Tuesday, August 7, 2007

Why not the worst

Đọc bài của bạn Trang, bên cạnh phản ứng có thể hiểu được của bạn khi tác phẩm bị chê (phản ứng mà giờ hay được gọi bằng cái câu “Ai cho mày chê con tao xấu” của Phan Thị Vàng Anh) thì tôi có một số nhận xét sau:

Thứ nhất về cách tôi chê tác phẩm của Dương Thụy và phỏng đoán là có thể có những ẩn ứng về tình dục trong tác phẩm là một điều bình thường. Các nhà phê bình vẫn có những giả thuyết như ảnh hưởng của chứng bất lực, sợ đàn bà của Kafka lên các tác phẩm của ông, hay ám ảnh về tình dục và bạo dâm từ đời tư bản thân trong các tác phẩm của Elfried Jelinex…Đó là nhận xét của một số nhà phê bình chuyên nghiệp đối với các tác phẩm của các nhà văn lớn. Ở đây, tôi cũng chỉ đặt một vấn đề có thể có các mặc cảm bạo/khổ dâm trong các tác phẩm của Dương Thụy với tư cách một nhà văn, và hoàn toàn không nói gì về đời tư của chị Thụy mà cá nhân tôi không hề quen biết. Cũng xin nói thêm ở đây là việc tồn tại các liên tưởng khổ/bạo dâm trong tác phẩm hoàn toàn là điều bình thường và không có gì xấu. Nhà phê bình nghệ thuật Susan Sontag có câu thế này: Khiêu dâm chẳng có gì xấu cả. Xấu xa là tả về nó một cách tồi tệ. Sự vụng về, ngớ ngẩn của Dương Thụy trong việc mô tả cảm xúc và cả ức ẩn tình dục mới là điều đáng quan tâm. Ở Mỹ hàng năm người ta vẫn có giải thưởng trao cho các cảnh mô tả sex tồi tệ, vô duyên nhất trong các tác phẩm văn học và điện ảnh cũng vì thế.

Tuy nhiên, nếu điều này thực sự làm phiền lòng nhà văn Dương Thụy và những người yêu mến chị thì tôi cũng xin lỗi.

Nội dung thứ hai quan trọng hơn. Bạn Trang viết “Tại sao tự dưng anh lại bỏ những cuốn sách đầy tính học thuật sâu sắc để đọc truyện giải trí làm gì? Mà sao anh không chọn sách giải trí cho nam giới lại chọn sách giải trí cho phụ nữ, lại còn phụ nữ Việt Nam (!), để rồi lại bực mình vì chúng mà tuôn xa xả trên blog như thế? Tôi chịu, không thể trả lời được, chỉ biết bắt chước người xưa tự bảo rằng mình không phải là người ta, sao biết cái bực của người ta”. Ở đây bạn Trang có một giả định ngầm hiểu là sách viết cho phụ nữ thì chỉ có phụ nữ mới nên đọc và nên nhận xét hay phê bình về nó. Nói theo kiểu Huệ Tử thì đàn ông không phải là phụ nữ nên không thể đánh giá chính xác tác phẩm dành cho phụ nữ. Giả định đó không hợp lý vì một tác phẩm được viết ra không có quy định ai là người được đọc hay nên đọc, và mỗi đối tượng đọc sẽ có cách hiểu và đánh giá khác nhau theo cảm tính và kinh nghiệm của bản thân. Lấy ví dụ cuốn Harry Potter vốn là sách dành cho trẻ con nhưng số người lớn đọc nó còn nhiều hơn số trẻ con (theo một bài báo link từ trang Arts & Letters Daily- Và tất nhiên các bài điểm sách trên báo về Harry Potter cũng không có bài nào do các cậu bé 15 tuổi viết cả). Các tiểu thuyết vốn được viết nhằm vào đối tượng bạn đọc là phụ nữ như của Jane Austen ngày nay trở thành các tiểu thuyết kinh điển được giảng dạy trong các trường Đại học và được nhiều chuyên gia có râu và không râu, mặc bra và không mặc bra phê bình, diễn giải. Thế nên ý kiến sách của gái là để gái đọc, giai có lén đọc thì không nên nói gì là hòan toàn không hợp lý. Lập luận của bạn Trang do đó thể hiện một sự thiếu hụt về logic.

Hơn nữa, những nhận xét của tôi là những nhận xét của một người đọc cụ thể, là đàn ông, 30 tuổi, phản ánh đánh giá của riêng tôi và hoàn toàn không quan tâm tới việc người đọc nhận xét đó phải tin vào nó. Một người đọc có thể cảm động và thích thú với “Oxford thương yêu”, có sao đâu, tôi không nghĩ mình có trách nhiệm phải thuyết phục anh ta/cô ta/ cháu bé là cuốn sách đó dở thế nào. Đơn giản, tôi chỉ nêu nhận xét của mình.

Còn những câu như “Tại sao tự dưng anh lại bỏ những cuốn sách đầy tính học thuật sâu sắc để đọc truyện giải trí làm gì?” thì quả thực rất buồn cười, bản thân tôi vẫn đang tự hỏi câu đó từ 15 năm nay mà vẫn chưa tìm ra câu trả lời (cũng không mong được ai trả lời giúp)
.

Nội dung thứ ba, có thể quan trọng hơn cả, là cách phản ứng trước một tác phẩm mà người đọc thấy là không hay trong thế giới Internet ngày nay. Theo bạn Trang, cách ứng xử hợp lý nhất khi thấy tác phẩm không hay (theo chủ quan) là không quan tâm tới nó, quẳng nó sang một bên chứ không cố đọc hết nó, rồi nếu có mà đọc thì đọc xong cũng cấm kêu, “xê ra cho người ta làm văn sĩ”. Phản ứng này của bạn Trang theo tôi là rất chủ quan và có tính áp đặt. Mỗi người đều có cách ứng xử riêng của mình khi đọc một tác phẩm hay dở (cũng như khi chọn một cuốn sách hay dở). Nói thực, đối với tôi, đọc một cuốn sách rất dở nhiều khi lại là một thú vui. Thú vui ấy lại càng thích thú trong trường hợp tác giả cuốn sách dở lại cứ nghĩ là mình viết hay. Trường hợp này cũng xảy ra trong điện ảnh. Các phim của đạo diễn Ed Wood được nhiều người xem rất hâm mộ vì nó quá dở nhưng đạo diễn thì luôn tin tưởng là phim của mình rất hay, và xem phim của ông, người ta sẽ được cười sảng khoái vì cái sự dở một cách hồn nhiên của nó.

Vì lý do tại sao người ta đọc sách dở thì có thể xem bài tiểu luận này “Why not the worst” trên tờ NY Times. Có đoạn như sau “Bad books have an important place in our lives, because they keep the brain active. We spend so much time wondering what incredibly dumb thing the author will say a few pages down the road. One caveat: As with bad movies, a book that is merely bad but not exquisitely bad is a waste of time, while a genuinely terrible book is a sheer delight.”.

Đọc sách dở cũng là một sự thích thú. Và việc nhận xét về nó thì vừa là một sự thích thú vừa có một ý nghĩa tích cực. Nếu không lầm thì bạn Trang cũng hay tham gia một diễn đàn (mở) mà trong đó có phương châm “making fun of stupidity”. Và tôi nghĩ rằng ắt hẳn bạn cũng đã từng có nhiều lúc cũng “making fun of stupidity”. So, it happened and happens all t
he time!

Quan trọng hơn, một tác phẩm chính thức ra đời thì công chúng có toàn quyền nhận xét về nó theo ý họ. Bạn lo ngại những nhận xét “sắc cạnh” có thể giết chết tác phẩm, hay cảm hứng của tác giả (còn cái ý bạn nêu ra “mạng sống của không chỉ một con gà” thì tôi hơi sợ nên xin không được đưa vào). Nhưng cái đáng quan tâm hơn là các nhận xét đó có chính xác không hay là có sai sót, và tác phẩm đó có thực sự hay, hấp dẫn hay dở theo chủ kiến của người viết. Những lời phê bình khen ngợi hay vuốt đuôi thì có quá nhiều rồi, và cũng không ít những lời chê ngớ ngẩn, vơ đũa cả nắm đối với các tác phẩm nổi nổi (hai loại này tồn tại trên cả báo chí lẫn trên các blog). Và tất nhiên cũng không thiếu những lời khen nửa vời, chê nhỏ nhẹ “thiện chí”. Nếu một nhà văn sợ các lời chê “sắc cạnh” đến thế thì có nên xuất bản tác phẩm của mình không vì một khi tác phẩm đó đã được xuất bản thì nó không còn là sản phẩm của riêng nhà văn đó nữa rồi. Với lại, những người phê bình (ở đây không chỉ tôi- tôi chỉ là người đọc sách) khi viết phê bình thì đối tượng họ nhằm vào không phải là các nhà văn, mà là những độc giả đã, đang, hay có thể đọc cuốn đó. Và vì thế trách nhiệm của một người phê bình không chỉ là giới thiệu những cuốn sách hay mà còn là trình bày quan điểm của họ với các cuốn sách mà họ coi là dở, nhưng lại đang làm mưa làm gió trên thị trường (hai ví dụ: Phạm Lưu Vũ từng có bài phê bình Totem Sói và phê bình cả việc không có nhà phê bình nào phê bình cuốn sách đó; nhà phê bình có lẽ là nổi tiếng nhất thế giới hiện nay là Harold Bloom từng phê phán hiện tượng Harry Potter một cách rất nặng nề cho dù sở trường của ông này là Shakespeare!).

Điểm cuối cùng là về tính chất của blog. Blog là một trang web cá nhân và người viết blog thể hiện quan điểm cá nhân của mình với đối tượng người đọc có thể là bất kỳ ai, một nhóm nhỏ hay chỉ riêng mình. Và tất nhiên người đó chịu trách nhiệm với những gì mình viết trên blog của mình. Như thế hẳn là đã đủ cho tính trách nhiệm cho việc khen/chê rồi. Nếu bạn đọc trên blog tôi cảm thấy những lời tôi nói là thiếu cơ sở, hàm hồ, vô tình hay thậm chí là “độc ác” thì đó là quan điểm của các bạn. Tôi không thể có ý kiến gì.

Entry này bắt nguồn từ Thư hàng tuần của Trần Thu Trang nhưng cũng không hẳn chỉ để trả lời bài trên blog và website của Trần Thu Trang. Rộng hơn nó thể hiện quan điểm của tôi về cách ứng xử xung quanh việc viết văn, đọc sách và đọc/viết blog.

Cuối cùng cũng mong rằng đây sẽ là trao đổi và bày tỏ ý kiến cá nhân chứ không phải là “khẩu chiến” hay “bút chiến” gì.

PS: Với các bạn comment phê phán tôi trên blog của bạn Trang, tôi cũng mong sẽ nhận được các ý kiến phê phán thực sự chứ không phải mấy câu vuốt đuôi kiểu: Ph.D mà hóa ra chỉ nghĩ được thế thôi…(nghe buồn cười lắm!).

34 comments:

  1. Em lau lam moi dam comment hihi. Thuong em khong phi thoi gian cho nhung thu khong dang doc nen cung chang hoi dau ma buc tuc. Neu doc chan thi sau vai trang, bo luon, bat ke no la noi cong tham hau hay ham y sau xa. Don gian chi la giai tri ma neu khong cam thay vui thi thoi.Em cung chang biet anh dang noi den nhung tac pham nao nen chi dua ra gop y chung chung nhu vay :))

    ReplyDelete
  2. Tớ chưa đọc sách vở gì của Trần Thu Trang, nhưng qua phỏng vấn báo chí có thể nhận thấy thái độ khiêm tốn thận trọng và có phần tự trào của nàng đối với dòng văn đã chọn. Tớ nghĩ đó cũng là một thái độ đáng kể, đáng trân trọng trong thời buổi nhiễu nhương đến độ văn sĩ hiên ngang đứng đường, lưu manh hiên ngang múa bút như bây giờ.

    Thật ra, người ta cứ hay nói nghệ thuật hay chân thiện mỹ này nọ mà quên đi rằng văn học là để phục vụ cho nhu cầu giải trí của con người. Chẳng qua trình độ cung cấp dịch vụ giải trí lâu nay của người Việt mình còn kém và còn hời hợt nên vô hình chung, chúng ta đồng nhất giải trí với bình dân hèn mọn. Vui buồn hờn giận, căm thù yêu thương- người ta có thể tìm thấy mọi giá trị tinh thần trong trang sách. Dù vui, dù buồn, dù hờn, dù giận, dù căm thù, dù yêu thương, khi cầm một cuốn sách- người ta cần chi nghĩ tới chân, thiện, mỹ. Người ta đọc sách cốt là để buồn hơn, hoặc bớt buồn hơn, hoặc giận hơn, hoặc bớt giận hơn, hoặc yêu thương hơn, hoặc ít căm thù đi... Mọi thứ đó đều là giải trí.

    ReplyDelete
  3. Bạn Trang nóng tính, lý luận kiểu nếu cho rằng sách em dở thì chàng đừng đọc, có ai ép đâu này nọ là hơi trẻ con. Ghé website của Trang có thể thấy là Trang tỏ ra khá nghiêm túc với nghiệp viết văn. Nhưng qua lá thư tuần này thì có thể nói là Trang chưa nghiêm túc trong việc đón nhận chỉ trích, chê bai tác phẩm. Chỉ trích hay chê bai tác phẩm là một phần của nghiệp văn, võ vô đệ nhị, văn vô đệ nhất là vậy. Nên tỏ ra điềm tĩnh và điềm nhiên hơn, biết đâu lại rút ra được nhiều điều hay cho chính mình.

    ReplyDelete
  4. Tớ chả nói rì, chỉ cười hì hì đuợc ko hở bạn Linh? :D

    ReplyDelete
  5. Đúng là chết mất vì buồn cười quá cơ bẹn Codet yêu dấu và anh Linh dấu yêu ạ. Giờ lại còn có cả chuyện ko hay cũng không được chê cơ. Thôi thì tránh được xe đổ rác rồi thì cố tránh nốt xe chở phân anh ạ. Thi thoảng bịt mũi đi, đừng cố sấn xổ tới xem đám đông đang làm gì, nhé!

    ReplyDelete
  6. Bài này thích quá, nhưng mà chua!
    Đâu còn là phạm vi nói với 2 tác giả đâu, độc giả mới gọi là ngứa răng.
    Ừ, tớ là đàn bà, tớ cũng đọc 2 truyện của Dương Thụ và Trần Thu Trang, nhưng tớ thấy thích, đọc rất là hấp dẫn kiểu truyện ta có thể nhìn thấy đâu đó các nhân vật bên trong những quán cafe hay trên đường phố. Đúng hơn nữa là "they keep the brain active"... :D
    Nhưng bây giờ nếu bạn Linh giỏi, bạn Linh viết 1 bài dài hơn bài này mà khen 2 cuốn sách kia một cách rất chân thành và tâm thế là giai chứ không gái mới là siêu!

    ReplyDelete
  7. O minh lai thay anh Linh hoi bi can than, cai gi cung them vao "doi khi" voi ca "kha", vua dam vua xoa nhuan nhuyen day chu :P, doan che Duong Thuy thi lech sang kieu nua dua nua that nen nguoi ta hieu la that la dung roi :P
    Lam nha tho con Chi Pheo duoc ti chu cong nhan lam nha van dai chung met, ai cung che minh duoc, phai viet kieu chi Thuan doc 3 trang dau mat phai bo thi may ra cong chung chiu khong noi danh khen la co dot pha vay.

    ReplyDelete
  8. Mình cũng hơi thích bạn Trang ở một điểm rằng thì là bạn ấy không viết về sex ào ạt như các bạn còn lại. Bây giờ, đọc văn bé nào cũng thấy khép đùi với lại bạnh mông, vú viếc xu chiêng xu chiếc,diana kotex bay vèo vèo như lá vàng cuối thu. Có lẽ do xã hội ngày càng cởi mở, nên các nữ văn sĩ lại dễ cởi quần. Nhiều nữ văn sĩ đã xấu lại dâm, thất vọng thất vọng. Người đẹp viết văn dâm: tuyệt văn vời. Người xấu mà viết văn duyên: thú thị vị. Người xấu mà viết văn dâm: bi thảm bi thảm.

    Khi xưa văn dĩ tải đạo
    Ngày nay văn tải âm đạo


    ReplyDelete
  9. @Cát Khuê: Thỉnh thoảng tớ cũng vẫn có thể chua. Nhưng thực ra bài này tớ viết nghiêm túc à la Thư cuối tuần cứ không phải định đọ độ chua. :P

    @DesertRose: Anh bảo là đọc sách dở cũng là một thứ fun mà :D. Tất nhiên không thể lúc nào cũng đọc sách dở được. Có đợt anh còn tìm download mấy phim được xếp là dở nhất của mọi thời đại để xem nó dở thế nào.

    ReplyDelete
  10. TTT viet the la binh tinh roi. Nhung tot hon la khong viet gi het vi khong can thiet.
    A, minh chi doc Paris gi gi day cua chi Thuan, con chan hon ca PLNNA, dau mat hon thi ro roi, co the T mat tich hay hon.

    ReplyDelete
  11. Hihi, nhưng mà viết thử một bài khen đi xem nào, khen với một tâm thế rất chi là... phục thiện ấy. :P

    ReplyDelete
  12. hihi, chết bạn Linh chưa? Đụng phải ổ kiến lửa nhé... Vui hen, được tác giả quan tâm thế là sướng rồi nhé....
    Tui chả được đạo diễn nào mở blog nói tui là thằng này thằng kia cả, mình chê phim của họ quá trời, mà họ toàn nói đâu đâu... hahaha

    ReplyDelete
  13. Hi hi making fun of others' stupidity và made fun of my own stupidity by others là 2 chuyện khác hẳn nhau anh ạ. Với khái niệm, vị thế và tâm thế khác nhau, phản ứng khác nhau là đương nhiên, thế mà cũng phải thắc mắc :p

    ReplyDelete
  14. @Cát Khuê: Làm sao khen mà lại chân thành được. :P. Tớ chịu rồi!.
    @phanxine: Hình như có ít đạo diễn có blog, có bác dungkhung với bác Bùi Thạc Chuyên thôi, mà có thấy bạn phanxine chê phim của các bác đạo diễn có blog đâu, hehe.
    @today20: Yeah, that's true.

    ReplyDelete
  15. Lần sau anh Linh bình luận sách là nhớ phải "vừa đấm vừa xoa" nhé :p. Chỉ có đấm không thôi là không xong với chị em đâu. Phụ nữ lúc nào chả ưa ngọt ;). Nên bình luận kiểu thế này này : "Tuy văn của chị cớ mang nhiều ẩn ức về bạo-khổ dâm, song điều đó cho ta thấy bản năng mạnh mẽ của phụ nữ hiện đại - dám yêu dám sống dám thể hiện cái tôi" ... Hay là "Câu chuyện tuy có nhiều chỗ hư cấu không hợp lý song có lẽ chấp nhận được do độc giả tiềm năng của cuốn sách là các bạn tuổi teen đầu óc còn ngây thơ ít trải đời nên chưa chắc đã nhận ra" v.v :)))

    ReplyDelete
  16. @Jazzy: Hehe, nếu anh viết điểm sách trên báo thì chắc anh sẽ viết thế :D. Nhưng chẳng có công ty sách nào thuê mình viết giới thiệu sách trên báo cả thì cứ chê bai thoải mái trên blog thôi ;)

    ReplyDelete
  17. Em rất buồn cười khi đọc đoạn này trong thư hàng tuần của chị Trang

    "Vì vậy, khi gặp một tác phẩm ít ưng ý, bạn hãy nghĩ đơn giản nó không phù hợp với mình rồi để nó sang một bên. Và nếu như không thể tha cho nó cái tội viết dở thì bạn hãy vui lòng bình luận về nó ở mức thiện chí nhất có thể và giữ lại những lời sắc cạnh cho riêng mình. Bởi trong thời đại mà Google có thể kéo mọi thứ đến trước mắt chúng ta, một lần bàn phím sa trên một cái blog để ngỏ của bạn sẽ giết chết niềm vui, cảm hứng công việc, thậm chí cả mạng sống của không chỉ một con gà."

    Và rất đồng tình với cách trả lời của anh ở trên :)

    ReplyDelete
  18. :) Trang viết như thế nghĩa là Trang rất tôn trọng Linh đấy.
    Tự nhiên tớ nghĩ đến câu thơ:
    Hoa hồng ư?
    Hay chỉ là viên đá?
    !!!

    ReplyDelete
  19. ah, hồi nãy hình như cái bài bên sachcuatrang bị lấy xuống bôi bôi sửa sửa gì đấy nên chỉ thấy thư của ngày 31-7 :D

    ReplyDelete
  20. Vuốt đuôi tí, đúng là lập luận của Ph.D, nhất là cái đoạn P.S ấy.
    Nhân tiện, đọc mấy cuốn sách dơ dở (may mà dạo này đã dẹp sang một bên), xem mấy phim ngớ ngẩn kiểu Swept away của Guy Ritchie (dù rất phục mấy cái phim gangster đậm chất Ănglê của anh này trước đó) hay Gigli hoặc... giả khùng, hài hoang tưởng của bạn Dũng (bạn í tuyên ngôn sẽ nâng lên tầm nghệ thuật)đôi khi cũng rất thú, đúng kiểu "making fun of stupidity"

    ReplyDelete
  21. @TBM:
    Đến cả cuộc đời cũng chỉ là một thứ giải trí, nói gì tới văn học nghệ thuật.
    Nói chung số phận con người là chẳng bao giờ hiểu được thế giới, hiểu được có Chúa không, có ma không, có thế giới khác không, có người ngòai hành tinh không, thế giới này có quy luật không, đàn ông khác đàn bà ở chỗ nào, người khác vượn ra làm sao, sinh ra trên đời này để làm gì… thế nên suy cho cùng, cuộc sống con người cũng chỉ là một thứ giải trí. Mà có khi ở trên kia, Thượng đế đang khoái chí xem con người sống, yêu, làm khổ nhau, và chết như là một thứ giải trí của Người?

    Phật bảo Đời là bể khổ đúng là bất công với con người. Đã biết là khổ cũng như sướng, đều hữu hạn vô thường, sao không bảo Đời là bể sung sướng hay Đời là giải trí nhỉ. Có khác gì nhau đâu?
    Hehe, nói linh tinh trước khi đi ngủ.

    ReplyDelete
  22. Hihi, hồi trước e có quen một anh bạn người nước ngoài. Anh này xem phim đọc sách thuộc rất nhiều thể loại khác nhau, còn hay xem phim dở nữa kìa (mặc dù anh này có thẩm mỹ cao). Em bảo anh xem phim dở làm gì cho tốn thời gian, anh í bảo xem phim dở cũng chưa chắc đã vô ích, vì xem phim có thể thấy được cách sống của con người thời điểm mà bộ phim được làm, hay cách suy nghĩ của một nhóm người, hoặc có thể trong một bộ phim dở, nếu mình xem kĩ, cũng có thể có cái thực sự hay. Tóm lại xem phim dở cũng không phải là hoàn toàn vô ích. :)

    ReplyDelete
  23. Hahaha, đã đọc thư của bạn Trang rồi, không có ý kiến về văn của bạn này, nhưng bạn này có lối viết văn rất phân biệt "chủng tộc", nào là học sinh, nào là giáo viên võ vẽ vài chữ..v..v. Xem ra bạn Linh không cần phải nói gì nữa rồi!

    ReplyDelete
  24. Tình hình là không biết có phải nhờ mấy entry chê bai chick-lit không mà page view của tớ hai hôm nay tăng vọt.
    Kiểu này khéo mình phải năng chê hơn mới được.

    ReplyDelete
  25. Ôi giời em đang định trêu anh là mỗi ngày anh nên làm một cái entry "phê bình" kiểu này, view tăng phải biết! Anh Linh lúc nào cũng chân thành, đúng mực, ít khi biết "vừa đấm vừa xoa". Cho nên bạn Thiếu iốt có giận một tí thì cũng bình tĩnh lại như TBM nói, biết đâu lại rút ra thêm nhiều điều cho chính mình trên con đường trở thành Quỳnh Dao của VN!

    ReplyDelete
  26. Khồng, cái đấy gọi là "chừng mực" HA ạ hé hé. Ơ tớ đọc T mất tích của chị Thuận lại thích thích vì thấy phần nào cái "tâm chạng" của mình len lỏi trong đấy ít nhều :P

    ReplyDelete
  27. Hì hì. Paris 11/ 8. bạn HA ạ.

    ReplyDelete
  28. Gửi bạn TBM: Mình chỉ định đọc thôi, không định comment, nhưng thấy đoạn này khó chịu quá: "Nhiều nữ văn sĩ đã xấu lại dâm, thất vọng thất vọng. Người đẹp viết văn dâm: tuyệt văn vời. Người xấu mà viết văn duyên: thú thị vị. Người xấu mà viết văn dâm: bi thảm bi thảm." Chuyện bạn nói gì về "dâm" tôi không quan tâm, nhưng viết văn chứ có phải đi thi hoa hậu đâu mà lại lôi chuyện tác giả xấu đẹp vào đây nhỉ.

    ReplyDelete
  29. Buồn cười quá. :)

    Anh Linh mà là nhà phê bình văn học chắc các nhà văn phải hối lộ anh để anh viết phê bình đăng báo --> tăng tiara/tăng page view mất.

    Phản ứng của TTT thì không phải từ lá thư tuần này mà là phản ứng từ khi sách mới được in lần đầu tiên kia. Mỗi tội giờ mới có anh Linh.

    =))

    ReplyDelete
  30. Mình nhất định phải dành 1 buổi để kiếm tài liệu hầu bà con về phê bình văn học Trung Quốc với Totem Sói. Lần lữa mãi rồi. Cảm ơn bạn Linh nhé.

    ReplyDelete
  31. Văn học cũng là một loại hình nghệ thuật đòi hỏi có tính thẩm mỹ và định hướng thẩm mỹ.
    Vì là phục vụ con người nên những tác phẩm văn học phải khiến con người tốt đẹp hơn, chứ không chỉ là sự đồng cảm, rồi dấn chìm cảm xúc, như cái cách mà văn học giải trí và âm nhạc giải trí đang làm
    Một điều sai lầm lớn của Trang khi cho rằng văn của mình khiến một nhóm người thích, một nhóm người thấy đồng cảm - thì nó xứng đáng được tồn tại.
    Linh chỉ là một độc giả. Trang chỉ là người viết văn, tác phẩm được Linh nhận xét - Cái mối quan hệ muôn đời không mất đi.
    Thế mà hai người hâm hâm ngồi nói nhau! :D

    ReplyDelete
  32. anh Linh làm Ph.D Mar hay gì thế mà phê bình văn học sâu sắc nhỉ :)

    ReplyDelete