Sunday, August 5, 2007

Vietnamese Spies

Tớ thử tổng hợp về các nhà tình báo có tiếng của Bắc Việt trong chiến tranh Việt Nam:

1. Phạm Ngọc Thảo. Nhà tình báo chiến lược nổi tiếng. Dân Công giáo địa chủ Nam Bộ nhưng gia đình đa phần theo Cách mạng (anh trai ông Thảo từng làm Phó Chủ tịch UB Hành chính kháng chiến Nam bộ). Từng làm Tỉnh trưởng Bến Tre, đại tá quân đội VNCH, truy phong đại tá quân đội nhân dân Việt Nam. Phạm Ngọc Thảo là trường hợp điệp viên cao cấp, có tính độc lập rất cao trong công việc. Một ví dụ là khi bị truy lùng, ông được đề nghị ra khu nhưng vẫn tự quyết định ở lại để mưu việc lớn. Bản thân ông đã tham gia ít nhất là ba âm mưu đảo chính: cùng Trần Kim Tuyến âm mưu đảo chính Ngô Đình Diệm (nhưng sau đó Tuyến bị điều đi Đài Loan), cùng tham gia cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963. Cùng tướng Lâm Văn Phát làm đảo chính lật đổ Nguyễn Khánh (nhưng rất tiếc là đuổi được Nguyễn Khánh thì Nguyễn Cao Kỳ lại lên cầm quyền). Footnote là chị gái của Lâm Văn Phát chính là bà Lâm Thị Phấn, điệp viên Việt Minh và nhân vật nguyên mẫu phim Người đẹp Tây Đô do Việt Trinh đóng. Ông bị bắt và ám sát trong tay lực lượng An ninh quân đội lúc này do Nguyễn Ngọc Loan nắm. Cho tới khi chết, ông vẫn không bị nghi là điệp viên Cộng sản dù tất cả mọi người đều biết tới lý lịch theo Kháng chiến của ông (từng làm tới Trưởng ban Mật vụ Nam bộ, Tiểu đoàn trưởng). Nhưng chắc chắn một điều là ông bị khá nhiều thế lực tướng lĩnh sợ và ghét, bằng chứng là cái chết của ông (có không nhiều tướng lĩnh hay sĩ quan cao cấp bị thanh toán trong khoảng thời gian sau đảo chính Diệm. Trong khi đảo chính thì có một Đô đốc và vài sỹ quan cấp tá bị giết). Hình như không sĩ quan cấp tướng nào bị ám sát cả (có một viên tướng tên là Nguyễn Văn Hiếu bị ám sát sau này thời Thiệu nhưng vì lý do liên quan tới kinh tế)
Phạm Ngọc Thảo được coi là một người theo đường lối Quốc gia. Cho tới nay, ngay cả nhiều người ở hải ngoại vẫn coi ông là người theo đường lối Quốc gia và không phải là Cộng sản. Vợ con ông vẫn sống bình an ở hải ngoại. Trong cuốn hồi ký của Trương Như Tảng (cựu Thứ trưởng Tư pháp Chính phủ Lâm thời Miền Nam Việt Nam), Phạm Ngọc Thảo được mô tả như một nhân vật bí ẩn, một người theo chủ nghĩa dân tộc và sẵn sàng làm tất cả để ngăn cản quân Mỹ vào Việt Nam.

Theo tớ, Phạm Ngọc Thảo là nhà tình báo vĩ đại nhất của Việt Nam. Sự vĩ đại của ông không chỉ ở những gì ông làm được (và định làm mà không thành) mà còn ở sự hy sinh, cái chết đầy bi kịch của ông. Khác với các nhà tình báo khác, ông hoạt động đơn tuyến, một mình, chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ cấp cao nhất (Lê Duẩn) chứ không phải từ các nhân vật chỉ huy tình báo trong Nam như ông Mười Hương (Trần Quốc Hương).

Phạm Ngọc Thảo là nhân vật nguyên mẫu cho tập trường kỳ tiểu thuyết Ván bài lật ngửa của Nguyễn Trương Thiên Lý (Trần Bạch Đằng), tiểu thuyết X30 phá lưới và bộ phim Ván bài lật ngửa.


2. Phạm Xuân Ẩn: Thiếu tướng tình báo QĐNDVN.

Nếu ông Thảo là nhà tình báo vĩ đại nhất của miền Bắc thì ông Ẩn là nhà tình báo hoàn hảo nhất. Ông là ký giả của hãng tin Reuteu và tờ Times. Ông chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Mười Hương và Mai Chí Thọ. Nhiều người xem ông là một tình báo viên hoàn hảo trên mọi phương diện. Ông hoàn thành mọi công việc một cách xuất sắc, cung cấp rất nhiều thông tin giá trị, và giữ vỏ bọc của mình cho tới phút chót. Ông được phương Tây chú ý nhiều một phần cũng vì ông có quan hệ rất rộng với giới báo chí phương Tây. Ông còn là người bí ẩn bởi ông có nhiều mối quan hệ với tình báo Mỹ (được Lansdale bảo trợ đi học ở Mỹ), tình báo Sài Gòn (bạn của Trần Kim Tuyến và sau này cứu Trần Kim Tuyến chạy thoát khỏi miền Nam). Chính vì thế sau này ông cũng bị nghi kỵ trong chính quyền mới về khả năng là gián điệp kép cũng như cả về thái độ ưa thích nước Mỹ và chỉ trích nhiều việc trong chính quyền một cách công khai của ông. Sau 1975, ông không được phép ra nước ngoài.

Có một số cuốn sách cả tiếng Việt và tiếng Anh về ông. Tiếng Anh có cuốn A perfect spy mới xuất bản gần đây về con người Phạm Xuân Ẩn. Trong các cuốn sách lịch sử về chiến tranh Việt Nam cũng hay nhắc tới tên ông.

3. Vũ Ngọc Nhạ: Thiếu tướng tình báo. Ông được biết tới nhiều hơn cả nhờ cuốn tiểu thuyết Ông Cố Vấn của Hữu Mai- một cuốn tiểu thuyết tình báo khá thú vị (mặc dù chắc bịa cũng không ít, hy vọng là bịa các chi tiết nhỏ thôi). Ông cũng xuất thân Công giáo, và thân cận với cha Hoàng Quỳnh và (có thể) giám mục Lê Hữu Từ. Ông làm cố vấn không chính thức cho hai tổng thống Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu, chủ yếu trên phương diện quan hệ với giáo dân gốc Bắc. Ông còn là người chỉ huy cụm gián điệp nổi tiếng A22 trong đó có Huỳnh Văn Trọng làm Phụ tá Tổng thống Thiệu (từng làm Tổng trưởng chính phủ Bảo Đại) và một nhà tình báo nổi danh khác là Lê Hữu Thúy làm việc trong cơ quan tình báo Sài Gòn. Tổ này chắc có thể so sánh với tổ tình báo Cambridge ở Anh của Kim Philby. Nhưng tổ này cũng bị vỡ và ông Nhã cùng nhiều đồng nghiệp phải đi Côn Đảo một thời gian. Sau năm 1975, ông cũng bị thất sủng một thời gian dài.Sách về ông: có cuốn Ông Cố Vấn của Hữu Mai. Ngoài ra còn một bộ phim (rất tệ) dựng theo cuốn này.

4. Lê Hữu Thúy: Thiếu tướng tình báo. Ông là nguyên mẫu của cuốn tiểu thuy
ết Điệp viên giữa sa mạc lửa- một cuốn tiểu thuyết tình báo hay và có vẻ khá chân thực. Ông từng làm cố vấn cho Năm Lửa (Trần Văn Soái), chỉ huy quân Hòa Hảo và có vai trò trong việc xúi quân Bình Xuyên- Hòa Hảo đánh nhau với quân của Ngô Đình Diệm. Sau khi Năm Lửa về hàng, ông làm Trưởng phòng An ninh trong Nha An ninh Quân đội của Đỗ Mậu và tổ chức cụm Tình báo Chiến lược A25 (thường xuyên phối hợp họat động với cụm A22 của Vũ Ngọc Nhạ). Sau khi bị Đoàn Công tác Đặc biệt miền Trung của Dương Trung Hiếu (là tổ chức phản gián do Ngô Đình Cẩn thành lập) phát giác, ông bị bắt nhưng rồi được thả ra và làm việc ở Bộ Chiêu Hồi với chức danh Ủy viên Phụ tá Bộ trưởng.

Có thông tin cho rằng bốn ông Thảo, Ẩn, Nhạ, Thúy là bốn nhân viên tình báo kỳ cựu với nhiều công tích nhất của miền Bắc.

5. Đặng Trần Đức: Thiếu tướng tình báo. Từng làm việc trong cơ quan tình báo Sài Gòn.Đã có một loạt bài trên báo Thanh Niên về ông trong dịp ông qua đời năm 2004.

6. Nguyễn Đình Ngọc: Thiếu tướng. Ông là giáo sư Toán đại học Sài Gòn. Có bằng Tiến sĩ ở Pháp sau đó có giảng dạy một thời gian bên Pháp trước khi về Sài Gòn. Công việc của ông ở Sài Gòn trước 75 có vẻ khá bí ẩn và rất ít thông tin công khai về các công việc này của ông. Ông cũng mất năm ngoái. Ông cũng có nhiều đóng góp cho khoa học (từng làm Phó trưởng ban chỉ đạo CNTT ở Việt Nam). Ông có chân trong Hội đồng quản trị của Trường Đại học Thăng Long trước khi qua đời. Như những người từng có dịp tiếp xúc với ông nhận xét thì ông có lối sống rất đặc biệt, khắc kỷ, và giản dị tới mức khó tin. Một ngày chỉ ăn một gói mỳ và đi lại đều bằng xe đạp, mặc đồ như từ 30 năm trước. Ông cũng nổi tiếng về tài xem tử vi – có người bảo ông là người xem tử vi giỏi nhất Việt Nam và trước kia thường xem cho các tướng lĩnh, lãnh tụ VNCH.

Các tình báo viên của miền Nam thì có quá ít thông tin chính xác để có thể tổng hợp và nhận định được.

PS: Hồi bé tớ có đọc một cuốn tiểu thuyết tình báo nhiều tập (mà mình cũng không có dịp đọc hết) giờ quên mất tên về thời kỳ chống Pháp trong đó có nhân vật Lê Minh là tình báo Việt Minh và một cô Hoa kiều tên là Tiểu Mai. Hình như cuốn này cũng dựa trên nguyên mẫu thật. Không biết có ai biết tên cuốn sách đó là gì không và nhân vật nguyên mẫu là ai?

À về tiểu thuyết tình báo ngày trước còn có bộ Sao Đen của Triệu Huấn cũng khá hay nhưng hình như không dựa trên nguyên mẫu thật.

(Đã sửa một số thông tin nhầm lẫn về hai ông Lê Hữu Thúy và Đặng Trần Đức).

21 comments:

  1. Theo tớ thì ông Phạm Ngọc Thảo không phải là tình báo miền Bắc, ông hoạt động quá độc lập và không loại trừ chuyện ông có tính toán chỉ riêng cho bản thân. Trần Kim Tuyến sinh thời có tiết lộ chút ít với bạn bè thân tín ( Trần Hoài Vân) về ông Thảo, rằng tại sao không Tuyến không mảy may nghi ngờ ông Thảo là cộng sản. Ông Tuyến kể là có lần ông Thảo đã báo cho cảnh sát mật VNCH bắt một cán bộ cao cấp của cộng sản- người sau này chính là TBT Lê Duẩn. Cảnh sát VNCH vừa đến nơi thì ông Duẩn đã đi mất, nhưng lỗi là lỗi ở chính cảnh sát VNCH, do họ bị trục trặc trong quá trình triển khai lực lượng chứ không phải do ông Thảo báo muộn.

    Người thứ hai là nhà văn Vũ Bằng. Theo những người VNCH cũ thì người cộng sản "vơ vào" chứ ông Bằng không phải là tính bào gì sất. Số là nhà ông Bằng trước đó rất giàu, nhưng sau thì sa sút, ông chịu nợ một người với món tiền lớn, nhưng người này quý tài của ông nên chưa làm gấp. Sau này, vào thời kỳ 1954s, ông cũng vào miền Nam theo chân chủ nợ, cốt là muốn làm ăn kiếm tiền trả dần. Ông Bằng cũng như những người khác đều nghĩ rằng đi có 2-3 năm thôi rồi quay lại vì đất nước thống nhất, ai ngờ tới những 20 năm biền biệt. Cho nên sau này, ông Bằng viết văn, thể hiện sự bất mãn, chống đối chế độ VNCH, thế là phía VNCS vơ ông vào, thuê dệt đủ chuyện ông là CS nằm vùng dù trước đó mấy chục năm vẫn xem ông là phản động ( nguyên mẫu nhân vật Hoàng trong "Đôi mắt", Nam Cao)

    ReplyDelete
  2. Tớ ghi nhầm, Nguyễn Hoài Vân chứ không là Trần.

    Bài có liên quan đến ông Thảo trên blog ông Vân http://perso.orange.fr/nguyen.hoai.van/TranKimTuyen.htm

    Ông Tuyến sau này sống cuộc đời thầm lặng, tớ không nghĩ là ông Tuyến nói hàm hồ vu vạ cho ai.

    ReplyDelete
  3. Copy luôn cả bài cho mọi người đọc

    GẶP BÁC TRẦN KIM TUYẾN
    —-o—-



    ĂN NHANH RỒI NÓI CHUYỆN :

    Một buổi chiều hè, tôi được hân hạnh gặp bác Trần Kim Tuyến. Vừa xuống xe, thấy bác đứng trước cửa nhà đón khách, tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Đầu tiên là vóc người thật nhỏ, quá nhỏ, đối với một hình ảnh thật lớn trong đầu óc tôi. Rồi tới nước da trắng nhợt một cách lạ lùng, như chưa từng biết đến ánh nắng mặt trời. Giọng nói nhẹ nhàng, hiền hòa và đầy vẻ khiêm nhường khiến tôi liên tưởng đến một vị Tu Sĩ Châu Sơn, nơi tôi từng có dịp tá túc lúc còn nhỏ...Quả thực không thấy gì gợi lên được cái quá khứ đầy huyền thọai mà “nhân gian” thường truyền tụng.

    Bác niềm nở mời khách vào nhà, uống nước, rửa mặt sau chuyến đi xa, rồi lôi tất cả ra sân sau ngồi bệt trên cỏ nói chuyện. Sau vài câu vào đề rất ngắn ngủi, chúng tôi nói ngay sang chuyện thời cuộc, cũng một cách rất ngắn ngủi, trước khi bị cuốn hút vào những vấn nạn về lịch sử cận đại của VN, đặc biệt là về giai đoạn Đê Nhất Cộng Hòa. Vào lúc này, tôi chỉ nghe, chứ không nói gì. Bạn cùng đi và bác Tuyến kẻ hỏi người đáp, một cách dè dặt, thủ thế. Một lúc, bác Tuyến nói ít hẳn đi, tôi mới xen vào với vài câu chuyện chung chung để lấp những chỗ trống. Không khí chỉ cởi mở trở lại khi chúng tôi trở về với thời cuộc hiện tại. Bác Tuyến tươi cười luôn luôn, nên họa hoằn có lúc bác ngưng cười, là tôi lập tức chú ý và điều chỉnh...

    Ngồi vào bàn ăn cơm tối, bác bảo tôi “ăn nhanh rồi lên trên kia nói chuyện”. Một câu nói vô ý, nhưng lại thật đúng ý tôi. Bác gái cũng nhận thấy sự vô ý ấy, và vừa cười vừa cằn nhằn bác trai. Lúc ấy bác gái đã bắt đầu ra vào nhà thương, nhưng mấy tháng sau mới trở bệnh nặng, kéo dài cho đên lúc qua đời, cách đây khoảng chín tháng. Chúng tôi cũng được ra mắt bà cụ thân sinh bác gái. Bà cuốn khăn, trang phục hoàn toàn như ở VN thời xưa.


    TỪ Ý THỨC HỆ ĐẾN CHÍNH QUYỀN :


    Cơm xong, bác Tuyến gọi tôi, là người ăn nhanh nhất, lên một căn phòng trên lầu. Bác ngồi ghế, tôi ngồi trên giường. Câu chuyện lần này rất mạch lạc, có thứ tự thời gian, có “dàn bài” rõ rệt. Đầu tiên là một vấn đề lý thuyết rất nền tảng. Bác phân tích tương quan giữa Ý Thức Hệ, Chủ Thuyết, Đảng, và Chính Quyền, như sau :
    Người CS đi theo trình tự : có ý thức hệ, rồi mới có chủ thuyết, sau đó mới có đảng, rồi đảng đấu tranh lấy chính quyền. Như thế phẩm chất của đảng, trên phương diện đấu tranh, rất cao, vì phải có phẩm chất cao, đảng mới lấy được chính quyền. Tiến trình này cũng khiến cho khi chính quyền bị lung lay, thì đảng vẫn còn đó, khi đảng bị sụp đổ, thì chủ thuyết vẫn hiện hữu, và nếu chủ thuyết có sứt mẻ, thì ý thức hệ vẫn tồn tại. Ý thức hệ là điều rất khó xóa đi trong đầu óc con người, nên dù cho có mất cả chủ thuyết, đảng lẫn chính quyền, người ta vẫn có thể gây dựng lại từ đầu, tức từ ý thức hệ.


    Ngược lại, bên quốc gia, có chính quyền rồi mói vội vã lập Đảng, tìm Chủ Thuyết, kiếm Ý Thức Hệ. Điều này khiến cho phẩm chất của Đảng trong việc đấu tranh rất kém. Thật vậy, có chính quyền rồi mới lập Đảng, như trong hai nền Cộng Hòa ở miền Nam VN, khiến cho nhiều người vào “Đảng Chính Quyền” chỉ để kiếm ghế, tranh lợi lộc, dành địa vị. Tức là Đảng do chính quyền đẻ ra, sẽ gồm một phần không nhỏ những người cơ hội chủ nghĩa. Và khi Chính quyền sụp đổ, Đảng cũng tan rã, như trường hợp các Đảng Cần Lao, và Dân Chủ, dưới hai thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa VN. Về Đảng Cần Lao, bác vừa cười vừa nói, : “tôi với anh Nhu lập ra Đảng Cần Lao, rồi không biết làm gì !”


    Thật ra, về vấn đề trên, tôi trộm nghĩ Đảng CS cũng vấp phải tệ nạn cơ hội chủ nghĩa sau khi Đảng này trở thành Đảng cầm quyền được một thời gian. Những người tham gia đấu tranh gian khổ lúc ban đầu, thì dễ dàng “biến chất”, trở thành trục lợi, ăn hưởng, còn những người tham gia sau khi đã lấy chính quyền, thì trong thực chất có thể cũng chẳng khác gì một phần không nhỏ những đảng viên của các đảng phái do các chính

    ReplyDelete
  4. quyền quốc gia đẻ ra. Về ý tưởng “đổ chính quyền còn đảng, mất đảng còn chủ thuyết, v.v...” thì có người sẽ cho rằng CS đã bị bác bỏ từ Chủ Thuyết, và sẽ không bao giờ có thể gầy dựng lại được nữa. Tuy nhiên, tôi vẫn nghĩ tư tưởng của bác Tuyến có phần đúng. Thật vậy, trong thực tế, từ lúc phát sinh ra, bất cứ chủ thuyết nào cũng đều bị tấn công, bị phê bình bác bỏ, một cách thường trực, chứ không phải chỉ ở giai đoạn sụp đổ của nó. Không cần phải đợi đến đầu thập niên 90 người ta mới biết đập đổ chủ thuyết của những người CS cầm quyền trên thế giới. Còn sự sụp đổ thực sự của các chế độ CS, thì không có cách nào khác hơn là phải bắt đầu bằng chính quyền, rồi mới đến đảng, như ở Liên Sô. Thêm vào đó, tại nhiều nơi bên Đông Âu và Liên Sô cũ, từ những căn bản Ý Thức Hệ CS, người ta đã hình thành trở lại những đảng phái có khuynh hướng Xã Hội, và nhiều đảng loại này đã lấy lại được chính quyền...
    Tôi cũng có hỏi về thuyết Nhân Vị, mà tôi đã từng có dịp đọc qua ở Pháp, vì thuyết này vốn của một người Công Giáo Pháp tên Emmanuel Mounier đề ra. Bác Tuyến cho rằng đó chỉ là những quan niệm có tính cách luân lý, đạo đức, hơn là một chủ thuyết chính trị.


    VỤ GIÁO PHÁI VÀ HAI CUỘC ĐẢO CHÁNH :


    Khi mọi người đã lần lượt tề tựu đến, người ngồi trên giường, kẻ bắc thêm ghế, thì bác Tuyến nói sang việc nước thời T.T. Ngô Đình Diệm. Như để trả lời một câu hỏi tế nhị được đặt ra hồi chiều, bác kể lại chuyện bác bắt đầu vào làm việc cho chính phủ lúc ấy. Bác nói :“Ông Nhu cho tôi một bàn giấy ở bộ Thông Tin, rồi trong suốt hơn một năm trời tôi chả làm gì cả, chỉ ngồi đọc báo !”. Chúng tôi hiểu, đó là giai đoạn xảy ra cuộc xung đột “Giáo Phái”...Bác cũng nói đến một số nhân vật như các ông Nguyễn Bảo Toàn, Hồ Hán Sơn, Vũ Tam Anh, v.v... Rồi, như để ngừa trước một câu hỏi tế nhị khác, bác Tuyến nhắc lại việc đi làm Đại Sứ trong giai đoạn cuối của Đệ Nhất Cộng Hòa VN. Sẵn dịp bác kể chuyện cuộc đảo chánh lần đầu, và vụ Caravelle. Trong vụ này có một khủng hoảng nhỏ với chính quyền Hoa Kỳ, khi bác Tuyến phát hiện và trục xuất một người Mỹ thuộc cơ quan tình báo, có mặt trong một buổi họp của nhóm chủ trương.


    Về cuộc đảo chánh TT Diệm lần đầu, bác Tuyến kể nhiều giai thoại. Tôi nhớ đại khái rằng cuộc đảo chánh ấy đã thất bại phần lớn do phản ứng của một vị công chức cấp nhỏ của sở điện thoại...


    TỪ ẤP CHIẾN LƯỢC ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN :


    Sau khi nói nhiều về các vấn đề trên, bác Tuyến trở lại “dàn bài” lúc đầu. Bác nói :“chúng tôi cố làm tất cả những gì chúng tôi làm được trong lúc ấy”. Từ đó, bác kể lại những căn bản của chương trình “ấp chiến lược”. Chương trình này đã bị bộ máy tuyên truyền của phe CS xuyên tạc nhiều, đưa đến phản ứng tiêu cực từ một số dân chúng. Thái độ ấy, cũng như những vụng về và sơ sót của một số cán bộ quốc gia, đã gây nên những trường hợp quá khích, gây tổn hại cho người dân. Tôi có cảm tưởng, khi nghe bác Tuyến kể lại, rằng “ấp chiến lược” chính là tiền thân của các chương trình “xây dựng nông thôn” và “bình định phát triển” sau đó. Bác nói rất nhiều về lý thuyết của các chương trình này, như một nhà văn say mê bình luận tác phẩm của mình. Nhờ lúc còn con nít có được ra “chầu rìa” ngoài Chí Linh ít lâu, nên tôi cũng có chút hiểu biết về các chương trình ấy, nhất là chương trình “xây dựng nông thôn” , với 11 mục tiêu 98 công tác (11 mục tiêu là : diệt CS nằm vùng, loại trừ tham nhũng, tổ chức bầu cử hội đồng xã ấp, đoàn ngũ hóa nhân dân, chống nạn mù chữ, làm trường học, làm trạm y tế, xây dựng cầu cống đường xá, tổ chức thuế vụ, chương trình thông tin, và chương trình đãi ngộ chiến sĩ, cán bộ, cùng gia đình họ; chương trình này được hỗ trợ bởi kế hoạch CG, tức dân ý vụ, và PRU, tức trinh sát tỉnh). Nhờ thế, tôi được dịp phần nào bàn tán qua lại với bác cho cuộc đối thoại thêm hào hứng. Bác không dấu những mặt tiêu cực, nhưng trong đánh giá tổng quát, thì coi đó là những chìa khóa của sự thành công của VNCH trong việc tái lập an ninh và ổn định sau những giai đoạn rất hỗn loạn, và luôn bị đe dọa tại khắp các vùng nông thôn. Bác đồng ý với tựa đề quyển sách của W.Colby, gọi cuộc chiến VN là “một chiến thắng bị bỏ mất” (lost victory). Tôi để ý dường như ông Colby là người duy nhất mà bác Tuyến gọi là “nó”, một cách thân thiện. Ngoài ra đối với bất cứ ai, dù là đối thủ, dù đã từng thù ghét hay làm hại bác, bác cũng đều gọi là “ông ấy”, hay “anh ấy”. Khi nhắc đến những người bác không ưa, tôi thường chỉ nghe bác cười rằng “cái &ocirc
    ;ng ấy...” rồi ngưng lại, không một lời chỉ trích nào hết.


    TÌNH BÁO VIỆT NAM :


    Một đề tài mà tôi được nghe khá lâu là sự hình thành và tổ chức của hệ thống tình báo ở miền Nam. Thú thực là tôi thiếu những dữ kiện kỹ thuật và lịch sử để hiểu hết. Tôi còn nhớ vài giai thoại như vụ ám sát hụt ông Hoàng Sihanouk, một việc mà bác Tuyến rất không đồng ý. Bác cũng nói qua về việc thả nhân viên ra Bắc. Điều mà tôi ghi nhận là một trong những cách thức lấy tin của bác Tuyến rất đặc biệt. Bác dựa vào tình cảm, vào sự giao thiệp rộng rãi, và sự giúp đỡ người khác để có tin tức đến từ nhiều môi trường khác biệt. Khi cần, bác luôn sẵn chỗ để hỏi tin tức, vì không ông này thì ông khác, trước đó ít lâu, cũng đã từng nhờ bác can thiệp giúp mắc được đường giây điện thoại một cách nhanh chóng sau nhiều tháng trì trệ, hay giúp giải quyết một tranh chấp với một cơ quan chính quyền, một vấn đề thuế má, một khó khăn về giấy tờ v.v...Với nụ cười ranh mãnh, bác bảo :“tôi chỉ ngang hàng chủ sự, lúc đầu chỉ ăn lương thiếu úy, thế mà chuyện gì họ cũng đến nhờ tôi.” Thật ra khi ấy, hào quang của bác Tuyến đã khiến cho nhân viên của cơ quan nào nhận được điện thoại của bác cũng đều vội vã đáp ứng tất cả những gì bác yêu cầu, nhanh hơn cả khi nhận được lệnh của chính thượng cấp trực tiếp của họ ! Sự hiệu quả của những can thiệp của bác, lại càng làm tăng thêm cái hào quang đã sẵn có kia, khiến người ta càng thêm đồn đại về thế lực của “BS Trần Kim Tuyến” ! Cần nói là khi ông Nhu gửi máy bay ra Hà Nội khẩn cấp mời vào Sài Gòn hợp tác với chính phủ, bác Tuyến mới chưa đầy ba mươi tuổi !


    BẮT HỤT LÊ DUẨN :


    Trong các buổi nói chuyện khác, chúng tôi trở về lối hỏi đáp, và lướt qua nhiều đề tài cũng như nhân vật. Về ông Phạm Ngọc Thảo, được chính phủ Hà Nội tuyên dương như một người rất có công với “cách mạng”, bác Tuyến cho biết bác vẫn không tin ông Thảo dã trá hàng. Bác Tuyến kể lại lần đầu gặp ông Thảo, rồi sự thăng tiến của ông trong chính quyền VNCH, cũng như những âm mưu ám sát ông của phía bên kia. Bác nhắc lại kỹ thuật đề phòng khỏi bị ám sát rất tinh tế và hữu hiệu của ông Thảo. Theo bác Tuyến, có lần ông Thảo đã cho đầy đủ dữ kiện để bắt Lê Duẩn, và khi nhân viên của chính phủ VNCH ập đến, thì Lê Duẩn mới vừa rời khỏi địa điểm ấn định không đầy vài phút. Nguyên do của sự chậm trễ ấy là do ở nhân viên của chính phủ VNCH chứ hoàn toàn không thể được tính toán trước bởi ông Thảo. Ngày nay, khi biết rằng sau đó, Lê Duẩn sẽ trở thành người dẫn đầu phe chủ trương thôn tính miền Nam bằng một cuộc chiến tranh quy mô, phải chăng chúng ta có thể hình dung được một khúc quanh khác cho lịch sử VN nếu ông này bị bắt vào lúc ấy, do sự chỉ dẫn của ông Phạm Ngọc Thảo ?


    THOÁT TRONG ĐƯỜNG TƠ KẼ TÓC :


    Một câu chuyện mà tôi rất say mê, là sự thoát khỏi VN trong đường tơ kẽ tóc, lúc Sài Gòn thất thủ, của bác Tuyến. Tôi nghe như thế này : lúc ấy gia đình bác đã được đưa đi quốc ngoại. Bác còn ở lại, tưởng cũng sẽ di tản trong một chuyến sau. Nhưng rủi thay tình thế trở thành rối loạn quá nhanh chóng, khiến cho các kế hoạch đưa người đi hoàn toàn bị đảo loạn. Bác không còn lối thoát. Ngày cuối, bác đến khách sạn Continental tìm bạn quen vấn kế. Gặp ông Phạm Xuân Ẩn, một người theo bên kia bị bác bắt được ở Hạ Lào nhưng thả ra và cho đi học về báo chí ở Mỹ. Sau ông Ẩn làm biên tập viên cho tờ Time. Ông thấy bác còn kẹt lại, liền hốt hoảng gọi điện thoại vào Tòa Đại Sứ Mỹ hỏi cách để đưa bác đi. Người trong Tòa Đại Sứ cho biết ông ta không thể trả lời ngay, và hẹn sẽ gọi lại. Ông Ẩn bảo bác Tuyến cứ ở trong phòng của ông nghỉ ngơi trong khi chờ điện thoại của người kia. Nhiều giờ trôi qua, không tin tức, bác Tuyến bắt đầu tuyệt vọng, và dường như là đã bỏ đi đâu gần đó. Lúc ấy, người trong Tòa Đại Sứ Mỹ gọi lại, ông Phạm Xuân Ẩn nhắc máy. Bác Tuyến nói nếu ông Ẩn chỉ giả vờ giúp bác, thì ông đã lờ cú điện thoại ấy đi. Nhưng không, ông lập tức chạy đi tìm bác Tuyến và lôi bác đến điểm hẹn cuối cùng để bốc người di tản, ở gần Mission Culturelle Pháp. Hai người chạy đến nơi, thì cửa sắt đang đóng xuống. Bác Tuyến nhỏ người chui tọt qua được, ông Ẩn cầm cái sách tay của bác ném sang phía bên kia, rồi anh em nhìn nhau gạt lệ giã từ. Bác chạy vội lên lầu cao ốc, lúc trực thăng đang sắp sửa rút thang. Người đưa tay kéo bác lên máy bay không ai khác hơn là Trung Tướng Trần Văn Đôn. Ông Phạm Xuân Ẩn ở lại, được tuyên dương như một nhân vật tình báo có công lớn đối với chính quyền miền Bắc. Lúc bác Tuyến kể chuyện về ông, thì cũng có tin ông vừa trả lời phỏng vấn của một tờ báo Mỹ nào đó. Có lẽ tờ Time ?


    Cả
    năm sau, tôi được nghe nói về ông Vũ Ngọc Nhạ, nhân có người ở Paris viết sách về ông ta. Sẵn điện thoại thăm bác Tuyến, và hỏi bệnh tình bác gái, tôi nhắc đến ông Nhạ. Bác Tuyến vừa cười vừa kêu : “Ối Giời ơi, cái ông ấy...!”


    VATICAN :


    Một dịp khác qua điện thoại, tôi hỏi về ảnh hưởng của Tòa Thánh Vatican đối với VN. Bác nói “CS họ có truyền thống sợ Vatican, làm nhiều người cứ nghĩ theo họ, tưởng rằng Vatican là thế lực ghê gớm lắm”. Tôi nghĩ có lẽ người CS cần “vạch mặt chỉ tên” một tổ chức có mặt trên toàn thế giới để cụ thể hóa một “thế lực phản động quốc tế” tương xứng với khái niệm “quốc tế CS” của họ. Cái “quốc tế không CS” thường hay được họ chiếu cố nhất, chính là Vatican, vì trong tâm lý của họ, Giáo Hội Công Giáo có mô hình tổ chức giống họ (thật ra là họ bắt chước Công Giáo), và có đủ điều kiện để trở thành một hình ảnh đối xứng với họ ở phía bên kia bức màn sắt. Theo bác Tuyến thì cách nhìn này là tưởng tượng, là một thứ “fantasme”, một hiện tượng tâm lý. Tôi cũng có hỏi về ảnh hưởng của các Đức Ông VN làm việc bên cạnh Đức Giáo Hoàng trong Tòa Thánh. Bác bảo người ta cứ gán cho các Ngài những vai trò mà các Ngài không có. Điều này xét cho cùng rất có hại cho Tòa Thánh, và cho Giáo Hội Công Giáo VN. Thật ra, có lẽ thế lực của một số Giáo Quyền đã thực sự hiện hữu ở một giai đoạn lịch sử trước đây, nhưng ngày nay thời thế đã đổi khác nhiều...


    KỲ THỊ NAM BẮC ?


    Bác Tuyến kể rằng có lần TT Diệm giao cho bác thiết lập một danh sách những người tín cẩn và nhiều khả năng để cộng tác với chính phủ. Bác đưa danh sách xong, TT Diệm nói :“Tại sao chỉ toàn người Bắc ?” Bác trả lời :“Tổng Thống dặn tôi lập danh sách những người tín cẩn và có khả năng, mà suốt đời tôi cho đến nay chỉ sống ở ngoài Bắc, tôi không biết người Nam nào cả, làm sao dám tiến cử người Nam với Tổng Thống ? Vì thế tôi chỉ đề nghị những người tôi biết rõ...” Ai dám lên án cách suy nghĩ và xử sự này ? Không thể hô hào kêu gọi người dân “ba miền” đoàn kết với nhau, mà phải tạo điều kiện để có sự trao đổi, gặp gỡ, và cảm thông giữa người ở chỗ này với chỗ khác. Bác Tuyến sau này có nhiều bạn hữu người Nam, và nếu lúc đó có phải lập lại một danh sách, thì chắc chắn trong đó sẽ có rất nhiều người Nam.


    TỪ ĐỆ NHẤT ĐẾN ĐỆ NHỊ CỘNG HÒA :


    Tôi có được nghe qua về những quan hệ cá nhân và công việc giữa bác Tuyến và gia đình TT Diệm. Bác cho biết đã gặp TT Diệm lần đầu tiên lúc ông đi lánh nạn trên miền thượng du Bắc Việt. Lúc ấy bác Tuyến là người đạp xe đạp đi dẫn đường, TT Diêm ngồi xe hơi theo sau. Mãi khi đã trở thành Tổng Thống, ông Diệm mới biết việc này, và ngạc nhiên hỏi bác Tuyến :“lúc đó, là ông à ?”


    Bác cũng nói về những bất đồng ý kiến với ông Nhu vào giai đoạn cuối của Đệ Nhất Cộng Hòa, đưa đến việc bác từ chức, và sau đó xảy ra cuộc đảo chánh tháng 11 năm 1963. Như đã nói ở trên, vào lúc xảy ra cuộc đảo chánh, bác Tuyến ở ngoại quốc, và khi trở về đã phải vào tù ít lâu. Bác nhắc lại với nụ cười ranh mãnh, tất cả những mạ lị, vu khống, mà người ta đã dựng lên lúc bác thất thế, kể cả những người đã từng quỵ lụy nhờ vả bác. Bác phải chịu đựng nhiều vụ kiện rất vô lý, như vụ thanh niên cộng hòa phá phách một phòng thử nghiệm y khoa từ nhiều năm trước đó, và đã được chính phủ đề nghị bồi thường. Nguyên đơn đòi bác phải bồi thường thêm, viện dẫn rằng “chế độ Ngô Đình Diệm” có ba người lãnh đạo là ông Nhu, ông Diệm và bác Tuyến. Nay “Diệm Nhu” đã chết, thì bác Tuyến phải lãnh hết những trách nhiệm của giai đoạn đó !


    Ra tù, bác không có nhà ở, và nhớ lại lúc trước có được một vị giáo sư trách nhiệm Làng Đại Học đến gặp và xin dành cho bác một khu đất trong đó. Bác dự định đến làm nhà nơi ấy, thì được biết khu đất của bác đã bị người khác chiếm mất. Thì ra khi bác thất thế, người ta đã đi tìm một vị bộ trưởng “đang lên” để dâng tặng khu đất đã nhượng cho bác. Sau, ông bộ trưởng này, lúc đã thôi làm bộ trưởng một thời gian, lại được chọn vào một nội các thành phần thứ ba để hòa giải với phe CS lúc miền Nam gần thất thủ. Giờ chót, tên ông bị loại. Ông ngạc nhiên không hiểu vì lý do gì ? Sau không biết nhờ ai mách nước, ông nghĩ rằng chính bác Tuyến đã xóa tên ông vì câu chuyện khu đất ở làng Đại Học. Ông vội vã chạy đến gặp bác, phân trần và đổ lỗi cho ông giáo sư trách nhiệm phân phối đất đã nói ở trên !


    MỘT CON NGƯỜI TỪ TỐN :


    Một điều đặc biệt nơi bác Tuyến là bác rất ít khi n&agr
    ave;o nói đến chuyện gì một cách quả quyết. Bác thường dùng chữ “tôi chả biết”, nhưng lại thêm vào ngay sau đó “nhưng tôi có nghe người ta bảo thế này”. Để xác nhận một việc gì, bác nói:“thì tôi cũng nghe nói vậy”. Còn để phủ nhận, bác chỉ cười, rằng :“họ nói thế...”, hay “ông ấy nói thế...” Không khi nào thấy bác chỉ trích người này nói bậy, kẻ khác sai lầm. Quá quắt lắm, bác chỉ hơi nhăn mặt :“cái ông ấy...” Trong lý luận, thì bác luôn sử dụng các chữ “tôi nghĩ vậy”, hay “có lẽ là như vậy”. Ôi ! đường đường một vị giám đốc của “Sở Nghiên Cứu Chính Trị”, người làm ra và điều khiển ngành tình báo của cả một quốc gia, mà chuyện chi cũng “chả biết”, nói gì cũng thêm vào chữ “có thể”, thì quả thực là một tấm gương sáng cho tất cả những ai muốn dấn thân vào việc nước đó vậy !


    MỘT ĐỜI SỐNG GƯƠNG MẪU :


    Tôi rất cảm phục bác Tuyến trong đời sống thường ngày của bác. Sáng sớm, tôi thức giậy, mò xuống nhà, thì thấy bác dã sửa soạn chu đáo bàn ăn sáng cho khách trọ “guest-house"(bác sinh sống nhờ cái khách sạn nhỏ xíu này). Bác nhẹ nhàng đặt từng chiếc muỗng, từng tách cà phê, như đang làm một điều gì rất trọng đại. Mọi công việc đều chu đáo, mọi động tác đều cẩn thận, hoàn hảo. Ngày nào bác cũng làm những công việc ấy, những động tác ấy, với một sự cẩn trọng đều đặn như nhau. Sau này, khi bác gái phải nằm bệnh viện, bác cũng hàng ngày vào nhà thương ngồi đến tối, đều đặn như đồng hồ. Vào những tháng cuối cùng của bác gái, bác lo chăm sóc ở nhà, cũng với sự tận tụy, và đều đặn như vậy, khiến bác mệt nhiều. Tôi được biết qua điện thoại là bác chỉ chịu nghỉ ngơi một chút khi có y tá đến thay thế.

    Rồi một buổi tối, điện thoại reo. Bên kia đầu giây là bác Tuyến. Vẫn với giọng nói nhỏ nhẹ, bác cho biết :“Nhà tôi đi rồi Vân ạ”. Những ngày sau đó, tôi nói chuyện điện thoại với bác khá nhiều. Khi thì bác gọi tôi, cảm ơn tôi tặng vòng hoa, khi thì tôi gọi bác , nghe than phiền vụ tìm đất không được, chỗ nào cũng phải bốc đi sau mấy năm, hay không cho xây mộ, thậm chí tìm đến đất Tin Lành (Anh Giáo) cũng không xong, v.v...Bác có vẻ rất bình tĩnh và sáng suốt. Tôi có dịch bài Ca Vịnh “Requiem Aeternam” của Esdras trong Cựu Ước, gửi biếu bác. Ít lâu sau, tôi nhận được một bài thơ đề là của bác gái nhắn gửi phu quân và các con, làm lúc còn sáng suốt, kèm với một thư cảm ơn. Qua điện thoại, bác cũng cho biết có thể hè này sẽ đi Pháp...


    Tôi không dè mấy tháng sau bác lại đã ra người thiên cổ.

    NGUYỄN HOÀI VÂN
    15/8/1995

    Trở về Mục Lục

    ReplyDelete
  5. Nghĩ đến ông Thảo, tớ lại nhớ đến phim Vô gian đạo (Hồng Kông làm, đúng ra phải dịch là Vô gián đạo- con đường không gián đoạn, dùng để chỉ tầng địa ngục thứ 8, nơi chúng sinh tạo nghiệp cực ác phải chịu thống khổ liên tục không được nghỉ ngơ). Theo lời ông Tuyến thì chính quyền miền Bắc cũng đã từng tổ chức ám sát ông Thảo, trong khi đó nhờ ông Thảo mà miền Nam suýt tóm được ông Duẩn.

    ReplyDelete
  6. Hehe, tranh cãi cũng vô ích thôi. Bây giờ tớ với bác Linh thử chơi trò giả dụ xem sao. Nếu tớ hoặc bác mà cao thủ như ông Thảo, thì tớ hoặc bác có chịu để mấy anh miền Bắc chỉ huy không? Tớ không biết bác chọn gì, nhưng tớ chắc là không.

    Có những chuyện chưa có căn cứ, chỉ là đồn đãi, nhưng với một nơi như VN, không căn cứ, đồn đãi đôi khi lại nên đáng được lưu ý hơn những thứ đang sờ sờ. Ông Đ.X.L (1 trong 4 tứ trụ của giới sử học HN) 1-2 năm trước qua Hung thăm con cái, ông G.V.C; H.L cùng các trí thức, sinh viên bên này mời đến nói chuyện lịch sử, ông Lâm có nói là trong khuôn khổ tâm sự thân tình thì không ngại cho biết rằng cụ Hồ từng có vợ con và người con của cụ hiện sống tại Hà Nội. Bây giờ có sách vở nào [dám] đề cập tới chuyện đó đâu.

    ReplyDelete
  7. Tớ mà đạt trình như ông Thảo, thì đừng nói là bắt hụt ông Duẩn, chứ Diệm Nhu gì cũng thịt tất :D. Vô độc bất trượng phu :D

    ReplyDelete
  8. Bằng chứng chỉ là những thứ đang được biết, không loại trừ nó được dựng lên. Ví dụ anh Lê Văn Tám với các công viên, đường phố, tên của các chi đội thiếu niên chỉ là những bằng chứng về một nhân vật "hữu danh vô thực"- hiểu theo nghĩa đen. Có những thứ mà chúng ta chưa biết và sẽ không bao giờ biết cho tới lúc chúng ta chết đi. Những thứ chưa biết, hoặc không được biết thì không thể xem là bằng chứng, dù chúng có thể là sự thật. Có những thứ đang là thật, đang là bằng chứng được công nhận, nhưng có thể rằng mình không biết người ta đã dựng hay tô vẻ chúng lên như thế nào.

    Anh Ming khi cần có thể thịt anh Sâm và thế chổ anh Yan cho dù trước đó anh Minh một tay do anh Sâm nuôi nấng và đào tạo. Anh Sâm nói anh không tin vào số phận, mà anh tin rằng chọn lựa của mỗi người sẽ thay đổi được số phận hắn. Và anh Yan đã chọn lựa con đường riêng mình bằng cách bắn anh Sâm sau nhiều năm tháng cúc cung tận tuỵ phục vụ anh ấy.

    Ông Thảo là người kiệt xuất, ngay cả xu hướng chính trị của ông, đến giờ vẫn còn tranh cãi. Chắc gì người cộng sản đã biết rõ về con người Phạm Ngọc Thảo, cho dù họ đã phong này kia cho ông . Một người kiệt xuất có thể chịu sự kiểm soát hay chịu phục tùng của kẻ khác trong thời gian đầu, nhưng về lâu về dài thì chưa chắc. Xu hướng chính trị của ông Thảo chắc gì đã trùng với người cộng sản, và khi đạt tới vị thế cao, chắc gì họ đã cam tam làm "con rối kiệt xuất" trong tay những kẻ khác, miền Bắc đã nhiều lần không kiểm soát được chuyện ông Thảo gây ra các sự kiện lớn ở miền Nam.

    Chính ngay trong những lời khuyên kẻ khác của bác Linh cũng đã kém trung dung và khách quan. Bởi chưa hẳn bác đã trung dung và khách quan thì tại sao lại cứ muốn kẻ khác khách quan, trung dung? Phương châm của tớ cần đặt mọi thứ vào sự hoài nghi. Cứ giả thiết mọi thứ đều ngược lại đi, ta sẽ rung đùi ngồi xem, thú lắm.

    ReplyDelete
  9. Tiện thể, chuyện ông Hiên, ông Cần, tớ nhớ là có lần bác Linh nói rằng những sự họ viết là không có cơ sở, trên Làng Ven. Bác nói rằng ông Hiên ông Cần cũng chỉ dùng các từ "nghe nói", "có người nói là",... Tớ tin là bác Linh quên, chứ không có ý trước sau mâu thuẫn với chính mình. Còn tớ, tớ không thấy những lời ông Hiên ông Cần có bằng chứng hay cơ sở gì, cũng chỉ là đồn đãi, nghe lại.

    ReplyDelete
  10. Em cũng đã từng đặt hàng một đồng chí viết một chuyên đề về tất cả các vị tình báo nổi tiếng của VN. Theo đchí đó thì VNN ko phải là một nhà tình báo giỏi, ông ta chỉ là kẻ lợi dụng Huỳnh Văn Thảo mà thôi. Ở miền Bắc thì em biết nhiều ng, hiện vẫn có rất nhiều ng bí mật ở các nước khác, nhưng về những người trước kia thì có một nhân vật nữ mà papa em đánh giá rất cao là bà Vân ở Hải Phòng. Nhưng giờ nghe đâu sống rất khổ và nghèo túng. Hehe, cái này đúng là chuyện tình báo, ko bàn linh tinh được, nhưng lúc nào ngồi riêng có thể nói nhỏ nhỏ cho nghe :P

    ReplyDelete
  11. Bà Vân chắc là bà Đinh Thu Vân hay Đinh Thị Vân, làm đến Trung tá dưới chế độ VNCH. Hình như cũng có một quyển sách viết về bà nhưng anh chưa đọc.
    Về Vũ Ngọc Nhạ thì thực hư thế nào rất khó biết. Nhưng nếu nói là lợi dụng Huỳnh Văn Trọng thôi thì cũng không chính xác. Huỳnh Văn Trọng không thực sự là tình báo Bắc Việt mà là do Vũ Ngọc Nhạ tuyển dụng để hợp tác. Với vai trò quản lý trực tiếp các đầu mối của cụm A22 là cụm tình báo mạnh nhất hồi đó (dù ông Nhạ chỉ là Cụm phó nhưng rất có thể do tính chất công việc, cụm trưởng là người chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp với cấp trên nên không lộ diện mà chỉ nằm im) thì công trạng của Vũ Ngọc Nhạ không ít, mặc dù cụ thể thế nào thì cũng khó nói.

    ReplyDelete
  12. @TuongBinhMinh:
    Nhận định của cậu có vẻ dựa trên các tài liệu không đáng tin cậy lắm. Thứ nhất là cái “tiết lộ” của Trần Kim Tuyến với Trần Hoài Vân (là ai?) không biết là tdna lấy ở đâu ra? Và trong tiết lộ đó thì liệu có thể tin tưởng Trần Hoài Vân, nếu tin tưởng Trần Hòai Vân nói đúng thì có thể tin là Trần Kim Tuyến nói đúng không? Đừng quên rằng Trần Kim Tuyến là trùm tình báo và với một trùm tình báo thì chẳng có gì đảm bảo là lời ông ta nói là chính xác. Thứ hai, cuối năm 1957 Lê Duẩn đã ra Hà Nội, và trong thời kỳ từ 1955-57, thì ghế của ông Diệm còn chưa vững, ông ta còn lo đấu đá với tướng Hinh, tướng Vĩ, Bảo Đại, Bảy Viễn, Năm Lửa và chưa hề ra mặt thực hiện chương trình chống cộng sản thì lấy đâu ra việc bắt Lê Duẩn.Việc chống cộng mạnh mẽ chỉ thực hiện từ khoảng năm 1959. Nếu đọc về Phạm Ngọc Thảo thì tới cuối năm 1956 ông mới bắt đầu nhập đảng Cần Lao, tới năm 1957 mới được vào trong Phủ Tổng thống làm việc thì làm sao lại bắt mối với Trần Kim Tuyến để chỉ điểm Lê Duẩn nhanh thế. Tất cả những việc này có thể nói đều không khớp và chỉ dựa trên một ý kiến hàm hồ trên Net thì lẽ ra tdna không nên quá coi trọng như thế. Nhất là lại là ý kiến (được cho là ?) của một trùm tình báo bên này nói về một tình báo viên bên kia.

    Tiếp theo về việc ông Thảo có phải điệp viên cộng sản hay không. Việc ông hoạt động quá độc lập không mâu thuẫn với việc ông là điệp viên cộng sản. Về nhân thân ông Thảo tất cả những người trong cuộc bên phía cộng sản đều đã xác nhận ông là điệp viên cộng sản từ Võ Văn Kiệt, Trần Bạch Đằng… Trong khi đó nếu thử tìm kiếm thì cũng chẳng có tài liệu gì chứng tỏ ông không phải là điệp viên cộng sản. Cũng có thể ông có những mưu đồ riêng (ai mà biết chắc) nhưng có điều chắc chắn là ông đã cung cấp nhiều tin tức cho phê cộng sản. Thêm nữa, nếu xét về nhân thân thì việc ông là điệp viên cộng sản cũng không có gì đáng ngạc nhiên (gần như toàn bộ các anh em của ông đều đứng về phe Việt Minh trong kháng chiến và sau này cũng không có người nào làm việc cho chính quyền VNCH ngoài bản thân ông!). Ngay cả gia đình nhà vợ ông cũng là trí thức thân Cộng sản. Thế nên tớ nghĩ nếu có lập luận phản bác là ông Thảo không phải điệp viên thì cần có bằng cứ hay lý luận rõ ràng hơn. Nhất là lại tới mức nói là ông định bán đứng Lê Duẩn cho Trần Kim Tuyến mà chẳng có bằng chứng gì thì quả thật là hàm hồ.

    Về ông Vũ Bằng có là điệp viên hay không thì tớ không rõ. Có người làm chứng ông nhận làm điệp viên thì biết vậy thôi. Nhưng nếu ông Vũ Bằng có là điệp viên thì trên thực tế ông cũng không làm gì nhiều cả, nên cũng không có gì quan trọng. Hơn nữa, nhân vật Hoàng trong Đôi Mắt của Nam Cao không hề là “phản động” (nói thế thì oan cụ Nam Cao quá) mà đó là hình ảnh của trí thức trùm chăn thôi. Và tớ nhớ là ông Vũ Bằng cũng không hề viết báo chửi chế độ VNCH (ít ra cũng không chửi nhiều tới mức bị liệt ra như thành phần thân cộng như một số nhà báo khác).

    Tớ thấy tđna có nhiều ý kiến sắc sảo nhưng cũng hay bị thiên lệch, ít khi thực sự khách quan. Look at the evidences. You should have the evidence to support your ideas especially if these ideas are shocking or far-fetched. There are plenty of ridiculous ideas on the Internet about Vietnamese war from both sides. A “revelation” of a friend of Tran Kim Tuyen is not a reliable evidence.

    ReplyDelete
  13. Nói thế nào nhỉ, nếu đích thân Trần Kim Tuyến viết lại sự việc như vậy thì còn là một điều đáng để lưu tâm, dù cũng không phải là bằng chứng. Nhưng lại là lời thuật lại của một vị ất ơ nào đó trong lúc nhàn đàm với ông Tuyến thì nói thực tớ thấy nó hoàn toàn không phải là một fact cần lưu ý. Nếu chú ý về nhân thân vị này thì có thể thấy vị đó là dân Công giáo nên ắt sẽ khó chấp nhận việc Phạm Ngọc Thảo, một dân công giáo toàn tòng, người thân tín của Đức Cha Thục và là người lãnh đạo lực lượng Công giáo trong cuộc đảo chính hụt tướng Nguyễn Khánh lại là người của Việt cộng. Thế nên ông ta hoàn toàn có motivation để thêm thắt là Phạm Ngọc Thảo không phải Việt cộng nên định bán Lê Duẩn cho Trần Kim Tuyến. Những bài viết kiểu này đầy rẫy trên Internet (có thể giới thiệu thêm vài vị pseudo-historian về chiến tranh Việt Nam như Mường Mán chẳng hạn)- đọc cho vui là chính còn nếu căn cứ vào đó để tin rằng quả thực Trần Kim Tuyến không bịa chuyện, quả thực Nguyễn Hòai Vân không nghe lầm, quả thực Nguyễn Hòai Vân không bịa chuyện… thì hơi bị đi quá xa.

    Nói thêm câu nữa là Trần Kim Tuyến hoàn toàn có động cơ để làm người ta tin rằng Phạm Ngọc Thảo không phải cộng sản. Bởi nếu ông Tuyến công nhận ông Thảo là cộng sản thì có khác nào bảo hồi năm 1963, ông đã bắt tay cộng sản để định lật đổ tổng thống, ân nhân của ông là Ngô Đình Diệm và bạn hiền của ông là Ngô ĐÌnh Nhu? Có khác nào bảo mình nếu không gà mờ để cộng sản dắt mũi thì cũng là tay sai cộng sản?

    ReplyDelete
  14. Hic, chính trị không phải là chỉ việc tiêu diệt lẫn nhau. Và không phải người làm chính trị nào cũng bẩn thỉu, cơ hội và vô nguyên tắc. Nhiều người làm chính trị cũng có những lý tưởng, niềm tin và đạo đức của họ. Và không phải quyền lực là yếu tố duy nhất khiến họ có thể bất chấp mọi thủ đoạn để làm. Giả dụ ông Thảo thực sự là một đảng viên cộng sản và tin vào lý tưởng cộng sản thì sao? Chẳng nhẽ đảng viên cộng sản thì không thể có trình cao? Tất nhiên cũng rất có thể ông Thảo là người theo lý tưởng quốc gia, muốn người Mỹ ra khỏi Việt Nam và muốn thống nhất đất nước bằng con đường hòa bình nên ông có những liên hệ với phe cộng sản (và một số liên hệ có cả sự đồng ý của Diệm –Nhu vào thời điểm năm 1963).

    Với lại không phải cứ cộng sản nói thì là sai còn tin đồn của mấy bác lưu vong bày ra thì là đúng. Chuyện Cụ Hồ có con thì cũng nhiều người nói (ít nhất có Nguyễn Minh Cần, Vũ Thư Hiên là những người từng sống ở miền Bắc và có vị trí nhất định vào thời gian đó) nên tuy là tin đồn nhưng vẫn có thể có những cơ sở. Còn chuyện ông Thảo bán ông Duẩn thì còn có ai có thể xác minh, ngoài một nguồn tin ất ơ trên Internet thuật lại ý kiến của một người đã chết không thể sống lại trả lời là có phải mình nói thế thật không (thời điểm viết bài của ông Vân kia thì ông Tuyến cũng đã chết).

    ReplyDelete
  15. So, please look at the balance of evidences, and try to be neutral and objective if you can, don't let your prejudice (either against the communists or the anti-communists) overwhelm your logic and rationality.

    ReplyDelete
  16. @TuongBinhMInh: Có lẽ vì quan điểm của tớ khác cậu. Tớ tìm hiểu lịch sử không phải để rung đùi ngồi xem hay thích thú với các giả thuyết ngược lại quan điểm phổ thông mà là muốn tổng hợp từ nhiều nguồn để biến đến những gì có vẻ như là chính xác nhất.
    Về chuyện ông Hiên ông Cần, tớ không thấy tớ có gì mâu thuẫn. Đúng là họ cũng chỉ nghe nói và vì thế tớ cũng không tin một cách xác quyết vào nhữngi lời của họ. Nhưng dù sao thì ý kiến của họ cũng không đơn độc, họ lại từng ở các vị trí có thể nghe được những lời đó từ những cán bộ cao cấp và thêm nữa với trường hợp ông Hiên, thì đó còn là lời của người cha đã chết (nên nếu ông ta hoàn toàn bịa lời ông bố đã qua đời từng làm bí thư cho cụ Hồ thì sẽ chẳng còn gì để nói). Tức là ít nhất nó còn có một cơ sở để người ta hoài nghi ở một mức độ nào đó. Nó hoàn toàn khác với việc TBM nêu ra về trường hợp ông Thảo mà theo tớ là rất vớ vẩn.
    Tất nhiên là tớ không thể hoàn toàn trung dung và khách quan rồi (who can?) ai chẳng có những thiên kiến của mình, nhưng tớ đã cố gắng để trung dung và khách quan ở mức tốt nhất có thể, còn với tdna thật sự tớ chưa bao giờ thấy có sự cố gắng đó để nhìn sự việc ở nhiều khả năng khác nhau (và gạn lọc trên cơ sở các khả năng đó).

    ReplyDelete
  17. Interesting stuff! Thanks to you both ...

    ReplyDelete
  18. Nếu chú ý thì có thể thấy là 2 trong 4 nhân vật tình báo xuất sắc nhất là Phạm Ngọc Thảo và Vũ Ngọc Nhạ đều xuất thân Công giáo (một người Công giáo Phát Diệm, người kia Công giáo Nam bộ). Và con đường tới phủ Tổng thống của họ đều qua các mối liên hệ với các nhân vật có thế lực trong Công giáo là Hoàng Quỳnh (nhân vật số 2 của Công giáo miền Bắc sau Đức cha Lê Hữu Từ) và Đức cha Hồng y Ngô Đình Thục. Trong khi Công giáo là lực lượng ủng hộ chế độ Ngô Đình Diệm mạnh mẽ nhất thì những nhân vật tình báo đáng kể nhất đều là trong lực lượng Công giáo mà ra.

    ReplyDelete
  19. Các bác có tài liệu/thông tin gì về Đinh Bá Thi không?
    Còn tình báo nước ngoài cài vào Việt Nam có ai không? Tôi nghe tin vỉa hè nói thời chiến tranh có ông bí thư tỉnh ủy Quảng Bình hay Trị gì đó làm cho CIA, đến mức quân ta cứ đi qua tỉnh này là bị diệt sạch. Bàn chuyện chống phản gián có khi cũng hay.

    ReplyDelete
  20. Bác DongA: Vụ Đinh Bá Thi, đai sứ Việt Nam ở LHQ bị triệu hồi vì liên quan tới một vụ tình báo do FBI phát giác mà điệp viên chính là Việt kiều Trương Đình Hùng (hình như giờ vẫn sống ở hải ngoại) và một nhân mối cảm tình viên người Mỹ làm viên chức cấp thấp hình như ở Bộ Ngoại giao Mỹ. Vụ này liên quan tới việc lấy trộm một số tài liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ thuộc loại bí mật hạng nhẹ về chính sách của Mỹ đối với Việt Nam. Trong vụ này, người có công phát hiện là Đặng Mỹ Dung, tên Mỹ là Yung Krall, nhân viên tình báo CIA được CIA cấy vào trong nhóm “Việt kiều yêu nước”. Sở dĩ cô này có thể tiếp cận là do cô ta là con gái ông Đặng Văn Quang, từng làm đại sứ của Mặt trận giải phóng ở Liên Xô. Bản thân vụ này đã gây ra một rắc rối khiến quan hệ bình thường hóa ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ do Nguyễn Cơ Thạch (thứ trưởng Ngoại giao) và Richard Holbrooker (trợ lý Bộ trưởng) khởi xướng đang tiến hành đầy triển vọng trở nên bị đình trệ do sức ép của Quốc hội Mỹ. Đặng Mỹ Dung gần đây có xuất bản một cuốn hồi ký. Cô này có lẽ là một nhân viên CIA người Việt hiếm hoi mà được biết tên.

    À nói tới các điệp viên Bắc Việt thì không thể không kể đến Hoàng Đạo, điệp viên nổi tiếng thời chống Pháp. Ông này có phong cách rất bất cần, từng làm giám đốc công an Thanh Hóa sau kháng chiến và hình như cũng nổi tiếng cứng rắn. Trong thời chống Pháp, ông tổ chức một chiến khu giả của đảng Đại Việt rồi đi du thuyết khắp nơi trong chính quyền Bảo Đại, nhưng về sau bị nghi kỵ nên kế hoạch đưa ông này vào nội các Bảo Đại phải hủy. Trong cuốn sách về ông này có hai chi tiết đáng lưu ý: thứ nhất là việc Hoàng Đạo bị Việt Minh Nam Bộ bắt, tra tấn và suýt nữa thì thủ tiêu bằng cách cho đi tàu ngầm (nhét vào bao bố quẳng xuống sông- hình thức thủ tiêu được ưa thích ở đồng bằng Nam bộ được tất cả các bên sử dụng). Chi tiết thứ hai là khi Hoàng Đạo đề xuất ám sát Ngô Đình Diệm vì cảm thấy Diệm nguy hiểm trong tương lai và để Hoàng Đạo tham gia nội các Bảo Đại với tư cách đại diện cho lực lượng kháng chiến của Đại Việt thì ông Trường Chinh bảo “để Hoàng Đạo thay thế Diệm thì còn nguy hiểm hơn là Diệm còn sống”. Đó là tác giả truyện viết thế còn thì tớ không biết có đúng thế không. Sau năm 1954 thì ông Hoàng Đạo thất sủng và không còn được nắm lực lượng tình báo như trước, ông giải ngũ với quân hàm đại tá.

    Tuy tình báo Bắc Việt đúng là lập được nhiều chiến công nhưng cũng phải nói là tình báo- phản gián miền Nam và CIA cũng không phải xoàng. Chỉ huy cao cấp nhất lực lượng tình báo của miền Bắc ở miền Nam là ông Trần Quốc Hương cũng từng bị bắt nhưng sau đó lại được thả chắc do có một sự dàn xếp đổi trác nào đó với sự can thiệp của CIA?. Chỉ huy lực lượng biệt động ở Sài Gòn là ông Nguyễn Tài- con trai nhà văn Nguyễn Công Hoan cũng bị bắt và ngồi Côn Đảo cho tới năm 1975.

    ReplyDelete
  21. Các tình báo viên của miền Nam thì có quá ít thông tin chính xác để có thể tổng hợp và nhận định được.
    ---
    Em tặng bác 1 cái tên để gúc: Võ Văn Ba

    ReplyDelete