Nhân chuyện văn sĩ trẻ và chick-lit, nói thêm một chuyện khác. Chuyện này nhân việc lúc nãy tớ vào trang web của Trần Thu Trang thấy có câu này “Nhưng do một số nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan, tôi quyết định chọn tác phẩm sinh sau đẻ muộn [Phải lấy người như anh] để thực sự bắt đầu cho cuộc chơi văn chương của mình”. Và tớ nhớ ra rằng thỉnh thoảng đọc trên báo chí, các tác giả trẻ cũng hay nói một ý tương tự :“chơi văn chương”.
Dường như với họ, văn chương chỉ là để chơi? Hay là họ dùng chữ “chơi văn chương” thì sẽ có vẻ sang hơn, hoặc tạo cảm giác họ là người đa tài, chỉ ghé vào việc viết văn chút thôi mà đã làm được thế? Hoặc là vì họ không thấy tự tin vào khả năng và tác phẩm của mình, hoặc họ nói thế để tự cảm thấy yên lòng, để bào chữa cho việc họ chưa dành đủ thời gian và nỗ lực cho công việc viết văn? Có thể có nhiều lý do mà tớ không biết chính xác nhưng thực sự khi đọc thấy việc các nhà văn trẻ (thôi gọi là người viết trẻ cho các bạn ấy yên tâm mà có lẽ cũng chính xác hơn) có thái độ coi việc viết văn chỉ là “chơi văn chương” tớ cảm thấy có một sự thiếu nghiêm túc và chuyên nghiệp trong thái độ với công việc viết văn. Và còn thấy thiếu cả sự say mê nữa. Nếu như đúng là họ có thái độ thiếu chuyên nghiệp, thiếu nghiêm túc và thiếu cả say mê thì liệu còn có thể trông mong gì từ tác phẩm của họ? Nhớ cách đây lâu lâu, Cao Việt Dũng có bài viết trên VNN đại ý bảo là ở Hà Nội có quá nhiều những người chơi văn chương (hay nghệ thuật nói chung) trong khi lại có quá ít những người thực sự nghiêm túc với công việc văn chương (hay nghệ thuật nói chung).
Không nhất thiết người viết văn phải kiếm sống bằng nghề viết văn, thậm chí ở Việt Nam chắc hầu như chẳng có ai kiếm sống bằng việc viết văn. Nhưng thái độ với công việc viết văn cần được thể hiện nghiêm túc hơn. Việc những người viết văn đều bày tỏ rằng họ xem nhẹ việc viết văn (có thể trong thâm tâm họ không thế) hay tự phân trần rằng họ viết một cuốn tiểu thuyết nào đó một cách rất nhẹ nhàng như là một thú vui không phải là một tín hiệu tốt cho thấy lao động thực sự và nghiêm túc của họ. Kafka khi xưa là tiến sĩ Luật, kiếm sống bằng nghề mài đũng quần trong văn phòng và hầu như không xuất bản được một tác phẩm nào trong đời. Thế nhưng khi sáng tác, ông cực kỳ nghiêm túc, các bản thảo được ông sửa đi sửa lại hàng chục lần, các sáng tác của ông cũng thường xuyên được đọc cho bạn bè nghe để góp ý.
Xin trích một đoạn trong bài của chị 2 4 6- một người viết và blogger tớ rất nể trọng- bàn về tính chuyên nghiệp:
“Bạn nào đã xem phim HMRBL có thể còn nhớ cảnh chiếc xe ngựa đi qua một cánh đồng trải suốt một chân đồi rộng. Suốt buổi sáng hôm quay tôi đã đi nhặt rác trên cánh đồng (bất tận) đó. Lúc nhặt mới biết người ta vứt bao nhiêu bao ni lông ngoài đồng. Mọi người trong đoàn đều từ chối làm cái việc không mấy danh giá này, không ai đồng nghĩa việc đi làm phim với việc đi nhặt bao ni lông. Vì vậy, họ thiếu chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp không phải là hiểu nghệ thuật, có ý tưởng hay, tác phẩm đột phá. Ý tưởng, khi đến, hoặc đi, nó không màng tác giả của nó có chuyên nghiệp hay không. Người chuyên nghiệp là người thấy công việc mình đang làm là trung tâm của đời mình, ít nhất là trong lúc mình làm nó. Đủ gắn bó và trách nhiệm để đi nhặt bao ni lông trên cánh đồng, nếu mình quyết định điều đó cần thiết cho công việc, bất kể công việc đó hay hay dở.
Cúi nhặt bao ni lông trên đồng chỉ mỏi lưng thôi, chứ không khó. Nhặt bao ni lông trong một trang sách, giữa những chữ viết, ý nghĩ, hình ảnh, cấu trúc… thực khó hơn bao nhiêu lần. Đó là lúc tác phẩm cần sự chuyên nghiệp hơn lúc nào hết. Tác giả phải đứng lui ra để có được khoảng cách giữa mình và tác phẩm, phải dụi mắt, uống nước lạnh, để không đắm chìm trong tình yêu dành cho mọi thứ gì mình viết ra. Rồi lại phải đốt đi đốt lại ngọn đèn cầy bên trong lòng vì nó cứ hay tắt đi khi bụng mình đầy nước lạnh. Không có chút lửa cần thiết, tâm tưởng cũng u tối, theo một cách khác.
Tôi nói với cô bạn rằng tôi viết, nhưng không chọn viết là một nghề, và như vậy, khi tiểu thuyết đến giai đoạn cần sự chịu cực chịu khổ của một người xem việc viết là trung tâm của đời mình, nghĩa là cần đến một người chuyên nghiệp, thì tôi gặp mâu thuẫn mãnh liệt. Thật khó giải thích với mọi người, và với mình, rằng người ta có thể bỏ ra hai năm làm việc nghiêm túc cho một tác phẩm chỉ mang lại đủ tiền ăn sáng cho mấy mẹ con trong hai tuần. Còn nếu viết không phải để kiếm tiền ăn sáng, thì vì cái gì?
Chắc chắn là phải vì một cái gì khác rồi. Tôi biết nó là cái gì. Điều tôi không biết, đó là tình yêu đó – tạm gọi viết là một thứ tình yêu – nó là một chuyện may hay chuyện rủi.”
Bạn có thể cảm thấy mình chưa đủ tính chuyên nghiệp hay chưa sẵn sàng cho nó? Cũng tốt thôi nếu bạn thực sự hiểu được điều này. Nhưng nếu như một nền văn học mà trong đó đa số người viết văn đều ảo tưởng là “chơi văn” thì hay hơn, sang hơn so với “công việc viết văn” thì nền văn học đó là một nền văn học ngắc ngoải (cũng chính vì ý thức viết văn/thơ là để chơi mà các nhà nho thời xưa dù làu thông kinh sử, chữ nghĩa, nhưng hầu như không viết được cái gì dài dài đòi hỏi nhiều công sức. Quanh quẩn chỉ các bài thơ chén tạc chén thù, không “Thu hứng” thì cũng “Thu ẩm”, hết hứng với hết ẩm thì cũng hết thơ, nhưng xuân thu nhị kỳ làm và
i bài thơ là đủ thành thi sĩ!). Và chắc chắn là không có ý thức về tính chuyên nghiệp, người viết văn sẽ khó lòng tạo ra một sản phẩm độc đáo. Rất hiếm nhà văn viết tiểu thuyết vào các chiều chủ nhật mà lại viết ra được một cái gì đó có giá trị.
oh, 2 entry van hoc gan day cua anh doc suong qua, hihi
ReplyDeleteOài, cái chuyện này. Làm tôi nghĩ đến chuyện chúng ta rất hay có kiểu nói "viết như thế mà gọi là văn chương", "không thể gọi là văn chương được"... những kiểu nói quá dễ dàng, dễ dàng nhưng lại muốn động đến bản chất siêu hình. Mọi chuyện có lẽ khác như vậy.
ReplyDeleteCòn thì ai bỏ ra bao nhiêu thứ thì phần thu về chắc đúng là tương ứng thôi. Input tốt thì output tốt thôi. Những thứ nói năng phát biểu trên báo chí đúng ra nên được coi là cách ứng phó với cái hình ảnh trong công chúng của mỗi người. Thường thì người ta hay bắt chước người khác, thấy nói chơi thì mình cũng nói chơi, mà thật ra thì chả hiểu chơi là thế nào cả.
Chừng nào nạn luộc sách tràn lan chấm dứt và số lượng xuất bản của mỗi đầu sách không phải là vài ngàn mà là vài trăm ngàn, vài triệu, lúc ấy chắc chắn văn chương là chuyên nghiệp hay cuộc chơi sẽ có câu trả lời ngay. Sẽ có một rừng các nhà văn chuyên nghiệp mọc lên, coi văn chương là lẽ sống của đời mình. Khi nào viết văn vừa thoả mãn đam mê, vừa là cái cần câu xịn để câu cơm, câu danh tiếng thì có lẽ chả còn nhà văn nào tuyên bố văn chương là cuộc dạo mát, là thú tiêu dao lúc thư nhàn nữa.
ReplyDeleteThực ra tôi thấy chính ra "chơi văn" lại có khi được những tác phẩm để đời. Vì khi ấy, người ta viết không phải vì miếng cơm manh áo. Cũng đừng nghĩ là "chơi văn" thì viết sẽ kém chuyên nghiệp.
ReplyDeleteHiểu thế nào là viết văn chuyên nghiệp? Tức là lấy nghề viết làm cần câu cơm ư? Vậy thì họ sẽ viết cái gì dễ câu được cơm nhất. Phỏng ạ!
Những tác phẩm kinh điển, bao giờ cũng kén người đọc và không dành cho số đông. Vậy thì chuyên nghiệp theo cách hiểu đó là nghề viết mưu sinh, thì sẽ vĩnh viễn không bao giờ viết nổi cái gì ra hồn.
Chuyên nghiệp theo cách hiểu ý thức viết, thì viết chơi hay chơi văn cũng vẫn cứ chuyên nghiệp như ai. Bạn Linh hiểu về khái niệm "chơi văn" hơi bị gò bó.
thế nào gọi là chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp? Nhiều người được gắn mác nhà văn chuyên nghiệp nhưng viết ra những thứ đọc không nổi, trong khi những người đôi khi chỉ lảng qua văn chương và làm nên chuyện.
ReplyDeleteNói một cách khác đi, tác phẩm giống như một thứ duyên, bất thần người nào đó, vào phút nào đó và làm ra được điều đó.
Tất nhiên, thái độ coi văn chương là một cuộc chơi chơi cũng là một thái độ không ổn, trừ phi coi đó là một cuộc chơi "chí mạng", đã chơi phải chơi thật đã, phải chơi tận lực và có được cái gì đó sau cuộc chơi. Chơi như thế cũng đâu có dễ.
Với cá nhân mình (một người viết, ko phải nhà văn, hổng phải nhà thơ) thì việc viết là một viếc vô cùng vất vả và tổn hại trí não cũng như sức khỏe.
Tớ nghĩ bác Ivy_Mode hiểu lầm ý tớ. CHuyên nghiệp thể hiện trong thái độ đối với công việc và với tác phẩm chứ không phải là chuyên nghiệp nghĩa là kiếm tiền từ việc đó. Tớ có lấy ví dụ của Kafka và bài của chị 246 (viết 2 năm đủ để ăn sáng 2 tuần) để thể hiện tính chuyên nghiệp. Tức là sự tự ý thức rằng đó là một công việc nhọc nhằn đòi hỏi công sức chứ không phải thảnh thơi dễ dàng.
ReplyDelete@Jazzy: Với điều kiện Việt Nam sẽ rất ít người kiếm sống được thuần túy nhờ viết văn nên cái tình huống của em đặt ra sẽ rất rất ít có khả năng. Cái cần là việc xác định thái độ chuyên nghiệp với công việc như chị 246 định nghĩa "người chuyên nghiệp là người thấy công việc mình đang làm là trung tâm của đời mình, ít nhất là trong lúc mình làm nó."
Thậm chí một người viết văn chiều chủ nhật vẫn hoàn toàn có thể là người viết văn chuyên nghiệp nếu như anh ta thực sự có ý thức “chuyên nghiệp” với mỗi buổi chiều chủ nhật anh ta dành cho việc văn.
Còn việc hời hợt coi viết văn như một cuộc chơi, một thứ giải trí sẽ rất khó viết được gì giá trị. Tất nhiên đôi khi cũng có cái gì đó, cũng như có thể có những phát minh khoa học có được từ những sự tình cờ.
Thực ra bài này tớ có ý nói về một cái mốt (tạm gọi thế) mà nhiều người viết văn khi kể về tác phẩm của mình thường tỏ ra đó như là một thú chơi, và hình như họ còn tỏ ra tự hào về nó- một việc mà tớ nghĩ là hời hợt thậm chí hơi có tính bầy đàn (vì các nhà văn trưởng giả khác có tiếng hơn họ coi văn là chơi nên họ cũng nói thế).
Và còn cả sự hiểu lầm nữa. Ví dụ có thể có một số người nghĩ Nguyễn Tuân luôn nhàn tản, viết mà cứ như chơi. Và họ nghĩ là khi họ coi viết như chơi thì họ cũng trở nên kiêu bạc, tài hoa không kém cụ Nguyễn.
Ở đây mới chỉ là nói đến chuyện thái độ thôi. Thái độ chưa phải là tất cả, nhưng tôi thực sự nghĩ nếu có thái độ đúng (đúng là thế nào thì không có biết) thì khả năng có kết quả tốt là cao hơn nhiều nếu không có thái độ đúng. Mặc dù nhiều người rất nghiêm túc và đứng đắn mà lại viết vẫn rất chán. Hình như cái này thuộc về phạm trù "hâm" hehe. Lời dạy của anh Rilke sau đó anh Vũ Bằng copy lại, kiểu nếu thấy không viết thì sẽ lăn quay ra chết thì mới nên viết bây giờ vẫn là chân lý sống của nhiều người, nhưng tôi thì chả mấy tin. Cái "duyên" mà em Nam Giang nói thì như là quay xổ số ấy, mà quay xổ số thấy trên vô tuyến hình như toàn các anh nông dân trúng độc đắc.
ReplyDeletethì đúng là như thế, nên các tác phẩm có giá trị/đáng/nên đọc mới chỉ là con số rất nhỏ trên tổng số các tác phẩm được viết ra.
ReplyDeleteCòn tất nhiên, như trên đã nói, thái độ trân trọng và cố gắng tự làm mới, tự chuyên nghiệp hóa chính bản thân người viết có tác động rất lớn tới tác phẩm, nhưng (lại là chữ nhưng) vẫn cần cả những yếu tố khác. Chứ nhiều học sinh cần cù, học hành mải miết, trau dồi chữ nghĩa lắm mà mỗi năm cũng chỉ có số ít người đoạt giải quốc gia, quốc tế thôi à :P
@ a Linh: Đúng là ở đây mới nói đến chuyện thái độ và ý thức của người viết, nhưng thiết nghĩ cái điều em nói ở trên là một (trong số) những điều kiện Cần (nếu không muốn nói là cần nhất) để một người viết xác định văn chương là thú chơi hay là một nghề thật sự chuyên nghiệp để coi nó là trọng tâm của đời mình. Tất nhiên ở VN hiện giờ thì còn lâu mới có điều kiện lý tưởng để cho các nhà văn sống bằng nghề, nhưng nếu làm triệt để vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ và đầu tư nhiều vào truyền thông để nâng cao văn hóa đọc, hoàn toàn có thể hy vọng vào sự nâng cao tính chuyên nghiệp của các nhà văn trong tương lai (gần), với một thị trường có số dân tới hơn 80 triệu người.
ReplyDelete@ bạn Nam Giang: Có lẽ định nghĩa về một nghề thường căn cứ vào thời gian và tần suất một người thực hiện công việc đó trong đời mình chứ không căn cứ vào chất lượng của công việc. Những nhà văn có tác phẩm để đời, được đánh giá cao thường chỉ chiếm số ít. Nhưng không vì thế mà những người viết làng nhàng, nhưng cho ra một số lượng tác phẩm đều đặn ít nhiều có những đóng góp nhất định lại không được gọi là nhà văn chuyên nghiệp.
cai gi cung choi, lam that kho qua nen danh phai choi chu sao nua, da bao la vua luoi vua thieu trach nhiem vua thieu ky luat ma lai :P
ReplyDeleteđúng gồi. Nhưng tớ nghĩ là ngay cả nhiều người viết liên tục, ra những tác phẩm đều đặn nhưng họ cũng không có đóng góp gì cả. Bởi vì sao, quan niệm của tớ về việc có đóng góp trong văn chương là: có sự sáng tạo về mặt ngôn ngữ, cấu trúc, trường phái,... hoặc đơn giản hơn là nói những chuyện cũ theo một cách mới, riêng và khác biệt. Tớ rất sợ đọc những tác phẩm mà nghĩ là nếu ko tác giả đó viết thì anh ABC nào đó cũng viết được. Tức là đọc cái người mà ko có một cái gì riêng hết, hoặc không một cái gì mới hết thì đều thấy kinh cả. Còn trong trường hợp đứng từ góc độ người viết, tớ nghĩ, nếu anh ta thấy mình chẳng có gì mới mẻ hoặc ko làm được cái gì đó hay ho thì nên gác bút cho xong, không nên sòn sòn sinh lợn con làm gì, vì có sinh thì cũng 1 - không ai đọc, không ai biết tới; 2 - chẳng tự mình thấy nó mới mẻ, hay ho, khác biệt với người khác. Còn người ta cứ phải viết để lấp đầy các khoảng trống ngớ ngẩn trên những tờ báo/trang văn chương ngớ ngẩn để có tiền mà sinh sống hoặc viết vì chưa nhận ra là mình kém cỏi, thì kệ người ta thôi.
ReplyDeleteCái chuyện "đối với tôi, văn chương chỉ là một cuộc chơi thôi" này em nghe thủng màng nhĩ rồi, khiếp, từ chị Diệu em trở đi. Em có viết một entry nói về cái này: http://blog.360.yahoo.com/blog-ABv7t307bqLKd3e8pzU8?bid=63&yy=2006&mm=10
ReplyDeleteChị Diệu em viết Bóng đè xong nổi như cồn, nhưng mà chị ý vẫn bảo "văn chương với tôi chỉ là một cuộc chơiiiii thôi". Đấy, mới chơi thôi mà đã thế nhé.
Ơ, mà cũng có thể chị Diệu ko kiêu ngạo như em tưởng, chị ấy muốn nói về sự nghiệp dư và tay trái của mình trong nghề, nếu có viết kém cũng xin đừng ai chửi.
Nhưng ít ra chơi văn cũng đỡ phí tiền hơn chơi gái.
ReplyDeletechà, ở VN đâu chỉ văn chương được xem là chơi, điện ảnh người ta cũng chơi mà kinh doanh ngừơi ta cũng chơi. Ở ta, không chơi mới lạ. Nói là chơi để có gì làm sai, làm dở thì bảo 'thì chơi thôi mà, làm gì dữ vậy'. Ừa, thì chơi thôi...
ReplyDeletenhư chơi blog vậy nè :D
với lại tui nghĩ ngừơi ta quán triệt tinh thần 'khiêm tốn'... (dù nhiều khi vì 'khiêm tốn' nên cũng khó 'thật thà', nhưng cũng vì thế mới thấy là họ 'dũng cảm'.
ReplyDeleteLam that kho, nen moi de ra tu choi. Con thay ko du suc lam that thi cu nhan la choi ngay tu dau. The nao chang noi duoc :D
ReplyDelete@Trang: Anh có đọc ở blog em. Anh nghĩ có thể có cả 2 lý do vừa tỏ ra khinh bạc lại vừa sợ trách nhiệm và không yên tâm với chính mình. Khi người ta không tự tin lắm thì người ta thường tỏ ra là mình bất cần. Cũng như chuyện khi đi học ở Việt Nam, nếu tới kỳ thi mà hỏi bạn bè là có học nhiều không thì bạn nào bạn nấy cũng lắc đầu bảo tao đi chơi suốt cho dù đêm hôm trước có khi bạn học bạc mặt ra. Trong khi ở Tây thì nếu hỏi câu đó, đứa nào cũng kêu là học nhiều, tao chỉ ngủ có mấy tiếng ngày hôm qua…Lý do chính có lẽ là ở chỗ ở Việt Nam mọi người coi tất cả mọi chuyện đều là chơi: học cũng là chơi mà thi cũng là chơi, viết văn là chơi mà làm phim cũng là chơi. Thế nên bạn nào cũng phải tỏ ra đó chỉ là “cuộc chơi”, vì đó là implicit understanding cho việc bạn là người thông minh và có tài. Nếu bạn nào tỏ ra ta nghiêm túc, ta say mê với việc đó thì rất dễ nhận được sự nghi ngờ hay cười khẩy từ những người cùng nghề (đấy nó làm cả ngày cả đêm mà giờ kết quả cũng chỉ có thế trong khi mình chỉ gẩy bút mà đã xong 1 truyện ngắn trong 1 tiếng không biết làm gì khi ngồi quán café wi-fi đợi em).
ReplyDeleteMột cái nữa là ở Việt Nam người ta coi trọng tài năng hơn là sự nghiêm túc hay say mê trong công việc. Một người nếu đạt được một thành công nào đó, nhất là khi còn trẻ thì hay được xưng hô là tài năng, và nếu đọc các bài báo về tài năng đó thì người ta hay viết là anh ta có tài bẩm sinh thế nào chứ không phải là anh ta đã lao động sáng tạo cực nhọc thế nào. Hình mẫu các anh hùng, kẻ sĩ của Việt Nam là các chàng Trạng Quỳnh đi thi ngoáy cái làm xong bài xong rồi nghênh nghênh viết nhăng cuội “thừa giấy làm chi chẳng vẽ voi” vào đó. Hoặc khi đối đáp được một câu với sứ Tàu “sấm động Nam bang, mưa rơi bể Bắc” là hả hê lắm (lại nhớ giai thoại về bác Lê Đức Thọ xưng tao còn là bố hai tiến sĩ khi Kissinger xưng là Tiến sĩ Kissinger, nhớ thêm cả chuyện em gì học báo chí ở New York khoe trên báo là đã đối thoại “sòng phẳng” với Kissinger về chiến tranh Việt Nam). Hay các trường hợp có thật trong lịch sử: người ta ca ngợi ông Lê Quý Đôn ứng khẩu thành thơ khi còn trẻ con chứ ít ai ca ngợi những cuốn sách về phong tục-lịch sử mà ông này viết sau này. Cứ như thể chỉ cần tài năng là đã có thể dương danh thiên hạ. Và vì thế khá nhiều “kẻ sĩ” thời nay thích tỏ ra mình có tài năng thiên bẩm, chẳng cần làm mà vẫn thành công, nằm trong “số ít được lựa chọn”, còn mấy người làm nhiều, nghiêm túc và say mê chẳng qua đều lấy “cần cù bù thông minh” thôi.
@ Nam Giang: Có lẽ cần phân biệt « chuyên nghiệp » với « tài năng ». Chuyên nghiệp là ý thức trân trọng, lao động nghiêm túc và hiểu biết về nghề. Còn việc tác phẩm có đem tới một giá trị mới mẻ nổi bật hay không thì đó thuộc về tài năng, là yếu tố để phân loại đẳng cấp của các nhà văn. Nhà văn tài năng lớn sẽ mang đến những sáng tạo lớn, còn nhà văn tài năng bé thì mang đến những sáng tạo khiêm tốn hơn. Sự chuyên nghiệp giúp hoàn thiện tài năng. Ngược lại, có tâm huyết với nghề mà không có tài văn thì cũng rất khó.Tuy nhiên, trong văn chương, có rất nhiều trường hợp « tài năng là 1% bẩm sinh và 99% khổ luyện » …
ReplyDeleteNói chung tác phẩm nào cũng mang đến những cái mới, dù ít dù nhiều, tuỳ thuộc vào « tạng » của nhà văn. Chỉ có điều, hình như chúng ta hay mong chờ những cái mới hoành tráng mà ít quan tâm tới những thứ nhỏ (mà vẫn đẹp). Hơn nữa, như bạn Nhị Linh nói, mọi thứ đều có lớp lang, phân tầng, định vị cả. Khó có thể nói một nhà văn chuyên viết tiểu thuyết kinh dị thì chuyên nghiệp hơn một nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi, hay một tiểu thuyết gia hiện sinh thì chuyên nghiệp hơn một nhà văn viết tiểu thuyết tình cảm. Sự chuyên nghiệp trong sáng tác văn chương có lẽ cần có những tiêu chí riêng để đánh giá.
Ví dụ, trường hợp của Trần Thu Trang với « Phải lấy người như anh », « Nhật ký cho tình yêu », Độc giả mà bạn ấy muốn nhắm tới là các chị em văn phòng, các bé tuổi teen. Dù rằng một số độc giả khó tính không coi đó là văn chương đích thực, nhưng ở một góc độ nào đó, bạn ấy là một người viết chuyên nghiệp trong thể loại văn chương mà bạn ấy lựa chọn. Bạn ấy biết rõ mình viết cho ai và phải viết thế nào. Đó là chuyên nghiệp. Nói văn chương là một cuộc chơi, có lẽ bạn ấy mang tâm thế là một người mới vào nghề viết, muốn thử sức và tìm tòi chính mình.
Ví dụ thứ hai là chị Thuận (Paris 11 tháng 8, Chinatown, …). Chị ấy lựa chọn một lối đi riêng không đụng hàng - viết về thân phận người xa xứ - và viết rất « năng suất », rất đáng khâm phục. Đó là chuyên nghiệp.
Nói thêm một chút. Nhiều người viết, nếu có phát biểu rằng văn chương với họ chỉ là cuộc chơi, thì có thể họ nói thật lòng chứ không phải để né tránh trách nhiệm hay vì « tinh vi », kiểu như « với văn chương tôi chỉ chơi chơi thế thôi mà hóa ra lại ngon ». Đỗ Hoàng Diệu đã có gan viết « Bóng đè » và Hồ Anh Thái đã tuyển chọn nó để in ra thì không có lý do gì họ phải né tránh trách nhiệm cả. Nguyên nhân vì sao họ chưa dám hết lòng với nghiệp viết và chưa dám chọn văn chương làm nghề chính thì có nhiều ...
Chời, post xong mới đọc cái post mới nhất của a Linh, thấy giống ý đầu của em quá :D. Ý tưởng nhớn gặp nhau chứ ko phải em đạo ý tưởng của anh đâu nhé ;)
ReplyDeleteKhiếp, dạo này mình nói nhiều (trên blog) dễ sợ.
ReplyDeleteCũng xin tự thú là tớ là người Việt điển hình, tức là lười biếng, vô kỷ luật, thiếu tổ chức, thiếu trách nhiệm và khi bạn nào hỏi tớ là học hành vất vả không thì câu trả lời thường trực của tớ là có gì đâu, nhàn không ấy mà (implicit: thông minh :D). Nói chung tớ có nhiều tố chất để trở thành một loser chính hiệu (on the way too).
o cai comment o tren cua anh Linh hay nhi.
ReplyDeleteThoi lam nhanh cho xong cai PhD roi chuyen nghe boc phet van chuong nghe thuat di anh Linh oi :D
Van chuong la thu rat it nam tinh, no la thu danh cho dan ba nhieu hon la cho dan ong, nhat la van chuong o VN va van chuong duoc nguoi VN thich. Van con do chu tho thi 100% la thu danh cho dan ba. Lau lau nha em dat cau hoi tai sao dan VN thich tho, ai cung lam tho, mai den gio moi tim duoc cau tra loi hai long: dan VN ngai suy nghi.
ReplyDeleteEm tình cờ thấy bài viết này trên mạng. Ý kiến của mấy chuyên gia văn chương về tính chuyên nghiệp trong sáng tác. Có thể tham khảo.
ReplyDeletehttp://www.saigonmusic.net/articles.cgi?article_ID=1328
Đây nữa, một bài phỏng vấn khá mới về nghề văn: http://vietnamnet.vn/vanhoa/chuyende/2007/07/723920/
ReplyDelete1.Bạn Linh đã đi đúng vào điều cốt tử của các nhà văn nói riêng, cũng như bản tính của những người hoạt động nghệ thuật ở mình nói chung: sợ chịu trách nhiệm, hay nói đúng hơn là hèn! Cái kiểu văn hoá "người khôn ăn nói nửa chừng" đảm bảo cho người viết (tôi chưa dám dùng đến danh hiệu nhà văn) nhỡ có bị sửa lưng về tác phẩm của mình thì cười hề hề mà rằng "mình viết chơi ấy mà", "mình cũng đã nói là mình viết chơi mà" một bước lùi. Không thể đòi hỏi ở những người này sự nghiêm túc được, vì họ không tôn trọng ngay đến chính mình! Còn nếu đề cập dưới khía cạnh khiêm tốn, thì tôi không tin!
ReplyDelete2. Có nhiều người trên này nói về phút xuất thần để ra một tác phẩm để đời! OK! Nếu đó là những người viết nghiệp dư! Tôi coi khái niệm nghiệp dư ở đây là sự ăn đong vào chính những kinh nghiệm sống của mình, của bạn bè mình, chứ không phải là con kiến cần mẫn đi nhặt cát ở những nơi khác. Khi nhận thương hiệu nhà văn, cũng có nghĩa là anh đã ký với xã hội một bản khế ước nghề nghiệp, và đòi hòi anh phải làm việc một cách cật lực và chuyên nghiệp cho xứng với cái thương hiệu đó! Xã hội coi những phút loé sáng của một ai đó "chơi văn" chỉ là thứ gia vị thôi, còn động lực phát triển của cả nền văn học ấy không thể chủ quan mà giao phó cho những người thong dong chơi văn được!
Cũng có người nói là "chỉ làm 2 câu thơ mà để đời"! Xin thưa là 2 câu thơ ấy để đời, bởi người ta đọc cả ngàn câu khác của anh mà chẳng chọn thêm được câu nào nữa!
Entry của bác hay quá. Em rất dị ứng với cái từ "chơi văn" của mấy người viết trẻ mới nổi này.
ReplyDeleteThoải mái đi các bạn. Ai gọi văn chương là cuộc chơi cũng được, miễn là chơi hết mình, chơi tới bến.
ReplyDeleteblog nai` cua? linh A2 ah
ReplyDeleteTớ đang làm văn chương chứ không chơi, kekeke.
ReplyDeleteChơi thì ra chỗ khác chơi, chứ viết văn thực sự khổ bỏ xừ, vắt kiệt tâm can, nghĩ cả ngày để chọn một từ, viết xong mệt hết hơi, cả trí tuệ lẫn thể xác, mệt hơn đi làm kiếm tiền nhiều, chơi bời gì.
ReplyDeleteCòn nếu "chơi" nghĩa là có niềm vui trong công việc này thì đúng là có "chơi", và "chơi" rất đã.
Xem ra bạn Linh và bạn Trần Thu Trang có nhiều duyên nợ với nhau phết. Hôm trước sang blog bạn Trang thì thấy có hẳn 1 entry "phê bình" bạn Linh, giờ sang đây lại thấy có hẳn 1 entry vì câu nói của bạn Trang hi hi.
ReplyDeletetôi nghĩ đồng ý với ý kiến "chơi văn chương" là hơi khó chịu.
ReplyDeleteCảm giác để chữ "chơi" ở đầu một cụm từ nó là cho bản thân chữ sau nó không hay. Đúng là trong comment của các bạn trước có nói về một số nhà văn có tác phẩm nổi tiếng cho rằng Văn chương là một cuộc chơi. Nó mang ý khác hẳn ý để chữ " chơi" ngay đầu từ " văn chương".
Nếu không nói nó muốn xem rẻ từ " văn chương" - nó ở đây là từ "chơi".
Ý riêng thôi, tác phẩm " bóng đè" tôi không thích lắm, tính diễn dạt biểu cảm ko cao, nói về sex cũng tạm, ko nói là dở. Nếu đọc các tác phẩm khác viết về vấn đề này nó hay hơn nhiều ( cỡ Bóng đè tầm 4-5).
Tính chuyên nghiệp và nghiêm túc là đáng có của người cầm bút viết văn.
Em nhớ đã đọc đâu đó, hình như của Gracia marquez : "nếu anh nghĩ có thể sống mà không cần viết (văn) thì tốt nhất là anh đừng viết nữa."
ReplyDeleteLàm nghề gì muốn tử tế cũng phải làm nghiêm túc, khổ nỗi nhiều người cứ nghĩ "nghệ sĩ" phải "chơi" mới là nghệ sĩ
Em nhớ đã đọc đâu đó, hình như của Gracia marquez : "nếu anh nghĩ có thể sống mà không cần viết (văn) thì tốt nhất là anh đừng viết nữa."
ReplyDeleteLàm nghề gì muốn tử tế cũng phải làm nghiêm túc, khổ nỗi nhiều người cứ nghĩ "nghệ sĩ" phải "chơi" mới là nghệ sĩ