matchmaker” ...Công ty này đặt tên như vậy để nhấn mạnh rằng Vietnam là thị trường cô dâu chính của họ, một thủ thuật trong kinh doanh, chứ chẳng hề có ý "xúc phạm" Việt Nam trong việc đó.

Bà Ninh cũng nói "Nhưng nếu không lấy chồng chỉ vì anh ta có thu nhập thấp thì thật vô duyên!” Vấn đề không phải là duyên hay không duyên. Bà Ninh không ở vị trí như những người phụ nữ nghèo, ghê sợ cảnh nghèo khổ, vất vả cả đời, sống chung với những người chồng cũng nghèo sống tốt hơn, trước hết và quan trọng hơn hết là về mặt vật chất.

Báo Đất Việt cũng viết "Thông tin cô dâu Việt bị rẻ rúng ở Singapore qua một công ty môi giới xuyên quốc gia, một lần nữa khứa vào nỗi đau của những người có lòng tự trọng dân tộc. Bởi đó là sự xúc phạm danh dự, nhân phẩm không chỉ với phụ nữ Việt Nam."


Việc gái Việt phải sang nước ngoài kiếm chồng là chuyện tất yếu, nó chẳng liên quan gì tới danh dự, nhân phẩm...cả. Nhu cầu tồn tại, sống và mưu cầu hạnh phúc là nhu cầu bản năng của mỗi người. Trong khi thu nhập của Việt Nam thấp hơn nhiều lần Singapore, Đài Loan hay Hàn Quốc, trong khi chất lượng cuộc sống ở Việt Nam cũng thấp hơn nhiều lần các nước kia thì việc phụ nữ Việt Nam sang các nước này kiếm chồng, hoặc các nông dân Hàn Quốc, gác cổng Singapore, lao công Đài Loan dành dụm tiền để sang Việt Nam mua vợ cũng là điều không tránh được.

Đó có phải là nỗi xấu hổ không? Phải, đó là nỗi xấu hổ. Nỗi xấu hổ bởi nước nghèo, đến nỗi phụ nữ Việt Nam, vốn có tiếng là chịu thương, chịu khó, cũng phải lặn lội ra nước ngoài tìm chồng, hy vọng đổi thay cuộc đời. Và đó là nỗi xấu hổ của cả đất nước chứ không phải của riêng ai. Tại sao trong rất nhiều bài báo nói về số phận người phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài, không có bài nào đề cập tới nỗi xấu hổ này, thay vì chỉ đổ lỗi cho những cô gái ham tiền, thiếu hiểu biết, hay "phẫn nộ" trước việc báo chí nước ngoài bêu riếu phụ nữ Việt Nam.

Nghèo thì đi liền với nhục. Đó là chuyện dễ hiểu. Giả sử nếu Việt Nam giàu có như Singapore, liệu có làn sóng phụ nữ Việt Nam sang Đài Loan, Singapore lấy chồng nữa không?.

Chúng ta vẫn hay phẫn nộ vì những thứ không đáng có và tôn vinh những thứ cũng không đáng tôn vinh. Tôi tự hỏi, nếu như giá cô dâu Việt Nam tăng gấp đôi ở Singapore chứ không phải hạ một nửa thì báo chí Việt Nam có phẫn nộ như thế không? Có khi lại còn tự hào vì điều đó chứng tỏ phụ nữ Việt Nam được thế giới hâm mộ. Nói cách khác, không phải báo chí phẫn nộ vì việc cô dâu VN được rao bán mà là vì được rao bán với giá rẻ!.

Trong khi báo chí trong nước phẫn nộ vì việc ở nước ngoài, người ta hạ giá cô dâu Việt Nam một nửa xuống còn 4000 SGD ($2700) thì cũng trên mặt báo, người ta hân hoan (rồi sau đó lại thất vọng) khi đón tiếp ca sĩ Quỳnh Anh. Lấy ví dụ, từ ngày 1-10/11 trên Thanh Niên có tới ba tin bài liên quan tới việc ca sĩ này về Việt Nam như thể cô là một ngôi sao lớn, hay một niềm tự hào dân tộc. Bài Bonjour Vietnam của Marc Lavoine mà Quỳnh Anh là một bài hát hay, cả nhạc và lời, và hẳn khiến không ít người Việt xúc động. Nhưng xét cho cùng, đó chỉ là một bài hát do một nhạc sĩ nước ngoài viết tặng một cô ca sĩ hát phụ cho ông, người Bỉ gốc Việt. Việc giới báo chí cứ xôn xao hết cả lên trước việc cô ca sĩ ấy về Việt Nam rồi thất vọng vì không tiếp cận được cô xem ra hơi có gì đó buồn cười. Lại giả sử, nếu bài hát đó do một người Việt sáng tác bằng tiếng Việt, chứ không phải một ông Tây sáng tác bằng tiếng Tây thì liệu người ta có xôn xao vì nó thế không?

Một ông Tây sáng tác một bài hát hay về Việt Nam, chúng ta cảm động như thể đang lên mây.
Một tờ báo nước ngoài viết bài thuật chuyện chi phí môi giới cô dâu Việt Nam giảm một nửa ở Singapore do suy thoái kinh tế, chúng ta phẫn nộ như danh dự cả dân tộc bị xúc phạm.

Có phải chúng ta quá nhạy cảm với những gì ở bên ngoài người ta đánh giá chúng ta không. Nói cách khác, đó phải chăng là một biểu hiện của thói tự ti dân tộc, luôn sợ người ngoài chê mình, coi thường mình và sung sướng một cách quá đà khi được người ngoài khen. Và cái tâm lý tự ti ấy sẽ dẫn tới sự chung sống hết sức hợp lý giữa thói "vọng ngoại" và thói "bài ngoại".

Bonus: Nhân dịp bà Tôn Nữ Thị Ninh nhận xét các cô dâu Việt chê chồng nghèo là "vô duyên".

Còn duyên

Dân ca quan họ Bắc Ninh.


Ca sĩ: Thúy Hường

Còn duyên là duyên kẻ đón đón người đưa,
Hết duyên là duyên đi sớm để về trưa ớ trưa mặc lòng
Người còn không, đây em vẫn ở không ấy mà còn không
Đây em chửa có chồng, đây tôi chửa có ai
Tính a tinh tính tình tình tinh
A hội a hư hội hư là hứ hội hự

Còn duyên là duyên ngồi gốc gốc cây thông
Hết duyên là duyên ngồi gốc gốc cây hồng là hồng hái hoa
Có yêu nhau sang chơi của chơi nhà
Cho thầy là thầy me biết để đuốc hoa đuốc hoa định ngày.
Tính a tinh tính tình tình tinh
A hội a hư hội hư là hứ hội hừ

Còn duyên là duyên buôn nụ, nụ bán hoa,
Hết duyên là duyên ngồi gốc gốc cây đa chứ đa đợi chờ.
Đừng thấy em lắm bạn mà ngờ,
Tuy rằng là em lắm bạn nhưng em vẫn chờ là chờ người ngoan.
Tính a tinh tính tình tình tinh
a hội a hư hội hư là hứ hội hừ.


Hội a hư hội hư là hứ hội hừ


22 comments:

  1. =)) Ôi cái bài dân ca =))

    Em cũng công nhận với anh là nhiều khi bà Tôn Nữ Thị Ninh phát biểu khá... trống rỗng... Ngày xưa được nghe người ta tôn vinh Bà nhiều, nhưng sau này, khi vài lần nghe Bà nói, em thấy có thất vọng ít nhiều...

    ReplyDelete
  2. Các nhà báo dư sức và thừa mứa lòng yêu nước để phẫn nộ nhưng chẳng ai có cách gì giúp các cô gái trở nên có học và thoát khỏi cảnh nghèo khổ. Ở Sing, ít ra cũng 0 có nạn phân biệt đối xử và bạo hành gia đình đối với phụ nư như ở TQ, Đài Loan hay Hàn Quốc hay ... làng quê VN. Luật pháp không cấm hôn nhân có yếu tố nước ngoài và ai cũng có quyền tự do luyến ái và kết hôn. Tại sao các nhà báo lại cho mình quyền phán xét tư cách con người của người khác khi họ thực hiện quyền tự do của họ và cũng là thực hiện khát khao chính đáng là được sống một cuộc sống no đủ, được tôn trọng và hạnh phúc.

    ReplyDelete
  3. che.p, co`n tranh thu? hu*' 1 ca'i truoc khi ket ba`i nu*~a, anh Linh that la` cao tay!

    ReplyDelete
  4. Có phải chúng ta quá nhạy cảm với những gì ở bên ngoài người ta đánh giá chúng ta không. Nói cách khác, đó phải chăng là một biểu hiện của thói tự ti dân tộc, luôn sợ người ngoài chê mình, coi thường mình và sung sướng một cách quá đà khi được người ngoài khen. Và cái tâm lý tự ti ấy sẽ dẫn tới sự chung sống hết sức hợp lý giữa thói "vọng ngoại" và thói "bài ngoại".
    Đồng ý với bạn. Mình có một entry về việc này, trong đó mình còn hỏi: Để phụ nữ (con, cháu, em, chị mình) làm như vậy, nam giới VN có trách nhiệm gì ko?

    ReplyDelete
  5. Có khi nào tại mấy anh Hàn Quốc, Singapore là người châu Á ko nhỉ? Thực tế, có rất nhiều người được môi giới lấy chồng Tây, lấy Việt kiều, thấy có ai chửi đâu?
    Biết đâu, có khi lại như vậy bác Linh nhỉ?

    ReplyDelete
  6. Cho dù trong những bài báo đó có dùng những từ ngữ rất nghiêm trọng như "phẫn nộ" hay gì gì nữa nhưng khi đọc lên nó cứ trôi tuồn tuột, chẳng lắng đọng gì, cứ như là tác giả vừa viết ra những điều "phẫn nộ" đó vừa lim dim mắt uống cà fê hay đang vừa viết vừa tán dóc ấy...

    Tất nhiên đó chỉ là cảm nhận chủ quan của riêng tôi thôi

    ReplyDelete
  7. Entry rất hay anh ! Tâm đắc và ngưỡng mộ quá ...

    ReplyDelete
  8. no'ng qua' ban Linh oi, co Ninh noi the de xoa xiu moi nguoi thoi. Doan nay cua Linh minh thay hoi qua' "nếu như giá cô dâu Việt Nam tăng gấp đôi ở Singapore chứ không phải hạ một nửa thì báo chí Việt Nam có phẫn nộ như thế không? Có khi lại còn tự hào vì điều đó chứng tỏ phụ nữ Việt Nam được thế giới hâm mộ." Khong ba'o nao dam noi the dau.

    O nha nguoi ta buc xuc ti' thoi, chac bi am anh boi may vu cua Ha`n (ma no van dien ra day thoi).

    Quynh Anh thi minh thay co ve la tuong trung cho mot the he hai ngoai "u` u` ca.c ca.c" hieu biet rat mo ho ve Viet nam. Cung co the minh sai, nhung cung khong trach Quynh Anh duoc. Neu nhu 80tr nguoi Viet Nam "chang biet gi may" ve the gioi, thi Quynh Anh "chang biet gi" ve VN cung phai (minh nghi do la li do tai sao Quynh Anh ve ko tiep xuc voi bao chi cho thoa long mong doi cua ba con).

    ReplyDelete
  9. Phân tích rất sắc sảo.
    Khoái câu "Hội a hư hội hư là hứ hội hừ" quá đi mất.

    ReplyDelete
  10. Anh Linh ứ hự kinh thế!

    ReplyDelete
  11. "Có nhõn một cái tin ngắn ngủi.."A Linh ngoa ngoắt quá.Entry rất hay.Tuy nhiên, chả biết Quỳnh anh là ai?

    ReplyDelete
  12. thấy báo đang "vai trăm cô gái xếp hàng cho Hàn chọn lưa" thì quả là nhục ... nhưng cái đó khong phải là lỗi hoàn toàn của cánh mày râu mà nhiều phần là do nhờ ơn Bác và đảng ...

    Còn lạ gì báo đài nữa,( không dược lưu hành bình thường duơi lòng đường mà phải đi theo lề phải ..sắp tới chăc chỉ dươợ đi cầu vượt hay hầm chui ) nên chỉ biết a dua theo 1 tí chí ko hề có suy nghĩ nữa ...

    bà Ninh kia cũng chỉ là "ng con ưu tú của đảng" như bao lãnh đạo khác ở VN ... có chăng là PR khá hơn 1 chút chứ tư duy thì cũng cùng loại "ụt ịt"

    Hic, VN chỉ cần 1 vài bộ trưởng biết suy nghĩ như Linh thì chăc dân việt đỡ khổ

    ReplyDelete
  13. khao sat trong 100ng da~ tung nghe bo truong cua chung ta noi thi cung 96 ng ko ung ho,gia' nhu la 100 nhu ne^'u duoc 100% bo phieu cho Obama ^^

    ReplyDelete
  14. Ứ hự cái vụ Quỳnh Anh! Kinh hãi các bác Tuổi Trẻ và Thanh Niên: cố mà lăng - xê cho lắm vào! Vu cô dâu, tôi đồng tình với Linh 100%. Thêm một ý nữa là cái tinh thần tự tôn dân tộc của báo chí Việt chỉ có vậy thôi (cả tôi ở trong đó nữa, tôi cũng đang tự vả vào mặt mình đấy). Chưa có bài báo nào dám đặt thẳng vấn đề nước mình nghèo cỡ nào, đứng ở đâu (thực sự) trên thế giới, làm sao để nông dân thoát nghèo, để người Việt tự hào vì no ấm, vì giàu có (thuê ô sin người Mỹ luôn cho nó máu)
    Trường hợp Quỳnh Anh sáng nay ông Đỗ Trung Quân có một sổ tay đủ và hay trên SGTT rồi! Ý cũng giống ý bạn Linh!
    Tạm biệt bạn Quỳnh Anh! Em chã!

    ReplyDelete
  15. Bút lực của bác Linh càng ngày càng khá lên :)

    ReplyDelete
  16. Anh phân tích rất đúng, khi đọc bài này em chỉ cảm nhận việc cô dâu Việt lấy chồng Đài Loan cũng chỉ như "Đất lành chim đậu", khổ quá thì cũng phải tìm cách mà bon chen thôi nhưng e không thể lý giải cái sai trong nhận xét của người viết rõ ràng rành mạch như anh. Bà TNTN nói thế đúng là sáo rỗng, không chỉ các cô dâu ở nông thôn mVN mà cô dâu ơ đâu cũng thế thôi, ng ta phải xem xét điều kiện kinh tế rồi mới kết hôn chứ không lấy nhau về lấy gì mà ăn, nói chung em ko thích bà này. Người Việt mình có nhiều tính buồn cười a nhỉ?

    ReplyDelete
  17. hừm, bây giờ chị mới đọc. Chị còn là một trong những người cổ vũ đờn bà lục tỉnh đi lấy chồng Đài, chồng Hàn...Cứ nghĩ mà coi, đã nghèo lại còn ngày 3 cữ rượu, rượu xong về thượng cẳng chân hạ cẳng tay thì bố cô dâu nào chiụ cho nổi. Không nuôi được người ta, người ta đi lấy chồng (ngoại) lại còn lu loa. BÀ Ninh thì chấp gì, bà ấy có phải buôn thúng bán bưng hay rửa bát thuê nuôi chồng nghiện rượu đâu mà biết

    ReplyDelete
  18. tôi thì thấy bị mua về qua môi giới có khi họ còn tử tế với nhau hơn yêu nhau lấy nhau vì tình như một số cặp ở Viêt Nam.

    ReplyDelete
  19. còn chuyện hạ giá thu hút khách trong kinh doanh là bình thường

    ReplyDelete
  20. Đàn ông thích mông đàn bà , đàn bà thì thích cái bóp trên mông đàn ông . Cô gái trẻ nào chả khoái tiền . Lấy chồng ngoại là điều ...mơ ước của khối chị em VN.

    ReplyDelete