Thursday, August 2, 2007

Sử Mông Cổ

Bài này tổng quan tương đối đầy đủ về lịch sử Mông Cổ (dạo này tớ cũng hơi quan tâm tới lịch sử các nước “tứ di” của Trung Quốc như Mông Cổ, Triều Tiên, Nhật Bản).

VÍ dụ các chi tiết sau:

“Từ thế kỷ thứ I sau Công Nguyên đến thế kỷ thứ IV, người Mãn Châu Tiên Ty (Sien Pi) kiểm soát miền đông xứ Mạc Bắc. Miền tây là đất của A Đề Lai (Attalia). Ông chúa Hung Nô này, có lẽ là người Đột Quyết, mang quân sang tận Đông Âu, chiếm đóng đồng bằng Pannonie, nay gọi là Hung Gia Lợi (Hongrie). Năm 441, A Đề Lai xâm lăng đế quốc Đông La Mã (empire byzantin), tàn phá bán đảo Ba Nhĩ Cán (péninsule des Balkans), năm 451 vượt sông Rhin đánh vào Pháp nhưng bị thua liên quân La Mã, Burgondes, Francs, Visigoths trên những cánh đồng Catalauniques (ở miền Champagne bây giờ). Năm sau, ông định đánh thành La Mã (Rome), nhưng đã bị giáo hoàng Leon le Grand thuyết phục bằng việc nộp cống phẩm. Ông chúa Hung Nô bằng lòng nhận cống phẩm và rút quân, quay về Pannonie và năm 453 chết thình lình.”

Ngườn Hun di cư từ Mông Cổ sang châu Âu là một quá trình hàng trăm năm mới tới Atila chứ không phải Atila vừa làm vua Hung Nô ở Mông Cổ lại vừa sang tận châu Âu chinh phạt như thế. Lúc Atila làm vua người Hun (chưa được chứng minh rõ ràng có phải cũng chính là người Hung Nô hay không) thì người Hun đã cư trú ở Hungary một thời gian lâu rồi. Nhưng ông này nói đúng ý là Hung Nô thuộc về giống Thổ chứ không phải giống Mông Cổ, mà đúng ra thì phải gọi là tiền- Thổ (proto-Turkish) và tiền- Mông Cổ (proto-Mongol).


“Năm 960, nhà Tống thống nhất Trung Nguyên. Nhưng chẳng được bao lâu, những rợ chung quanh mạnh lên, áp chế cả thiên tử. Thuở ấy, các nước rợ mạnh đáng kể là: Đại Hạ, Liêu (có nghĩa là Sắt), Kim (có nghĩa là Vàng) và Tây Liêu.

….
Phía tây khu vực của người Mông Cổ là nước Tây Liêu, địa bàn là khu Tân Cương của Trung Hoa và nước Kazakhstan bây giờ, kinh đô là Hổ Tư Oát Nhĩ Đoá (Husiwoerduo). Cư dân ở đây là người Duy Ngô Nhĩ, một ngành của giống Đột Quyết, theo đạo Hồi.”


Chi tiết này cũng không chính xác. Nước Tây Liêu được thành lập sau khi nước Liêu của người Khiết Đan bị nước Kim của người Nữ Chân diệt, quý tộc Khiết Đan mang 10 vạn quân dân tiến sang Trung Á, lập ra nước Tây Liêu đóng đô ở Kyrgyzstan. Cư dân nước này gồm nhiều chủng tộc, đông nhất có thể là người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) cùng các dân tộc nói tiếng Thổ khác (như người Naiman) nhưng lãnh đạo thì lại là người Khiết Đan (thuộc nhóm Tiên Ty- Mãn Châu). Nhưng tới giai đoạn người Mông Cổ thôn tính Tây Liêu thì người Naiman (một bộ lạc Mông Cổ nói tiếng Thổ không chịu đầu hàng Thành Cát Tư Hãn mà chạy sang Trung Á nương nhờ Tây Liêu) đã lật đổ ách thống trị của quý tộc Khiết Đan để làm chủ Tây Liêu rồi.


Còn vài chi tiết nho nhỏ khác. Nhưng nói chung bài này cũng có ích, cho một cái nhìn tổng quan và khá chính xác về lịch sử Mông Cổ trước và sau Hốt Tất Liệt, dù cách dùng từ hơi cũ, hơi kiểu giản sử theo phong cách Nguyễn Hiến Lê.

3 comments:

  1. Chả hiểu các bác viết sử hiện đại dựa vào đâu mà mô tả nghe như thật thế.

    "Với lối đánh cận chiến, cung tên của Mông Cổ trở thành vô dụng, giáo và kích dài trở thành vướng víu khó xoay trở, trong lúc quân Nhật dùng kiếm chém giết rất tiện lợi trong cuộc giáp lá cà"

    Cái này nghe giống giả thiết tưởng tượng hơn là sự thật đã được kiểm chứng. Dễ thế lắm. Lính Nhật thì thường được gán cho tài dùng kiếm, còn kỵ binh Mông Cổ thì thường được thấy dùng giáo và cung tên. Thực ra không có nhà quân sự có kinh nghiệm nào lại dụng binh kiểu lơ mơ như vậy. Quân gì dùng binh khí gì đều được xếp thành đội ngũ riêng biệt, và một quân đoàn thường bao gồm đa dạng các loại binh chủng, để chúng có thể che chắn, hỗ trợ cho nhau hiệu quả. Đặc biệt là thủy binh thời cổ của mọi dân tộc thì đều được thấy mang theo đoản kiếm để tiện giao chiến trên thuyền.

    ReplyDelete
  2. Thì cũng như cách nghĩ quen thuộc phương Bắc cưỡi ngựa, phương Nam đi thuyền đó thôi.
    Với lại thực ra sở trường quân Mông Cổ dù sao vẫn là kỵ binh, trước khi chiếm được Trung Quốc và dùng quân Hán thì họ toàn là kỵ binh thôi. Tất nhiên chiến dịch đánh Nhật Bản thì sẽ có cả thủy binh (Triều Tiên+ Hán), bộ binh (Hán+ Triều) và kỵ binh (chủ yếu Mông Cổ). Cũng không phải quân lính nào trên thuyền cũng là thủy binh và quen với việc chiến đấu trên thuyền mà có lẽ phần lớn là kỵ binh và bộ binh.

    ReplyDelete
  3. http://vinamon.com Bạn vào đây tìm hiểu thêm thông tin về Mông Cổ nếu cần nhé

    ReplyDelete