i
Tối qua xem Blow-up để tưởng niệm Michalangelo Antonioni mới qua đời hôm 30/7 (cùng ngày với Ingmar Bergman). Kết luận chẳng hiểu gì cả nên không dám bốc phét nhiều. Vài ý thôi:
- Cinematography đẹp.
- Cảm giác phim này rất có tính hiện sinh, nhưng là một thứ hiện sinh nghiệt ngã và ironic chứ không phải poetic và buồn đau như phim của Ingmar Bergman chẳng hạn. Theme trong phim là sự hoang mang, sự lạ lẫm và cô đơn của con người trong một thế giới như thể được tạo thành bởi các vật thể được ghép lại (và tất nhiên Thượng đế đã chết). Nhân vật chính trong phim lang thang từ chỗ này tới chỗ khác, vô mục đích, và nhanh chóng chán chường với mọi người, mọi thứ. Những thứ khác có thể có (hay không có): sự lẫn lộn giữa thực và ảo, giữa sự tồn tại của cái gọi là sự thực khách quan (?) với những sự thực theo các cách nhìn và vị trí nhìn khác nhau perspective) (you believe what you see or you see what you believe?); vai trò của photography như một cách nhìn khác, một thực tại khác và khả năng phản ánh và thao túng của nó với thực tại; các giá trị của văn hóa đại chúng; sự buồn chán, lạc lõng, chán ghét tất cả (trong đó có cả bản thân) của thế hệ 60.
- Nhiều cảnh quay vừa powerful vừa ironic: Ví dụ cảnh cuối phim khi nhân vật chính cũng nhập cuộc chơi với quả bóng tennis ảo; đoạn anh ta đi nghe nhạc rock rồi tranh cướp khúc thân cây đàn mà ca sĩ trên sân khấu đập nát xong rồi khi đi ra đường thì thản nhiên vứt xuống vỉa hè, một chú khác thấy thế cầm lên xem xem rồi cũng vứt đi; hay đoạn anh ta vào một chỗ các bạn đang xì ke hỏi một cô gái đang phê “I thought you were going to Paris”, cô này trả lời “I am”…
Vài cái khác lượm lặt:
- Nghe nói kịch bản phim này ban đầu là thriller nghiêm túc có cả nhân vật chú ám sát nhưng rồi vì một phần là hết kinh phí, một phần là Antonionio theo phong cách ngẫu hứng khi làm đạo diễn, đạo diễn ngay tại chỗ mà không cần bám sát kịch bản nên cuối cùng bộ phim rẽ sang một hướng khác hẳn, không còn là một thriller thực sự nữa.
- Phim này là phim đầu tiên có cảnh quay nude toàn thân phía trước của phụ nữ. Khi chiếu ở Mỹ, các khán giả Mỹ xếp hàng cả dãy dài vì nghe nói lần đầu tiên sẽ có thể thoáng nhìn thấy public hair (ơ cái này không dịch được ra tiếng Việt nhỉ) của cô diễn viên (hình như cũng nổi tiếng) trên màn ảnh lớn. Trong phim cũng có một cảnh threesome và một cảnh một cô vừa làm tình với một anh vừa nhìn anh hàng xóm đang chõ mắt vào xem bằng một khuôn mặt rất biểu cảm, và rất khó diễn đạt là cô ta đang cảm thấy gì. Nhưng nói thế thôi chứ chẳng có cảnh sex nào explicit cả. So với các phim bây giờ thì tất nhiên là chẳng ăn nhằm gì về đoạn erotic.
Bạn Linh mê cô đào Ingrid Bergman (Casablanca)quá hay sao mà lại viết nhịu Ingmar Bergman thành Ingrid Bergman thế :) (2 người này trùng họ nhưng chả có bà con gì với nhau). Cô Ingrid cũng có đóng trong phim "Bản sonata mùa thu" của Ingmar Bergman. Người vợ cuối cùng của Ingmar Bergman cũng tên là ... Ingrid. Loằng ngoằng nhỉ :))
ReplyDeletePhim nay cung duoc, neu nhu xem vao nhung nam tuoi tre tuoi dep cai gi cung thich kham pha hehe, thi co le em se rat thich :) Nhung hom qua xem lai, cung thu vi, nhung cung khong cam thay thu hut hay am anh khac khoai gi gi nhu kieu ngay xua xem Fellini ca :D
ReplyDelete- Em đã định viết một cái gì đó về phim này, nhưng từ từ mới có thể viết được. Nên không comment gì cụ thể cả.
ReplyDeleteMỉm cười cái thôi.
Cảm ơn Lilia, tớ toàn bị nhầm giữa tên hai bác này với nhau.
ReplyDeleteavatar mới cũng có vẻ 3some lắm...bạn Linh bị ám ảnh 3some rồi haha
ReplyDeleteTo cung xem Blow-up vao 02/08. Phim nay co nhung doan gay am anh. Vi du nhu canh cac co nguoi mau khong the cuoi duoc.
ReplyDeleteCai public hair dich sang tieng Viet duoc chu nhi: lông l...
Thật sự là tìm mãi mới có người xem Blow-up, ngoài nhưngx thứ anh đã phân tích ra thì đây là một bộ phim có cấu trúc hoàn hảo, mặc dù như anh nói nó là sự thăng hoá , ứng tác trường quay. Cảnh đầu tiên trong phim là anh thợ ảnh đóng giả người công nhân để chụp ảnh, đến cảnh cuối thì là âm thanh tưởng tượng.
ReplyDeleteCó quá nhiều điều để nói về phim này.
+ Có chi tiết cánh quạt gỗ nằm trên sàn nhà và cảnh cuối là một không gian đầy gió - tồn tại hay hiện hữu- vô hình hay hữ hình?
+ Cảnh mà anh nói là cô hàng xóm làm tình ấy theo em nghĩ đấy bạn gái anh ta ngoại tình. Khi cô ta gặp lại nhiếp ảnh gia cô đã hỏi ( tất nhiên hỏi về vụ án nhưng có ý nghĩa ẩn dụ rất cao) : Anh có nhìn thấy không? Ở đâu... Câu hỏi ấy xoáy vào nỗi cô đơn mỗi con người có thật sự thấu hiểu nhau không.
+ Chi tiết tưởng tưởng tiếng bóng tennis cho vào hợp lý hơn hẳn sự tưởng tượng của nhân vật giáo sư trong phim " Thũng lũng dâu tây " và hiệp sĩ trong " dấu ấn thứ 7" của I.bergman( tất nhiên ông này có phong cách riêng.
+ Âm nhạc trong phim của H. H ( sorry không nhớ nổi hết cách viết) âm nhạc jazz mỹ hết sứ phóng túng. Nó hoàn toàn phù hợp tiết tấu phim, tuyệt vời nhất là trường đoạn anh ta xem ảnh, không âm nhạc nhưng đấy là âm nhạc của sự im lặng( hoàn toàn phù hợp với nội dung). Âm nhạc trong phim cũng thể hiện phong cách của Antonini rất tiết chế âm nhạc.
+ Mở đầu phim " MATCH POINT" của W.AILLEN có sự học hỏi phim này.
Hi vọng sẽ có thời gian nói về phim này vói anh.
Thanks