Mãi gần đây tình cờ đọc một bài báo trên Vnexpress tớ mới biết là có rất nhiều trẻ con hay có một người bạn tưởng tượng. Một ví dụ của bạn tưởng tượng là trong phim Chocolate, cô bé con trong phim (chắc khoảng 8-9 tuổi) có một người bạn tưởng tượng. Theo các nhà nghiên cứu thì có khoảng 30-60% trẻ em có bạn tưởng tượng, ở lứa tuổi từ 3-10, sau đó người bạn tưởng tượng này dần mất đi khi trẻ con lớn nhưng vẫn có nhiều người có bạn tưởng tượng kể cả khi đã lớn. Tỷ lệ này cũng cao hơn ở những đứa trẻ là con một hay con đầu, và trong các trường hợp trẻ con căng thẳng, cô đơn hay chịu nhiều sức ép.
Chuyện cũng lạ bởi vì từ bé tớ chưa bao giờ có bạn tưởng tượng, cũng không nghe thấy mọi người quanh mình nhắc tới bạn tưởng tượng bao giờ, ai ngờ tỷ lệ này lại lớn thế. Hồi đó trí tưởng tượng của mình được thể hiện bằng cách mình tưởng tượng là một ai đó và tự đối thoại với bản thân mình chứ không phải với một người bạn tưởng tượng.
Hơi tò mò về người bạn tưởng tượng của trẻ con, không biết mọi người ở đây có từng có bạn tưởng tượng không? Có nhớ gì về người bạn đó không? Người bạn đó vô hình hay hữu hình, nếu có hình thì là người hay con vật, có tên hay không tên? Tần xuất gặp gỡ của bạn với người bạn đó thế nào? Và đến chừng bao nhiêu tuổi thì người bạn này không xuất hiện nữa?
Trong cuốn The God Delusion, Richard Dawkins đưa ra giả thuyết là các vị thần trong tôn giáo cũng có vai trò tương tự những người bạn tưởng tượng, để an ủi con người. Nói cách khác, tôn giáo cũng là một hiện tượng tâm lý học. Nhưng chỉ khác là những người bạn tưởng tượng của trẻ con sẽ biến mất khi đứa trẻ lớn lên còn tôn giáo thì vẫn còn sức sống- có thể do tính xã hội của nó chăng? Bởi vì tất cả mọi người sẽ thuyết phục những đứa trẻ khi chúng có thể nhận thức là người bạn tưởng tượng của chúng không tồn tại, trong khi đó với tôn giáo, sự tồn tại của các vị thánh thần được coi là nghiễm nhiên trong hầu hết các xã hội. Richard Dawkins lý giải sự tồn tại của tôn giáo như một thứ virus có khả năng lây lan trên cơ sở một đơn vị mã thông tin thích ứng văn hóa mà ông gọi là meme (tự nhiên nhớ tới The Matrix Revolution). Những người theo học thuyết meme dùng thuyết Darwin để giải thích các hiện tượng văn hóa hay xã hội mà theo đó, meme cũng tương ứng với gene, và cũng trải qua quá trình chọn lọc tự nhiên và tiến hóa tương tự như tiến hóa sinh học thông qua biến thể, cạnh tranh và di truyền.
Cuốn God Delusion của Richard Dawkins, người được coi là trí thức vô thần nổi tiếng nhất hiện nay, tấn công tôn giáo và Thượng đế một cách kịch liệt. Richard Dawkins viết hay, rõ ràng, rành mạch, và thông minh. Điểm khiến sách của ông trở nên hấp dẫn là cách ông tấn công không dè dặt vào không chỉ các hình thái cực đoan của tôn giáo mà cả các đức tin tôn giáo nói chung. Nhưng các lập luận của ông không phải lúc nào cũng thuyết phục và công bằng. Dawkins tỏ ra yếu nhất khi tìm cách bác bỏ các luận điểm về sự tồn tại của Chúa, có thể do ông không thực sự hiểu triết học cho lắm. Còn với thần học thì ông cho là vô giá trị nên không thèm đọc. Dawkins là tín đồ trung thành của khoa học và thuyết Darwin tới mức nhiều người phê phán ông coi Dawkins cũng là một kẻ fundamental theo tôn giáo Darwin. Các lý giải về nguồn gốc tôn giáo của Dawkins tuy khá lý thú nhưng cũng không thuyết phục lắm. Trong các phê phán khác về các nhóm fundamental tôn giáo ở Trung Đông cũng như ở Mỹ (mà Dawkins gọi là American Taliban), yêu cầu về việc không được gọi là Catholic children mà phải là children of Catholic parents thì Dawkins tỏ ra thuyết phục hơn. Dawkins cũng tỏ ra dị ứng với những người theo chủ trương cultural relativism hay post-modernism, ví dụ ông phản đối gay gắt việc tòa án Mỹ chấp thuận không áp dụng luật giáo dục bắt buộc cho trẻ em tới cấp 3 với người Amish vì nó mâu thuẫn với tôn giáo và văn hóa của họ.
Cuốn sách của Dawkins tất nhiên gây ra các phản ứng dữ dội từ nhiều người. Dù gì thì đây cũng là ý kiến của một gương mặt trí thức vô thần lớn nhất từ sau Bertrand Russel (theo tạp chí Prospect thì Dawkins nằm trong số ba trí thức có ảnh hưởng nhất toàn cầu hiện nay- sau Noam Chomsky và Umberto Eco). Một trong những bài phê phán Dawkins nặng nề nhất là từ một trí thức Marxist, nhà lý luận văn học Terry Eagleton trên tờ London Review of Books.Terry Eagleton bảo Dawkins chẳng biết gì về thần học mà cũng viết về Thượng đế (một phê bình mà Dawkins cũng đã bẻ lại trong sách). Theo Eagleton, Dawkins là một đại biểu của cách tư duy chỉ tin vào những gì chạm được, nhìn thấy…
Một bài phê bình đáng đọc khác về Dawkins trên NYT. Một bài khác trên NY Review of Books.
Nói chung, đây là cuốn sách đáng đọc, nhất là với người Mỹ nơi mà theo Dawkins, 90% dân số vẫn tin vào một thế lực siêu nhiên nào đó, hơn 50% dân số tin vào Ngày Tận thế và hiện nhiều thế lực tôn giáo đang muốn đưa thuyết Sáng thế (creationism) vào giảng dạy trong nhà trường (một hành động không hẳn là cực đoan khi theo một poll thì có tới hơn 1/3 dân số Mỹ ủng hộ việc đưa thuyết sáng thế vào trường phổ thông, như là một khoa học hoặc như là một đức tin).
Khi ta 18, ta ngỡ lúc nào cũng có một cô bé xinh xắn dịu dàng nào đó nhìn ta từ phía sau.
ReplyDeleteKhi ta 28, ta không thèm ngoảnh lại, vì ta biết chẳng có ma nào nhìn theo dấu chân ta.
Trong trường hợp "đầu óc" của dân Mỹ như thế thì đáng đưa ra những vấn đề vô thần để giảm bớt sự "tưởng tượng hoá".
ReplyDeleteNhưng vấn đề là người viết cũng phải làm bạn đọc hiểu một cách trung lập, chứ không phải một loạt phủ nhận còn nhiều định kiến. Phản tác dụng.
Bài này của bác giới thiệu được nhiều tên người với cả tình hình chiến trường giữa vị này với vị kia :) Nhưng những luận điểm mà bác thấy đáng quan tâm thì không thấy trình bày (trừ luận điểm đầu tiên so sánh Thượng Đế với người bạn tưởng tượng làm chỗ dựa tinh thần).
ReplyDelete" Hơi tò mò về người bạn tưởng tượng của trẻ con, không biết mọi người ở đây có từng có bạn tưởng tượng không?" Em không có người bạn tưởng tượng nhưng hay tưởng tượng là mình có phép thuật và là ngôi sao ca nhạc (hồi bé) :D
ReplyDelete@Le: Bài này không nhằm mục đích trình bày. Có thể đọc các phân tích sâu về các luận điểm của Dawkins ở trên bất cứ một link nào trong các link phê bình kia
ReplyDeleteEm quan tâm về sự cảm thụ của bác, chứ các ông bà ngoài chợ nghĩ gì thì đọc đến đời nào cho hết :)
ReplyDeletenghe đến bạn tưởng tượng, em nhớ đến Hide and Seek và Donnie Darko :)
ReplyDeleteKhông chỉ có trẻ em, mà cả người lớn cũng có người bạn tưởng tưởng của mình đấy. Nhưng người lớn "giỏi" cất giấu những câu chuyện của mình hơn trẻ con mà thôi, em nghĩ thế. Bản thân mình, từ hồi nhỏ, khi nào có buồn mà không biết làm gì, nói với ai hay có những ý nghĩ không dám nói ra vì sợ mọi người cười, em lại nói chuyện với những người bạn tưởng tưởng của mình. Lớn dần lên, đôi khi em lại nghĩ có thể mình không bình thường lắm, khi mình ngồi đó, nói chuyện như thể có ai bên cạnh...Nhưng không ngờ mình không phải là người duy nhất như thế, nghĩa là mình cũng là một người bình thường a.
ReplyDeletesure..khong nhung mot ma vai ban ((: tat nhien la luc be thoi...Có le khi len cap 2 la het ban tuong tuong...
ReplyDeleteChu yeu la nhan vat yeu thich tu sach...Bạn than nhat la Bút Chì...co kha nang ve bat cu thu gi thi no deu bien thanh that: nhu kem, do choi v..vv ((:
Bao Vnexpress khong boc phet dau
tui ko có bạn tưởng tượng nhưng tui hay tưởng tượng con mèo của tui là em của tui, nhiều khi nghĩ nó hiểu mình nói gì. tu8i cũng có một cái đdtt, cái đầu tiên, xài rất lâu, về sau pin thì chai bộ nhớ thì ít nên phải đổi, nhưng tự nhiên thấy thương nó quá vì tối ngủ hay cầm nó trên tay :) creepy hen hehehe
ReplyDeleteo* cái này dúng dó, hoi bé em cuñg có imaginary friend, chac ta.i em con mot, khong có nhieu ba.n. Suot ngay ru rú trong phòng cho*i co*` mo^.t mình. Ba.n em cung có cái gì giong chúa tro*ì, o*? doa.n giu'p em thoát kiem tra mie^.ng khi em khong hoc bài, bù la.i em se làm 1 viec crazy gì dó.... :D
ReplyDeleteHí, bạn iu ơi, tớ đảm bảo bọn trẻ con VN, ít nhất thời mình có bói 10 đứa ko có lấy một đứa có bạn tưởng tượng. Còn tớ biết các cô gái lãng mạn (cùng thời cùng tuổi với tụi mình) thì 10 cô có nhiều hơn 3 cô tưởng tượng ra mình có bạn để tâm sự tâm tình, để mường tượng ra chuyện hẹn hò đối đáp, một cơ số hình như cũng khoảng 2/10 có bạn sờ được nắn được tên là "Nhật ký ơi" hihih Nhưng hình như giai đoạn đó kéo dài ko lâu và bắt đầu sau năm 15 tuổi. Qua 23 tuổi các cô vào làngven gọi "làng ơi"
ReplyDeleteVô đính chính giùm Russell yêu quí cái. Bác Xờ Mít , Russell hổng phải là tay vô thần nhe, y chỉ là người hổng khoái 'nhúng chàm' vô cái đề tài God giếc mà thui hè.
ReplyDeletebạn hồi nhỏ của em là một con chó tưởng tượng, vì thích chó nhưng có một lần bị chó cắn, mẹ ko cho nuôi, thế là tưởng tượng nắm 2 tai nó và ngồi nói...lớn hơn 1 chút khoảng 9-10 tuổi coi phim ma Casper thì ước gì có 1 chú y chang như vậy :D
ReplyDeletebi h thì lâu lâu người bạn đó là God (ko biết là form nào), nhưng tính ra thích nhất vẫn là có thể nói chuyện với 1 người thật, hoặc chó, mèo gì đó thay vì một God ở đâu ko biết...hoặc xem phim, nghe nhạc, đọc sách; đó cũng là một cách connection rồi :D
nhưng hình như theo em hiểu thì chuyện con nít tưởng tượng ra một người bạn liên quan đến một thế giới nào đó khác nữa, ví dụ tự nhiên con nít cười một mình hoặc chớp mắt liên tục về một phía, đó là khi nó connect với "bà mụ". người ra nói có một điểm gì đó trên đỉnh đầu em bé rất nhạy với những tín hiệu vô hình nào đó. và cái đó càng ngày càng cùn khi em bé lớn lên và bị nhiễu bởi những info xung quanh. em nghe chuyện này từ 1 người bạn rất mê các chuyện về tâm linh nên ko biết thế nào...8 cho vui thôi :D
@Thanh D: Xem entry trên Wikipedia về Russel nhé:
ReplyDelete"Bertrand Arthur William Russell, 3rd Earl Russell, OM, FRS, (18 May 1872 – 2 February 1970), was a Welsh philosopher, historian, logician, mathematician, advocate for social reform, pacifist, and prominent atheist."
Russel viết hẳn một cuốn sách có tên là "Why I'm not a Christian" trong đó bàn về việc có God hay không có God, làm sao lại bảo ông ấy không thích nói chuyện God được.
@all: Có vẻ những ai con một thì hầu hết đều có bạn tưởng tượng thì phải.
O My nhieu nguoi dien that :D Noi chung chuyen khong tim ra nuoc My tren ban do the gioi cung chua la gi :D
ReplyDeleteCha, cãi cái vụ Hữu thần với Vô thần của Russell hơi bị mệt à. Tui có đọc lướt qua cái bài mà bác Xờ Mít đưa và cố vạch lá tìm sâu cái chữ Atheist (vì tui tin 1 người quen thuộc với các tác phẩm của Russell ko khi nào phán cho ông cái chữ Vô thần to tướng). Theo như tui nhớ, từ lời Russell, tự ông cho là có 3 loại người : hữu thần (tin vào sự tồn tại của thượng đế), vô thần (ko tin vào sự tồn tại của thượng đế, và ko quan tâm đến thể tài đó (thượng đế có tồn tại ko cũng ko ăn nhậu gì đến tui). Tự ông cho rằng mình thuộc loại thứ 3 mà tui cho là 1 quan điểm khôn ngoan, thiên hạ đã cãi nhau mấy ngàn năm về God rùi, giờ nhào vô cãi nữa là dại. Giờ kêu tui tầm chương trích cú ra đây thì hông mần nổi trong cái đám sách ê hề của Russell (có lẽ là nằm trong mấy cuốn Logic and mysterism, my philosophical developement, science and religion, human knowledge and its scope, the analysis of mind). Kể tên sách ra hổng phải để 'nổ ' nghen mà chỉ nhân tiện recommend for anyone who is interested in reading some basic writtings by Russell (sẵn quảng cáo giùm Russell thui hè).
ReplyDeleteLời chính miệng Russell về cái vụ God giếc hữu thần hay vô thần ... mà tui ráng chụp cổ được trong cuốn History of Western philosophy của chính Russell:
' ... I do not myself believe that philosophy can either prove and disprove the truth of religious dogmas, but ever since Plato most philosophers have considered it part of their bussiness to produce 'proofs' of immortallity and the existence of God. They have found faults with the proofs of the predecessors - St Thomas rejected St Anselm 's proofs, and Kant rejected Descartes'-but they have supplied new ones of their own. In order to make their proofs seem valid, they have had to falsify logic, to make mathematics mystical, and to pretend that deep-seated prejudices were heaved-sent intuitions.' (trang 743-744)
(mấy câu sau type vô cho vui vì khoái Russell bỏ giò láy Kant, tự nhiên tui nhảy vô đính chính giùm Russell rùi trích mấy câu lãng xẹt)
Trích mấy vụ vầy mệt dữ, last time ha. What can be said are said, for the rest we should say nothing (trích 1 câu lãng lãng của 'đệ tử' Russell nghe cho có vẻ triết gia).
Tôi thấy trẻ con Việt Nam ít bạn tưởng tượng mà nhiều "thù" tưởng tượng hơn, như "Ba bị" và "mẹ mìn" hay ma chẳng hạn
ReplyDeleteTớ thì nghĩ là ai cũng có bạn tưởng tưởng mà thực ra lại không phải bạn tưởng tượng, mà là bạn thật, bạn bí mật. Bạn tưởng tượng có thể là một người hoàn toàn không có thật, được tạo ra từ trí tưởng tượng của mình. Nhưng cũng có thể là một người, hay sự vật nào đó có thật, theo lẽ thường không phải bạn mình, nhưng lại được mình thầm coi như bạn, thầm chia sẻ mọi buồn vui và đơn độc. Có thể là một bản nhạc, một bức tranh, một chỗ ngồi trong quán càphê, một ô cửa sổ, một tán lá, một con búp bê hay khẩu súng nhựa. Hoặc cái lạnh giá của một mùa đông đã qua, mỗi khi nhớ lại lại thấy lòng ấm áp. Dù là ai hay là gì chăng nữa, nhưng khi những con người/sự vật ấy đem lại được cho mình cảm giác được sẻ chia, tin cậy, thì đó chính là người bạn thật sự của mình. “Bạn” hơn là những người mình vẫn gọi là bạn, vẫn đi bla bla với nhau, sinh nhật lễ tết đều quà cáp điểm danh, nhưng chỉ đem lại thêm cho mình cảm giác cô đơn và bất trắc.
ReplyDeletee cũng có bạn tưởng tượng, và con người thì hay tưởng bở
ReplyDeleteanh dạo ni ra răng rùi hè? có hay im lặng và thở dài