Wednesday, August 22, 2007

Entry for August 22, 2007

1. Nếu bạn đi máy bay ở nước ngoài, khi ra khỏi máy bay có thể thấy ngay các xe lăn và những người phục vụ chờ để đón người tàn tật. Trên tất cả các xe bus ở Mỹ đều có hệ thống đường lên riêng cho người tàn tật. Người tàn tật cũng được dành riêng các ghế ngồi được thiết kế riêng cho họ ở đầu xe bus. Tại các nhà hàng, trường học, công ty, đều có toilet dành riêng cho người tàn tật. Trong trường Đại học nơi tôi học cũng có lối đi và hệ thống cửa được mở tự động để dành riêng cho người tàn tật.Tất cả mọi việc đó không phải là để ưu đãi mà nhằm tạo cơ hội bình đẳng cho người tàn tật trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội.

Ở Việt Nam, tất nhiên những điều kiện đó tương tự chưa thể được đáp ứng. Người tàn tật ở Việt Nam thường được đối xử bằng một thái độ thương hại chứ hoàn toàn không phải là bình đẳng. Dù vẫn biết thế nhưng đọc hai bài này trên Vnexpress không khỏi cảm thấy khó chịu trước thái độ phân biệt đối xử và không hề có thiện chí với người tàn tật của hãng hàng không Pacific Airlines. Thứ nhất, phải khẳng định hãng này không phải là hãng hàng không thân thiện cho người tàn tật vì không cung cấp các dịch vụ hỗ trợ đi lại cho người tàn tật. Khi bán vé cho người tàn tật, nhân viên bán vé cũng không tư vấn khách hàng về việc hãng không có dịch vụ hỗ trợ đi lại, để tới khi tới giờ bay mới bắt khách hàng phải trả thêm $50 (gần bằng tiền vé) phí dịch vụ sử dụng xe lăn. Tệ hơn là khi khách hàng tới sân bay thì người cung cấp dịch vụ lại thu ngay xe lăn và bắt khách hàng phải tự chống nạng đi bộ ra cửa trong tình trạng phải bế con nhỏ (việc làm này thuộc trách nhiệm liên đới giữa người bán dịch vụ là Pacific Airlines và người cung cấp dịch vụ là nhà ga Nội Bài).

Pacific Airlines bị hành khách khởi kiện

Pacific Airlines ghi danh 'đen' tên khách khởi kiện


Và khi gia đình khách hàng quyết định khởi kiện để đòi $25 từ Pacific Airlines do không làm tròn nhiệm vụ ở nhà ga Nội Bài thì hãng không những không tìm cách thỏa hiệp, không xin lỗi, không bồi thường mà còn có hình thức trả đũa bằng cách lưu riêng tên người khởi kiện để gửi tới tất cả các đại lý của hãng. Mặc dù hãng này nói là họ không cấm bán vé cho người khởi kiện trong tương lai nhưng riêng việc phân biệt đối xử một cách công khai như thế đã là không chấp nhận được.

Tất cả những việc làm này tạo ra một hình ảnh xấu của Pacific Airlines. Hiện nay trong một số mailing list ở nước ngoài đang có kêu gọi ký thư kiến nghị (petition) phản đối việc làm của Pacific Airlines. Một trong những người ký tên là ông John A. Lancaster, cựu cố vấn về vấn đề người tàn tật cho Tổng thống Clinton- ông này gọi việc làm của Pacific Airlines là bất hợp pháp và không thể chấp nhận được. Bà Huệ Tâm Hồ Tài, giáo sư lịch sử trường Harvard, thì tỏ ra hy vọng các cựu chiến binh Việt Nam sẽ được huy động để lên tiếng phản đối việc làm của Pacific Airlines.

Như vậy, chỉ vì sự thiển cận, cứng nhắc, thiếu tôn trọng khách hàng, cùng với cách cư xử thiếu tình người trong và sau vụ việc mà Pacific Airlines đang tạo ra một hình ảnh xấu về một hãng hàng không nội địa. Và chắc chắn là việc tổn hại hình ảnh này sẽ gây thiệt hại cho hãng nhiều hơn con số $25 rất nhiều. Sau các sự cố liên tục của Vietnam Airlines, mà mới đây nhất là việc một phi công bị kết án tù ở Úc vì mang lậu tiền, thì giờ đến thái độ cửa quyền của Pacific Airlines với khách hàng. Nhưng biết làm sao khi ngành hàng không hiện vẫn đang là độc quyền và chỉ có duy nhất hai hãng này được phép cung cấp các dịch vụ bay nội địa ở Việt Nam.

2. Bài này có một đoạn của ông Dương Trung Quốc có những nhầm lẫn không đáng có, không hiểu do ông viết nhầm hay do báo in nhầm.


“Năm 1995 là năm Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Cùng năm đó, tôi viết lời giới thiệu và đứng tên để xuất bản cuốn Tại sao Việt Nam? (Why Vietnam?) của Archimedes Patti. Cuốn sách được xuất bản tại Mỹ mười năm trước đó (1985). Tác giả của cuốn sách từng là người chỉ huy cao nhất của Cơ quan Tình báo chiến lược (OSS - tiền thân của CIA) đã có mặt ở Việt Nam khi Cách mạng Tháng Tám 1945 vừa thành công.”


Thiếu tá Patti là người chỉ huy cao nhất của
OSS ở Việt Nam (tức là sẽ chỉ huy vài người nữa) chứ không phải là chỉ huy cao nhất của OSS. Thế nhưng đọc câu trên thì sẽ dễ hiểu nhầm là Patti là người đứng đầu OSS!.


3. Bài này trên báo Lao Động viết về diễn đàn do báo Lao Động tổ chức bàn về blog và quản lý blog. Đọc hơi buồn cười vì thấy các lợi ích của blog được kể ra đều là các hoạt động tương tự mùa hè xanh, thanh niên tình nguyện…như ủng hộ nạn nhân chất độc dioxin, làm từ thiện, hiến máu nhân đạo…Hoặc lợi ích khác là để các bạn trẻ chia sẻ tâm tư tình cảm…Trong khi vai trò của blog như là nơi chia sẻ thông tin, phát biểu quan điểm… thì không được nhắc tới.


Bên cạnh ích lợi blog thì các đại biểu tham dự hội thảo cũng nhắc tới tác hại của blog.
Một tác hại được các bạn kể ra rất thấm thía là nói xấu đồng nghiệp sau lưng trên blog. Xem ra tác hại của blog cũng giống tác hại của uống bia nhỉ, uống ba cốc bia vào là thế nào cũng nói xấu cái thằng đồng nghiệp không có mặt. Thế mà chưa thấy hội thảo nào bàn về ảnh hưởng của bia với các vấn đề quan trọng như “Bia cũng là Thế giới thực!”, “xây dựng quy chế văn hóa uống bia”, hay “Làm thế nào để hạn chế Bia đen (và phát huy Bia đỏ)”.


Với những lợi ích và mặt hạn chế như trên của blog, thiết nghĩ nên chuyển việc quản lý blog cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thay vì Bộ Văn hóa hay Bộ Công an. Đoàn Thanh Niên sẽ đóng vai trò định hướng blog, để tuổi trẻ Việt Nam sống có lý tưởng hơn, theo gương Bác Hồ vĩ đại…Đoàn Thanh niên hiện đã quản lý và định hướng báo Tuổi trẻ thì tất nhiên sẽ không khó khăn gì để có thể quản lý thành công blog. Để quản lý blog hiệu quả, có thể thiết lập hệ thống blog như một mạng lưới có ban bệ, trong đó người đứng đầu sẽ là Blog Trưởng (hoặc Bí thư Đoàn thanh niên Blog), ở dưới là các hệ thống blog thành viên như kiểu marketing đa cấp. Blog Trưởng sẽ do Bộ Văn hóa hay Đoàn Thanh Niên “cắm người” và chịu trách nhiệm chung về hoạt động của mạng lưới blog theo đúng “lề đường bên phải”. Có thể tham khảo thêm chính sách của Thương Ưởng nước Tần, chia các gia đình thành từng nhóm, mỗi nhóm có 10 nhà. Hễ một nhà phạm tội mà 9 nhà kia không báo quan là chém sạch cả 10 nhà.

18 comments:

  1. Ở bên này mà làm bậy như thằng P.A. có thể sạt nghiệp nếu bị quy vào tội phân biệt đối xử. Nhưng ở Việt Nam thì vẫn nhơn nhơn...

    ReplyDelete
  2. Đoạn 3 hay hay :D Đọc mà cười đau cả ruột :P

    ReplyDelete
  3. Ôi anh Linh, bài này của anh đọc có cảm giác như xem một bảng màu.
    Đoạn 1 đọc đang ức chế về mấy thằng PA, sang đoạn 2 bắt đầu nhếch mép vì trình độ cao của bác Quốc, đến đoạn 3 thì thật là không đỡ được :)) Nhưng mà anh chưa kể đến là nếu thế thì các blogger sẽ truyền tay nhau Binh pháp Tôn Tử để đối phó với ĐTN ^^

    ReplyDelete
  4. chao anh Linh, vo tinh toi search thong tin va co blog cua anh, truoc khi hoi co ruot cua toi la Hue Tam Ho Tai, toi muon hoi anh lan cuoi la anh co chac la co cua toi "huy động các cựu chiến binh Mỹ lên tiếng phản đối việc làm của Pacific Airlines." kho^ng?

    ReplyDelete
  5. Trời hỡi, em không thể tưởng tượng nổi hãng hàng không kia lại cư xử tồi tệ với khách hàng như vậy. Bạn em làm tiếp viên hàng không (hình như ở Vietnam airlines) kể là anh ấy phải phục vụ khách hàng chu đáo lắm, khó tính mấy cũng phải cố chiều.

    ReplyDelete
  6. Bạn Bé Ưng, xin lỗi tôi đọc không kỹ thư của G.S Hue Tam Ho Tai nên nhầm giữa từ "Vietnam veterans" và "Vietnamese veterans". Rất xin lỗi bạn và cô của bạn. Tôi xin sửa lại là "cựu chiến binh Việt Nam". Cảm ơn bạn đã cho ý kiến.

    Đây là ý kiến của G.S Hue Tam Ho Tai trong mailing list của VSG (Vietnam Scholar Group): "Thanks, Vern. I hope that Vietnamese veterans can be mobilized to
    express their dissatisfaction with Pacific Airlines' policy."

    ReplyDelete
  7. Cam on ban Linh da dinh chinh, minh cung rat ung ho quan diem phan doi Pacific Airlines va Tha`nh Doan da sa thai 2 pho tong bien tap tuyet voi cua bao Tuoi Tre. hic Cu*' la`m the roi ba` con phan doi thi` bao? pha?n do^.ng, bo' tay luon

    ReplyDelete
  8. hồi ở bên Pháp, khi đi xem hoà nhạc ngoài trời tôi có để ý thấy một cái bục lớn giữa đám đông dành riêng cho người tàn tật với xe lăn. Họ đến xem hoà nhạc rất đông và xem ra cổ vũ còn hăng hái hơn cả người bthường. Hình ảnh đó thật cảm động. Còn ở Việt Nam thì chắc là còn lâu lắm mới có được như vậy. Ko những phân biệt người tàn tật với người thường, mà còn phân biệt người thành phố và thành thị, giàu và nghèo, giữa các địa phương. Túm lại là cứ thấy ai khác khác là bình loạn và phân biệt...chán!

    ReplyDelete
  9. ô cái đoạn cuối hay nhỉ, cười gần chết.

    ReplyDelete
  10. Chuyện ông Quốc viết vốn đã không có gì mới, tuy nhiên cũng nên nói là ông ấy đã viết đi viết lại chuyện này 1-2 năm trước, đăng trên VNN. Có một điều khá buồn cười là không ít người VN- ví dụ như ông Quốc- tỏ ra tiếc vì Mỹ đã không đoái hoài đến Việt Minh. Nhưng liệu nếu họ đoái hoài đến, thì xu hướng Cộng sản có trở nên rõ nét đối với Việt Minh về sau này, và nhà nước VN hiện đại có thể không theo con đường XHCN, không theo chủ nghĩa Cộng sản, VN hiện đại có là một đồng minh của Hoa Kỳ, VN đã có thể không chia đôi? Nếu tiếc như thế thì bây giờ hình như vẫn chưa phải là quá muộn, và việc tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ chưa bao giờ là muộn.

    ReplyDelete
  11. thở dài... mệt mỏi quá bạn L ơi...

    ReplyDelete
  12. @linh : Viết hay , sâu sắc , nhìn như vậy là Linh đi lấn qua trái mất rùi !hahahahaha

    ReplyDelete
  13. @ Linh, hôm nay mới rảnh, vào commần dài chút về mục 1 của Linh.
    Thực ra L trích dẫn những thông tin từ VNexpress là những thông tin một chiều từ ông Tân vợ của bà Yến. Mà trong hành trình này, bà Yến đi một mình, vậy chỉ những gì bà Yến kể mới chính xác.
    Theo văn bản chính thức của PA thì sự việc không hoàn toàn như vậy.
    Nhưng thôi, mình không đi sâu vào vụ việc mà chỉ thông tin lại cho L và các bạn comments ở đây biết là trong sự việc này mỗi người nói một kiểu và nên tin ai, thì mình chắc là chỉ có thể đưa ra tòa phân xử nếu một trong hai bên k hài lòng về cách đối xử của bên kia.
    Trên entry của Linh: thì PA bắt khách phải trả tiền dịch vụ xe lăn nhưng PA giải trình là 25 USD/đầu sân bay là tiền thuê dịch vụ xe nâng, còn xe lăn được miễn phí hoàn toàn. PA cũng nói là hãng k được hưởng một đồng nào từ tiền phí này, đây là tiền phí để thuê bên thứ 3 cung cấp dịch vụ.(?)
    Thứ hai, là việc ông Tân bảo bà Yến không được tư vấn dùng xe lăn khi ra đặt vé nhưng PA lại nói là bà Yến gọi đặt vé, sau đó ông Tân ra lấy vé. Khi mua vé không thông báo cho hãng tình trạng khuyết tật. Đúng ra PA phải từ chối vận chuyển theo đúng điều lệ nhưng PA lại giải quyết cho đi, PA nhận sai điểm này.
    Vì bà Yến k những k đi được lại mang theo con nhỏ 6 tháng nên chuyện xảy ra khi ở đầu Nội Bài có một đoạn phải đi xe lăn dài 30 mét. ân viên của PA hỏi bà Yến, tôi mang con nhỏ ra cho người nhà của bà trước rồi quay trở lại lấy xe lăn đẩy bà nhé? Bà Yến k đồng ý nên chọn phương án chống nạng đi theo 2 nhân viên đang bế con và đẩy xe hành lý cho bà.
    Đấy. mọi việc là như thế.
    Quan điểm của tớ là những thông tin của cả hai bên cung cấp cho báo chí đều phải xem xét lại.
    Ông Tân thì bảo hai vợ chồng đã đi PA nhiều lần nhưng trong đơn khiếu nại thì cho thấy có vẻ bà Yến chưa bao giờ được phục vụ "kiểu thu phí" như thế này. Nếu là một người tàn tật đã đi máy bay nhiều lần, hẳn nhiên người đó phải hiểu là cần thông báo cho hãng biết tình trạng của mình khi đặt vé. (Chưa kể, nếu đã không tự đi được một mình lại mang theo con nhỏ 6 tháng tuổi).
    Còn PA thì chất lượng phục vụ có vấn đề. Cứ cho là PA giải trình đúng tất tật. Thì riêng việc Tổng Giám đốc chấp nhận giải trình của nhân viên về việc để bà tự chống nạng đi theo đã cho thấy cách làm việc của hãng này.
    Tớ thì cho rằng, có hai người ở đấy, một đẩy xe, một bế con hộ khách, thì hà cứ gì nhân viên đẩy xe không để xe hành lý ở đó mà đi lấy xe lăn rồi quay lại. Một người đẩy bà Yến ngồi trên xe lăn bế con, một người đẩy xe hành lý. Mà lại đi thỏa thuận với khách là mang con nhỏ của họ ra trước. Ai người ta dám để con đi một mình như thế?
    Bố khỉ. Thế là kiện nhau to.
    Đúng là cách phục vụ của nhân viên PA cần phải được rút kinh nghiệm và đáng bị phê phán. Nhưng không đến nỗi như bạn Linh nói ban đầu nhỉ?

    ReplyDelete
  14. Cảm ơn bạn Nga. Đúng là giải trình của hai bên nhiều chi tiết không giống nhau.
    Có một ý của Nga "Ông Tân thì bảo hai vợ chồng đã đi PA nhiều lần nhưng trong đơn khiếu nại thì cho thấy có vẻ bà Yến chưa bao giờ được phục vụ "kiểu thu phí" như thế này." thì nên hiểu là theo thông lệ, hầu hết các hãng hàng không đều có dịch vụ xe lăn miễn phí cho người tàn tật. Cả PA trước khi chuyển thành hàng không giá rẻ cũng vậy. Bà Yến trước đây đi PA nhiều lần chắc là từ trước khi hãng này chuyển thành hàng không giá rẻ nên vẫn nghĩ là hãng sẽ cung cấp dịch vụ này.
    Đúng là khi đặt vé thì khách hàng khuyết tật nên thông báo cho hãng hàng không để hãng này chuẩn bị dịch vụ nhưng điều này không phải là bắt buộc. Thực ra chuyện cũng không phải quá lớn nhưng cách xử lý của PA rất vụng, thể hiện tâm lý bất cần, muốn ăn thua với khách hàng, không hề thích hợp với một doanh nghiệp lớn như thế.

    ReplyDelete
  15. Có một lần chị đi PA từ Hà Nội vào Sài Gòn. Chỉ mang theo một món hành lý duy nhất, là một cái "boardcase" có kích thước nhỏ hơn qui định dành cho hành lý được mang theo lên chỗ ngoài.

    Cô nhân viên ở quầy check in nhất định không cho chị mang món đó lên máy bay.

    Chị ra ngoài mua vài thứ vớ vẩn để xin cái bao ny lông, và mua một cái khóa nhỏ. Chị mở hành lý lấy cái laptop ra cho vào bao ny lông để mang theo người. Những thứ khác như cái dock của laptop, ổ cứng rời, adapter, và vài món đồ điện tử mang theo khi đi du lịch thì bỏ lại trong hành lý. Chị khóa lại rồi check in nó, vì bị bắt buộc.

    Xong mọi thủ tục, lúc ngồi chờ lên máy bay thì có loa gọi chị ra ngoài gặp nhân viên hãng hàng không có việc.

    Họ mang hành lý chị ra, khóa đã bị bẻ bằng kềm. Họ nói khóa đã bị bẻ TRƯỚC khi check in, và buộc chị ký vào biên bản rằng khóa đã bị bẻ và họ không chịu trách nhiệm về việc này. Chị không chịu, họ nói không ký thì không được lên máy bay. Chị đành mở ra xem bên trong chị có bị mất đồ gì không. Hình như không mất gì (loa dục lên máy bay, chị không xem kỹ lắm.) Chị ký vội biên bản vì không muốn bị bỏ lại.

    Đến Sài Gòn, lấy hành lý, mở ra thì tất cả đồ điện tử trong đó đã mất, chỉ còn lại quần áo. Chị vào quầy PA làm giấy khai báo mất đồ. Họ nói vô ích thôi chị ơi, chị khai mất làm sao ai biết chị khai thật hay khai man. Chị cứ đòi lấy giấy khai khóa bị bẻ và kê khai những món bị mất cắp. Họ hứa sẽ liên lạc với chị.

    Sau đó dĩ nhiên không ai liên lạc. Gọi điện tới thì chẳng ai biết chị nói chuyện gì cả, nghe cứ như là con kiến đi kiện... hãng máy bay ấy nhỉ?

    ReplyDelete
  16. Chuyện chị Phượng kể sợ thật đấy. Em chưa bị mất đồ khi đi hàng không Việt Nam lần nào nhưng thấy mọi người kể là cũng hay bị mất lắm, cả Vietnam Airlines cũng thế. Mà nghe nói là nếu đi quốc tế về Việt Nam mà từ các nước Đông Âu thì khả năng bị mất đồ cũng cao hơn từ các nước Tây Âu hay Mỹ.

    ReplyDelete
  17. 1. Về đạo đức kinh doanh P.A đã xử sự thật là tồi tệ. Nhưng vụ này vẫn chưa tới hồi kết cục:
    a. Tòa sẽ ngâm án quá thời hạn tố tụng: để xem có đúng không nhé !
    b. Thắng thua và tranh luận thế nào ?

    3. Theo tôi sự tàn bạo - dã man, lạc hậu - ấu trĩ nhất của "chúng ta" là ý đồ "quản lý văn hóa, tư tưởng" - nếu tôi không nhầm thì có người đã đi tù 27 năm chỉ vì làm thơ ... nói thật tâm tư của họ về hiện thực dã man "lề phải"...

    ReplyDelete