Saturday, September 1, 2007

Trí thức Việt

Đọc trong God Delusion, có đoạn Richard Dawkins giải thích tại sao ông ta không bao giờ chấp nhận tranh luận bàn tròn với những người ủng hộ thuyết “Intelligent Design”, Dawkins dẫn lời một nhà khoa học tên tuổi khác “It’ll look good in their CVs, not good in my CV”. Khi đọc câu này không khỏi liên tưởng tới chuyện về cuộc tranh luận giữa Trần Đức Thảo với Sartre khi ông Thảo còn ở Pháp. Câu chuyện đó dần trở thành một huyền thoại lung linh nhất về Trần Đức Thảo, dường như ngụ ý là ông Thảo là một đối thủ tầm cỡ tương đương hay ít ra cũng không kém cạnh là bao so với Sartre, một trong vài nhà triết học vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Và tất cả mọi người đều đề cao chuyện này vì những lý do khác nhau. Một số người lấy làm tự hào vì một tài năng như thế cũng theo về với cách mạng, một số khác thì lại nuối tiếc vì một tài năng như thế mà cuối cùng cũng mai một đi chỉ vì không ở lại Paris mà về với cách mạng. Chỉ có điều nội dung cuộc tranh luận thế nào, lý lẽ của hai bên ra sao thì lại ít ai quan tâm tới, kể cả những người viết về tiểu sử ông Thảo. Chỉ cần tranh luận với Sartre thế là đã vĩ đại. Câu chuyện này khiến tôi nhớ tới một bài trên blog của ai đó về chuyện các ông Tây nổi tiếng đi dự hội thảo ở Việt Nam thế nào cũng bị nhiều bác Việt Nam đặt các câu hỏi vặn vẹo. Câu hỏi gì cũng được, ngớ ngẩn cũng được, miễn là đặt câu hỏi, mà càng ngớ ngẩn và lạc đề thì người phải trả lời lại càng bối rối và người hỏi sẽ ngấm ngầm sung sướng rằng mình đã bắt bẻ, tranh luận với cái gã nổi danh kia, khiến hắn phải đờ ra không trả lời được. Đấy, chứng tỏ nó cũng thường thôi. Xem ra việc này cũng không khác hành vi của một số du khách khắc tên mình lên những di tích họ tham quan để chứng tỏ họ đã từng tới chỗ đó. Nhớ trước năm 75, Lý Huỳnh ở miền Nam cũng từng thách Lý Tiểu Long thượng đài.


Ở đây, tôi không có ý nói Trần Đức Thảo không phải là một trí thức lớn, ít ra so với mặt bằng Việt Nam. Có thể ông là một nhà tư tưởng lớn, hay một nhà tư tưởng lẽ ra có thể lớn. Ông là một trong số rất ít người Việt có quan điểm, luận thuyết riêng về triết học hiện đại chứ không phải chỉ diễn giải tư tưởng của người khác (có thể là người duy nhất tính tới giờ?). Ông tốt nghiệp một trường danh tiếng ở Pháp và hình như là người Việt đầu tiên có bằng Thạc sĩ Triết học. Bản thân điều này cũng không có nhiều ý nghĩa ngoài việc nó gợi ra những tiềm năng có thể được thực hiện. Thế nhưng, nếu đọc các bài viết về ông sẽ chẳng thể thấy các phân tích về tư tưởng của ông mà tất cả chỉ quay quanh vài chuyện có tính giai thoại về cuộc đời: 1. ông từng tranh luận với Sartre; 2. ông bị đàn áp tư tưởng sau vụ Nhân văn giai phẩm (lý do ra sao thì cũng không nói rõ) và cuối đời trở nên lẩn thẩn và chết trong cảnh xa quê (sau khi chết còn khốn khổ cả tháng để chờ trung ương phê chuẩn cho vào Mai Dịch hay không).

Nghĩ cũng buồn cười. Tất cả cuộc đời về sau của Trần Đức Thảo trở nên không quan trọng, chỉ cần ông đối đáp với Sartre là ông đã được coi ở đỉnh cao của sự nghiệp rồi, và sau đó ông làm gì, viết gì thì cũng là đi xuống. Rõ là việc đó làm CV của ông trở nên đẹp hơn nhiều (không có nghĩa đây là dụng ý của ông Thảo). Còn trong CV của Sartre thì tất nhiên cái việc đối đáp với Trần Đức Thảo sẽ chẳng bao giờ được nhắc tới. Phải chăng cái việc người ta cảm thấy thích thú với câu chuyện Trần Đức Thảo tranh luận với Sartre ấy thể hiện tâm lý nhược tiểu, mặc cảm của chúng ta? Nó nối tiếp những truyền thuyết về các câu đối đáp của Trạng Quỳnh, Mạc Đĩnh Chi, Lê Quý Đôn…với sứ Tàu (mà tại sao trong các chuyện đó không bao giờ người Việt là người ra câu đối?).

Hay câu chuyện về luật sư Nguyễn Mạnh Tường, người Việt Nam có 2 bằng tiến sĩ Pháp ở tuổi 27 cũng thế. Người ta trầm trồ ca tụng ông Tường về việc ông có 2 bằng tiến sĩ khi tuổi còn trẻ. Nhưng những đóng góp của ông sau đó thì ít khi được quan tâm, mà thực ra các đóng góp này rất quan trọng. Nếu đọc các bài viết của ông Tường trước và trong giai đoạn Nhân văn giai phẩm về nhà nước pháp quyền thì có thể thấy tư duy sâu sắc, đi trước thời đại và sự dũng cảm trí thức của ông thế nào. Cái giá phải trả của ông Tường không phải là tù đày như Nguyễn Hữu Đang, bôi nhọ như Phan Khôi, mà là bị ngồi không, không được in cái gì cho tới khi qua đời. Những đóng góp tri thức ấy, chứ không phải việc ông Tường giỏi thế nào khi có hai bằng tiến sĩ, mới thực sự là thứ đáng để ca ngợi và học tập.

Liên quan tới vấn đề tư tưởng, đọc thêm bài này: It’s true. Asian can’t think

50 comments:

  1. Đọc entry này của anh lúc 2h15 sáng. Tỉnh cả ngủ. Cảm ơn anh nhiều.

    Theo em, chung quy lại, một trong những não trạng nổi bật nhất của dân Châu Á, không phân biệt giới tính, tuổi tác, quốc gia và trình độ học vấn vẫn là luôn đặt cái "tôi" và cái "ta" lên cao hơn tất cả. Hơn cả nỗi khát khao chính đáng cho việc tìm kiếm sự thật và những chân trời rộng mở của tri thức.

    Hiện sinh là cái đinh gì. TÔI tự hào vì Trần Đức Thảo là người Việt Nam và TÔI cũng là người Việt Nam.

    Tâm lý nhược tiểu, mặc cảm tự ti có thể bắt nguồn phần lớn từ việc người Việt Nam ta không có một "nhân dạng" (identity) xác định nào. Vẫn cái điệp khúc "hào hùng, bất khuất, cần cù, chăm chỉ, thông minh, thân thiện, hiếu khách, v.v..." được lặp đi lặp lại một cách tự hào trong khi khách quan mà nhìn nhận: nhiều dân tộc trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Á, cũng có cùng những phẩm chất như vậy, và tuỳ vào hoàn cảnh lịch sử, còn có thể vượt trội hơn chúng ta.

    4000 năm và Việt Nam vẫn chỉ là một cô (cậu) bé dậy thì đi tìm một "nhân dạng" riêng cho mình. Dĩ nhiên trong cái tâm lý bức bách đó cộng với cái "tôi" đang ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ, việc phải cầu viện đến những những hạt sỏi lấp lánh hiếm hoi mà cô (cậu) vô tình nhặt được để tự trang sức và tạo nét riêng cho mình có lẽ cũng là điều dễ hiểu.

    ReplyDelete
  2. hi`...giờ mới biết bờ bốc của bác Xờ mít. Cuối tuần rỗi rãi vô bà 8 chơi. Nhưng thiệt ra muốn 8 mà cũng hổng biết 8 cái chuyện chi vì chưa hiểu bác Mít muốn nói cái giống gì: 1 thói hư tật xấu của người VN hổng chịu biết chuyện tới nơi tới chốn hay là tâm lí nhược tiểu í ẹ hay đến chuyện bản sắc văn hóa VN hay nội dung cuộc tranh luận của Trần với Satre.





    ReplyDelete
  3. Có một lần trao đổi với bạn bè, tôi cũng có nói đến một ý như thế này: thế giới hiện nay đang được xây dựng trên một số tiêu chuẩn của phương Tây. Nhất là trong lĩnh vực khoa học, hầu hết các giải thưởng khoa học lớn tầm cỡ thế giới đều bắt nguồn từ phương Tây.
    Trong khi đó, lối tư duy về thế giới của người phương Đông và phương Tây khác nhau rất xa. Điều này thể hiện rõ nét hơn ở thời phương Đông (đại diện là TQ đi) và phương Tây chưa quen biết nhau. Người phương Tây khi tìm hiểu thế giới, đặt ra câu hỏi "A là gì?" và đi tìm một định nghĩa chính xác về A. Người phương Đông khi tìm hiểu thế giới, đặt ra câu hỏi "A không phải là gì?" và không có nhu cầu tìm ra câu trả lời chính xác. (chẳng hạn câu nói nổi tiếng của Lão tử "Đạo khả đạo phi thường đạo"). Từ đó, mà phương Tây mạnh về khoa học chính xác. Phương Đông thiên về những thứ mơ hồ hơn. Trong y học chẳng hạn, người phương Tây sẽ tiến hành theo cách mổ xẻ, diệt và chống, đau đâu chữa đó; người phương Đông thì bắt mạch, cắt thuốc, điều hoà, cân bằng, ù ở tai thì chữa ở thận... Ở hai lối tư duy không giống nhau ấy, người ta đều xây dựng được những nền văn minh rất rực rỡ.
    Khi phương Đông gặp phương Tây, lại là từ cuộc chinh phạt của người phương Tây đối với phương Đông. Cuộc chinh phạt đó thành công, phương Tây đã áp đặt những chuẩn giá trị của mình lên toàn thế giới. Trong thế giới ấy, cái gì gần với giá trị chuẩn hơn thì tốt hơn.
    Nhưng điều đó thực sự mang tính tương đối. Thử tưởng tượng, nếu phương Đông chinh phục phương Tây thì sao, thì có khi Satre đang hớn hở vì được tranh luận với Trần.
    My view point: Không hẳn vì chúng ta kém. Chỉ vì chúng ta đang chạy theo những chuẩn giá trị của người khác, theo lối tư duy của người khác. Trong cuộc đua đó, chúng ta hẳn nhiên yếu thế hơn.
    Nói thêm:
    +trong tiếng TQ vốn không có từ "khoa học" (science). Chữ này do người Nhật đặt ra để dịch khái niệm science của phương Tây.
    +trong cái "học" của người TQ (và ảnh hưởng đến VN rất nhiều) rất thiếu sự rành mạch, họ đề cao cái "ngộ" của người học, và vì thế, không tạo điều kiện cho hậu bối "đứng lên vai người khổng lồ". Như một hệ quả tất yếu, sự "học" phát triển rất ì ạch.
    +phương Tây đã đúng khi tạo điều kiện cho người sau "đứng lên vai người khổng lồ". Điều này tạo ra sức mạnh cho họ.

    ReplyDelete
  4. @ đ.c.v
    'A khong phai la gi?' tuong duong voi 'Khong phai A la gi?' thì có khác gì 'A là gì ' về mặt logic đâu nà. Y chang. Phuong Tây hỏi y chang nhu phuong Dong hè.

    ReplyDelete
  5. Khoa học chính xác hay triết học siêu hình (tư duy mơ hồ) thì phương Tây cũng có những đỉnh cao xuất sắc. Thực ra bất cứ một nhà khoa học giỏi nào cũng phải xuất sắc cả hai lối tư duy. Chính lối tư duy khoa học cứng nhắc mà người ta dạy tại các trường phổ thông Việt Nam làm nghèo nàn đi văn hóa khoa học của học sinh, tạo ra sự hiểu nhầm về phương pháp suy nghĩ căn bản.

    Có lẽ các sinh viên của chúng ta khi học lên cao thì đều thấy rõ điều này, rằng tư duy trừu tượng mà nền giáo dục nước nhà cung cấp là nghèo nàn thiếu thốn như thế nào. Cái này là do văn hóa của những người soạn chương trình còn kém chứ chẳng phải do chuẩn mực Đông Tây gì ở đây cả. Học sinh Việt Nam chỉ giỏi giải bài tập, tức là học ra để có tư duy của những anh thợ kỹ thuật, hơn là được kích thích trí tưởng tượng để có khả năng hình dung tổng quan kiến thức theo xu hướng trở thành những nhà khoa học giỏi.

    Nói vậy cũng còn cao xa quá. Bây giờ nếu xảy ra sự việc gì, đề nghị một em sinh viên Việt Nam nào đó vừa ra trường viết một lá đơn kiện trình bày cho rành mạch và thuyết phục, đã có thể không phải là điều dễ dàng. Đấy, sự học của nước nhà là thế, các bác bàn thành chuẩn Đông với chuẩn Tây làm gì cho xa vời. Một nước mà thiếu văn hóa căn bản như vậy, thì trình bày luận điểm của Trần với của Sartre cho ai đọc?

    ReplyDelete
  6. @ThanhD:
    Khác nhau chứ bạn. "A là gì" tức là đi tìm định nghĩa chính xác. Còn "A không phải là gì" thì rất rộng. Trong triết học phương Đông, người ta hay đối thoại kiểu thế này:
    A: Thưa thầy, "gà là con gì?".
    B: Không phải bò, dê hay cừu, không phải vịt, không phải ngan.
    A:... :(
    "A là gì" và "không phải A là gì" sẽ chỉ gặp nhau khi "không phải A là gì" có thể liệt kê toàn bộ cái "không phải là A". Điều đó thì hơi bị quá sức. Và trong cách tư duy của phương Đông thì họ cho đó là điều không cần thiết.
    Đôi khi cũng có những trường hợp liệt kê được toàn bộ cái "không phải là A". Ví dụ:
    A: Thưa thầy, thế nào là hành Thuỷ?
    B: không phải hành Mộc, không phải hành Hoả, không phải hành Thổ, không phải hành Kim.
    A: Thưa thầy, thầy nói thế, u con cũng không hiểu. Xin nói rõ hơn.
    B: Sắc của nó màu đen, khí của nó mùi hôi, phương vị của nó là hướng Bắc, dịch của nó là nước tiểu, thể của nó là xương, giác quan là tai, tính của nó là dút dát, động của nó là run, thanh của nó là rên bla bla bla
    A: Choáng. Vẫn chưa biết là cái giống gì.

    ReplyDelete
  7. Hoàn toàn đồng ý với bạn Le.
    Cách giáo dục của chúng ta hiện nay cực kỳ có vấn đề. Có vấn đề trên nhiều mặt. Như ví dụ cụ thể mà bạn đưa ra chẳng hạn, là thiếu tính ứng dụng.
    Nhưng đó là vấn đề của ngày hôm nay. Chứ không phải vấn đề chuẩn mực Đông Tây (như bạn đã chỉ ra).
    Theo trí nhớ rất kém của tôi thì trong chế độ khoa cử của người Việt xưa thì môn thi bắt buộc là soạn các chiếu biểu (văn bản hành chính, luật pháp). Tức là các cụ ta xưa cũng quan tâm đến cái ứng dụng đấy chứ.
    Ý tôi muốn nói rằng, trong thế giới đi giày do Tây đóng, Ta phải sửa chân cho vừa giày, điều đó khiến chúng ta có phần bất lợi.
    Sau khi đã bị bắt ních đôi giày ấy vào chân, thì bây giờ người Ta quay ra nói: đi giày Tây là đẹp.
    Ai đi vừa giày Tây thì khoe ầm lên: tôi đi được giày Tây đây này. Vâng, anh mới đi vừa giày Tây gần đây thôi, còn Tây nó đã đi cả trăm năm nay rồi.

    ReplyDelete
  8. Đố kỵ cái trừu tượng là cái có ở hầu hết các nhà khoa học Việt Nam, đừng nói gì đến học sinh. Nếu không ở trường hợp đó thì, một số ít, rơi vào tẩu hỏa nhập ma: Hà Hữu Nga, Nguyễn Chí Tình, Trần Thanh Đạm etc. Lúc nào người ta cũng khuyên người mới làm khoa học là làm gì cho nó có ích ngay đi. Những lúc đó kinh nghiệm của tôi là không phản ứng để đỡ dính mấy quả sùi bọt mép và văng miểng, tốt nhất là cảm ơn và hứa sẽ suy nghĩ nghiêm túc. Về cơ bản, tôi nghĩ rằng nếu không có một nhóm người, dù rất ít, làm những việc chẳng ai làm và không mấy ai hiểu, thì cái thế giới này vẫn là hành tinh của những con khỉ biết đứng một chân kiểu con cò.

    Cá nhân mà nói, và theo những gì tôi biết, Sartre mời Trần Đức Thảo tranh luận về Husserl là để làm một quyển sách kiểu "Entretiens" để phô trương thanh thế. Dĩ nhiên vào thời điểm đó TĐT là ngôi sao về Hiện tượng luận ở Pháp (trong khi bị Đức bắt giam Ricoeur mới bắt đầu dịch vài quyển của Husserl). Vả lại, Sartre mà tranh luận với Aron hoặc Merleau-Ponty thì đâu có gì đặc biệt. Một người châu Á vẫn exotique hơn, phô trương thanh thế được tốt hơn. Một cuộc tranh luận kiểu như thế, cũng như mọi cuộc tranh luận khác, đều không tìm đến chuyện có người thắng kẻ thua - nếu mà như thế thà dẫn nhau ra rừng Meudon mỗi thằng cầm một khẩu súng đòm phát xong luôn cho nhanh. Người Việt Nam không quen tranh luận với tinh thần tìm hiểu nên cứ nghĩ là phải có người thắng. Và người thắng trong cuộc kia thì với một đầu óc Việt Nam ưa Trạng Quỳnh thì người yếu thế nhất định phải là người chiến thắng (chủ nghĩa anh hùng dân gian, người em út bao giờ cũng bị đối xử tệ hại nhưng cuối cùng có happy ending, để học mót của bác An Chi cái thứ bác gọi là từ nguyên dân gian). Cho đến bây giờ thì người ta cũng đã học được cách ngồi trật tự cho hết một cuộc thảo luận để mà nghe đâu, hoặc nếu muốn lên tiếng thì đã biết cách hỏi cho đúng chủ đề, và một cách ngắn gọn, đâu.

    ReplyDelete
  9. Không, tôi không nói rằng cách giáo dục của VN thiếu tính ứng dụng. Tôi nói rằng cách giáo dục ở VN không dạy cho người ta khả năng tự suy nghĩ một cách độc lập và sáng sủa, nhất là suy nghĩ những vấn đề trừu tượng. Khi người ta có thể tự suy nghĩ độc lập, tự bồi đắp văn hóa cho mình thì lúc đó chuẩn gì, code nào mới tạo ra sự khác biệt đáng kể.

    Mà thực ra các ngành học thuật của phương Tây cũng đang trong cảnh trăm hoa đua nở đấy chứ! Tư duy nhìn trên bề nổi có thể khác, nhưng đặt lại nhãn hiệu là chạy tốt trên mọi địa hình. Chẳng hạn mấy quy luật về Ngũ Hành kia chỉ cần viết lại cho sáng sủa thành một hệ "tiên đề" là ổn. Khi dùng trong các ngành ứng dụng có thể thêm vào các "giả thiết" nữa thì đâu sẽ vào đấy. Khách quan như cái can của bà bán than!! :P

    ReplyDelete
  10. Hiện nay đang có một kế hoạch xuất bản sách của Trần Đức Thảo. Tổng cộng là một con số khổng lồ: khoảng 25.000 trang bản thảo viết tay. Có ai quan tâm không? (sẽ rất phức tạp: dịch thuật, tiền tài trợ, thuyết phục các nhà xuất bản Việt Nam...)

    ReplyDelete
  11. @ Nhị Lang:
    Tui quan tâm nè. Rùi sao nữa nói tiếp cho tui biết lun đi.
    Mà trời đất quĩ thần ơi, chưa thấy khổ chủ nhà Xơ mít xác nhận là muốn bàn chuyện gì đã thấy 'mãn thiên hoa vũ' hoa bay đầy trời, miễn chai bay tùm lùm, ai trúng trúng chết ráng chịu í ẹ.

    ReplyDelete
  12. Quảng cáo giùm thôi. Mới là dự án tiền khả thi. Sẽ thông báo thêm. Nhị Lang là con chó oánh nhau với Tôn Ngộ Không. Tôi không thích Nhị Lang :))

    ReplyDelete
  13. @ Nhị Linh:
    sorry nhe,tui uýnh lộn nick :)
    Cuối tuần vô quậy bờ lốc bác Mít thấy thiệt tội lỗi, nhưng dù sao cái tật tào lao nào giờ chắc bác Mít ko chấp làm gì. Vô chọc bà con chơi thui :). Chơi 1 bài nữa thui hén.

    Bác p.v.c lại nói đến đông tây, làm tui tưởng đến 1 cuộc Hoa sơn luận kiếm giữa Đông và Tây. Đâu đó forum foriec, báo chí cũng nói hoài đến 'đối thọi ' đông tây (như Thái Kim Lan cô nương có nhắc khi viết lời giới thiệu cho cuốn Phê Phán lí tính thuần túy của Kant lão tiên sinh do Bùi Văn Nam Sơn dịch). Đâu đó người ta cũng tiên tri phương tây đang suy đồi và đi vào ma đạo. Tui có hơi nghi vì tui cũng có học vài miếng võ mèo quàu của Tây phương, lòng tui ngưỡng mộ lắm. Chẳng hạn như môn Mãn thiên hoa vũ hỏi cho tới chết (gọi văn bông hoa là Conceptual analysis technique) của Socrate tiên sinh, Pure reason với Lethal weapon là I think therefore I am của Descartes tiên sinh là thấy xài hoài hổng hết rồi. Hay hiện đại hơn là chiêu Độc cô cửu kiếm Vô chiêu thắng hữu chiêu của Karl Popper (ông này quả xứng là Độc cô cầu bại), và nhiều chiêu thức của Bertrand Russell (ông này thì xứng đáng là Đông phương bất bại, ra tay viết sách lẹ ko thua gì Quỳ hoa bảo điển, cũng khó gán tuyệt chiệu riêng của ông là gì họa hoằng gán đại là chưởng môn của Hòai nghi phái). Đó là chưa kể đến tuyệt chiêu ma giáo từng gây khiếp đảm giang hồ của các nhà Sophists Quỷ biện Hy lạp (tên bông hoa của nó là Informal logic hay critical thinking). Chưa hết, còn phải kể đến Kant lão tiên sinh, Quỷ ảnh tử Hegel (chiêu pháp kì ảo như làm phép, nghe đồn), John Struart Mill Lão tiền bối (mà tui chưa học lõm được chiêu nào, chỉ nghe đồn là cao thủ thui). Vậy mà nói phương Tây đang suy đồi ư trong khi cao thủ nhiều như quân Nguyên.

    Phương Đông , tui thấy có vẻ lép vế hơn nhưng ko hẳn là ko có cao thủ. Điều đáng mắc cỡ nhứt là tự người VN nhiều khi điểm danh cao thủ của đội nhà ra ứng thí cũng điểm danh trật lất (hay bỏ quên mấy cao thủ của đội nhà trong Phật môn, Nho giáo thời xưa). Bên cạnh đó, có nhiều người mông muội cho đội nhà của ta là tuyệt thế cao thủ, ko thèm chấp mấy cha Tây phái tầm thường. Nói chẳng hạn như bây giờ cho TDT ra ứng thí, lấy võ của sư phụ mà uýnh lại sư phụ là chết ngắt rồi, có khác gì Hàn Quốc mà đi đá tổng lực với Hà Lan (dù là tui chưa biết rõ TDT, nhưng cứ theo bí kiếp của Tây phương bằng tiếng Anh tui chưa từng thấy nhắc đến cái tên này). Ít ra cũng cử Tế Điên hòa thượng tưng tửng Bùi Giáng ra chơi chứ hay Trí Hái Ni cô Phật pháp vô biên. Ăn thua chưa biết nhưng ít ra cũng chưa thấy thua liền, chứ còn lấy võ sư phụ ra chơi với sư phụ thì khỏi coi cũng biết kết quả. Vậy rồi thua ngồi cú xụ vì thua kém đội bạn thì lãng quá, ai biểu chưa luyện xong võ công của đội nhà đã đòi xuống núi tung hoành giang hồ Hoa sơn luận kiếm.
    (hí hí lúc này đọc truyện chưởng nhiều nên bị lậm)

    ReplyDelete
  14. @bác Tào Lao: ở đây thỏai mái mà, ai thích bàn chuyện gì thì bàn :D. Welcome bác.

    ReplyDelete
  15. Thực tế anh Thảo chỉ xí xọn đưa ra dăm ba câu hỏi cho anh Sartre, có lời qua lời lại đôi tí, chứ chẳng phải hoàng tránh đến độ tay đôi gì. Hơn nữa bác nhà mình cũng chưa tới mức độ là một nhà triết học, mà là nghiên cứu về triết học thì đúng hơn. Những điều bác nhà mình viết ra thì cũng tuyền nhai lại hết cả. Mà gì tới mức phải viết những 25 ngàn trang nhở, chắc là viết quàng xiên chứ đường tới chân lý đâu cần phải loằng ngoằng như thế.

    ReplyDelete
  16. Nói chung các bác mình ngày xưa cũng như chúng mình ngày nay cả, đều dốt.

    ReplyDelete
  17. That ra cho den gio em cung dong y rang ngay xua so di Sartre thoi khong noi chuyen tiep voi Tran Duc Thao nua la vi biet noi nua cung vo ich.
    Dawkins la tri thuc noi tieng theo kieu phat ngon vien - voi tu cach nha sinh vat hoc (dong vat hoc) thi Dawkins khong phai sieu sao, nhung co kha nang viet lach dien giai cho cong chung rat gioi.
    Russell thuoc dang khon loi noi nang lap lung, chu lao nay vo than tuyet doi, neu hieu vo than mot cach don gian la khong tin co thuong de hay vi than thanh nao mang hinh nguoi. Russell tung tu phu la mot "sieu nhan" (Uebermensch) theo cach hieu khai niem do cua Nietzsche.

    Nhung rot cuc, triet hoc voi tu cach la chinh no, chi co y nghia lich su. Con doi voi quan diem hien dai, no la rac, mot thu can ba, du co the rat can thiet.

    Nguoi VN noi chung dan don so voi Tay, cho nen chi hoc vet duoc thoi, khong hieu duoc dau. Cu vao doc blog cua bac Linh mot luc la biet, da so tham gia co ve deu co hoc ca, nhung toan noi nhung cau cha co ti noi dung gi, tham chi co ve khong bao gio muon tu duy nua thi phai.

    Oi nhung con vet suot doi van chi la vet.

    ReplyDelete
  18. A xin loi cac bac em noi thieu: pham tru nhung con vet tat nhien bao gom ca em.

    ReplyDelete
  19. Mấy bác đi tây nhiều giờ xúm vào chửi người Việt, chẳng khác gì thằng nhà giàu đứng qua hàng rào nhìn bát nước tương của thằng nhà nghèo, bĩu môi chê thằng nhà nghèo. chịu.
    Em chỉ là thằng nhà nghèo, suốt đời chưa ra khỏi luỹ tre, bám đít con trâu. Thấy bác đi cúp vè vè suốt mà chẳng thấy giám xuống ruộng cày với em một vài luống.

    ReplyDelete
  20. Blog là nơi giải quyết nỗi niềm tâm lý. Mà bản chất chúng ta là nông dân nên đa số các comments đều phản ánh tâm lý nông dân. Bất an, bảo thủ, và xôi thịt :)

    ReplyDelete
  21. Hoàng Ngọc Hiến có nói là cả nước mình đều là nông dân và trẻ con. Có người có tài, có người bất tài nhưng đều nông dân và trẻ con cả. Cũng phải. Trí thức lớn hầu hết đều trưởng thành từ đời sống đô thị, trong các tháp ngà của họ, với một lượng học trò, tín đồ, fan fiếc đông đảo. Những cái đó đâu có ở Việt Nam.

    Kant có nói đại ý là trong đời ông, ông luôn bị giầy vò bởi nỗi thèm khát tri thức. Ở Việt Nam từ xưa tới nay, có ai nói là mình thèm khát tri thức không. Tri thức theo quan niệm của người Việt chỉ là phương tiện để đạt được một cái gì đó, chứ không có nỗi thèm khát tri thức như là một mục đích. Học luôn được coi là để làm gì? Cái làm đó có thể là làm quan, làm giàu hay làm người tử tế nhưng không bao giờ học chỉ là để học và để biết. Triết gia phương Đông duy nhất có một sự thèm khát tri thức có lẽ là Khổng tử (nhưng không được kế thừa ở các học trò). Còn với Trang tử thì học hay không học cũng chẳng khác gì nhau, với Lão tử thì càng học nhiều thiên hạ càng suy vi, với Phật thì học suông cũng chẳng ngộ được.

    ReplyDelete
  22. Nói như bác Linh thì quả là có một chút tự sướng. Tri thức tự nó chẳng bao giờ làm thành mục đích cả. Sự tưởng tượng của bác Linh ở đây có thể coi là một dạng ảo ảnh vô minh. Thực ra thói quen đọc sách của bác Linh cũng giống như của nhiều người khác, thỏa mãn cùng một lúc 4 nhu cầu tâm lý:
    1) Khám phá cái mới dựa trên cái mình đã biết. Cũng giống như người nào nghiện một bộ phim truyền hình nào đó rồi thì cứ muốn xem tiếp tập tiếp theo là gì. Dù phim không hay lắm cũng vẫn phải xem cho bằng được.
    2) Định dạng mình với thế giới trong tưởng tượng, bao gồm thế giới do tác giả sáng tạo ra, do những người phê bình nói về nó, tóm lại là thế giới lấp lánh của các 'trí thức'. Đó là lí do mỗi khi nằm xuống giường cùng với quyển sách, ta cảm thấy tinh thần mình yên tâm hơn hẳn. Cái này cũng gần với thói quen của những người nghiện thuốc lá.
    3) Cảm giác mình được kết nối và chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc
    4) Từ 1, 2, 3 dẫn tới cảm giác mình đáng kể.

    Nhìn chung, bất cứ hành vi nào thỏa mãn 3 trong 4 nhu cầu tâm lý trên đã đủ gây nghiện rồi. Thuốc lá, rượu, cờ bạc, và ngay cả blog đều như vậy cả. Tuy nhiên, tự những nhu cầu này không có gì xấu. Việc ham muốn tri thức là điều kiện cần để làm việc đối với các nhà khoa học, nghệ sĩ, hay tất cả những người sáng tạo ra tri thức. Song nó chỉ tích cực khi giúp thế giới tinh thần của con người trải nghiệm sự phát triển, sinh trưởng, và cuối cùng là sáng tạo để đóng góp. Đây là hai nhu cầu tâm lý thứ 5 và thứ 6; rất quan trọng, nếu không được đáp ứng thì đời sống tinh thần một cá nhân con người khá là tù đọng và đáng buồn.

    ReplyDelete
  23. hí hí...gặp bà con langven ở đây nhiều quá ta. Hello Tieuvu, X và Mít mem của langven hén. Thấy bà con xả rác nên tui vô chơi lun promise khỏi cần keep...hehehe...
    Bác X lâu ko gặp vẫn chỉ nói những câu vô nghĩa...hí hí...
    Bác Tieuvu thì vẫn cẩn trọng như con gái.
    Bác Mít thì vẫn thấy thiếu thiếu cái gì đó, vẫn cạn cạn. Hay là thêm 1 thanh gươm đi. Khi tui thấy Descarte tiên sinh Meditation mấy ngày mấy đêm rùi tự mình rèn được thứ Vũ khí tối thượng (I think therefore I am, tui dốt tiếng Latin nên hổng có trích lại cho hoành tráng hén) Pure reason thì tui cho là từ đấy Descarte đã thành 1 chiến sĩ với 1 thanh gươm lợi hại vô song. Với cái pure reason Lethal weapon đó Tiên sinh đã dư sức tung hoành giang hồ khiêu chiến với Thần học và MỌI cao thủ trên đời (cho nên có người gọi tiên sanh là ông trùm của Hoài Nghi Phái-vốn là những kẻ hiếu chiến). Gươm xưa Tiên sinh đã rèn sẵn, ngu gì ta ko xài.

    Tây phái còn nhiều môn võ công và vũ khí lợi hại khác mà kể ra thêm dài dòng và nhục chí anh hùng...hehehe... Tuy nhiên hiện tui vẫn cho Độc cô cầu bại là lợi hại nhất với chiêu Độc cô cửu kiếm (hehehe...ai có đọc Popper sẽ hiểu vì sao tui gọi y là Độc cô cầu bại) Vô chiêu thắng hữu chiêu Critical Rationalism. Thực tế, Popper đã có những chiến tích huy hoàng như phá chiêu của Nhị tổ Plato và Tiên tri lão nhân Karl Marx, đùa giỡn Viên Circle, hạ sát luôn Logic thực chứng vẫn chỉ bằng Độc cô cửu kiếm (kiếm vẫn là kiếm Reason của Descartes cộng thêm cái tinh thân Critique của Kant tiên sinh). Dù vậy, với Karl Marx tiên sinh, Popper vẫn phi thường kính trọng (cũng như him đã kính trọng Kant tiên sinh, John Mill tiên sinh và dưỡng tử của ông Đông phương bất bại Bertrand Russell)

    Võ công của Tây phái nhìn vô quả là làm cho người ta ngợp. Vì họ có nhiều võ đường, thi đấu va chạm thường xuyên và 1 lực lượng khán giả 'biết coi uýnh võ' hùng hậu. VN ta khác à...hehehe...đâu phải luyện võ rồi cứ nhào ra uýnh nhau chí tử như Sơn đông mãi võ mới gọi là anh hùng vậy thì uổng thay cái gọi là Cao thủ tuyệt đỉnh. Luyện võ chỉ để cường thân, tráng thể chứ đâu phải đi uýnh nhau (hehehe...cái này borrow trong phim võ nghen) để giành ngôi Thiên hạ vô địch.

    VN ta hiếu võ chứ đâu có cuồng võ, rãnh rỗi ngồi ăn cà rèm , bà 8 chơi vui thôi bận lòng chi với chuyện Giang hồ tàn sát lẫn nhau...híhí..

    ReplyDelete
  24. @Le: Thế theo Lê, cái gì là mục đích?
    Mỗi người có cách xác định mục đích riêng, kể cả việc xác định mục đích là không xác định mục đích gì cả. Tại sao lại cần sáng tạo để đóng góp chứ nhỉ? Sáng tạo để đóng góp nếu xảy ra thì cần xảy ra như một nhu cầu tự thân, chứ không phải một mục đích.

    ReplyDelete
  25. Tìm cách (vô thức hoặc có ý thức) tự thỏa mãn 6 nhu cầu kể trên để hướng tới điểm cân bằng trong tinh thần, đây là cơ chế vận hành của mọi con người. Cũng giản dị giống như đói thì ăn, khát thì uống. Và đây cũng đúng là những nhu cầu tự thân căn bản.

    ReplyDelete
  26. Ủa, thế Thanh D là bác tào lao à/ hôm qua add nick, nhà thị Anh lại tưởng cu choai nào... giờ mở blog cho bác tao lao đọc nghen! he he...

    ReplyDelete
  27. @ chi Thi Anh: nha cua co gi mo am hon ma 'kin cong cao tuong' du da. Mo cua di de tl vo nghia cai,hehehe...

    Ba con Langven vo day dong du hen, ma to mo cai la sao chua thay Tay Doc yuyu voi Bac Cai Pho Thuong Dan lech qua chui lon. May vu trinh dien catwalk nhu vay ma hong co 2 dai ca do thi mat vui kha` kha`...

    ReplyDelete
  28. Popper dac la rac. Ke cung dung voi ten Doc Co Cau Bai, theo nghia: ton tai nhu khong ton tai. Decartes vuot rat xa thoi dai, nhung thoi dai nay da vuot xa khoi Decartes, nen ong ay chi con la lich su thoi. Triet hoc 500 nam qua chiu anh huong truc tiep tu Decartes va chi co dung 1 cau hoi duy nhat quan trong ma Decartes da dat ra (con cac cau hoi khac thi khong tra loi thuan ly rational duoc- tuc khong dung duoc- vi du Dao Duc, Xa hoi..) cho nen no cung chet roi. Ngay nay triet hoc dung ra phai la bo phan cua nganh khao co hoc va lich su.
    Bac Thanh D: Nha em chi huong toi su vo nghia cho nen noi nang vo nghia cung chuyen thuong thoi. Theo cach noi nao do thi nha em co gang dat duoc tu do toi da.

    Triet hoc Dong vs. Tay : triet Dong lo mo la vi cac Thanh hien dau oc dan don- thieu kha nang lap luan duy ly den cung. Tuc la IQ thap, co vay thoi. Khong Tu thi khong ngu lam, nhung dan Tau ngu. Trang Tu Lao Tu ngu dac biet, la thu thuoc bo thich hop voi bon Loser. Phat thich hop voi cac loai chan doi do an choi xa doa thai qua- vi du dan ong liet duong, con nghien Heroin.

    ReplyDelete
  29. Quen, Tao Lao tien sinh co cao kien gi ve Popper xin rong long chi giao cho chung sinh duoc biet.
    Con Popper theo con mat ech ngoi day gieng cua em hien nay la mot dang Loser gap thoi (thi truot dai hoc, hoc Logik truot Logik, hoc Musik truot Musik, cuoi cung hoc nghe lam tho moc roi thanh tho moc), bam dit cac cu an theo noi leo viet ra duoc may cuon sach ve logik va triet hoc khoa hoc (dien dich cac he qua cua Quantum mechanics, Relativity Theory cho dan thuong nghe chang han)- tuy nhien chang duoc bon lam khoa hoc cong nhan, ma lai duoc bon lam nghien cuu xa hoi cong nhan (tuc la: bon lam xa hoi khong biet khoa hoc, nghe Popper noi thay the gioi hoanh trang qua nen phuc sai co).

    ReplyDelete
  30. Blog này của bác Mít vô phá hoài cũng ngại nhưng chắc các bạn ko trách làm gì cái chuyện vặt vãnh đó nhỉ?

    Trả lời bác X chơi cho vui chư ko dám gọi là Critical, thường người ta dịch chữ này là Phê phán tui lại muốn thêm 1 cái nghĩa nữa Nghiêm túc. Nói chuyện nghiêm túc là suy nghĩ nghiêm túc , có thái độ nghiêm túc và trình bày 1 cách nghiêm túc.

    Chỉ riêng thái độ nghiêm túc thôi cũng đã ko hiển hiện ở đây. Đang nói về chuyện gì đây? Bằng phương pháp gì đây và cả tá câu hỏi khác. Những câu hỏi sơ đẳng như thế đặt ra mà ko có câu trả lời thì tốt nhất là im lặng , làm thinh. Nói, chỉ nói những cái vô nghĩa.

    1) Trước là nói chuyện nhạc ngoài lề với bác X. Dạo này tui kiếm được mấy cuốn sách về J.S. Bach: Life of Bach của Phillip Spitta (3 tập, tiếng anh, gần 2000 ngàn trang xuất bản cách đây hơn 100 năm), J.S.Bach của Albert Schweitzer (2 tập, tiếng anh, hơn 1000 trang, xuất bản cách đây gần đúng 100 năm) và cuốn của Forkel (là cuốn tiểu sử đầu tiên về Bach xuất bản 1802). Tui đọc xong 3 cuốn cuối và hả họng chẳng biết nói gì trong khi bộ đầu tui chưa bắt đầu đọc. Vì thế mà dạo này còn bận rộn với nàng nhạc, chưa rãnh mà đọc và nói chuyện nghiêm túc về triết. Tui có đưa link download mấy cuốn này trong topic 3B của tui trong langven, bác X khoái và chưa coi thì vô. Mở ngoặc, Karl Popper cũng là kẻ mê nhạc cổ, cùng interest với tui, trong cuốn Tự truyện ông cũng có bàn về nhạc, Beethoven và Bach. Tuy nhiên, phải nói là những lời bàn của Karl chỉ để nghe chơi vui thôi.

    2) Về Tam giáo: xưa giờ tui cũng đã nói nhiều rồi, giới thiệu sách cũng nhiều (Phùng Hữu Lan, Cao Xuân Huy, Nguyễn Hiến Lê và nhiều cha Tây mà tui cũng chả nhớ nổi tên). Các bác chê Tam giáo cửu lưu tui cũng ko binh (binh gì bây giờ) vì như thế là tự tui ko Nghiêm Túc (critical). Tui đọc kinh điển Tam giáo, đọc các nhà chú giải, phê bình nhưng rốt lại tui cũng ko tự dám cho mình đã critically understanding them. Nó quá uyên áo với tôi. Bực quí vị ếch mà xổ toẹt Tam giáo cửu lưu. Nhưng nếu như tui có binh cũng là vô nghĩa. Đoạn này meaningless, quí vị ko đọc, ko nghe cũng no star where.

    3) Khen tiếp Descartes: bác khen Descartes , tui cũng muốn khen thêm 1 chút. Khen cái lòng tự tin của Descartes, lòng tin vào lí trí Reason. Chỉ cần cái lòng tự tin phi thường đó thôi cũng đã dư sức tung hoành giang hồ (nên tui mới tán dương đó là cái Vũ khí tối thượng). Các sử gia triết học tỏ ra hữu lí khi lấy Descartes làm mốc cho Triết học hiện đại, lần đầu đã có Một CON NGƯỜI dám phản kháng, khiêu chiến Thần học và giáo điều, nói rộng ra là Khiêu chiến tất cả. Lẽ đó mà nhiều người còn coi Descartes là ông trùm Hoài Nghi phái. Tuy nhiên, chính cái mệnh đề lẫy lừng đó cũng đã knock out các nhà Hoài nghi Hy lạp cổ đạp: anh có thể hoài nghi tất cả ngoại trừ hoài nghi hoài nghi, hoài nghi cái 'tôi tư duy'. Quả là 1 humor , 1 smile đầy ý vị của Descartes cho Chủ nghĩa hoài nghi.

    Bác X trao sự vĩ đại cho Descartes vì đã đặt ra 1 câu hỏi (câu gì?), tui giả sử đó là câu hỏi về Tồn tại, về bản thể (vấn đề Bản thể luận, Siêu hình học). Nếu thế thì tui xin lấy lại cái phần thưởng đó vì Câu hỏi đó đã được đặt ra từ lâu , ít ra là từ trước Thale vì chính Thale là người đầu tiên trả lời cái câu hỏi đó , bởi lẽ đó người ta cho ông là vị Triết gia đầu tiên. Descartes chỉ là người trả lời 1 cách xuất sắc câu hỏi đó.

    Bác X nói ngày nay người ta đã vượt qua Descartes, tui ko chắc. Tui có biềt Kant tiên sinh viết quyển Critique of pure reason mà tui chưa có Đọc nó có cách nghiêm túc. Người ta thường tấn công vào điểm yếu trong triết học Descartes: vấn đề Interaction của Body và Mind mà tui chưa biết có vị nào đã tấn công thành công và giải quyết 'tuyệt nọc' vấn đề này 1 cách đơn giản như đang giỡn như Karl Popper đã làm hay ko.

    ReplyDelete
  31. 4) Người có học : The learned man
    Lan man 1 chút với cái chữ người có học, ngứa miệng mà nói. Hôm nọ tui có chat với 1 người bạn mới quen, bạn tui nói mãi mê thế nào về nghệ sĩ VN, tui đang mộng du nên phán cho 1 câu rất Chí Phèo ' No Vietnamese is worth to be called artist. They are ignorant and uneducated'. Uneducated=vô học= unlearned man, chắc vì 'nói nặng và ngông cuồng' quá mà bạn tui giận tới nay ko thấy chit chat gì. Nói thiệt, chữ có học với tui là 1 chữ có trọng lượng hơi bị nặng. Tui chỉ mới thấy (qua sách vở) những người VN ko dốt (kể sơ xài mấy người 'hiện đại' ): Cao Xuân Huy, Cao Xuân Hạo, Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn, Đặng Thai Mai, Phan Khôi, Vương Hồng Sển, Bùi Giáng, Trí Hải sư cô. Quí vị đừng buồn lòng làm gì nếu tui kể xót nhiều cái tên mà quí vị yêu quí, vì đây chỉ là cái biết personally, ai tui biết trực tiếp là ko dốt thì tui mới cho vô. Một danh sách ko phải là quá dài. Làm sao dám tự cho mình biết hết người VN trong thiện hạ, chỉ có những kẻ ngông cuồng (quá rõ). Biết tới đâu update tới đó thôi. Tuy nhiên, trong số đó tui chưa upgrade vị nào lên thuộc hàng Có học. Xin để tui nói thêm về chữ này trong vốn từ vựng của tui.

    Những người có học là những người có kiến thức mênh mông, có thể 'đối thoại' đông tây kim cổ. Trước hết họ phải là những người ko dốt (biết người cái đã), rồi sau nữa họ có góp tiếng nói đáng kể trong cuộc đối thoại Cổ kim, từ khi loài người bắt đầu cuộc đối thoại đó: cuộc đối thoại về cosmology, cuộc đối thoại về Art. Chỉ kể vài cái tên mà tui cho là có học: Socrarte, Plato, Pythagore, Descartes, Kant, John Mill, Russell, Popper, Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử, Đức Phật, J.S. Bach, Brahms. Một lần nữa, chỉ kể vài cái tên mà tui biết, bà con ko phải thắc mắc chi.

    J.S.Bach là 1 người thuộc dạng có học The learned musician. Đó là chữ mà GS Christop Wolff của trường ĐH Hardvard đã dùng khi viết cuốn tiểu sử tuyệt vời về Bach: J.S.Bach- the learned musician- Nhạc công có học xuất bản năm 2000 nhân kỉ niệm 250 năm ngày Bach mất. Đương thời có 1 cuộc tấn công Bach dữ dội khi 1 nhà phê bình âm nhạc đã dùng chữ Musician để chỉ Bach. Chắc bà con thắc mắc sao dùng chữ Musician mà là 1 sự tấn công dữ dội?

    Âm nhạc nói nôm na (theo nghĩa thời Bach và quan điểm riêng của tui) có 2 tầng: the craftmanship và the real art. Các vị chơi nhạc (dù có tài ba cỡ nào), bầu show v.v. chỉ là các vị ở tầng đầu và chỉ đáng là các Musician- Nhạc công. Chỉ có những vi thật sự đạt tới cảnh giới tối thượng của Âm nhạc-chạm đến cosmology, những nhà soạn nhạc Composer mới đáng được xem ở tầng cao hơn, xem đã đạt đến Nghệ thuật. Âm nhạc, trong truyền thống tây phương, được nằm trong 7 môn nghệ thuật nói chung và 4 môn về tự nhiên nói riêng là lẽ đó. Christop Wolff khi viết quyển tiểu sử Bach đã cho thiên hạ thấy Bach có học tới cỡ nào, ông xứng đáng là Composer chứ ko phải Musician. Tuy nhiên Wolff đã dùng 1 tựa đề rất ý nhị: the learned musician. Yeah, Sir. Bach là Musician đó nhưng là 1 musician có học. Với tui, tuy Beethoven hay Mozart, Schubert, Schumann, Mahler, Schoenberg, Webern, Stravinsky, Bela Bartok, John Cage là những nhạc sĩ siêu quần nhưng gọi là những Composer có học thì tui chưa chứng (chừng nào chứng tui thêm vô sau).

    Có học và trí thức, những chữ quá to lớn. Nhiều năm trước tui nhớ có 1 anh nhạc sĩ ở VN khi sáng tác anh chỉ ghi Người viết nhạc chứ ko ghi là nhạc sĩ, tui thấy anh thất khiêm tốn và dễ thương. Vậy mà ngày nay cứ lên nét VN là gặp sĩ với nhà: nhà văn , nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ, văn sĩ, trí thức. Sĩ và trí thức nhẹ như vậy sao? Như có hôm theo link bà con langven đưa vào blog của 'nhà thơ' Nguyễn Hữu Hồng Minh tui thấy anh có ca ngợi Talawas như 1 trang web hàng đầu của trí thức VN (ko nhớ nguyên văn nhe), coi rùi tui chỉ smile giải xì trét. Ồ Trí thức, to lớn thật.



    ReplyDelete
  32. 5) Vô chiêu

    Ông cũng nhấn mạnh đến phát biểu vấn đề, fomulate vấn đề 1 cách rõ ràng rành mạch rồi mới bàn tới lời giải. Cao thủ thì phải vậy, Độc cô cầu bại thì phải xứng là Độc Cô Cầu Bại, biết chiêu rùi mới phá chiêu. Vô chiêu phá hữu chiêu, đâu phải nói vô chiêu là muốn đánh sao đánh, đánh tầm bậy tầm bạ rồi cho ta đây Vô chiêu.

    Cái Vô chiêu này ko phải tui bịa đâu, chính Karl nói nhe:
    ‘Philosophers are as free as others to use any method in searching for the truth. There is no method peculiar to philosophy’ (Preface to first edition, 1959 trang xix cuốn The logic of Sciencetific Discovery)
    Tui trích câu này ko Nghiêm túc lắm vì tui chưa đọc xong cuốn này 1 cách Nghiêm túc, chỉ là nhân tiện đọc lời tựa thấy hợp hợp gán vô thôi. Còn cái Vô chiêu, Độc cô cầu bại là cái mà tui gán cho Karl từ trước.

    6) Bác X nói ‘Ngay nay triet hoc dung ra la 1 bo phan cua nganh khao co hoc va lich su’. Tui dốt về mấy cái triết học ngày nay: Cấu trúc luận, Giải cấu trúc, Hậu hiện đại hay Khảo cổ học và Lịch sử v.v. nên cũng ko bình thêm gì nhiều. Biết thì chỉ biết sơ xài ko đáng cười, nói ra thì chẳng Nghiêm túc chút nào nhưng thỉnh thoảng thấy nhiều đồng chí luận bàn Chủ nghĩa này chủ nghĩa nọ rất nhảm chứng tỏ ko có biết chút gì về Triết hết, ngứa miệng chửi dăm ba câu Chí phèo…rồi thôi (thấy vui hổng nổi, chửi người mà vui là tội lỗi… Amen). Nói quan điểm riêng của tui nghe chơi thôi: Triết học là 1 cuộc đối thoại Cổ kim vĩ đại (ko có Đông Tây móc gì hết). Ai có bản lĩnh thì góp lời.

    Nói vài câu rào cái trước khi dứt dời. Bắt chước đệ tử Russell sư phụ (nhắc ý nghen): mấy cha phải nhận ra những lời tui nói là vô nghĩa. 1 câu móc méo độc đáo và khôn lõi. Tui chỉ bắt chước cho ra vẻ chứ hổng dám nói gương triết nhân. Hiểu Karl Popper, hiểu cái sự khiêm tốn, nghiêm túc, rational của ông thì đã ko tán dương ông như 1 Độc cô cầu bại Thiên hạ vô địch. Cầu bại thì đúng đó nhưng Vô địch thì ko, Chỉ có những kẻ ngông cuồng tự cho mình là God mới thủ dâm 1 mình- Ta là Thiên hạ vô địch thủ.

    ReplyDelete
  33. 5) Karl Popper:
    Bác X, nói chuyện Cao thủ nhất đẳng cỡ Karl Popper gạt mấy cái vụ thi đậu, thi rớt, tiến sĩ năm ba bằng ra đi. Ai chứng cho Đại ca là có học, là trí thức? Giỏi thì xin mời Đại ca góp lời vào cuộc đối thoại Cổ kim. Ko nói được tiếng nào 'có nghĩa' thì keep quiet. That 's it.

    Tui ko biết giới khoa học tự nhiên đánh giá thế nào về Karl Popper. Tuy vậy, tự tui cũng biết bản thân Popper ko phải là cao thủ siêu quần về logic, vật lí hay toán học. Ông ko giấu dếm rằng mình cũng rất vất vã để 'hiểu' cho được những môn đó- Cơ học tương đối, cơ học lượng tử, toán. Cũng như Bertrand Russell dù là viết các quyển Principles of mathematic, đồng tác giả Principa Mathematica, Foundation of Geometry nhưng bản thân ông cũng ko phải là cao thủ tuyệt đỉnh về toán, mà là về triết. Nhưng ở cả 2 ông ta đều thấy 1 sự khiêm tốn thường thấy ở những cao thủ thượng thừa, sự khiêm tốn đó là Linh hồn của Tây phái truyền từ Đệ nhất tổ Socrate tiên sinh.

    Socrate là người khiêm tốn, tự cho là mình ko biết gì, sở dĩ ông biết nhiều hơn người đời là nhờ ông biết mình ko biết . Tui ko trích được nguyên văn, chẳng critical chút nào, nhưng tui nói chuyện là cái hồn, ngay cả ý có trật của No star where, dẫu sao tui cũng vui vì cho mình đã thưởng thức được cái hồn khiêm tốn đó.
    (ông cũng là người Rational, khuyến khích thảo luận và đối thoại, như Karl Popper luôn nhắc nhở: Chỉ có God tối thượng mới phải tự nói với mình, còn chúng ta những người phàm muốn như God tự thủ dâm 1 mình thì quá nguông cuồng)
    Chỉ với cái hồn khiêm tốn, khuyến khích thảo luận, thái độ nghiêm túc, rational cũng đã giúp Tây phái tiến xa biết bao nhiêu.

    Bác X nhạo tui có 'cao kiến' gì Karl Popper, tui ko dám, xin nêu vài cái hay của Karl mà tui học được. Nói ra ko đáng cười (vì thấy có gì đâu mà hay!):

    1) Trước hết Karl Popper là 1 kẻ khiêm tốn, cái khiêm tốn đó nói quàng xiên là ông học trong truyền thống Tây phái, được truyến từ Socarte lão tổ.
    2) Karl là người Nghiêm túc, khuyến khích Rational discussion. Cái này nói quàng xuyên là xài Vũ khí tối thượng của Descartes, thái đô Phê phán-Nghiêm túc của Kant
    3) Văn Karl Popper rất trôi chảy, mạch lạc, lí lẽ sắc xảo. Tui khoái đọc Popper và Russell (bằng tiếng Anh) là vì điểm này, chứ nói thiệt đừng cười tiếng Đức, Pháp dịch ra tui chịu hổng thấu, triết học lục địa tui ko có biết được 'sơ xài' nữa. Đọc vui chơi, giải trí thôi, vui là chính nói kiểu Tế Điên hòa thượng Bùi Giáng. Thiệt tình tui cũng chưa thấy cần thiết phải trân mình học, học mót vài chiêu của mấy cao thủ cũng vui rùi, mà có phải là mình muốn Đả lôi đài Hoa sơn luận kiếm gì đâu. Đọc sách, chiêm nghiệm cũng vui nhưng có khi chẳng vui bằng phone cho nàng 1 cái hay ra đường ăn 1 cây cà rem, tối về nhà đi chợ , nấu cơm, quét nhà.

    4) Cái hay này của Popper nhỏ thôi. Nói trúng đề, vô chuyện, chứ đừng có lạc đề. Cái này coi dễ vậy mà khó. Phải tư duy rõ ràng và có ý thức thì mới biết mình đang nói chuyện gì, nói mới vô đề. Chứ còn nói tràng giang đại hải, Nam Tào Bắc Đẩu kiểu Hoa bay đầy trời mà nói mấy chuyện vô duyên ăn trét thì chỉ nói lời VÔ NGHĨA mà thiệt ra ko nói thì tốt hơn (vì tốn thời giờ lãng). Nhiều khi tui đọc văn chương VN mà tui hổng hiểu mấy ông bà nói gì, tại tui dở ẹt thì hổng nói làm chi, chứ còn ko thì mấy đại ca/đại tỷ làm ơn khỏi viết gì (câu này tức chí kiểu Chí Phèo, cũng lạc đề và meaningless nốt)

    Trở lại chuyện Popper, ổng nói trúng đề hay chỗ nào thử ví dụ coi. Đó là trong cuốn Sự khốn cùng của chủ nghĩa lịch sử. Tui (Karl) phê mấy đại ca à nghen, nhưng trước hết để tui nói là tui phê chuyện gì đã. Dựng bia '1 cách công phu' rồi mới bắn. Chứ bắn rầm rầm như súng máy lãng xét, bắn chim sút trật cầu môn thì bắn chi phí đạn. Thà 1 phát như Tiểu Lý phi đao 'Lệ hư bất phát' chơi cái là chết còn hơn là bắn đại liên mà trật lất.

    ReplyDelete
  34. Cái ông viết dài dài này chắc về VN ko sống nổi. Nhìn thấy thằng nào cũng là thằng ngu cả, chẳng nhẽ sống hết cả đời với lũ ngu. :D

    ReplyDelete
  35. Bác Tào lao bit kắt amidal hôn ? Ko bít à, dốt thế

    Bác Tào lao bít lái máy bay hôn ? Ko bít à, dốt quá

    Bác Tào Lao có bít sáng tác nhạc thể nghiệm không ? Ko bít à, dốt dek chịu được

    Mà mk, đ** ai chả dốt, riêng gì bác Tào Lao, ông Bach thì nhạc thể nghiệm là cái giống gì ông ý còn dek bít nữa là cắt amidal với lái máy bay. Dốt, dốt đ** chịu được.

    :D

    ReplyDelete
  36. Thích Ca và Lão là hai kẻ đi thỏa ước với chúng sinh trong thời kỳ của họ. Cuộc thỏa ước đương nhiên phải dựa trên cái nền triết học siêu hình mà chúng sinh có thể hiểu được trong thời kỳ đó. Cuối cùng Lão tự nhận là không thể thỏa ước được và rút lui. Ngược lại, học trò của Thích Ca thì mỗi lúc một đông. Trong người giỏi lại có người giỏi hơn. Nghĩa là cái nền triết học siêu hình kia phát triển thành nhiều tầng. Kẻ vô minh nhiều ở tầng thấp, kẻ vô minh ít ở tầng cao. Một người nghiên cứu Phật nghiêm túc trước khi xem kinh phải nhận biết đối tượng được thuyết giảng trong đoạn kinh đó là ai. Nếu không thì sẽ nhầm lẫn về cái lý chân thật mà người thuyết giảng muốn truyền đạt.

    Đa số bọn nghiên cứu xã hội ngày nay không có cái tư duy khoa học sơ đẳng ấy. Họ không hiểu mục đích tối hậu của Thích Ca qua lời giảng là gì, cũng không hiểu đối tượng đang lắng nghe lời giảng là ai. Cho nên chỉ thấy rằng cái lý biến ảo nhập nhằng để rồi suy luận nhầm lẫn lung tung.

    Một người học khoa học phương Tây khi đọc tạp chí thì luôn tìm cách gấp rút cảm thụ cái mệnh đề chính trước, sau đó mới xem cẩn thận các lời dẫn. Nếu không làm thế thì văn hóa người nghe và người đọc không gặp được nhau. Đối với Phật học cũng như vậy. Cắm đầu sa đà vào lời dẫn thì biêt đường nào mà lần cho ra? Nhẹ thì u mê như bác taolao ;) Nặng thì tẩu hỏa như cụ Yuyu. Như đồng chí Xốt thì không rõ u mê kiểu gì, tôi cho là một dạng ẩn ức tâm lý, vì duy lý tới cỡ thày học của Xốt cũng không chửi vung vít linh tinh theo kiểu như thế.

    ReplyDelete
  37. Dzạ bác Long dạy quá lời, nhỏ lớn tui sống ớ VN chớ đâu. Nói nghe thì sến, tui kính phục dân tộc mình- đọc mấy bài ca dao, đồng dao mà thấy lòng rưng rưng và cười hớn hở, đọc vài bài thơ của cụ Nguyễn Trãi mà ngưỡng mộ cái tiên phong đạo cốt của cụ, nào có kém chi Thi tiên Lí Bạch mà thế giới ngưỡng mộ. Cái phong thái của cụ Nguyễn Trãi quả là siêu quần. Người VN tài nhiều vô số đó chứ. Vậy mà ngày này đi hay nghe than 'Nước 4000 năm vẫn trẻ con' (hay là cắt cổ Tản Đà tiên sinh? giỡn thôi,tiên sinh nói chơi cho vui, tự cười mình,chứ còn coi đó là fact là chân lí thì...thở dài). Cha mẹ chúng ta có nghèo có bao giờ chúng ta buông lời khinh miệt: Sao ta ko sinh ra trong 1 gia đình giàu sang? Ngược lại đằng này, cha mẹ chúng ta nào có phải nghèo đâu chỉ là ta ko biết 'xài của' ông bà để lại (đừng hỏi của để đâu, tui cũng chịu). Miệt thị, khinh khi dẫu cho với thiện chí cũng thật là...thở tiếp. Những gia đình giàu sang người ta cũng phấn đầu từ cảnh nghèo đó chứ. Đâu phải tự nhiên Phương Tây có được 1 vị thế như ngày hôm nay. Ôn cố tri tân, trông người mà ngẫm đến ta. Ôn đi, tri đi rồi...muốn bán than thì cứ bán. Đổ thừa nào là thành thị/nông thôn, nào là nông dân/trí thức, nào là Đông/ Tây, tui thấy vô tri quá. Nói vậy, quí vị rành về lịch sử, văn hóa, dân tộc sẽ cười tôi ngu muội. Nhưng thú thật, tui thấy quí vị như Bertrand Russell, Karl Popper, John Mill nào có tự hào hay mặc cảm Đông/Tây, thành thị /nông dân gì đâu, họ chỉ tự thấy mình như những CON NGƯỜI- những động vật có LÍ TÍNH. Tui ko dám 'dạy đời' ai chỉ nói chơi nghe cho vui.

    Dzạ bác Tiểu Vũ dạy phải. Nói thiệt tui có bị Tẩu hỏa nhập ma thiệt...hehehe...Có đợt tui 'xích mích' với nàng, tui ko ngồi yên và ngủ được. Tui khổ quá xá...hí hí...Lí trí, kiến thức, âm nhạc v.v. những thứ tui học được nào có giúp gì đâu (đổ thừa vậy trật lất,tui đâu dám cho mình sáng suốt như mấy vị tiền bối triết gia Tây phương). Rùi tui chỉ ngồi yên nghe sư cô Trí Hải giảng kinh. Tui thấy bà thiệt HIỀN, đúng như cha nội nào đó (Bùi Giáng?) nói bà là BÀ MẸ VIỆT NAM, rồi nỗi buồn tan đi đâu mất. Ko lí trí gì sất. Nhiều bạn sẽ cười 'Ngu khổ vì tình ráng chịu' hehehe... hay Phật giáo huyền diệu lâu rồi giờ mới biết hả, nào là Phật pháp vô biên, 'Sắc tức thị không, Không tức thị sắc', 'Đời là bể khổ , quay đầu cũng khổ'? Dạ, tui cũng có học Phật, học tào lao, ai cãi tui cũng biết cãi dữ lắm à. Mà thôi, giờ nhắc lại hú hồn cái vụ Tẩu hỏa nhập ma.

    Tui ko khen Phật Môn là tối thượng vì như tui nói thế là ko critical-ko Nghiêm túc. Như sư cô có giảng 'Phật giáo là 1 bài thơ' ai khoái khoái hổng khoái thì thôi, chứ còn nói nó là Tư tưởng, là triết học thì cãi nhau ỏm tỏi nguy hiểm lắm. Dạ, đúng.

    Tui vẫn mang ơn sư cô 'điểm hóa' qua... file mp3 ! Bao giờ tui đi dzìa Sài Gòn chắc cũng đến 'thăm' sư cô để tỏ lòng kính trọng.
    (định lên móc méo Thái Kim Lan cô nương trong lời tựa cuốn PPLTTT đoạn nói về Karl Popper , Russell mà nhắc tới vụ Phật cái tự nhiên hiền, thui khỏi.... A Di Đà Phật)

    ReplyDelete
  38. Tôi nói bác taolao hiện giờ đang u mê, chứ những chuyện tẩu hỏa trong quá khứ thì ai mà không mắc vào ^^ Bác chuyển sang giảng về Heidegger đi, rùi chừng đó tôi bàn Phật pháp với bác là vừa :)

    ReplyDelete
  39. Dzạ tui đâu có ngông cuồng tới mức cho rằng hiện giờ mình đã hết u mệ ạ, hết u mê là thành Phật cha nó rồi. Bác Tiểu Vũ nói chuyện 'giảng' nghe thấy lạnh mình quá, Heidegger tui còn ko biết y nói gì, giảng giải gì bác Tiểu Vũ.

    Tui thấy mình đã nói quá nhiều rồi. Ít ra là tốn thời giờ vô bổ trong khi bài vở học hành, công việc bộn bề. Coi như giải xì trét ấy nhỉ vì tui Xì Trét thiệt (sống cũng phải Cơm áo gạo tiền bồ bịch ha)? 'Xì Trét ko hết- Trét càng Trét'(chôm của cha nội nào đó 'Rút kiếm chém nước nước đéo đứt', Bực) vì ở ko làm chuyện bá láp. Vô minh đó nhưng cái đầu cứ phải suy nghĩ rồi viết như mông du, nếu như ta có thể làm ảo thuật chặt đầu như mấy cha thiền sư muốn tìm con đường giác ngộ thì tui mần liền. Chặt cái bụp, khỏi suy nghĩ chi cho mệt. Ui cái Mind ngu muội.

    Phật pháp tui có biết gì đâu mà bàn bạc với bác. Nói vậy mấy đại ca đừng cho là tui cố làm 'ra vẻ' điệu đàng 'giác ngộ' , ra vẻ cao thủ mốc gì hết vì nói nghe giống Thiền sư quá. Dạ mấy vị đó là Cao thủ xuất thế. Nội cái chuyện keep quiet thui là mấy vị đã hơn tui tuốt luốt. Sư Cô Trí Hải có bỏ giỏ láy 'giùm' Phật: Ta có nói gì đâu? dù là Người hơn mấy mươi năm truyền đạo. Hạng cao thủ xuất thế như vậy, còn phải nói tui ko nói gì hết à huống hồ dạng lôm côm nhí nhố như tui dám mở miệng cho mình 'biết nói'.

    Không nói là Vô Chiêu. Vô chiêu thì làm gì có cách phá. Cứ tưởng tượng Karl Popper mà Tỉ thí với Phật môn cao thủ đi, giả sử y dùng chiêu Độc cô cửu kiếm đứng yên chờ Phật đại ra ra chiêu. Phật đứng im re , thì Karl Popper chỉ có nước đứng ngó. Cao thủ tuyệt đỉnh ra chiêu, sai 1 chút là chết. Mà ra chiêu (mở miệng nói) là sai rồi. Đứa nào ra chiêu trước có khác nào Đánh Bom Tự Sát. Hai bên chắc đừng dòm nhau, Karl Popper mỏi chân quá xin điều. Xong. Ko có chiến long trời lỡ đất mốc gì hết.

    Karl Popper cũng khôn lắm chứ ko phải ko. Y đã từng phân loại: cái này là võ công, cái kia là võ công (tức Science) bằng tiêu chuẩn Phá được (Faslify). Là võ công y mới tỉ thí, mới phá chiêu trong khi đó có những thứ 'võ công' trên đời ko bao giờ phá được: Phân Tâm học, Marx tiên sanh, và Phật giáo. Y biũ môi:Cái đó ko phải võ công, tui ko uýnh.

    Bữa tui lên mạng thấy loáng thoáng cho cha nào đó la lối :Ê, ai nói Phân Tâm học ko phải võ công, Karl Popper đã sai rồi. Nghe chơi vui, chứ cũng chưa hứng coi tiếp Hoa sơn luận kiếm coi nó tới đâu. Tui chỉ là 1 khản giả bình thương, thấy cao thủ tí thí bắt ghế ngồi coi, ai hay thì khen hay cũng đủ vui, chứ tham chiến thì thôi. Đừng nghĩ rằng tui 'sợ', ko hề, mỗi người có quyền Chiến hay ko chiến chứ, tui thấy có nhiều người vô duyên cứ trân mình: Ta phải luyện công, ta phải tỉ thí nhân danh cái gọi là lòng hiếu võ, yêu tri thức. Ừa, muốn chiến thì nhảy vô nhưng phải đánh cho đẹp à, chứ còn dở ẹt mà Hô hào ta đây thì chỉ đáng 1 cái cười.

    Chúc các bạn 1 ngày vui.

    ReplyDelete
  40. Thế thì bác nên đọc Heidegger đi thôi. Tôi cũng không phải rành gì. Nhưng bàn về các mệnh đề ta cần phải cùng nhau nắm các giả thiết mang tính quy ước chung. Trong triết học (tạm gọi là thế, chưa định nghĩa triết học là gì vội hen) thì mọi mệnh đề đều được xây dựng trên một hệ thống cơ sở có tính siêu hình. Thiết nghĩ rằng chỉ Heidegger là có sự tiếp cận xây dựng cơ sở siêu hình này gần gũi nhất với cách tiếp cận của Phật giáo.

    ReplyDelete
  41. Thân chào các bác,

    Về các bài của bác Tào Lao. Em không quan tâm đến đánh cá nhân (phản khoa học) nên em sẽ chỉ nhắm vào các phát biểu của bác về Popper và Decartes:

    1. Popper: tất cả các câu bác nói về Popper chưa nói được một tí gì về ông ấy cả. Ví dụ các đoạn sau đây:

    -------------------------------------------------
    Cái hay này của Popper nhỏ thôi. Nói trúng đề, vô chuyện, chứ đừng có lạc đề. Cái này coi dễ vậy mà khó. Phải tư duy rõ ràng và có ý thức thì mới biết mình đang nói chuyện gì, nói mới vô đề. Chứ còn nói tràng giang đại hải, Nam Tào Bắc Đẩu kiểu Hoa bay đầy trời mà nói mấy chuyện vô duyên ăn trét thì chỉ nói lời VÔ NGHĨA mà thiệt ra ko nói thì tốt hơn (vì tốn thời giờ lãng). Nhiều khi tui đọc văn chương VN mà tui hổng hiểu mấy ông bà nói gì, tại tui dở ẹt thì hổng nói làm chi, chứ còn ko thì mấy đại ca/đại tỷ làm ơn khỏi viết gì (câu này tức chí kiểu Chí Phèo, cũng lạc đề và meaningless nốt)
    --------------------------------------------------

    "Y đã từng phân loại: cái này là võ công, cái kia là võ công (tức Science) bằng tiêu chuẩn Phá được (Faslify). Là võ công y mới tỉ thí, mới phá chiêu trong khi đó có những thứ 'võ công' trên đời ko bao giờ phá được: Phân Tâm học, Marx tiên sanh, và Phật giáo. Y biũ môi:Cái đó ko phải võ công, tui ko uýnh."
    --------------------------------------------------

    Hai đoạn trên em chính thức coi là không có nội dung gì cả. Nếu Popper chỉ nói có như vậy, thì hắn xứng đáng đi làm học trò mấy bà bán hàng xén ở chợ hàng Da.
    Về Popper thực ra em đang đợi nghe cao kiến của bác về 3 vấn đề chính: Falsification, Indeterminism, 3 Worlds và chống Totalitarian Democracy kiểu Platon.


    2. Decartes: câu hỏi Decartes đặt ra mà em cho là bao trùm triết học 500 năm nay là câu hỏi: Tinh thần/Linh hồn với Thể xác có quan hệ như thế nào? (có phải là hay làm thế nào mà tinh thần điều khiển được thể xác?). Với tình trạng của khoa học hiện nay, câu trả lời này đã được giải quyết: tinh thần chẳng qua chỉ là vật chất (duoc tao ra boi cac noron va xung than kinh), tức thể xác. Nó không độc lập với thể xác, được tạo ra bởi thể xác và do mức độ Complexity đủ cao, nó có tính chất của một dạng vật chất cao hơn. Ví dụ dễ hiểu: các phân tử nước tự nó không có tính chất của nước mà chúng ta biết như lỏng, màu trắng trong suốt, không mùi vị.

    3. Các trí thức VN mà bác nêu tên như Cao Xuân Huy, Cao Xuân Hạo, Đào Duy Anh. ... đối với em cũng chỉ có một chút ý nghĩa lịch sử: vào thế hệ của họ, họ là những người có học nhiều hơn đa số những người khác. Nhưng có học không có nghĩa là giỏi, là đúng. Nếu bác học chuyên ngành của họ, đã học ở Tây và có kiến thức đủ vững, bác sẽ biết họ sai sơ đẳng đến mức nào. Việc này có thể chứng minh được-vi du mời bác đọc các bài tranh luận của giáo sư Cao Xuân Hạo với thanh niên Trịnh Hữu Tuệ về ngôn ngữ học trên Talawas (search rất dễ).

    ReplyDelete
  42. Ngoài ra, cũng phải xin lỗi các bác là em có ẩn ức tâm lý (Ta thua Tay) như bác Lê Tiểu Vũ đã nhìn thấy thật. Thêm nữa là lâu em không viết lách gì, chữ nghĩa cục xúc gãy vụn cả. Với lại em thấy cách kinh tế nhất là phát biểu mệnh đề, khỏi chứng minh. Ai đồng ý thì vỗ tay, ai không thì cứ việt nhổ nước bọt cho nhanh gọn. Vì vậy xin các bác miễn cho em việc đưa ra các luận điểm tại sao em nói Triết Đông, Thánh Đông ngu - đặc biệt Lão Trang. Để ví dụ- mời các bác có học Tây rồi đọc lại chuyện Cá Vui và nghĩ về nó để thấy em nói các Thánh Hiền ngu chỗ nào, phản khoa học chỗ nào.

    Tán thêm với bác Taolao về âm nhạc:
    Em cho rằng đọc về nhạc sĩ, tiểu sử, phân tích âm nhạc cũng tốt- nhất là gia tăng động lực nghe nhạc, chứ về nội dung âm nhạc thì không chắc: dùng ngôn ngữ để mô tả âm nhạc là một cách làm cụ thể hoá cái không thể cụ thể hoá được. Bác biết, hình ảnh 3 chiều chiếu xuống mặt phẳng bao giờ cũng thiếu xót.
    Về Bach: từ đầu đến đuôi em coi Bach là nhạc sĩ lớn nhất lịch sử và chưa có ai vượt qua được. Chỉ có các chú hề mới có thể gọi Bach là Musician theo nghĩa nhạc công. Khái niệm được tạo ra để chỉ hiện tượng và bị biến dạng theo thoả thuận sử dụng của người dùng. Người ta tất nhiên có thể dùng từ Composer hay Musician theo cách người ta muốn (nói lóng, ngôn ngữ chợ búa), nhưng để chỉ Bach- người ta chỉ có thể dùng từ Composer hoặc Musician theo một nghĩa mà đa số chúng ta vẫn thống nhất từ trước đến nay là: nhà soạn nhạc.

    ReplyDelete
  43. Cha, coi bo tui phai 'dich ra' nhung cai gi tui da noi a vi tui thay bac X co ve hong co hieu nhung gi tui noi. Choi tra loi theo kieu Dialogue You say I say nghen.

    1) Neu bac hieu cai tui an du goi la chieu thuc , la vo cong, la pha chieu, la vo chieu thi bac X ko can hoi y tui ve Falsification lam gi nua. Ve cai do coi 2 cuon nay cua Karl Popper: Conjectures and Refutations, Logic of scientific discovery

    Chong chu nghia toan tri, mo hinh xa hoi dong xin coi cuon Open Society and its enemies. Con cuon nua la Su khon cung cua chu nghia lich su trong do Karl phe phan Chu nghia lich su. 2 cuon nay Nguyen Quang A co dich va dang tren talawas, tui da chui roi o dau do gio xin chui lai. Tieng Viet cua y do et ma da muon 'lan lon giang ho' qua la ko tu luong suc minh. Nhung cai tam long cua y thi dang qui, van nguong mo. Nhung y nen khiem ton 1 chut cu lam ra ve ta day dung la ko biet troi cao dat day. Chui nguoi ta toi ve tui phai xam hoi chu hong dzui dze gi
    2) Ve Descartes::) ve body/mind problem. Tui cung da co nhac qua chuyen Karl Popper giai quyet cai van de nay very straight forward, do la cai 3 worlds ma bac de cap. Cai nay coi cuon: The body-mind Problem (quen tua day du rui) tap 6 bai giang
    3) Bac noi ve Cao Xuan Huy, Cao Xuan Hao, Dao Duy Anh: tui no comments vi xua gio bac van the.
    Bac noi ve Bach; no comment again vi xua gio bac van the. Tien the vu do ma tui nhac den may cuon sach qui, ai hung thu thi vo doc.

    Nhan tien tra loi bac X ma gioi thieu vai cuon sach cua Karl Popper choi. Van biet xua gio bac van the nhung tui cung ke ten sach de ban nao muon coi thi coi.


    ReplyDelete
  44. Em ko the hieu cai gi la Vo Cong, Chieu Thuc, Pha Chieu cua bac. Noi nhu bac thi qua that phai dung tu: Po' tay. Hoc tap bac, em co the hieu Popper noi mot cau nhu sau, va cau nay tuyet dung, tuyet hay: 13434terasdfq@dfghaertae erzq35434 dfghsgjhs awrgear.

    Ma em dang tin la bac khong hieu ca Falsification lan 3 Worlds va Body mind problem vi ca 3 cau tra loi cua bac cha an nhap gi den 3 van de do.

    ReplyDelete
  45. Them: hien Wikipedia rat tot, khong can doc may cuon sach cua bac Taolao cung co the biet so qua cac quan diem chu dao cua Popper- cac bac biet tieng Anh tieng Duc chi can tra google mot phat la ra ca dong. Sau khi da doc mot chut, nghi mot chut, cac bac co the tham gia duoc ngay cuoc tranh luan nay, hoac it ra cung se hieu bac Taolao dang noi gi va em dang noi gi. De cuoc tranh luan co noi dung va theo tinh than khoa hoc, de nghi bac taolao cho dinh nghia, vi du cu the cac khai niem bac dung va cach Popper suy luan giai thich cac van de do nhu the nao. Em se co gang tranh luan voi bac theo tinh than khoa hoc dung sai thuan ly logik, khong trich dan sach no kia lang nhang gi ca, de ai cung co the phan biet hay do dung sai.

    ReplyDelete
  46. Dạ bác X muốn 'tranh luận' thì rũ bác Tiểu Vũ kìa chứ tui là hạng lôm côm nói với tui chi cho mỏi...tay, giết Gà Con cần dùng chi dao mổ trâu dữ vậy. Những gì cần nói về Karl Popper tui cũng nói rồi, hết vốn, kêu nói lại tui cũng chỉ nói được y chang như vậy hè. Nghe bác nói logik với tinh thần khoa học là tui thấy lạnh xương sống rồi.

    Chào thân ái và quyết thắng dưới ánh sáng LOGIK và tranh luận. Amen.

    ReplyDelete
  47. Xốt viết “Với tình trạng của khoa học hiện nay, câu trả lời này đã được giải quyết: tinh thần chẳng qua chỉ là vật chất (duoc tao ra boi cac noron va xung than kinh), tức thể xác. Nó không độc lập với thể xác, được tạo ra bởi thể xác và do mức độ Complexity đủ cao, nó có tính chất của một dạng vật chất cao hơn. Ví dụ dễ hiểu: các phân tử nước tự nó không có tính chất của nước mà chúng ta biết như lỏng, màu trắng trong suốt, không mùi vị.”
    Cái này theo tớ hiểu thì vẫn chỉ là một giả thuyết chứ chưa thể nói là khoa học đã chứng minh được nó. Xốt có thể nói cụ thể hơn là khoa học chứng minh được tinh thần cũng là vật chất như thế nào?

    Về Popper, thực ra tầm cỡ của Popper thế nào thì tớ không rõ nhưng ảnh hưởng của Popper trong thế kỷ 20 chủ yếu trong lĩnh vực xã hội và chính trị, do ông phê phán thuyết quyết định luận trong lịch sử (Hegel, Marx) và vì thế đóng vai trò làm background về lý luận cho nhiều người chống CNXH. Nhìn chung, tớ nghĩ là Popper có lý nhưng các luận điểm cụ thể của ông thì chưa đọc nên không có ý kiến.

    ReplyDelete
  48. Chào bác Taolao tức Thanh D. Bây giờ bác rụt cổ không tranh luận chuyện nội dung, thì em cũng quay sang nói lại phần đánh cá nhân nhé.
    Luận điểm 1 của bác: em nói năng vô nghĩa.
    Em thì thấy, mọi người có lẽ cũng đã thấy- những câu phát biểu của bác về Popper về Decartes và nhiều vấn đề khác có câu nào có ý nghĩa có nội dung nào?.
    Thực ra em muốn phân biệt một số khái niệm này: phát biểu vô nghĩa không có nội dung, phát biểu vô nghĩa có nội dung, phát biểu vô nghĩa không có nội dung. Theo em thấy- các phát biểu của bác thuộc hạng 1, của em thuộc hạng 2 và hạng 3. Khi nào em phát biểu có dẫn chứng thì là hạng 2, chỉ nêu tên sách là hạng 3.
    Nói với bác luôn- lý thuyết từ trước đến nay thuộc hạng 2, đặc biệt triết học và toán học. Ví dụ toán học bắt nguồn từ các mệnh đề nghe rất vô lý vô nghĩa, nhưng những dẫn xuất của nó thì lại rất có nội dung. Ví dụ mệnh đề về điểm, đường thẳng rất phi lý, mệnh đề về nhóm (Group) rất vô nghĩa, nhưng các hệ quả của nó thì không hề phi nội dung. Khoa học kỹ thuật ngày nay phát triển được, có máy bay để bác được bay từ VN sang Mỹ, cũng nhờ từ nó cả.

    Hạng 3 là sở trường của bọn làm khoa học xã hội và bọn vẹt. Khởi đầu là những mệnh đề nghe rất có nghĩa: như nhân chi sơ tính bản thiện, nhưng các hệ quả suy ra được thì sai vô kể- tức là không thể thành lý thuyết. Tức là mệnh đề có nghĩa nhưng hệ quả không nội dung.
    Cũng phải nói luôn cho bác biết lý do em rời khỏi langven và mọi chỗ khác: muốn thoát khỏi kiếp vẹt, dù đến giờ vẫn chưa thoát.
    Luận điểm thứ 2 của bác: em kiêu ngạo và không biết nể nang gì ai. Đồng ý- đó là cá tính của em. Nhưng bác nhìn cách bác ứng xử xem- xem bác thế nào? Bác làm thế này nhé: "à, tao dùng ngôn ngữ Chưởng, nói năng ẩn ý, mày hiểu thì hiểu không hiểu thì thôi. Mày xửng cồ lên thì tao xin làm con Gà Con, rút lui chứ sao dám đánh nhau với mày, mày đi tìm thằng Tiểu Vũ ấy. ..". Bác thử hỏi xem có ai không hiểu cách bác nói tự hạ mình là Gà Con có phải là trò kiêu ngạo rởm không?.

    Theo em, khi đã tranh luận và muốn tranh luận có nội dung, theo tinh thần Platon nhé- nếu bác tự nhận bác muốn học triết- là phải tranh luận duy lý đến cùng và triệt để. Còn tranh luận khoa học là tranh luận tập trung vào chủ đề tranh luận, không phát biểu những câu kiểu mày kiêu ngạo, mày hỗn tao đếch nói chuyện với mày. Bác mở mồm phán về Popper nhưng toàn làm ngược lại- bác đọc lại các post trên mà xem. Đó là em chưa thèm bóc mẽ bác trích sai lung tung - râu ông nọ cắm cằm bà kia- luận điểm của Carnap thì cắm cho Popper, luận điểm của Turing, Searle thì bám cũng cắm cho Popper.

    Cuối cùng- em thấy thế này- hiểu đúng thì tuyệt, không hiểu thì chẳng có gì, nhưng hiểu sai thì là bị âm, lỗ, nợ nần. Em đưa ra mấy khái niệm cốt lõi của triết học Popper, Decartes - bác phát biểu sai đã đành, lại còn dám bảo Popper giải quyết câu hỏi của Decartes trong sách của ông ấy và bảo rằng mấy câu vô chiêu hữu chiêu của bác chính là Falsification của Popper. Em thật em chịu bác- bác nói quành xiên tới mức nếu Popper đội mồ sống lại được, ông ấy có lẽ sẽ quì xuống nói với bác thế này: "Ôi bác ôi em xin bác, bác đừng mở mồm dùng tiếng Việt giảng cho dân Việt triết học của em. Em thì không biết tiếng Việt để phản đối bác, còn dân Việt nhà bác thì không biết tiếng Anh. Oan cho em quá ối bác Taolao ôi là bác Taolao ôi".

    ReplyDelete
  49. Chào bác Linh: tất nhiên là Cognitive Science mới chỉ phát triển khoảng 50 năm nay nên nó còn khá thô sơ. Nhưng việc chứng minh tinh thần được tạo ra bởi vật chất và là một thuộc tính của vật chất (nghe khá mâu thuẫn nhỉ?- mai em sẽ nói kỹ, giờ bị Hồ Anh Toài gọi về rồi) thì không khó. Trí tuệ nhân tạo có thể chưa có cách nào để- dù là về lý thuyết- giải quyết được vấn đề tạo ra người máy có tinh thần hệt như người. Nhưng một mức thô sơ thì chả cần đến giờ, Turing đã làm được việc đó cách đây gần 70 năm rồi. Máy tính như Deep Blue chẳng hạn, hay các máy tính sử dụng hệ thống Mạng nơ-ron ngày nay cũng có một trí tuệ nào đó, dù rất máy móc hữu hạn. Hoặc như một số ngôn ngữ lập trình nghe hiểu chẳng hạn.
    Mai em sẽ nói cụ thể, đảm bảo vô nghĩa có nội dung.

    Popper tất nhiên có cái giỏi, chẳng qua em nghe bác Taolao nói về Popper một cách làm trivialization ông ấy đi thái quá, nên nói ngược lại thôi. Bác Taolao nói ngược một luận điểm rất hay của Popper- thậm chí có thể coi là luận điểm có nội dung nhất của ông ấy.
    Như đã nói, mai tiếp.

    ReplyDelete