Saturday, August 4, 2007

Saturday afternoon with Vietnamese Chick Lit

Một buổi chiều và tối thứ bảy đọc Vietnamese chick-lit trên Vnthuquan. Sau “Tìm trong nỗi nhớ”, hồi ức của cựu du học sinh ở tuổi 40 là hai cuốn chick-lit (dịch: văn cho gái) của một tác giả 8x và một tác giả 7x.

Cuốn 1 là “Phải lấy người như anh” của Trần Thu Trang.

Cuốn này mở đầu cũng không đến nỗi tệ nhưng càng đọc thì càng phô. Được cái đọc cũng buồn cười cho dù lý do buồn cười là vì nhiều cái phi lý, ngớ ngẩn trong đó. Từ trước, tớ vẫn có cảm tính với em One/Thiếu-iốt trên mạng và khá thích cái mục Thư hàng tuần trên blog của em ấy nhưng mà truyện này thì đúng là một soap opera ngớ ngẩn. Việc truyện này bán chạy và được nói nhiều thế trên báo chí cho thấy đúng là văn hóa đọc của Việt Nam có nhiều vấn đề, kể cả ở mức độ đại chúng. In any case, it's absolutely not well-written.

Ví dụ đọc đoạn văn như thế này thì tớ không thể không buồn cười: "Những sợi tóc ngắn bết trên vầng trán khôi ngô, đôi mắt nâu sau cặp kính và đôi môi mím chặt khiến anh mang một vẻ trầm mặc u uẩn như thể triết gia. Chiếc quần jeans hơi bạc, chiếc sơ mi kẻ sọc nhỏ bên trong và chiếc áo gió bên ngoài đều không có gì đặc biệt nhưng toát nên vẻ thanh lịch. Và nếu anh không gọi cà phê bằng tiếng Việt có lẽ mọi người vẫn tưởng anh là một khách du lịch Nhật Bản Hàn Quốc nào đó như khi mới bước vào."




Mà trong truyện này thì những đoạn văn kiểu kiểu thế, thậm chí còn nhàm và sến gấp bội lại hơi bị nhiều. Kể ra cũng có vài đoạn được được như khi tả cảnh ở Hội An. Vài đoạn thể hiện tâm trạng nhân vật cũng có thể coi là được. Nhưng plot của truyện thì rất ngớ ngẩn, rất có chất của một kịch bản phim truyền hình hạng B của Việt Nam.

Sau kết thúc fantasy của chị Thu Trang về một anh Việt Nam nhưng nếu không nói tiếng Việt thì mọi người sẽ tưởng là khách du lịch Hàn Quốc thì tớ chuyển sang fantasy của chị Dương Thụy về một anh Bồ Đào Nha có cách nói chuyện rất Việt Nam trong “Oxford thương yêu” (tên rõ kêu, theo style kiểu Chuyện tình Harvard). Oh, My God, "Oxford thương yêu" nước ốc gọi bằng cụ :(. "Phải lấy người như anh" ít ra còn có cốt truyện có thắt nút mở nút khiến tớ còn chịu khó đọc chứ "Oxford thương yêu" là một thứ phế phẩm lảm nhảm và tự huyễn hoặc. Ngày xưa hồi còn Hương Đầu mùa thỉnh thoảng đọc truyện ngắn của Dương Thụy cũng không đến nỗi nào mà sao sau 10 năm chị này không những không tiến bộ lại càng ngày càng phô phang, vô duyên và ngô nghê đến thế. Đến chịu với một số văn sĩ Việt Nam :(. Cứ lảm nhảm các câu chuyện ngớ ngẩn, những mẩu đối thoại không đầu không cuối như thế mà cũng thành tiểu thuyết quá bằng tè vào văn học. Mà tớ đọc một số truyện của chị Dương Thụy còn cảm thấy chị này hơi bị ẩn ức ám ảnh về sado-masochism, hoặc là fantasy về kiểu mẫu thiếu nữ ngây thơ và bướng bỉnh, luôn được đàn ông ngưỡng mộ hay thèm thuồng (thông minh thì tất nhiên rồi- là alterego của Dương Thụy mà lại).

Một chị văn sĩ 32 tuổi mà vẫn chọn alter-ego là thiếu nữ ngây thơ, trong trắng và tương đối đức hạnh nhưng vẫn khiến đàn ông dễ turn on- nhân vật này trong truyện còn rất thích được các anh gọi là Lolita bé nhỏ, lol (không hiểu chị Thụy đã đọc Lolita của Nabokov bao giờ chưa?). The unbearable lighness of stupidity?

Hôm trước nghe bạn nào bảo là ở nước Nam mình, ai viết đúng chính tả thì có thể thành nhà văn, mà sai chính tả thì thành nhà thơ. Kể cũng đúng. Mà chắc cũng chẳng cần viết đúng chính tả lắm vì đằng nào cũng có biên tập rồi, nếu biên tập có không để ý nữa thì bạn đọc chịu khó vậy. Chắc vì thế mà các nhà văn của chúng ta ít khi chịu học cách viết văn (cần gì học cũng đã là nhà văn/nhà thơ rồi).

Chọn một đề tài thời thượng (tình yêu du học sinh thời a còng ở một trường đại học uy tín hay quan hệ tình cảm của gái văn phòng thời mở cửa) xong rồi ngoáy bút hí hoáy là có thể thành nổi tiếng rồi.

37 comments:

  1. Dạ, kính mời anh đón xem fantasy tiếp theo, chắc chắn sẽ là một hiện tượng trong nền văn học Việt Nam thời a gù: CHUYỆN TÌNH NEW YORK, by Hà Kin. Chuyện sẽ ra trong tháng 8 này.

    ReplyDelete
  2. Cho anh link đi để anh nghiên cứu xem gái Việt đang mơ gì nào! Fernando hay là Roberto, Oxford hay là New York.

    ReplyDelete
  3. Anh chịu khó vào thẳng blog của khổ chủ để tìm đọc nhé. Chuyện có đủ cả: đánh ghen, tình yêu với gay, thêm chút sex. Nhất! Đường link đây ạ: http://blog.360.yahoo.com/blog-HtJL2SY5eq1YlvocsUEeSQ--?cq=1

    ReplyDelete
  4. Ôi, nhiều phần quá mà lại post tản mạn thì anh không đọc đâu. Còn chick-lit nào đang có tiếng nữa không nhỉ? Hay là đọc thử Marc Levy với Xin lỗi, em chỉ là con đĩ (chick-lit Tây Tàu) chứ chick-lit của Việt Nam có vẻ chán quá.

    ReplyDelete
  5. hahah "The unbearable lighness of stupidity" =)) =)) =))
    couldn't agree with you more
    Thế mà cái truyện "Phải lấy người như anh" dở hơi ấy xuất hiện nhan nhản ở tùm lum các blogs, bà con đi copy lấy copy để về blogs mình. Tởm!

    ReplyDelete
  6. Bác Linh xem nhiều thứ quá nên có xu hướng xếp mọi thứ hơi bằng phẳng. Mọi thứ có vẻ như là phân tầng rồi, chưa xong xuôi hẳn thì cũng đã là có định vị, định danh, định tầng lớp. Người ta hay phân chia theo chủ đề, đó là cách dễ nhất, nhưng cũng vớ vẩn nhất. Cho nên Lê Ngọc Mai, Phạm Hải Anh hay được xếp chung với Thuận hay Đoàn Minh Phượng, nhưng hai đồng chí đầu chỉ xứng đáng được gọi là tác phẩm tuổi xanh nâng cấp, trong khi hai người sau là tác giả rất xịn. Trong văn chương thế này bằng cấp, scientific profile không có ý nghĩa gì cả. Tiến sĩ như Nguyễn Nguyên Phước viết hay, trong khi một loạt tiến sĩ khác viết không thể ngửi được.

    Thế cho nên là trước đây (cũng chỉ vài năm) vì có quá ít thứ nên mọi thứ cứ lập lờ mà nhoằng vào với nhau, còn bây giờ đã có thể chấp nhận rằng có văn chương cao cấp và văn chương không cao cấp. Trần Thu Trang đã chấp nhận mức độ độc giả bình dân, không thành Quỳnh Dao được thì cũng là theo kiểu đi từ dưới lên. Dạng bottom up, còn dạng top down thì khác hẳn. Điều quan trọng của các nhà phê bình hiện nay là phân biệt được cho rõ ràng cái này và cái kia. Nói về cái này là một quyền, nhưng im lặng về cái kia cũng là một quyền tối cao. Còn bình luận theo kiểu bốn phương ca hát thì tùy thích thôi, càng nhiều càng tốt, chừng nào mà nhà phê bình còn chưa làm người ta tin vào tài thẩm định của mình, người ta còn chưa nghĩ phê bình là cái gì đó đáng đọc. Và ngay cả khi phê bình đã có tiếng nói xứng đáng, người ta vẫn được thoải mái đọc những gì mình thích cơ mà. Đợt "Tiểu thuyết mới" rầm rộ có giai thoại là các nhà phê bình Pháp ban ngày viết về Alain Robbe-Grillet, tối đến dấm dúi đọc trinh thám rẻ tiền nhà ga :))

    ReplyDelete
  7. Đồng ý với bác Nhị Linh ở nhiều thứ. Thứ nhất là đề cao Thuận và Đoàn Minh Phượng. Thứ nhì là đặt lên vấn đề định vị trong văn chương. Rõ ràng khi các tác giả Phải lấy người như anh, dịch Xin lỗi em chỉ là con đĩ hay sắp tới là Chuyện tình New York...họ muốn mình đứng trong hàng ngũ những người viết các đối tượng bình dân và trung bình.
    Lỗi không phải ở họ. Vấn đề là ở các nhà phê bình và nhà báo.

    ReplyDelete
  8. Thực ra ngay cái tiêu đề của tớ là Vietnamese chick-lit là đã xếp riêng Trần Thu Trang hay Dương Thụy là thuộc nhóm văn học bình dân, đại chúng (cụ thể ở đây là kiểu tiểu thuyết có tính diễm tình dành cho độc giả chủ yếu là phụ nữ). Nhưng tớ thấy về chất lượng, bản thân những cuốn đó cũng không đạt chất lượng tương xứng với những gì báo chí nói tới (cả khen và chê, nhưng đều có tác dụng bán sách!). Ngay trong những sách kiểu semi-literature như sách trinh thám, sách diễm tình, sách fantasy cũng có những chuẩn mực của nó mà điều cốt yếu là nó phải được viết tốt (well-written) dù nó thuộc thể loại gì đi nữa. Da Vinci Code là một cuốn bán văn học như thế. Hay cả Harry Potter cũng vậy. Nhưng các cuốn này đều viết rất tốt. Stephan King hay Sydney Seldon cũng là các tác giả bình dân nổi tiếng…

    Thế nên vấn đề ở đây là việc độc giả bình dân chấp nhận dễ dàng và tán thưởng sách của Trần Thu Trang, hay Dương Thụy (đều được viết dở) cho thấy chất lượng độc giả bình dân ở Việt Nam là khá hạn chế. Ví dụ có thể so sánh với Norwegian Wood của Murakami cũng là một tác giả đại chúng như thế (Nhã Nam quảng cáo 7 người Nhật thì có 1 người đọc Norwegian Wood). Hay Marc Levy của Pháp hoặc “Cô đơn trên mạng” của Ba Lan cũng nhằm vào đối tượng độc giả tương tự như Trang Trần và Thụy Dương. Thực ra, Marc Levy hay “Cô đơn trên mạng” thì tớ đều chưa đọc nhưng tớ đoán là so với các chick-lit authors của Việt Nam thì hẳn là có một khoảng cách xa.

    ReplyDelete
  9. Nói thêm cho đỡ hiểu lầm, khái niệm độc giả bình dân tớ nói ở trên chỉ có ý chỉ đối tượng độc giả của các tác phẩm có tính bình dân, giải trí, chứ không phải là họ có thẩm mỹ, trình độ hay là gu sở thích kém hơn các độc giả “cao cấp”. Cũng như nghe nhạc có người thích nghe nhạc cổ điển, có người thích nghe pop hay rock (pop music= popular music: nhạc bình dân), có người vừa nghe cổ điển vừa nghe rock.

    ReplyDelete
  10. Em van doc duoc PLNNN tu dau den cuoi, no cung sen re tien nhu cac sach sen re tien khac cua Tay, no cung da bao no thuoc loai van chuong Quynh Dao roi co ma, neu ma no thuoc dong nay thi em thay kieu no viet hoan toan chap nhan duoc.
    Tat nhien noi doc gia binh dan phuong Tay hon han doc gia binh dan VN la dung va khong co y nghia gi ca :D.

    ReplyDelete
  11. Thực ra Phạm Hải Anh có rất nhiều truyện hay đáng đọc và ko thể xếp ở dạng Tuổi xanh già đi được :P, ví như Đỉnh tuyết chẳng hạn. Tuy nhiên, để xếp chung với Thuận và ĐMP thì chưa được. Nhưng rõ ràng là PHA lại hơn hẳn LNM, Mai thì sến chịu ko nổi luôn. Mình ko ưa dòng chic-lit nên ko recommend cho anh Linh được cái gì hay ho, nhưng Cô đơn trên mạng thì ko phải thuộc dòng chic-lit. Nó sến kiểu Tây phương nhưng dễ dàng chấp nhận được vì cốt truyện chặt chẽ, phân tích tâm lý nhân vật tốt và giống như nhiều tác phẩm phương Tây khác, nó gài vào nhiều chi tiết mang tính học thuật nên độ sến của nó dĩ nhiên là giảm đi rất nhiều.

    ReplyDelete
  12. Em đồng ý với bác NamGiang, Cô Đơn Trên Mạng tuy nghe qua thì cốt truyện có vẻ sến thương mại , nhưng mà nếu sếp vào dòng Chick- list thì hơi oan cho nó. Anh Linh cố đọc CTNY đi, em mới được liếc qua đoạn cuối nhớ được đôi dòng có vẻ hấp dẫn, đại khái là thế này: Anh nằm trong lòng tôi. Tôi cắn tai anh như anh thường làm thế với tôi. Haha, xin lỗi cho em cười một cái. :)):)). Em quen một người, người này cứ khăng khăng là em Oẳn xây dựng nhân vật Thanh (chỉ nghe nói thôi, chứ e cũng chưa đọc) dựa trên nguyên mẫu thật là mình. Chết cười

    ReplyDelete
  13. :P:P:P thac mac chu, anh Linh gia hon em nhung 1/2 decade, sao co the rong choi mai duoc :P:P:P

    ReplyDelete
  14. Hồi nọ em có đọc quyển gì mà If only it were true của Marc Levy, chán phèo mà sến kinh khủng. :(

    ReplyDelete
  15. Ơ, em tưởng chick-lit là phải các đồng chí như là Meg Cabot hay Sophie Kinsella chứ? Hay những cái đó là văn chương tuổi teen, và khác chick-lit? Bác nào rành giảng hộ cái. Còn Marc Levy, Guillaume Musso, Christian Jacq, ngay cả Bernard Schlink là dòng văn thương mại, viết theo các công thức có sẵn để trở thành best-seller. Chia dòng thế, nhưng bác nào viết giỏi quá thì coi như là vượt khung. Daniel Pennac hồi đầu xếp vào trinh thám, nhưng sau này truyện đều được cho vào các collection bình thường, kiểu folio. Còn cái bọn viết ra một phát biết ngay là nhà văn lớn thì khỏi nói rồi.

    ReplyDelete
  16. Bạn Linh là zai, lại là zai chịu khó lọ mọ tìm hiểu nọ kia, ngồi đọc văn cho gái, thế là bạn Linh sai, không phải mấy bạn tác giả kia sai.
    Bạn Linh nói sách dòng gì thì dòng cũng phải được viết tốt. Nhưng thế nào là viết tốt thì lại tùy dòng.

    Mấy bạn viết văn già, đọc truyện Nguyễn Ngọc Thuần viết cho trẻ con, khen viết thế là viết tốt, còn "hự, bụp, bụp" của truyện tranh Nhật là viết không tốt.
    Nhưng 99% trẻ con ham đọc sách của VN chẳng biết Ngọc Thuần là Ngọc nào.

    Có người hỏi Cavenui, VTV6 hay hơn hay Nhật ký Vàng Anh hay hơn. Đáp: nếu Cavenui mà khen 1 chương trình tuổi teen nào đó thì chắc chắn nó sẽ rất dở!

    ReplyDelete
  17. hihi, thôi qua đọc thơ của tui đi, tui mới tập tễnh'sáng tác' thơ. Đừng đọc chick-lit nữa.

    ReplyDelete
  18. Ối giời, em Hoaianh vẫn đọc PLNNA mà còn thắc mắc sao anh đọc :P
    Nhị Linh: Tớ cũng không rành mấy cái đó. À mà điển hình nhất của chick-lit là Nhật ký tiểu thư Jones, được coi là classic của chick-lit. Nói chung mấy cái chia dòng (genre) cũng đều là tương đối cả thôi. Nhất là văn học hậu hiện đại có nhiều cái vượt các dòng ví dụ các tiểu thuyết kiểu siêu thực-trinh thám của Murakami nên xếp vào genre novel hay là literature?

    ReplyDelete
  19. Phạm Hải Anh hồi xưa tớ có đọc vài truyện ngắn trên tờ Diễn đàn, thấy khá hay, viết có duyên, nữ tính mà cũng có cái gì hơi tưng tửng. Hình như chị này mới ra tiểu thuyết à.

    Trong văn của dân Bắc xa quê còn có Lê Minh Hà viết cũng phụ nữ, có điều đọc văn chị Hà có cảm giác đúng kiểu văn của cô giáo dạy Văn người Hà Nội, rất chỉnh chu và cổ điển, thỉnh thoảng đọc cũng được nhưng đọc nhiều thì ngấy như ăn nhiều cơm nếp (chị này có bài tạp bút gì về xôi hay cơm nếp gì đó- hic, mà lâu mình chưa được ăn xôi :( ). Nhưng đó là ấn tượng từ lâu chứ cũng lâu tớ không đọc truyện ngắn của các tác giả Việt Nam.

    ReplyDelete
  20. @ Hoai Anh: A Linh đọc chick lit là hiện tượng mà bạn Nhị Linh nói :" ..có giai thoại là các nhà phê bình Pháp ban ngày viết về Alain Robbe-Grillet, tối đến dấm dúi đọc trinh thám rẻ tiền nhà ga" :p. Sau khi ngâm cứu quá nhiều các tư tưởng cao siêu, nhà nghiên cứu phải kiếm cái gì thật rẻ tiền-đối nghịch hoàn toàn để tự cân bằng. Cũng hợp lý thôi :D.Vả lại, chắc a Linh đọc để lấy kinh nghiệm đi tăm cô nào 8X-gái văn phòng ;). Làm sao tán gái bằng Kafka với Milan Kundera được. :))

    ReplyDelete
  21. Hihi doc review ve Oxford thuong yeu o day ne hehe http://blog.360.yahoo.com/blog-OalZ23U8YqLpROe88kHb?p=562#comments

    ReplyDelete

  22. Ý tưởng lớn gặp nhau, thì ra không chỉ có mình nghi Dương Thụy bị ám ảnh bạo-khổ dâm. Có một truyện ngắn của Dương Thụy anh đọc trong Tuyển tập Văn mới 2006 cũng có một truyện như thế. Đại khái truyện kể về một cô gái đi học ở Pháp cô đơn trống vắng (tén tèn ten) ở chung ký túc với một anh Pháp đẹp giai. Xong cô này ốm nhớ anh này đánh gió (đến đoạn này thì thấy giông giống các khúc dạo đầu trong các truyện coithienthai.com). Anh này tất nhiên là không làm gì (giai Tây đứng đắn, ngoan hiền mà). Sau đó hai người hay đi chơi với nhau nhưng cô này chờ mãi mà không thấy anh ấy chịu làm gì cô ấy cả. Cuối cùng mãi về sau anh ấy mới thổ lộ là anh ấy nghĩ cô ấy bị bạo dâm (hmm, đúng ra là khổ dâm chứ nhỉ) nên không dám đi xa hơn vì khi anh ấy đánh gió, cô ấy cứ rên hừ hừ tỏ ra sướng lắm. Cô ấy bèn cười bảo anh ấy là đánh gió là truyền thống Việt Nam, cô ấy rên hừ hừ là vì đang trục bệnh ra người chứ không phải vì sướng. Thế rồi anh ấy hiểu ra là truyền thống tốt đẹp của VN không phải là bạo dâm, rồi hai người hôn nhau trong tuyết Paris đẹp như thơ, rồi anh ấy đến Hà Nội thăm cô ấy…
    Đại khái thế, lố lăng không chịu nỗi. Giờ lại tới Oxford thân yêu có anh Bồ Đào Nha suốt ngày quát chửi bạn gái, có cô Kim hơi một tí là cằm dao ra dọa “tôi giết anh”….một cách rất vô lý. Những truyện như thế này mà còn được giới thiệu trên báo chí, được độc giả đón đợi thì chẳng còn gì để nói nữa. Nhưng kể ra trường hợp như Dương Thụy cũng hay, đọc văn Dương Thụy có cảm giác gặp một bà chị vừa già vừa xấu vừa vô duyên mà cứ hay làm điệu, tỏ ra ngây thơ nhí nhảnh lanh canh lanh canh ("ôi, Lolita bé nhỏ của anh"- quote trong Oxford yêu dấu).

    ReplyDelete
  23. Hahaha, hay that, doc chet cuoi!Minh viet chinh ta cung hoi dung, hay la chuyen sang viet van, lam tho nhi ;-P

    ReplyDelete
  24. Đang đà đọc mấy truyện chick lit thế này anh đọc luôn seri của Macr Levy. Sau đó, thì tiếp truyện "Xờ lờ em chỉ là con đờ" của tác giả Bảo Thê do Trang Hạ dịch (em nói rõ thế này vì hầu như giờ ai nhắc đến truyện Xin Lỗi... đều nói ngay câu "của Trang Hạ". Mà khổ, dạ thưa Trang Hạ dịch quyển này (trong khi đó có quá trời tác giả dịch tác phẩm hay hơn Xin Lỗi mà ứ ai biết đó là ai :thởdài:. Nói là của chị ấy kẻo người khác hiểu nhầm chị ấy ăn cắp/đạo của Bảo Thê) rồi anh rì viu phát luôn anh.

    :D

    ReplyDelete
  25. That ra anh khong the so sanh doc gia binh dan cua tay voi doc gia binh dan cua ta duoc,buon cuoi lam:| Da`nh ra`ng van hoc xep theo the loai nhung ma thay thuong cho doc gia VN vi bon bao chi ngo' ngan. Bao chi co mot nhiem vu cao ca ma lau nay bao chi VN duong nhu quen mat la di.nh huo'ng cho quan chu'ng nua. Chi toan PR cho cac tac pham re tien ma nhung tac pham co gia tri tot thi lai na`m be.p di' dau do'.Em nghi con phai bo sung them la " ai viet dung chinh ta thi di lam van lam tho, ai viet sai chinh ta thi lam ba'o"(viet cau thieu ca chu ngu, vi ngu thi di lam bao mang,hehe.)

    ReplyDelete
  26. Thêm nữa: còn viết câu sau dấu chấm dấu phẩy không có space thì đi comment blog cho nó vui :))

    ReplyDelete
  27. Khiếp, anh "cá chê" Dương Thụy ghê quá! Cứ như bà mẹ chồng khó tính ấy :p. Văn Dương Thụy hơi trẻ con thôi, chứ người thì cũng không đến nỗi "vừa già vừa xấu" đâu.
    Hình như Oxford thương yêu là chuyện tình của chính Dương Thụy. Đàn bà viết văn chả ra khỏi được cái vòng luẩn quẩn của ái tình ;). Nhưng nếu viết động đến những vấn đề to tát đại sự một tí như Dương Thu Hương một mất một còn với cộng sản, thì lại chê người ta là "nữ tặc", "rạch giời rơi xuống", "hiếu chiến".Hay như Đỗ Hoàng Diệu đá qua tí sex mà bị chê là "dâm tặc". Làm đàn bà khổ thế! Kiểu gì cũng bị đàn ông chê ;).

    ReplyDelete
  28. Đợt này bận quá k có tg đọc blog. Thấy L. có vẻ hậm hực với e Dương Thuỵ tợn. Mà chán nhất là hôm trước tớ cũng mất tiền oan với chị Hoa bán sách mua cuốn này. Mặc dù cũng muốn bênh vực phái nữ lắm, nhưng tớ cũng đành phải đồng tình với ý kiến của bạn L. Hic.

    Mà chính vì vậy càng cảm thấy đồng cảm với L về cái entry "chơi văn" và "nghiệp văn" của L.

    ReplyDelete
  29. Chết, mình mới chê Dương Thụy mấy câu mà đã mang tiếng mẹ chồng thế này à :((.
    @Jazzy: 32 tuổi, có nghề viết 15 năm mà vẫn viết một thứ văn trẻ con (chứ không phải là văn dành cho trẻ con như Nguyễn Nhật Ánh hay Nguyễn Vĩnh Nguyên), vẫn ngớ ngẩn, ngô nghê, dễ dãi trong khi viết văn như Dương Thụy thì quả là một điều đáng chán. Tất nhiên mình bực mình hơn cũng một phần vì ngày xưa mình tương đối thích một số truyện của Dương Thụy trên Hoa học trò, nhớ là đọc vui vui, buồn cười.
    @nhocdenthui: Thôi để cuối tuần sau anh lại đọc chick-lit tiếp. Chick-lit nên để vào mục giải trí cuối tuần, đọc một lúc nó hơi phí ;)).

    Bên blog em Thiếu Iốt đang có thư hàng tuần tổng tiến công mấy bạn chê cuốn PLNNA của em ấy.

    ReplyDelete
  30. @Jazzy: À mà Dương Thụy có học ở Oxford đâu mà bảo Oxford thương yêu là chuyện tình của Dương Thụy. Với lại tớ nghĩ khi Dương Thụy đi học chắc ở ngòai cũng không đến nỗi tồ và ngố như cái em trong truyện (tồ và ngố quá thì không thể viết văn được). Nhưng chắc fantasy của chị là được tồ và ngố như thế. Trong những truyện của Dương Thụy mà tớ từng đọc, kể cả từ 15 năm trước như tớ nhớ, Dương Thụy đều rất hay lấy mình để xây dựng nhân vật, rất không biết cách đứng ngoài nhân vật và nhìn nhận nhân vật như một thực thể có đời sống riêng. Trường hợp của Dương Thụy nếu còn viết văn theo phong cách như thế thì chỉ làm hại chính mình thôi, nếu viết báo thì còn được (mấy bài ngăn ngắn kể đi Tây học vui thế nào, trường Oxford đẹp thế nào, giai Tây lịch thiệp văn minh ra sao… kiểu kiểu Ngô Thị Giáng Uyên thì có thể đọc còn vui vui).

    ReplyDelete
  31. Có lẽ Dương Thụy phóng tác từ một kinh nghiệm yêu đương nào đó của mình hồi du học ở Pháp, rồi gắn nó vào Oxford - chắc là đã từng qua Oxford học ngắn hạn hoặc du lịch. Em thấy Dương Thụy "cưa sừng làm nghé" để nhắm đến các bé tuổi teen ở nhà đang ao ước được đi du học. Dương Thụy còn lâu mới tồ và ngố, chắc cũng không đến nỗi fantasy là nhân vật kiểu teen như thế. Có điều, chị hóa thân vào nhân vật vụng quá. Ai là dân du học thì không thể không thấy buồn cười với cái kiểu viết ngây ngây thơ thơ đó. Em cũng chỉ đọc lướt vài trang, bật cười vì thấy ngô nghê quá nên chả có hứng đọc thêm.
    Ngồi kể ra những cái dở và buồn cười của truyện này thì có lẽ là rất dài :).Hình như đây là tiểu thuyết đầu tiên của Dương Thụy. Hồi xưa em cũng đọc truyện của Dương Thụy trên Hoa Học Trò. Công nhận là bao nhiêu năm rồi, lại đi đây đi đó mở mang bao nhiêu rồi mà văn của Dương Thụy vẫn không lớn lên được chút nào. Có lẽ chị tự biết thực lực của mình nên chuyển hướng sang làm nhà văn chick lit chuyên nghiệp và mở màn là Oxford thương yêu chăng ?

    ReplyDelete
  32. Tui ko rành các từ chuyên mônt của tâm lý học, nhưng tui nghĩ Dương Thụy chỉ muốn nhắm vào suy nghĩ "muốn được che chở" của đại đa số thiếu nữ VN chứ ko phải bạo dâm. Với mấy cô này thì lấy chồng xong rồi là hết phấn đấu nên muốn chồng phải phủ sóng tòan quốc, còn mình chỉ việc bếp núc nhà cửa.

    Phong cách này giống hệt mấy bộ shoujo manga của Nhật hồi thập niên 80, điển hình là bộ "chuối nguyên buồng" Nữ hòang Ai Cập (tựa gốc: Daughter of Nile / Ouke no Monshou). Cũng nhân vật nữ có sức hấp dẫn abcxyz nào đó và những nhân vật nam khôn ngoan, hành động có vẻ thô bạo nhưng thật ra đều là mục đích tốt cho cô ta. Mặc dù đọc rất chán nhưng lượng fan của nó tại VN ko hề nhỏ, bằng chứng là các nickname Menfuisư hay Carol (tên các nhân vật chính) đc đăng kí đầy trong các diễn đàn teen. Thế hệ teen này bây giờ chắc cũng 21 22 tuổi gì rồi, và chắc chắn là sẽ có nhiều người thích kiểu của Oxford thương yêu.

    Kể ra Dương Thụy cũng có điều tra thị trường đấy chứ. :D

    ReplyDelete
  33. Thực ra đề cập tới bạo dâm trong văn chương hay phim ảnh cũng chẳng có gì là không hay cả. Ví dụ các tác phẩm của Marquis de Sade, các bộ phim như In the Realm of the Senses, Piano Teacher (đều được giải Cannes). Cái chính là việc đề cập nó như thế nào, chứ không phải mô tả nó một cách tồi tệ. Nhà phê bình nghệ thuật Susan Sontag có câu thế này: Khiêu dâm chẳng có gì xấu cả. Cái xấu là tả về nó một cách tồi tệ. Sự vụng về, ngớ ngẩn của Dương Thụy trong việc mô tả cảm xúc và cả ức ẩn tình dục mới là điều đáng quan tâm. Ở Mỹ hàng năm người ta vẫn có giải thưởng trao cho các cảnh mô tả sex tồi tệ, vô duyên nhất trong các tác phẩm văn học và điện ảnh là vì thế. Nếu có giải tương tự đó ở VN thì tớ tin cảnh “tôi giết anh” của Dương Thụy trong Oxford thương yêu cần được trao giải Foreplay tồi tệ nhất.
    Tớ cũng không dám chắc Dương Thụy có chủ ý thể hiện ức ẩn bạo/khổ dâm trong tác phẩm của mình hay không nhưng đó là một inference mà tớ cảm thấy, thế thôi. Nhưng cái dở của cuốn này không hẳn nằm ở chỗ đó, đó chỉ là một ý nhỏ cho thấy sự dở của Dương Thụy mà thôi.

    ReplyDelete
  34. nghe quảng cáo oxford thương yêu đã lâu bây giờ nghe bình luận có ẩn ức s&m nữa lại càng muốn đọc. haha~

    ReplyDelete
  35. Anh Linh không đọc Marc Levy, không đọc Cô đơn trên mạng (theo như trong comment đã viết), thế sao lại "bình phẩm" theo cái cách đẩy nó vào hai chữ "bình dân" thế nhỉ? Vậy là đủ để Haru hiểu tại sao lại tồn tại bài viết trên rồi.
    Biết nhiều nhưng sử dụng cái biết ấy vào đâu, đó là một vấn đề. Theo Haru là như vậy? Anh Linh không biết có suy nghĩ như thế hay không?

    ReplyDelete
  36. Anh Linh viết cái entry này duyên không chịu được (và rồi em phát hiện ra là anh chẳng nhân hậu tẹo nào, ngoa ngoắt, độc địa có thừa ;-). Mặc dù em rất quý và phục em Thu Trang (vì biết về em ấy), thích cái style của em ấy nhưng không thể nào không thừa nhận là anh đúng. Nhưng em Trang cũng đã nói ngay từ đầu là em ấy không viết một thứ văn học trau chuốt và sang trọng mà anh. Còn Dương Thụy à, nghe anh chê hấp dẫn đấy, nhất định phải đọc mới được. À, em đọc được mấy trang "Chuyện tình New York", hãi quá cơ. Mặc dù bạn gái viết truyện đấy có giọng hát mượt ơi là mượt nhưng vẫn không thể vì thế mà thương được cái truyện :-)

    ReplyDelete
  37. lâu rồi đọc lại bài này vẫn thích
    có người nói hộ nỗi ấm ức khi thấy mấy tác phẩm dở hơi thế này được các em trẻ trung non nớt yêu thích ngưỡng mộ -.-

    ReplyDelete