Tin 1: Nhiều phóng viên Việt Nam bị thẩm vấn
Họ được coi là liên quan tới việc đưa tin về các vụ án tham nhũng tại Việt Nam trong thời gian qua.
Các phóng viên liên quan cho biết họ không được thông báo cụ thể mà chỉ được biết một cách chung chung rằng cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án làm lộ bí mật nhà nước và lợi dụng quyền tự do dân chủ liên quan tới các bài báo viết về vụ PMU 18 và vụ siêu lừa Nguyễn Đức Chi.
Cơ quan điều tra cũng không nói là đã xin lệnh phê chuẩn việc gọi hỏi phóng viên của Viện Kiểm sát hay chưa.
Tin 2: Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp: Tiếp cận cái mới để đưa đất nước đi lên
“- Công tác quản lý báo chí ở Bộ Thông tin và Truyền thông có gì mới, thưa bộ trưởng?
Về mặt quản lý báo chí, chúng tôi sẽ tập trung làm 5 vấn đề lớn. Thứ nhất, sẽ sửa đổi Luật Báo chí để việc quản lý được tốt hơn. Quy hoạch lại báo chí, hình thành những tập đoàn báo chí mạnh, với nhiều loại hình báo chí chứ không phải rải ra nhiều loại hình mà không có đầu mối chung. Đào tạo lại công tác cán bộ, từ tổng biên tập đến phóng viên. Thứ hai là hoàn chỉnh các quy chế quản lý, để mỗi người trên mỗi cương vị đều quản lý đúng trách nhiệm của mình. Ví dụ quy chế trách nhiệm của tổng biên tập, vì nếu không nêu cao trách nhiệm quản lý của tổng biên tập, thì Cục báo chí có đông bao nhiêu cũng không làm được. Tổng biên tập là người của Bộ Thông tin và Truyền thông sau này cắm ở từng tờ báo.”
Cũng ông Lê Doãn Hợp:
"Lâu nay báo chí bị quản lý theo mệnh lệnh, bị một số điều hành làm mất tự do. Báo chí sẽ có tự do nếu đi đúng lề đường bên phải. Tôi sẽ cố gắng để cho báo chí có một lề đường rộng, thông thoáng hơn", Tân Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Lê Doãn Hợp trao đổi với báo giới.”
Thực ra tranh luận về giữa quyền tự do báo chí và bí mật của nhà nước là một vấn đề không chỉ ở Việt Nam ( Nhưng trong khái niệm bí mật Nhà nước thì cũng còn quá nhiều chuyện phải bàn, bởi vì chẳng có ai ở Việt Nam kể cả công an hay Bộ trưởng Bộ Thông tin là biết được chính xác cái gì là bí mật nhà nước, cái gì không phải?). Ví dụ ở Mỹ gần đây có vụ văn phòng của Phó TT Cheney ngứa mắt với một ông chuyên gia cứ bô bô trên báo là ngày xưa không tìm thấy việc Iraq mua uranium ở Nigeria thế là phím cho báo chí là vợ ông này là nhân viên tình báo ngầm của CIA. Việc này là bất hợp pháp nên tòa án xử đòi nhà báo phải cung cấp tên người tiết lộ bí mật đó. Có hai nhà báo chịu cung cấp thông tin cho tòa án còn người thứ ba thì nhận ngồi tù thay vì tiết lộ nguồn tin.
So sánh việc này với việc xảy ra ở Việt Nam sẽ thấy khác nhau thế nào.
Thứ nhất, trong vụ trên là nhà báo không có tội gì khi viết bài tiết lộ thông tin trên (nếu nhà báo mà bị có tội thì đã chả có các vụ như vụ Watergate). Người có tội là người cung cấp tin cho nhà báo. Ở VIệt Nam, các nhà báo bị công an gọi lên thẩm vấn, thậm chí có thể bị truy tố (trường hợp Lan Anh báo Tuổi trẻ khi xưa), nếu không thì cũng bị thiệt hại trăm bề.
Thứ hai, chỉ tòa án mới có quyền yêu cầu nhà báo phải trả lời các câu hỏi ai là người cung cấp tin, chứ không phải công an. Ở Việt Nam, cả Bộ Thông tin, công an vào cuộc mà chẳng thấy nói tới tòa án ở đâu? Và tất nhiên trong vụ việc ở Mỹ kia, không có chuyện các nhà báo phải viết bản kiểm điểm. Lại càng không có chuyện một tờ báo bất kỳ nào cũng bắt buộc phải có Tổng Biên tập là người do Bộ cắm về các tòa báo (tức là thỉnh thoảng chắc chắn ông TBT sẽ phải tới vận động dạ thưa, ơn anh, vợ con em vẫn khỏe ạ, có chút quà cháu nó đi Trung Quốc về biếu anh ạ.., dạ, thằng đó ngựa non háu đá nên không biết, mai em sẽ tổ chức kiểm điểm nó ạ, anh đừng lo…).
Những sự việc phản dân chủ và công khai đi ngược lại tự do báo chí như thế mà một số người lại cảm thấy đương nhiên và đáng mừng (?). Tất nhiên, trong việc này có thể hiểu là họ quan tâm tới khía cạnh thực tế của vấn đề tức là việc Bộ Văn hóa đặt ra một cái khung rõ ràng hơn cho hoạt động báo chí như lời ông Hợp nói “Tôi sẽ cố gắng để cho báo chí có một lề đường rộng, thông thoáng hơn". Nhưng hiện còn chưa biết cái khung đó có rộng rãi hay không chỉ thấy là những hành động như trên thể hiện công khai việc đi ngược lại quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận. Chả nhẽ lại tiếp tục thở dài mà than “Cái nước mình nó thế” à (trong khi cả trăm nước khác thì nó không thế).
Nào các nhà báo, hãy cùng nhắm mắt mà đi về bên phải, đằng trước dù sao đã có tấm biển chỉ đường rồi, cứ bám thật sát, thật sát lề bên phải mà đi là khỏi lo ngã hay chẳng may bị xe đâm phải.
Còn cứ loạng quạng ngó nghiêng sang phía bên kia đường là chẳng may dễ bị xe cán lắm.
Xem mấy cái tin này, nhất là tin ông Hợp, mà rầu (sầu) cả người :(( Nhưng, cũng đúng là... nước ta nó vậy :((
ReplyDeleteĐề nghị bác Linh một ngày 2 entries thôi, ko tớ đọc còn ko kịp thì nói gì đến comment :S
ReplyDeleteP.S: Đấy là vì sự nghiệp kách mệnh cao cả của bác chứ ko phải vì mỗi lợi ích riêng của tớ đâu :D
À, nếu tớ là công an văn hóa thì tớ sẽ kiên quyết tiêu diệt những blog sến kiêm phản động như của bác Linh. Blog sến mà ko phản động thì có tính chất ru ngủ quần chúng, chả việc gì công an phải bận tâm. Blog phản động thì ngôn ngữ khô khan, cực đoan hay động chạm đến thần tượng, đến tự ái của đông đảo quần chúng nên cũng ít người đọc. Chỉ có những blog vừa sến vừa phản động kiểu như bài trước vừa sướt mướt thơ văn em yêu mùa xuân summer long ago, bài sau đã tự do báo chí, kiểm duyệt, annam mít mentality blah blah blah, như thế mới có sức thu hút quần chúng, mới có tính tuyên truyền cao. Quả là độc hại, và nguy hiểm cho chế độ!!!
ReplyDelete" ... dạ thưa, ơn anh, vợ con em vẫn khỏe ạ, có chút quà cháu nó đi Trung Quốc về biếu anh ạ.., dạ, thằng đó ngựa non háu đá nên không biết, mai em sẽ tổ chức kiểm điểm nó ạ, anh đừng lo ..."
ReplyDeleteHahaha! Bác Linh gần đây có mấy câu funny quá! Coi chừng mai mốt về VN được công an mời lên làm việc à nhe; mấy em chuẩn bị đi thăm nuôi anh Linh đi kìa :D
Quote from Prof THD's viet-studies page:
" "Quy chế quản lý báo chí chính là để chúng ta tự do hơn". Bất hủ! "
Ấy chết, bác Vietpundit đừng dọa tớ thế. Tớ viết bài thế này là trung dung thôi, trong phạm vi dân chủ mà nhà nước cho phép, chứ công an mà gọi lên thật thì tớ đóng blog tu tỉnh học hành sớm! Với lại, Bộ Văn hóa (giờ là Bộ Thông tin) vẫn chưa ban hành quy chế quản lý nội dung blog như đã hứa hẹn.
ReplyDeleteCó khi blog của anh Linh đã được Bộ Công an và Bộ Thông tin và truyền thông đưa vào diện phải theo dõi hàng ngày từ lâu rồi cũng nên :p. Thảo nào view cao thế ;)
ReplyDeleteEm nhớ hồi xưa cơ quan cũ của em ở VN có quản lý mấy cái diễn đàn nhỏ nhỏ. Thế mà thỉnh thoảng admin để lọt lưới vài bài hơi quá khích một tí là y như rằng bị các bác bên an ninh nhắc nhở ngay lập tức. Nghiêm trọng phết. Thế nên anh Linh có khi nằm trong tầm ngắm của các bác áy lâu rồi đấy. Bảo trọng nhé :D
ReplyDeletenói đáng mừng là nói về việc sẽ có những quy chế cụ thể và rõ ràng hơn. Luật pháp ở đâu chặt chẽ và người dân ở đó biết tôn trọng luật pháp thì nước đó đều ok cả. Vấn đề của mình là thiếu các quy chế pháp luật đúng đắn và phù hợp, vì thế, việc đặt ra vấn đề tạo các quy chế mới quả là đáng mừng và cần thiết. Còn các quy chế đó ko ok hoặc là được thực hiện ko ok thì lại là chuyện khác.
ReplyDeleteCòn xưa nay, ở VN các nhà báo vẫn đi bên phải đường, các nhà báo hơi có chút máu me và các tờ báo muốn bán được thì vẫn đi chênh vênh ở giữa hai làn đường hoặc ở mép đường (kiểu thiếu thăng bằng). Tuy nhiên, một số người đi như thế mà ko tự ý thức được việc đó nên dễ sa, dễ rớt.
Ở đâu làm báo cũng khó cả, nghề báo là một nghề nguy hiểm. Tuy nhiên, đừng để chết vì thiếu hiểu biết hoặc vì hiểu biết quá! (hehe, trung dung như anh Linh là quý lắm thay :P)
Em ơi, Khổng tử bảo "ta chọn Trung dung". Trung dung cũng gần với Trung đạo, tức là đi giữa đường. Mà như ông Bộ trưởng mới nói, ở Việt Nam đi chỉ đi ở "lề" bên phải thôi, loạng quạng trung dung đi giữa đường thì chết vì thiếu hiểu biết rồi. Lại nói về chữ thiếu hiểu biết với hiểu biết quá, các cụ ngày xưa dạy "khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống" cũng đúng với phẩm chất người Việt nhưng thời nay phải sửa chút ít thành "khôn cũng chết, dại cũng chết, biết mà nói là biết cũng chết, chỉ biết mà vờ không biết thì mới sống".
ReplyDeleteThôi đợt này về VN có khi anh xin thi công chức vào cái Bộ Thông tin mới thành lập, quyết tâm tu tỉnh biết mà vờ là không biết, với lại không biết nhưng cứ tỏ ra là biết. Có khi ngồi bàn giấy một vài năm trên đó rồi sẽ được "cắm" về tờ báo nào làm TBT cũng chưa biết chừng. ;))
hí hí, chắc vậy quá. Về làm TBT đi! (mình ăn bám, ăn bám, ăn bám :P)
ReplyDeleteanh Linh cẩn thận nhé, một loạt nón có lẽ đang chờ anh ở quê nhà...người ta thích nón nào thì chụp lên anh cái nón đó :D
ReplyDeleteYah, em còn biết được là mấy quán cafe ven hồ Hoàn kiếm, còn có các bác công an mật mặc thường phục ngồi ở đấy ở xem " bọn - nước - ngoài - nói - gì - về - việt - nam " nữa cơ
ReplyDeleteHaha ... em có ông bạn làm công an , suốt ngày nhờ em dạy tiếng anh cho đấy ..
Khổ fết anh nhờ :D
Theo góc độ dân gian thì ai cũng có quyền hỏi nhà báo lấy thông tin từ người nào. Vấn đề là nhà báo trả lời như thế nào?
ReplyDeleteTheo quy định của pháp luật thì cũng chưa có quy định nào nêu rõ "chỉ có tòa án có quyền yêu cầu nhà báo phải trả lời các câu hỏi ai là người cung cấp tin, chứ không phải công an". Vì vậy, việc công an hỏi là việc của họ, còn việc trả lời là của nhà báo chứ? Thế còn khi có yêu cầu của tòa án hoặc viện kiểm sát thì buộc nhà báo phải trả lời nếu không chỉ có con đường là vào trại thôi.
Chung quy lại là vấn đề nhà báo. Bác đặt vấn đề như trên em nghe không lọt tai lắm nên comment mong bác thông cảm