Tuesday, August 7, 2007

Entry for August 07, 2007

Nhân tiện copy luôn bài của Harold Bloom về cuốn Harry Potter:

Harold Bloom

Ba mươi nhăm triệu người mua sách có thể nhầm không? Có thể.

Nguyễn Thanh Sơn dịch




Cầm vũ khí ngăn chặn Harry Potter, ở thời điểm này, cũng như giống như Hamlet vung gươm ngăn chặn cả một đại dương bão tố. Dù có cố đứng chắn đại dương, anh cũng chẳng thể ngăn lại những đợt sóng. Hiện tượng anh hùng ca Harry Potter chắc chắn sẽ còn tiếp tục một thời gian nữa, giống như J. R. R.Tolkien [1] đã từng tung hoành một thời, trước khi nó tàn lụi.

Tờ báo chính thức cho cái thứ chả-mấy-văn hóa đang độc chiếm của chúng ta, tờ Thời báo New York, bị những cuốn sách về Potter làm giật mình đến nỗi nó phải tạo ra một chính sách mới cho những bài điểm sách vốn dĩ không văn chương lắm của nó. Thay vì để Harry Potter đẩy sách Grisham, Clancy, Crichton, King hay những cuốn tiểu thuyết phần lớn thuộc văn chương đại chúng ra khỏi danh mục những tác phẩm bán chạy, những tập sách về Pottter được đưa sang đứng đầu một danh mục sách dành riêng cho trẻ em. J. K. Rowling, nhà chép sử của Harry Potter, vì vậy có một nét thật riêng: cô ta đã thay đổi chính sách của những nhà chính sách.


Tầm tưởng tượng

Tôi vẫn đọc văn chương dành cho trẻ em mỗi khi tôi tìm được một chút giá trị nào đó, nhưng mãi tới tận gần đây mới đọc thử Rowling. Tôi vừa đọc xong 300 trang của tập đầu, Harry Potter và Hòn đá Phù thuỷ, được xem là quyển khá nhất trong cả đám. Dù cuốn sách không hay lắm, nhưng bản thân điều đó không phải tối quan trọng. Xem phim Nhà phù thủy xứ Oz [2] hay hơn cuốn sách cùng tên mà bộ phim chuyển thể, nhưng cuốn sách ấy còn có một óc tưởng tượng thực sự. Harry Potter và Hòn đá Phù thuỷ không có được điều này, nên người ta phải đi tìm lý do cho thành công của cuốn sách (và những tập tiếp theo) ở chỗ khác. Suy đoán kiểu vậy ắt phải đi kèm với một điều giải thích vì sao và làm thế nào mà sách Harry Pottter lại lôi cuốn và người ta lại khuyên bạn đọc nó

Cuốn Những ngày đi học của Tom Brown của Thomas Hughes, in năm 1857, chắc chắn là hình mẫu cho cuốn Harry Potter. Cuốn sách mô tả trường Rugby, hồi đó do Thomas Arnold kinh khiếp, mà bây giờ chủ yếu còn được nhớ đến chỉ vì ông này là cha của Matthew Arnold, một nhà thơ-nhà phê bình thời đại Victoria, làm hiệu trưởng. Nhưng cuốn sách của Hughes, mặc dù cũng khá đáng đọc, là chủ nghĩa hiện thực, chứ không phải tưởng tượng. Rowling đã chiếu
Những ngày đi học của Tom Brown qua chiếc gương thần của Tolkien. Cái kết quả của sự pha trộn thời chinh chiến của một cậu học trò với sự vượt thoát khỏi những ràng buộc của những kiểm nghiệm thực tại đọc lên có vẻ kỳ dị đối với tôi, nhưng nó lại chính là thứ mà ngày nay hàng triệu trẻ em và bố mẹ chúng mong muốn và chào đón. .

Trong phần dưới đây, thỉnh thoảng tôi có thể chỉ ra những chỗ không thỏa đáng của Harry Potter. Nhưng tôi luôn luôn ghi nhớ rằng, người đọc Harry Potter là những người hoàn toàn chưa tiêu hóa những thức ăn cao cấp hơn, ví như Gió trong rặng liễu của Kenneth Grahame hay Alice của Lewis Carroll. Phải chăng thà để họ đọc Rowling còn hơn chẳng đọc gì cả?. Hay phải chăng họ sẽ tiến từ Rowling tới những lạc thú khó nuốt hơn?

Rowling mô tả hai nước Anh, một trần tục và một huyền ảo, phân chia không phải do giai cấp xã hội, mà do đặc điểm: những người "hoàn toàn bình thường" (xấu xa và ích kỷ), và những người nắm được phép phù thủy. Các phù thủy thật ra cũng thuộc giai cấp trung lưu như những người Muggles -những người bình thường, theo cách gọi của các phù thủy, bởi những người say mê phép thuật cũng gửi con cái họ tới Hogwarts, một trường giống như trường Rugby, nhưng ở đó người ta chỉ dậy phép phù thủy. Trường Hogwarts do Albus Dumbeldore- hình mẫu mà Rowling lấy từ nhân vật Gandalf của Tolkien-làm hiệu trưởng. Những nhà phù thủy tương lai trẻ tuổi này cũng giống như bất cứ một mầm non Anh quốc nào, chỉ có, có lẽ còn "mầm non" hơn thế nữa vì thể thao và chè chén là mối quan tâm hàng đầu của họ. (Tình dục hầu như không len chân vào vũ trụ của Rowling, ít nhất ở tập đầu.)

Harry Potter, giờ đây là người hùng của hàng triệu trẻ em và người lá»›n, được những người họ hàng Muggles đáng tởm của mình nuôi dạy, sau khi đôi phù thủy bố mẹ chú bị Voldemort, má»™t phù thủy xuất thân thầy pháp, sau này biến thành má»™t dạng hậu-con người, giết hại. Rowling không hé lá»™ cho chúng ta biết những phÃ
¹ thủy già đã trao chú bé tá»™i nghiệp Harry cho người dì và người dượng đạo đức giả của chú nhÆ° thế nào, nhÆ°ng đó là má»™t chi tiết khá, cho chúng ta thấy cái "nÆ°á»›c Anh kia" tầm thường ra sao. Họ trao chú phù thủy người hùng trong tÆ°Æ¡ng lai của họ cho những người họ hàng xấu xa của chú, hÆ¡n là để chú bên cạnh những phù thủy tốt bụng, những người biết chú là má»™t trong số họ.


Do vậy chú bé Harry phải chịu đau khổ vì sự đối xử hằn học của nhà Dursleys, những người nhiều tính Muggles nhất trong giống Muggles, và đứa con tàn ác của họ, cậu em họ Dudley. Ở vài trang đầu, chúng ta như đang xem bộ phim Tommy của Ken Russell, hay vở rock-opera của ban nhạc The Who, có điều chú bé Harry khôn trước tuổi này khỏe mạnh hơn Tommy nhiều. Là người sinh ra để mà sống sót, Harry chịu đựng được hết cho đến khi những phù thủy khác cứu cậu và gửi cậu đến Hogwarts, bước vào những ngày tháng đi học vinh quang của cậu.

Hogwarts mê hoặc rất nhiều những người hâm mộ Harry, có lẽ vì nó sống động hơn những trường mà chúng đang phải theo học, nhưng đối với tôi, trường học này thấy mệt mỏi hơn là tức cười. Những khi các phù thủy tương lai của Anh quốc không học cách đọc một câu thần chú, chúng dồn sự quan tâm vào một môn thể thao giao đấu kỳ quặc. Thật là một sự giải thoát khi đọc Harry anh dũng chịu đựng những thử thách của việc chống lại Voldemort, mà chàng trai trẻ đã xử lý một cách đáng khâm phục.

Ai đó có thể nghi ngờ một cách có lý việc Harry Potter và Hòn đá Pháp thuật có trở thành văn chương kinh điển dành cho trẻ em hay không, nhưng Rowling, bất chấp những chố yếu về mặt mỹ học trong tác phẩm của cô ta, ít nhất cũng đánh một dấu ấn của thiên niên kỷ trong nền văn hóa đại chúng của chúng ta. Công chúng đã gán cho cô ta một tầm quan trọng ghê gớm, sánh ngang với các ngôi sao nhạc rock, diễn viên điện ảnh, người dẫn chương trình truyền hình hay các nhà chính trị thành công. Văn chương của cô ta, nặng tính rập khuôn, không đòi hỏi nỗ lực gì từ phía người đọc cả. Lấy một trang sách bất kỳ -ví dụ như trang 4- của cuốn sách đầu tiên về Harry Potter, tôi đếm thấy bẩy thành ngữ dập khuôn, là bẩy cách diễn đạt khác nhau của một ý đơn giản ví dụ như câu "nó duỗi chân".

Vây nên đọc Harry Potter và Hòn đá Phù thuỷ ra sao? Phải thật nhanh chứ còn thế nào nữa, để có thể bắt ngay vào câu chuyện và kết thúc nó luôn. Thế sao lại còn phải đọc? Cứ cho là, nếu như bạn không bị thuyết phục để đọc cái gì đó khá hơn, thì thôi đọc sách của Rowling cũng được. Có giá trị giáo dục đáng kể nào trong sách của Rowling chăng? Hay trong sách của Stephen King? Đọc làm gì, nếu cái bạn đọc không làm giàu thêm trí tuệ hay tinh thần bạn. Như tôi biết, những phù thủy thật sự của Anh quốc, hay Mỹ, có thể cung cấp một nền "văn hóa khác" cho nhiều người hơn là chúng ta nhận biết.

Có thể lý do mà hàng triệu độc giả trước nay không thèm đọc sách thích Rowling vì họ cảm nhận được mong muốn chân thành của cô ta, muốn tham gia vào thế giới của cô ta, cho dù thế giới đó có tính tưởng tượng hay không. Có gì là xấu khi cô ta thoả mãn cơn đói nghiến ngấu cái phi thực tại. Ít nhất những người hâm mộ cô ta cũng tạm thời được giải phóng khỏi màn hình, để có thể không quên niềm hân hoan lật giở từng trang của một cuốn sách, bất cứ cuốn sách nào.


Những đứa trẻ thông minh

Mặc dù vậy tôi vẫn cảm thấy không thoải mái đối với cơn sốt Harry Potter này, và tôi hi vọng sự bất bình của tôi không phải là thói hợm hĩnh học giả, hay là nỗi buồn nhớ cho những dòng văn học viễn tưởng nhiều tính văn chương hơn đã lôi cuốn (liệu có thể nói) những đứa trẻ thông minh mọi lứa tuổi. Liệu ba mươi nhăm triệu độc giả và con cái họ có thể nhầm không? Có, họ đã nhầm, và sẽ còn tiếp tục nhầm lẫn nếu như họ còn tiếp tục kiên nhẫn với Harry Potter.

Một đống các tác phẩm không giá trị, cho cả người lớn và trẻ em, chất đầy lên các thùng rác của mọi thời đại. Vào lúc mà đánh giá của công chúng không khá hơn cũng không tồi hơn những lời tuyên bố của các nhà cổ vũ tư tưởng, những kẻ đã hủy diệt ngành nhân học, cái gì rồi cũng có thể. Chẳng bao lâu nữa, những nhà phê bình văn hóa, sẽ giới thiệu Harry Potter trong giáo trình của họ ở đại học, và Thời báo New York sẽ tiếp tục chứng tỏ đường lối đi xuống của họ trong chính sách "ngu hoá" công chúng mà họ dẫn dắt và đứng làm ví dụ đầu tiên
.

Wall Street Journal, 7-11-2000

Thể thao-Văn hoá, 12.9.2003



Harold Bloom là giáo sư đại học Yale. Cuốn sách mới nhất của ông là Hamlet: Poem Unlimited, Riverhead Books, 2003


[1]J.R.R. Tolkien (1892-1973): tác giả bộ truyện Chúa nhẫn.
[2]The Wizard of Oz (1900), tác phẩm của nhà văn Mĩ Lyman Frank Baum (1856-1919), được đạo diễn Victor Fleming dựng phim năm 1939.

Nguồn: http://wrt-brooke.syr.edu/courses/205.03/bloom.html

20 comments:

  1. Hoi xua cung doc bai critique cua ong nay, sau do ham ho di tim Wind in the willows, ac ac, chan chet :D, Wizard thay cung cu rich cha hay gi ca, Alice la truyen cho tre con nhung lai co cam giac bizzare thi em thay duoc nhat nhung ma du sao cung cu het ca roi.
    Bai nay co nhieu y kien hay ho nhu la HP1 la tap kha nhat (!!!), doc gia HP chua tieu hoa cac thuc an cao cap hon nhu Alice va Wind in the willows (???), truong hoc Hogwart co ve la mot truong hoc met moi, HP khong co tri tuong tuong thuc su (chac la phai nghi ra toan bo lich su the gioi cong them ngon ngu cua no nhu Tolkien moi duoc, kho qua), nhung ma thoi y kien y co gi cha duoc, day la cong viec cua cac bac critic ma.



    ReplyDelete
  2. Sách bán chạy, ăn tiền là những cuốn mà nội dung của nó thành công trong chuyện khắc họa được một thế giới riêng, thế giới mới, ví dụ trong Lord of the rings hoặc HP. Chính những thế giới mới thế giới riêng đó là khởi nguồn của thương mại, giúp tác phẩm văn học thâm nhập vào các lĩnh vực giải trí. Ở VN, khi nói đến lợi nhuận của HP chẳng hạn, người ta chỉ nghĩ đến đầu sách bán ra, tức là ở mức độ truyền thống cổ điển. Lợi nhuận của HP khủng khiếp ở phim ảnh ( kể cả phim hoạt hình), nền công nghiệp cũng không khói nhưng không phải du lịch mà là sản xuất đồ chơi, trò chơi điện tử.

    Vừa rồi dọn nhà mới phát hiện ra là trong năm này mình đọc nhiều sách, phải tới gần hai chục cuốn tiểu thuyết lá cải đâm thuê chém mướn giết người hàng loạt của Mỹ được dịch sang tiếng Hung, những cuốn này thường bán ở các cửa hiệu tạp hoá nhỏ, đại hạ giá (chắc do vì ế hàng nên người ta bán tống bán tháo), nhìn mới tinh nhưng giá tiền chỉ 2-3 đôla. Thấy có cả sách của thiền sư Thích Nhất Hạnh, cũng giá 2-3 đôla, in bìa rất đẹp, dịch rất tốt. Bên VN mình dịch được cuốn sách là um cả lên, bên Hung thằng nào thảm lắm mới xoay sang nghề dịch sách, bọn thất nghiệp nhiều nhất chính là bọn học hành nghiêm chỉnh về văn học văn hoá.

    ReplyDelete
  3. Mấy cuốn đầu của HP hấp dẫn bởi nó rất là funny. Các bạn người Anh có recomment một bộ sách khác mà theo họ same topic but more intellectual là His Dark Materials của Philip Pullman. Hay nhưng không funny. Vừa hay vừa funny có lẽ là Jonathan Strange and Mr Norrel, không hiểu anh Linh đã đọc xong chưa?
    Về Wizard of Oz: Hôm gì tìm mua vở nhạc kịch The Wiz,chuyển thể từ quyển này với sự tham gia của chị gái Dee Dee Brighwater mà không được! Anh Linh có điều kiện thì nghe hộ em!

    ReplyDelete
  4. Chậc, mình phải nói sao nhỉ? Em cực kỳ thích Gió qua rặng liễu và các cuốn tương tự, nhưng điều đó không ngăn cản em thích Harry Potter. Điều hấp dẫn nhất của HP với em, là nó tạo ra cho những đứa trẻ cảm giác: bất kỳ ai cũng có thể là phù thủy, ngay cả chính mình.

    Việc đưa Tolkien ra để so sánh (hay đúng hơn là khuôn mẫu) với J.K Rowling là một chuyện áp đặt. Trên thực tế thì những sáng tạo về thế giới kỳ ảo trong văn học là rất hiếm, chỉ biến đổi giữa các tác phẩm đôi chút. Và trong một năm thì trên thế giới này có bao nhiêu cuốn sách về phù thủy và những bài học phép thuật được ra đời? Để trở thành một hiện tượng thì sự bắt chước và nhào trộn cũng đã đạt tới một mức nào đó khác hẳn những người khác.

    Em nghĩ đối với mọi độc giả, thì khi bắt đầu đọc một cuốn sách, họ đừng cố tạo nên một định kiến sẵn trong đầu.

    ReplyDelete
  5. Ông Bloom này là lớn lên cùng với các quyển sách của Tolkien trong khi hơn 70 tuổi đầu mới đọc HP nên tất nhiên sẽ có sự định kiến. Hơn nữa HP dù sao cũng là viết cho trẻ em những năm 2000 chứ không phải trẻ con những năm 1940.
    Bản thân ông này cũng hay bị phê phán là quá Western-biased trong việc đánh giá sách.

    ReplyDelete
  6. Ông này không biết đọc sách rồi. Hoặc nếu biết đọc thì ông ấy đã lỡ để quên tuổi thơ của ông ấy khi đọc HP.

    ReplyDelete
  7. Với ông lão lẩm cẩm này thì nên giới thiệu cho đọc entry "Tại sao tôi đọc tiểu thuyết" của blogger 2 4 6.

    ReplyDelete
  8. @T: Cuốn sách cho trẻ con mà em nói là em thích nhất có lẽ là "Trên sa mạc và trong rừng thẳm" của Henryk Sienkiewicz. Ông này mà em nói là ko nổi tiếng lắm thì tội cho ông ấy và Ba Lan quá...! :(
    Tiểu thuyết "Quo Vadis" của Sienkiewicz cũng đã được dịch ra tiếng Việt.

    ReplyDelete
  9. "Nhưng tôi luôn luôn ghi nhớ rằng, người đọc Harry Potter là những người hoàn toàn chưa tiêu hóa những thức ăn cao cấp hơn, ví như Gió trong rặng liễu của Kenneth Grahame hay Alice của Lewis Carroll." <-- ủa, em đọc hết 7 tập HP rồi mà cũng đọc Alice in wonderland rồi. Ông này chê ghê quá ta. Nhưng em cũng đồng ý một điểm là em thấy người ta quá đam mê quyển này trong khi có rất nhiều quyển sách hay ho mà không kém phần hấp dẫn khác lại bị thờ ơ. :D

    ReplyDelete
  10. Ý em là em thấy khá ngạc nhiên khi người ta mê quyển này đến như thế. Em cũng thích đọc nhưng em thấy nó cũng chưa phải là rất, rất hay hay là rất, rất hấp dẫn. Nhiều quyển sách hay và lôi cuốn mà cũng dễ đọc, lại có tính văn học thực sự nữa mà sao người ta không đổ xô đọc nhỉ? :)

    ReplyDelete
  11. Anh cũng thích Alice. Gió qua rặng liễu thì chưa đọc.
    HP không phải rất rất hay nhưng mà hấp dẫn đấy chứ.
    Cái làm cho cuốn này nổi tiếng là nó gần gũi, hóm hỉnh và người đọc không phải cố công đi tìm ý nghĩa gì khác từ đó mà chỉ việc theo dõi cuộc phiêu lưu của HP thôi. Cái hay của nó là sự nối kết giữa hai thế giới: Muggle và phù thủy, hai thế giới này liên thông với nhau, và có nhiều đặc điểm giống nhau. Các children classic như Tolkien hay Alice thì chỉ đưa người đọc vào một thế giới tưởng tượng thôi.
    Với lại HP có những cái ironic kín đáo và có duyên, câu chuyện và nhân vật bình dị, không đố chữ như Alice hay rối rắm nhân vật, văn vẻ kiểu Tolkien. Nói chung là thích hợp với mọi đối tượng độc giả không quá khe khắt.

    ReplyDelete
  12. Nhưng cái mà khiến HP khó trở thành classic được chính lại là ở những điểm khiến nó thu hút người đọc. Nó không có những ý tưởng thực sự vượt trội, không khiến người đọc phải suy nghĩ hay tự hỏi, không có những liên tưởng khiến người đọc thực sự bất ngờ, cũng không có tầm vóc đồ sộ, tự thân tác phẩm là một mythology riêng như LOTR. Nội dung câu chuyện cũng quá nuột nà, chiều người đọc.
    Nói chung người đọc vài mươi năm nữa vẫn có thể thích đọc nó nhưng địa vị của HP khó trở thành một children classic như Alice, LOTR, Wizard of Oz hay Gió qua rặng liễu.

    ReplyDelete
  13. Em có lẽ quá tuổi để đọc children classic. Đọc một loạt từ Gió qua rặng liễu, Alice, Peter hay Wizard đều không thấy hay, chắc tại mình lớn quá rồi mới bắt đầu đọc. HP thì cũng đọc và thích nhất tập 2. Những tập còn lại không hay lắm. Cũng không chắc F1 của mình có thích được truyện này không. Truyện xem thì còn được, chứ phim xem xong thấy buồn thê thảm - chắc được khoảng 35% của truyện.

    ReplyDelete
  14. Em cuñg thay HP boring, mà cái dáng nói nhat là va(n phong cua Rowling extremely boring. Tat nhien bo.n tre? con thì chang sao, nhung may anh chi. già già ta^`m 20s tro*? len mà suot ngày HP thì hãm la('m. Nói theo kieu anh Linh, thì em nghi~ các vi. này có va^'n de^` ve tam lí, hoac là dôí già, hoac là hien ta.i nghie^.t ngã quá nen phai chui vào caí vo? tuoi tho*, hoac là hoi bé bi. làm sao dó mà ma~i khong lo*'n duoc, hehehe.

    Anyway, children's book em thích nhat la In Desert and Wilderness cu?a ong nào nguoi Ba Lan, chang noi tieng lam. Lo*'n len tí nua thì em hay do.c Roald Dahl. Em thích RD vì hoi dó em trót do.c nha^`m adult's book cu?a ong này.... :">

    ReplyDelete
  15. Kem mút thì không có gì bổ nhưng ai cũng thích ăn :D

    ReplyDelete

  16. @Lea San: His Dark Materials anh đọc hết tập 1, cũng được nhưng mình ngạc nhiên vì thấy các bạn ấy ca ngợi nhiều thế (hình như đứng đầu hay gần đầu trong danh sách Big Reads- Sách hay nên đọc của BBC)- nào là tính triết học, nào là tính siêu hình metaphysical etc.
    Jonathan hay và khá funny nhưng dày quá, lúc nào cũng ôm quyển sách dầy cộp cũng ngại, anh đọc được 1 nửa thì để đấy.

    Sách fantasy gần đây có cuốn American Gods cũng được ca ngợi nhiều nhưng dành cho người lớn chứ không phải là trẻ em.
    Mọi người đọc các children classics bây giờ không thấy hay chắc cũng vì đọc muộn rồi, nếu đọc năm 10 tuổi thì có thể thấy hay. Hôm vừa rồi tớ cũng đọc lại Alice (bằng tiếng Anh), nhưng không còn thấy hay như hồi nhỏ đọc Alice, cái gì cũng có độ tuổi của nó.

    Henryk Sienkiewicz là tác giả nổi tiếng nhất Ba Lan nhỉ. Quo Vadis của Henryk Sienkiewicz.cũng hay nhưng tớ cũng không thấy quá xuất sắc. Trên sa mạc và trong rừng thẳm thì tớ lại chưa đọc. Ông này có một số cuốn về lịch sử Ba Lan cũng khá nổi tiếng thì phải.

    ReplyDelete
  17. Ngoài sách children classics, cũng có thể đọc thêm một số sách dành cho teen nổi tiếng, có vài cuốn được giải Newbury- giải sách cho teen- tớ đọc thấy được như The Hole, The Giver. Cả hai cuốn này đều đọc khi đi máy bay.

    ReplyDelete
  18. HP is successful `cuz it opens up a whole new market for merchandises. thus ties effectively wif franchises synergy marketing.

    the book itself is very standard, dogmatic structured.

    ReplyDelete
  19. chà, tay này vì định kiến nhiều quá nên phê bình theo kiểu "tận diệt" nhiều hơn. Tuy nhiên nói như Hoài Thanh (nhiều người ghét ông này, mình vẫn ko ưa nhưng thấy hợp ý nên cứ dẫn) thì không nhất thiết phải ép hoa thành quả, nghĩa là không nhất thiết phải bắt nó xuôi theo 1 chiều nào, hoặc có 1 lợi ích cụ thể nào cả. Nói đúng hơn thì nếu 1 bông hoa đẹp thì tự nó đã có ích, có khi làm nhẹ lòng ai đó chợt ngắm đến thế thôi, như 1 quyển sách giải trí cho nhẹ đầu thì tự nó đã có lợi cho 1 số người, sao cứ nhất thiết phải xuất sắc về văn phong hay vượt bậc về nội dung? Và khi lựa chọn thì người ta biết mình cần cái gì từ tác phẩm đó, nên kết luận người ta lầm khi theo HP quả là (.............).
    Còn cái câu hùng hồn "Liệu ba mươi nhăm triệu độc giả và con cái họ có thể nhầm không? Có, họ đã nhầm, và sẽ còn tiếp tục nhầm lẫn nếu như họ còn tiếp tục kiên nhẫn với Harry Potter" thì lại nhớ ông Hoài Thanh tiếp " một vạn người lầm là 1 vạn người lầm, ko thể cộng lại thành 1 người đúng được". Tuy nhiên lão H.B chắc cũng ko nằm số "người đúng" vì những luận cứ lão ta đưa ra để kết tội H P và độc giả của HP thực sự quá củ cải :-)).

    ReplyDelete
  20. Harold Bloom lẩm cà lẩm cẩm, ở cái chỗ ngay từ đầu bác ấy đã có định đề kiểu Homer, Virgil, Shakespeare là đỉnh cao rồi, sau này chỉ có đi tuột dốc hoặc là bắt chước thôi. Cách đánh giá đã đưa anh giai vào hàng ngũ bảo thủ trưởng lão tha hồ cho người khác ném đá. Quyển gì nổi tiếng nhất, The Anxiety of Influence là một lội ngược, đi quay lại với kiểu phê bình ảnh hưởng cổ lổ sĩ, đọc rất bực mình.

    Harry Potter lên thớt với ai thì lạ chứ với Harold Bloom thì chã có gì mà lạ. Dịch tác phẩm của chú thì dịch cái gì nó nghiêm túc, đi dịch ba lăng nhăng Harry mất thời gian.

    ReplyDelete