Friday, February 29, 2008

Tagore và nước Ấn Độ của ông- Amartya Sen

Tiếng nói của Bengal

Rabindranath Tagore, qua đời năm 1941 ở tuổi 80 là gương mặt vĩ đại trong lịch sử văn học ngàn năm của Bengal. Bất cứ ai quen thuộc với truyền thống văn học rộng lớn và giàu có này đều cảm thấy ấn tượng bởi sự hiện diện của Tagore ở Bangladesh và Ấn Độ. Thơ cũng như tiểu thuyết, truyện ngắn và tiểu luận được đọc ở khắp nơi và những bài hát do ông sáng tác vang vọng khắp miền đông Ấn Độ và trên cả nước Bangladesh.

Ngược lại, ở phần còn lại của thế giới, nhất là tại châu Âu và Mỹ, sự hào hứng bởi những trang viết của Tagore hồi những năm đầu thế kỷ 20 nhìn chung đã không còn nữa. Sự nhiệt tình từng có đối với tác phẩm của ông từng rất đáng kể. Gitanjali (Lời dâng), tập thơ tuyển chọn mà nhờ nó, ông được trao giải Nobel Văn học năm 1913, được xuất bản bằng tiếng Anh tại London vào tháng Ba năm đó và cho tới tháng 11, khi giải thưởng được công bố, thì đã được in lại tới 10 lần. Nhưng giờ đây, người ta không còn đọc nhiều Tagore ở phương Tây, và từ năm 1937, Graham Greene đã có thể phát biểu: “Về Rabindranath Tagore, tôi không thể tin rằng có ai ngoài ông Yeats thực sự đánh giá cao thơ ông ta.”

Nhà thần bí

Sự tương phản giữa vai trò to lớn của Tagore trong văn học và văn hóa Bengali với sự gần như hoàn toàn biến mất ở thế giới bên ngoài có lẽ không lý thú bằng sự khác biệt giữa quan điểm về ông như một nhà tư tưởng đương thời đa diện và rất đáng chú ý ở Bangladesh và Ấn Độ với hình ảnh của ông ở phương Tây như một nhà duy linh xa xôi và hay lặp lại. Trên thực tế, Graham Greene đã giải thích rằng ông đánh đồng Tagore “với cái mà Chesterton gọi là ‘đôi mắt lấp lánh sáng” của những nhà thần trí học (Theosophist).” Rõ ràng, yếu tố thần bí đóng phần nào vai trò trong việc “bán” Rabindranath Tagore cho phương Tây bởi Yeats, Ezra Pound và những người ủng hộ ông lúc đầu. Ngay cả Anna Akhmatova, một trong số ít những người hâm mộ ông giai đoạn sau này (và là người dịch thơ ông sang tiếng Nga vào giữa thập kỷ 1960) cũng nói về “dòng chảy thi ca hùng vĩ lấy sức mạnh từ Ấn Độ Giáo cũng như từ sông Hằng, và tên gọi của nó là Rabindranath Tagore.”

img


Một không khí thần bí

Tranh bởi W. Rothenstein


Hợp lưu của các nền văn hóa

Rabindranath quả thực sinh trưởng trong một gia đình Hindu- một trong các gia đình điền chủ sở hữu đất đai chủ yếu ở Bangladesh ngày nay. Nhưng cho dù chất trí tuệ nào ở trong việc Akhmatova nói về Ấn Độ giáo và sông Hằng thì nó cũng không ngăn cản người dân Bangladesh mà đa số là theo đạo Hồi cảm thấy sự gần gũi sâu sắc với Tagore và với các tư tưởng của ông. Và nó cũng không ngăn cản việc nước Bangladesh sau khi giành được độc lập chọn một trong các bài hát của Tagore- bài “Amar Sonar Bangla” có nghĩa là “Bengal vàng của tôi”- làm quốc ca. Điều này hẳn sẽ gây rất nhiều bối rối cho những ai xem thế giới đương đại như sự “xung đột giữa các nền văn minh”- với việc “văn minh Hồi giáo”, “văn minh Hindu”, và “văn minh phương Tây”, đối địch quyết liệt với nhau. Những người này cũng sẽ bối rối trước việc Rabindranath Tagore tự mô tả gia đình Bengali của mình như sản phẩm có từ “sự hợp lưu của ba nền văn hóa: Hindu, Hồi giáo và Anh”.1

Dwarkanath, ông nội của Rabindranath, có tiếng là người am hiểu cả tiếng Arab và tiếng Ba Tư, và Rabindranath lớn lên trong một môi trường gia đình, tại đó sự am hiểu sâu sắc chữ Phạn (Sanskirit) và các sách vở Hindu cổ được kết hợp với sự am hiểu các truyền thống Hồi giáo cũng như văn chương Ba Tư. Không phải Rabindranath cố gắng tạo ra- hay quan tâm tới việc tạo ra- một “sự kết hợp” các tôn giáo khác nhau (như vị hoàng đế vĩ đại Akbar của vương triều Moghul từng rất cố gắng) mà tầm nhìn của ông luôn luôn là không bè phái, và những tác phẩm của ông- khoảng 200 cuốn sách- cho thấy ảnh hưởng của những phần khác nhau từ văn hóa Ấn Độ cũng như từ thế giới bên ngoài.2

Bình Cư

Hầu hết các tác phẩm của ông đều được viết ở Santiniketan (Bình CÆ°), má»™t thị trấn nhỏ xung quanh ngôi trường ông lập ra ở Bengal năm 1901. Ông không chỉ đặt ra tại nÆ¡i đây má»™t hệ thống giáo dục sáng tạo mà thông qua những tác phẩm cÅ©ng nhÆ° ảnh hưởng của ông tá»›i các sinh viên và giáo viên, ông sá»­ dụng ngôi trường này nhÆ° má»™t cÆ¡ sở để từ đó đóng vai trò quan trọng trong các phong trào xã há»™i, chính trị và văn hóa của á
º¤n Độ.

Một nhà văn có tính sáng tạo sâu sắc, người viết ra những tác phẩm văn chương tinh tế và những bài thơ màu nhiệm mà người đọc Bengali biết rất rõ, không phải là vị guru tâm linh luôn rao giảng, được khâm phục- và sau đó bị chối bỏ- tại London. Tagore không chỉ là một nhà thơ cực kỳ đa tài; ông còn là người viết truyện ngắn, nhà tiểu thuyết, kịch tác gia, nhà viết tiểu luận và soạn giả các bài hát lớn. Ông còn là một họa sĩ tài năng với những bức tranh kết hợp giữa tính đại diện và tính trừu tượng mà chỉ gần đây mới nhận được sự tán thưởng lẽ ra phải từ lâu. Hơn thế, các tiểu luận của ông, đề cập tới hết thảy các mảng từ văn học, chính trị, văn hóa, thay đổi xã hội, niềm tin tôn giáo, phân tích triết học, quan hệ quốc tế, và hơn thế nữa. Sự trùng hợp giữa kỷ niệm năm mươi năm ngày độc lập của Ấn Độ với việc xuất bản tuyển tập các bức thư của Tagore bởi nhà xuất bản Đại học Cambridge đã đưa các ý tưởng và suy nghĩ của Tagore tới với người đọc, và khiến cho việc tìm hiểu những tư tưởng và sự hiểu biết hàng đầu của ông đối với tiểu lục địa Ấn Độ trong nửa thế kỷ qua trở nên hết quan trọng.

Ghandhi và Tagore

Bởi lẽ Rabindranath Tagore và Mohanmas Gandhi là hai nhà tư tưởng hàng đầu của Ấn Độ trong thế kỷ 20, đã có nhiều người tìm cách so sánh tư tưởng của họ với nhau. Khi được tin về cái chết của Rabindranath, Jawaharlal Nehru, lúc đó đang nằm trong nhà tù của Anh ở Ấn Độ, viết trong nhật ký nhà tù của mình vào ngày 7/8/1941:

“Gandhi và Tagore. Hai kiểu người hoàn toàn khác nhau, nhưng cả hai đều đặc trưng cho Ấn Độ, cả hai đều nằm trong truyền thống lâu đời những vĩ nhân của Ấn Độ…Không phải vì một phẩm chất riêng biệt nào mà bởi vì cái toàn thể (tout ensemble) khiến tôi cảm thấy rằng trong số những vĩ nhân của thế giới ngày nay, Gandhi và Tagore là hai con người tuyệt đỉnh. Tôi có may mắn nhường nào khi được trực tiếp gần gũi với họ”.

Romain Rolland rất thích thú trong việc so sánh hai người này với nhau, và khi ông hoàn tất cuốn sách của mình về Gandhi, ông viết cho một học giả người Ấn vào tháng Ba năm 1923: “Tôi vừa hoàn tất cuốn sách Gandhi, trong đó tôi bày tỏ lòng trân trọng tới hai tâm hốn tựa như những dòng sông vĩ đại của đất nước các ông- những dòng sông ào ạt chảy bởi tinh thần thần thánh, Tagore và Gandhi.” Trong tháng sau đó, ông ghi lại trong nhật ký của mình so sánh về sự khác nhau giữa Gandhi và Tagore bởi Đức Giám mục C.F.Andrews, vị linh mục người Anh và nhà hoạt động công chúng là bạn thân của cả hai người (mà vai trò quan trọng trong cuộc đời Gandhi ở Nam Phi cũng như ở Ấn Độ được thể hiện đáng kể trong bộ phim Gandhi [1982] của Richard Attenborough). Andrews mô tả với Roland cuộc đối thoại giữa Tagore và Gandhi mà lúc đó ông có mặt, và về những chủ đề khiến họ khác nhau:

“Chủ đề trao đổi đầu tiên là các sùng tượng; Gandhi bảo vệ chúng, ông tin rằng quần chúng không có khả năng tự nâng mình ngay lập tức tới các tư tưởng trừu tượng. Tagore thì không thể chịu được trước việc người ta mãi mãi đối xử với nhân dân như với một đứa trẻ. Gandhi nhắc tới những điều vĩ đại đã đạt được ở châu Âu bởi ngọn cờ như là một sùng tượng; Tagore phản biện lại dễ dàng, nhưng Gandhi giữ vững lập trường, ông so sánh giữa các lá cờ châu Âu mang hình đại bàng… với lá cờ của ông, trong đó ông đặt vào thiết bị quay sợi bằng tay. Điểm trao đổi thứ hai là chủ nghĩa quốc gia và Gandhi bảo vệ nó. Ông nói rằng người ta phải đi từ chủ nghĩa quốc gia để đến chủ nghĩa quốc tế, tương tự như khi phải đi qua chiến tranh mới đến được hòa bình.” 4

Tagore rất khâm phục Gandhi nhưng ông có nhiều bất đồng với Gandhi về nhiều vấn đề, kể cả chủ nghĩa quốc gia, lòng ái quốc, tầm quan trọng của trao đổi văn hóa, vai trò của suy lý và khoa học, và bản chất của sự phát triển kinh tế và xã hội. Tôi cho rằng những khác biết này có xu hướng rõ ràng và nhất quán, trong đó Tagore đòi hỏi phải tăng cường lý tính, phải có quan điểm ít tính truyền thống hơn, quan tâm nhiều hơn tới thế giới bên ngoài, tôn trọng hơn đối với khoa học và với sự khách quan nói chung.

Rabindranath biết rằng ông không thể trao cho Ấn Độ vai trò lãnh đạo chính trị như Gandhi và ông không bao giờ kiệm lời trong lời khen ngợi với những gì Gandhi làm cho đất nước (trên thực tế, chính Tagore là người phổ biến hóa chữ “Mahatma”- tâm hồn vĩ đại- để mô tả vè Gandhi). Nhưng dù vậy, cả hai người vẫn rất phê phán với nhiều quan điểm của người kia. Việc Mahatma Gandhi nhận được sự quan tâm hơn Tagore nhiều lần ở ngoài Ấn Độ và cả ở hầu hết mọi nơi bên trong Ấn Độ khiến cho việc tìm hiểu “quan điểm của Tagore” trong các cuộc tranh luận Gandhi-Tagore càng trở nên quan trọng.

Trong nhật ký nhà tù của mình, Nehru viết: “Có lẽ cũng tốt rằng [Tagore] giờ đây đã chết và không phải chứng kiến những thảm kịch đang xảy ra ngày càng nhiều trên thế giới và tại Ấn Độ. Ông đã thấy quá nhiều và ông đã quá buồn đau.” Cho tới tận cuối đời mình, Tagore ngày càng trở nên thất vọng về tình hình Ấn Độ, đặc biệt khi các vấn đề thường ngày của nó như nạn đói và nghèo khổ lại được tăng thêm bởi những kích động bạo lực “tập thể” có tổ chức chính trị giữa người theo Ấn Độ giáo và người theo Hồi giáo. Xung đột này sẽ dẫn đến năm 1947, sáu năm sau khi Tagore qua đời, tới cuộc giết chóc lan tràn xảy ra sau ngày Ấn Độ bị chia tách; nhưng
ngay từ những ngày cuối đời của ông, đã có quá nhiều đau khổ. Tháng 12 năm 1939, Tagore viết cho bạn ông Leonard Elmhirst, nhà từ thiện và cải cách xã hội người Anh- người đã cộng tác chặt chẽ với ông trong công việc tái thiết nông thôn ở Ấn Độ (và người sau đó lập nên Quỹ Dartington Hall ở Anh và một trường học tiến bộ tại Dartington vận dụng các ý tượng giáo dục của Rabindranath):5

“Không cần phải là một kẻ chủ bại mới có thể cảm thấy lo lắng sâu sắc bởi tương lai của hàng triệu người- những người với một nền văn hóa nguyên thể và truyền thống hòa bình lại đang phải chịu đựng nạn đói, bệnh dịch, sự bóc lột của cả nước ngoài và nội địa, và mối bất bình sôi sục trong những tư tưởng làng xã.”

Tagore có thể nhìn như thế nào về nước Ấn Độ ngày nay? Liệu ông có thấy tiến bộ, hay sự lãng phí những cơ hội, hay thậm chí cả sự bội phản những hứa hẹn và niềm tin của nó? Và trong một chủ đề lớn hơn, ông sẽ phản ứng thế nào trước sự lan tràn của khuynh hướng chia rẽ văn hóa trong thế giới đương đại?

Đông và Tây

Với sự đa dạng phong phú của những thành công sáng tạo của ông, có lẽ điều đáng ngạc nhiên nhất trong hình ảnh Tagore ở phương Tây là tính chật hẹp của nó; ông thường xuyên được coi là “nhà thần bí học vĩ đại từ phương Đông”, một hình ảnh được dành cho phương Tây, mà một số người sẽ hoan nghênh, số khác khó chịu và những người khác nữa thì thấy hết sức buồn tẻ. Hình ảnh này của Tagore chủ yếu là sáng tạo của chính phương Tây, là một phần trong truyền thống tìm kiếm thông điệp nào đó từ phương Đông, nhất là từ Ấn Độ, nơi mà như lời Hegel “đã tồn tại hàng thiên niên kỷ trong trí tưởng tưởng của người châu Âu.”6 Friedrich Schlegel, Schelling, Herder vaf Schopenhauer nằm trong số những nhà tư tưởng theo đuổi mô thức này. Schopenhauer còn có lúc phát biểu rằng Tân Ước “nhất định phải có nguồn gốc Ấn Độ; bằng chứng là đạo đức trong đó hoàn toàn có tính Ấn Độ, với việc biến đạo đức thành tinh thần khổ hạnh, bi quan và tính biểu tượng,” thể hiện trong “cá nhân Đức Ki Tô”. Nhưng sau đó, chính những tác giả này lại bác bỏ giả thuyết của mình một cách kịch liệt, đôi khi còn đổ lỗi cho Ấn Độ vì đã không giống như kỳ vọng thiếu cơ sở của họ.

Chúng ta có thể tượng tượng ngoại hình của Rabindranath- đẹp đẽ, râu dài, mặc đồ không phải phương Tây- ở mức độ nào đó, cũng khuyến khích việc người ta coi ông như người truyền dưỡng minh triết xa xôi. Yasunari Kawabata, nhà văn Nhật Bản đầu tiên được giải Nobel, gìn giữ ký ức của ông từ những ngày học cấp hai về “nhà thơ hiền triết”:

“Mái tóc trắng của ông chải nhẹ xuống hai bên vầng trán; những búi tóc dưới thái dương ông cũng dài như hai bộ râu, và chúng nối với râu trên má ông, tiếp nối cho tới râu cằm ông, tạo ra cảm tưởng trong cậu bé là tôi khi đó về một vị phù thủy phương Đông cổ xưa.7”

Vẻ ngoài đó hẳn rất phù hợp trong việc bán hình ảnh Tagore ở phương Tây như một nhà thơ thần bí tinh túy, và cũng khiến cho việc xếp ông vào một kiểu nào đó trở nên thuận tiện hơn. Bình luận về ngoại hình của Rabindranath, Frances Cornford nói với William Rothenstein, “Giờ đây, tôi có thể tượng tượng ra một đức Ki Tô uy lực và dịu dàng, điều mà tôi chưa bao giờ làm được trước đây.” Beatrice Webb, người không ưa Tagore và bực bội trước những gì mà bà ta cho rằng “sự khó chịu của ông ta đối với tất cả những gì mà gia đình nhà Webbs đại diện” (trên thực tế, không có bằng chứng nào cho thấy Tagore để tâm tới việc này), cũng nói là ông “đẹp đẽ khi nhìn vào” và “lời ông có âm sắc hoàn hảo và bình thản như lời cầu kinh chầm chậm của một vị thánh.” Ezra Pound và W.B. Yeats là những người đầu tiên xướng bài tụng ca Tagore ở phương Tây và nhanh chóng sau đó bỏ rơi ông và thậm chí còn phê phán kịch liệt ông. Sự tương phản giữa lời ca ngợi của Yeats về tác phẩm Tagore năm 1912 (“Những lời thơ này…thể hiện trong tư tưởng một thế giới mà tôi vẫn hằng mơ ước tới suốt cả cuộc đời,” “một tác phẩm văn hóa tuyệt đỉnh”) và lời lên án của ông ta năm 1935 (“Tagore chết tiệt”) xuất phát một phần từ việc không thể đặt những tác phẩm đa chiều của Tagore trong cái hộp hẹp hòi mà Yeats muốn dành cho ông- và muốn giữ ông ở đó. Tất nhiên, Tagore viết rất nhiều và xuất bản liên tục, kể cả trong tiếng Anh (đôi khi trong những bản dịch tiếng Anh thiếu sức sống), nhưng rõ ràng là Yeats cũng khó chịu vì khó lòng đặt các tác phẩm về sau của Tagore vào hình ảnh mà Yeats trình bày cho phương Tây. Yeats từng bảo Tagore là sản phẩm của “cả một dân tộc, cả một nền văn minh hoàn toàn xa lạ với chúng ta,” và dẫu vậy “chúng ta gặp hình ảnh của chính mình,…hoặc nghe thấy, có lẽ là lần đầu tiên trong văn học, giọng nói của chúng ta như ở trong mơ.”8

Yeats không hoàn toàn rũ bỏ sự khâm phục trước kia của ông (như Ezra Pound và vài người khác), và ông vẫn để vài bài thơ giai đoạn đầu của Tagore trong tập The Oxford Book of Modern Verse (Tuyển tập Oxford về Thơ Hiện đại) mà ông biên tập vào năm 1936. Yeats cũng nhắc tới văn xuôi Tagore với ít nhiều thiện cảm. Sự không bằng lòng của ông với các bài thơ sau này của Tagore được củng cố bởi sự khó chịu với bản dịch ra tiếng Anh của chính Tagore (“Tagore không biết tiếng Anh, không có người Ấn Độ nào biết tiếng Anh cả,” Yeats giải thích), không như bản dịch tiếng Anh tập Gitanjali mà chính bản thân Yeats góp phần vào đó. Tất nhiên, thơ luôn luôn là hết sức
khó dịch, và bất cứ ai từng đọc thơ Tagore trong nguyên bản tiếng Bengali đều không cảm thấy hài lòng với bất kỳ bản dịch nào (dù có sự tham gia của Yeats hay không). Ngay cả bản dịch các tác phẩm văn xuôi của Tagore cũng bị biến thái phần nào so với nguyên bản. E.M. Forster từng lưu ý, khi điểm sách về bản dịch một trong những tác phẩm lớn bằng tiếng Bengali của Tagore, Căn nhà và Thế giới, vào năm 1919: “Chủ đề thật đẹp,” nhưng vẻ duyên dáng ấy “biến mất trong bản dịch,” hay có lẽ “trong một thử nghiệm không thành công.” 9

Bản thân Tagore đóng một vai trò đáng ngạc nhiên trong sự bùng nổ và rụi tắt của danh tiếng ông ở Anh. Ông chấp nhận những lời khen ngợi quá đà với nhiều ngạc nhiên hơn là vui thích, và sau đó đón nhận sự lên án với nhiều ngạc nhiên hơn nữa, và cả với nỗi đau không che giấu. Tagore nhạy cảm với những lời chỉ trích và dễ đau đớn bởi những cáo buộc phi lý nhất, chẳng hạn như lời cáo buộc rằng ông đã nhận được thành công nhờ công trình của Yeats, người đã “viết lại” Gitanjali. (Lời buộc tội này của phóng viên tờ The Times, ngài Valentine Chirol, kẻ mà E.M. Forster từng có lần mô tả là “một lão già Anh-Ấn viết thuê phản động”.) Đôi lúc, Tagore lên tiếng phản đối sự thô kệch từ những người ủng hộ nhiệt thành quá mức của ông. Ông viết cho C.F. Andrews năm 1920: “Những người này…giống như những kẻ say luôn sợ hãi mỗi khi họ tỉnh táo.”




Trích dịch từ "Tagore and His India"

Thursday, February 28, 2008

Lựa chọn thành công

Báo cáo “Lựa chọn thành công: bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai Việt Nam”

Bản báo cáo gửi Thủ Tướng Việt Nam của chương trình Việt Nam thuộc Đại học Harvard do nhóm tác giả David Dapice, Dwight Perkins, Nguyễn Xuân Thành, Vũ Thành Tự Anh, Huỳnh Thế Du, và Jonathan Pincus này rất hay. Báo cáo nêu ra các vấn đề trầm trọng hiện nay của kinh tế Việt Nam cũng như tương lai khá bi quan của kinh tế Việt Nam trong những năm tới.

Có thể đọc bài báo về bản báo cáo này của Trần Lệ Thùy trên báo Tuổi Trẻ.

VN phải "giảm sốc" cho nền kinh tế

Đọc thêm bài "Phải công phá thành trì “chủ nghĩa tư bản thân hữu”" của TS. Vũ Thành Tự Anh, một trong những tác giả báo cáo này cũng trên Tuổi Trẻ.

Xin trich một đoạn trong báo cáo nói về các tập đoàn kinh tế và chủ nghĩa tư bản thân hữu và một đoạn khác về lạm phát.

...

3. 1. Sụ hình thành của các tập đoàn kinh tế

Vào đầu những năm 1990, thất vọng trước kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp nhà nước, chính phủ đã cố gắng tìm mọi cách nhằm làm cho khu vực này trở nên năng động hơn. Để thực hiện mục tiêu này, từ năm 1994, chính phủ đã tập hợp các DN công nghiệp nhà nước để hình thành nên các doanh nghiệp lớn hơn, gọi là các tổng công ty (TCT) 90 và 91 - tiền thân của các tập đoàn kinh tế nhà nước sau này. Ý đồ của chính sách này là với quy mô lớn hơn, các TCT có thể tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô, phát triển thương hiệu cũng như khai thác các lợi thế khác. Mô hình tham khảo cho các TCT là các keiretsu của Nhật Bản (như Mitsubishi, Mitsui v.v.) và chaebol của Hàn Quốc (như Sam sung, Daewoo, Kumho v.v.). Điều khác biệt quan trọng nhất giữa mô hình TCT của Việt Nam với mô hình chaehol của Hàn Quốc là, tất cả các chaebol đều buộc phải trở nên có tính cạnh tranh quốc tế trong vòng một vài năm, rồi sau đó phải xuất khẩu được một tỷ lệ nhất định sản lượng của mình. Mặc dù các chaebol này được nhà nước trợ cấp rất nhiều trong thời kỳ đầu, nhưng những khoản trợ cấp này sẽ giảm dần và biến mất hoàn toàn trong những năm sau đó. Ngược lại, các TCT của Việt Nam được xây dựng để thay thế hàng nhập khẩu, và do vậy luôn nhận được sự bảo hộ và trợ giúp của chính phủ, ngay cả khi chúng thua lỗ và không thể xuất khẩu. Nói một cách ngắn gọn, có thể coi các TCT như một hình thức kiểm soát và theo dõi các doanh nghiệp thành viên một cách hành chính. Mô hình TCT, vì vậy, rất gần gũi với hệ thống kế hoạch hóa tập trung trong đó các doanh nghiệp hầu như không có quyền tự chủ - vốn là một điều kiện tiên quyết để tạo nên một tập đoàn thực thụ.

Trong mấy năm trở lại đây, chính phủ ngày càng nhận thức rõ về sự thất bại của mô hình TCT và đi đến quyết định phải cải cách những TCT này. Một trong những chính sách chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ này là kế hoạch xây dựng 19 tập đoàn nhà nước (TĐNN) - hậu duệ của 18 TCT 91 và TCT Kinh doanh và Đầu tư vốn Nhà nước (SCIC) - nắm giữ vị thế gần như độc quyền ở nhiều ngành công nghiệp nặng. Một nguyên nhân nữa, có lẽ còn quan trọng hơn, của việc hình thành các TĐNN vào thời điểm này là do sự kiện Việt Nam gia nhập WTO. Chính phủ lo ngại rằng các DNNN sẽ không thể cạnh tranh trong khuôn khổ “luật chơi” của WTO, và do vậy đã quyết định đẩy nhanh tiến độ thành lập các TĐNN để có thể cạnh tranh với các DN lớn của nước ngoài.

Có nhiều lý do để nghi ngờ rằng các TĐNN này sẽ không thể tự chuyển hóa mình để trở thành những DN cạnh tranh quốc tế. Nguyên nhân quan trọng nhất là cấu trúc của các tập đoàn này rất giống với các TCT trước đây, đồng thời những TCT này đã có 12 năm để chứng minh rằng chúng không thể thành công trong hoạt động xuất khẩu và cải thiện kết quả kinh doanh của mình. Trừ Sing-ga-po ra thì hình như không có nước nào khác trên thế giới đã từng thành công trong việc sử dụng DNNN như một phương tiện chủ yếu để xây dựng nên các DN cạnh tranh quốc tế. Có vẻ như Việt Nam, vì nhiều lý do khác nhau, sẽ không thể lặp lại thành tích này của Sing-ga-po.

Thế nhưng, ngay cả khi gạt sang bên một thực tế là các tập đoàn này đều là những DNNN, thì vẫn có nhiều lý do để nghi ngờ về khả năng các tập đoàn này một ngày nào đó sẽ trở thành những công ty lớn mạnh. Có thể nói những người ủng hộ mô hình TĐNN đã hiểu nhầm kinh nghiệm của các tập đoàn trên thế giới. Chẳng hạn như, việc dựng lên các tập đoàn lớn một cách duy ý chí không phải là một công thức phổ quát để hình thành nên những doanh nghiệp công nghiệp thành công trên thế giới, nhất là khi quyết định này không do các doanh nghiệp tư nhân thực hiện và được điều chỉnh bởi hệ thống luật pháp và thể chế tốt.

Để kết luận, chính sách hình thành nên các TĐNN về thực chất là một sự kết hợp giữ
a cơ chế “phòng thử” và mục tiêu tiếp tục duy trì kiểm soát của nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp. Nếu quả thực là như vậy thì những TĐNN này sẽ không thể giúp Việt Nam xây dựng nên một nền công nghiệp nặng có tính cạnh tranh.

3.2. Tập đoàn và sự xuất hiện của “chủ nghĩa tư bản thân hữu”

Đang tồn tại một mâu thuẫn cơ bản trong chính sách kinh tế của Việt Nam, đó là trong khi khu vực dân doanh trong nước và đầu tư nước ngoài là hai khu vực năng động nhất thì khu vực nhà nước lại luôn nhận được những khoản đầu tư và sự ưu ái của nhà nước. Mặc dù tinh thần của Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật Doanh nghiệp thống nhất 2005 rất tiến bộ nhưng động năng này không biết có thể được tiếp tục duy trì hay không. Một số cuộc khảo sát gần đây cho thấy rằng tuy môi trường kinh doanh của Việt Nam đã có một số cải thiện nhất định nhưng vẫn còn chậm so với các nước cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam. Thứ bậc xếp hạng về năng lực cạnh tranh quốc gia cũng cho thấy những tín hiệu tương tự. Khả năng tiếp cận đất đai và vốn của Việt Nam đã được cải thiện, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số rào cản đáng kể như thiếu lao động có kỹ năng và nhà quản lý trung-cao cấp, chưa có hiệp hội doanh nghiệp độc lập mạnh, thời gian tuân thủ luật thuế và pháp luật nói chung còn rất cao, hệ thống luật phá sản, sáp nhập và mua lại doanh nghiệp còn kém hiệu lực.

Có vẻ như nền kinh tế Việt Nam ngày càng bị thống trị bởi các tập đoàn kinh tế nhà nước. Trong khi chính sách của Đảng và chủ trương của nhà nước khẳng định rằng các tập đoàn kinh tế phải tập trung vào những ngành chiến lược thì trên thực tế, những tập đoàn này hiện đang mở rộng hoạt động một cách nhanh chóng và đầy tham vọng sang nhiều lĩnh vực khác nhau như bất động sản, dịch vụ tài chính, ngân hàng, lữ hành, và cả phân phối điện thoại di động nữa.50 Hầu hết các tập đoàn này không tận dụng cơ hội từ việc Việt Nam gia nhập WTO đem lại để thâm nhập thị trường quốc tế. Trái lại, những tập đoàn này lại cố gắng tạo ra những công ty độc quyền trong nước để ngăn cản cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài. Một cuộc điều tra 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam mới đây do UNDP thực hiện khẳng định rằng nhiều công ty trong “Top 200″ của Việt Nam đang đầu cơ đất đai và chứng khoán mà thiếu tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình. Nghiên cứu của UNDP còn cho thấy một xu hướng đáng lo ngại, đó là nhiều công ty dân doanh và cổ phần hóa ít chú tâm tới việc trở nên cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Thay vào đó, những công ty này đang đua nhau tìm kiếm lợi nhuận tức thời trong khu vực bất động sản và tài chính. Chẳng hạn như cả REE - một công ty điện lạnh và Gemadept - một công ty vận chuyền đường biển đều đang đầu tư một cách mạnh mẽ vào nhiều dự án bất động sản. 51

Tương tự như vậy, một số tập đoàn kinh tế nhà nước như Petro Việt Nam, Vinashin, và EVN đang thành lập hay đoạt quyền kiểm soát ở một số ngân hàng. Sau đó, các tập đoàn này sẽ sử dụng ngân hàng để tài trợ cho các kế hoạch mở rộng lãnh địa của mình. Nếu như không có hệ thống kiểm soát đủ mạnh và khả năng phân tán rủi ro hiệu quả thì chắc chắn cấu trúc này sẽ dẫn tới những khoản vay và đầu tư quá mức của các thành viên tập đoàn. Các tập đoàn nhà nước đang lợi dụng sự bảo lãnh công khai hay ngầm của nhà nước để thực hiện các khoản vay lớn trên thị trường quốc tế. Tất cả những động thái này đều là những thủ thuật cổ điển mà các keiretsu của Nhật Bản và chaehol của Hàn Quốc (giờ đều đã mất hình ảnh vàng son thuở nào) từng thực hiện. Việc các thành viên của tập đoàn vay nợ và sở hữu chéo lẫn nhau, cùng với các khoản vay nước ngoài không được phòng vệ là những nguyên nhân chính dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính ở Đông Á và Đông Nam Á năm 1997.

Trong bài viết này và trong các phân tích về nền kinh tế Việt Nam chúng ta thường thấy sự phân biệt giữa 3 thành phần kinh tế: dân doanh, nhà nước, và đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, ranh giới trên thực tế của ba loại hình doanh nghiệp này không đơn giản và rành mạch như vậy. Hiện nay đã và đang xuất hiện một lớp doanh nghiệp mới mang danh cổ phần hóa nhưng thực chất đã được tư nhân hóa một cách nội bộ và qua đó biến tài sản nhà nước thành sở hữu riêng của mình. Đồng thời cũng xuất hiện một lớp doanh nghiệp khác, về hình thức là tư nhân, nhưng trên thực tế có mối quan hệ chặt chẽ và gần gũi với những người có thẩm quyền trong hệ thống nhà nước và lợi dụng mối quan hệ này để trục lợi thông qua việc đoạt được những hợp đồng béo bở hay những khoản tín dụng mềm.

Trong quá trình mở rộng phát triển của nhiều tập đoàn hiện nay cũng đã xuất hiện một số biểu hiện đáng báo động. Một “kịch bản” phổ biến khi mở rộng như vậy được miêu tả như sau. Tập đoàn nhà nước thành lập một công ty con, trong đó ban giám đốc của tập đoàn (còn gọi là công ty mẹ) và của công ty con nắm giữ một lượng cổ phiếu đáng kể của công ty con mới này. Một phần tài sản của tập đoàn (đất đai chẳng hạn) được chuyển cho công ty con dưới hình thức đầu tư hay góp vốn ban đầu. Khi cổ phiếu của công ty mới này được bán trên thị trường OTC hay trên thị trường chứng khoán thì những người chủ sở hữu của chúng sẽ hưởng lợi nhuận siêu ngạch từ việc ăn chênh lệch giá cổ phiếu (do khi cổ phần hóa doanh nghiệp bị định giá thấp hơn giá trị thị trường như trong trường hợp khách sạn Phú Gia Intimex). Trong thế giới mờ ám của những giao dịch nội gián như thế này, việc phân loại các nhóm sở hữu trở nên khó khăn. Những doanh nghiệp tư nhâ
n giành được những “lô đất vàng” ở Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh chắc chắn phải có mối quan hệ mật thiết với một số quan chức nhà nước. Về bản chất, quá trình này không khác nhiều lắm so với quá trình bòn rút tài sản công thông qua tư nhân hóa đại trà ở Nga vào đầu những năm 1990, mặc dù ở Việt Nam, quá trình này xảy ra với tốc độ chậm hơn và mức tập trung của cải vào trong tay một thiểu số thấp hơn.

Một kịch bản thứ hai nhưng không kém phần đáng lo ngại là một số công ty con (đặc biệt là những công ty tài chính) mặc dù không thực sự có tài sản gì ngoài nhãn hiệu được thừa kế từ tập đoàn mẹ nhưng vẫn được IPO với những mức giá khổng lồ. Khi ấy, những nhà đầu tư nhỏ lẻ (nhiều người trong số họ đầu tư bằng những khoản tiết kiệm dành dụm cả đời) do thiếu thông tin vẫn cứ lao vào để cố mua bằng được chút ít cổ phiếu với giá thị trường giờ đã trở nên cao ngất, cao hơn nhiều lần so với giá trị danh nghĩa ban đầu. Kết quả là tiền của những nhà đầu tư nhỏ, thiếu thông tin và hiểu biết đã bị chuyển sang túi của những “đại gia”, đầy đủ thông tin nội bộ và mua được cổ phiếu ngay từ lần phát hành đầu tiên. 52 Những hoạt động như thế này không thể bền vững, và sớm hay muộn thị trường cũng sẽ điều chỉnh. Hậu quả khi ấy không chỉ là nhiều nhà đầu tư nhỏ, thiếu thông tin mất tiền, mà họ còn mất luôn cả niềm tin vào hoạt động quản trị của doanh nghiệp và chính sách của nhà nước.
....


4.1. Sự xuất hiện lại của lạm phát

Kể từ khi kiềm chế được lạm phát phi mã vào giữa những năm 1980, Việt Nam đã thành công trong việc đạt được một tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao và ổn định. Cùng với quá trình phát triển và hội nhập của nền kinh tế, việc duy trì một môi trường kinh tế vĩ mô lành mạnh trở nên khó khăn hơn nhiều. Sự lúng túng của chính phủ trong việc đối phó với lạm phát thời gian qua chứng tỏ các nhà điều hành kinh tế vĩ mô của Việt Nam chưa sẵn sàng, hoặc chưa được giao những công cụ chính sách và kỹ thuật cần thiết. Mặc dù Việt Nam có những nhà kinh tế học được đào tạo bài bản ở trình độ cao, nhưng sự thiếu vắng môi trường thảo luận, phân tích chính sách, sự chậm chạp của nhiều viện nghiên cứu và trường đại học trong việc đáp ứng nhu cầu của hoạt động ra chính sách là những trở ngại thực sự cho nỗ lực sử dụng năng lực có tính kỹ thuật để hoạch định chính sách. Kết quả là khoảng cách giữa nhu cầu cần phải có những chính sách tinh vi để điều hành nền kinh tế nay đã trở nên phức tạp hơn trước rất nhiều và năng lực thực sự của các nhà hoạch định chính sách ngày càng bị nới rộng.

Lạm phát giờ đây đã trở thành mối lo ngại của cả người dân lẫn chính phủ, một phần là do mức lạm phát thực tế cao hơn nhiều so với số liệu công bố chính thức. Chi tiêu trong nước đã tăng mạnh khi giá trị xuất khẩu dầu lửa tăng cao ngất, các khoản viện trợ phát triển chính thức, FDI, vay nợ và kiều hối vẫn tiếp tục ùn ùn đổ vào Việt Nam. Kể từ năm 2003, doanh số bán lẻ danh nghĩa của Việt Nam liên tục tăng với tốc độ trên 20% mỗi năm. Đầu tư tăng còn nhanh hơn nữa, trong khi lượng cung thực (đo bằng sản lượng thực cộng thâm hụt thương mại thực) chỉ tăng dưới 10% một năm. Nếu như chi tiêu tăng hơn 20%, trong khi lượng cung thực tăng chưa đến nửa số đó, thì chênh lệch giữa hai đại lượng phải là lạm phát. 54 Mặc dù số liệu lạm phát công bố chính thức thấp hơn do dựa vào giá của một giỏ hàng hóa nhất định, nhưng từ những tính toán trên có thể khẳng định rằng trên thực tế, lạm phát đã lên tới mức hai con số, và đã duy trì ở mức hai con số trong mấy năm trở lại đây.

Đây không phải là một điều đáng ngạc nhiên. Tốc độ tăng cung tiền liên tục ở mức trên dưới 25% mỗi năm kể từ năm 2003, và tín dụng nội địa cũng tăng trên 35%. Trong khi nhập khẩu tăng đột biến trong mấy năm gần đây để đáp ứng với lượng cầu nội địa tăng thì đối với một số hàng hóa như khách sạn, văn phòng, điện, lao động có kỹ năng - hay nói chung là những hàng hóa chủ yếu được sản xuất trong nước - không thể tăng một cách tương ứng. Kết quả là giá của những hàng hóa này phải tăng theo tốc độ tăng cung tiền. Thế nhưng tại sao tốc độ tăng trưởng của Việt Nam lại chỉ tăng có 7-8% trong khi đầu tư hàng năm của nền kinh tế chiếm tới 35% GDP? Lưu ý là Đài Loan đã từng tăng trưởng tới 10% liên tục trong 18 năm với một lượng đầu tư khiêm tốn hơn nhiều, chỉ chiếm khoảng 1/4 GDP mà thôi.

Chính phủ Việt Nam đã quyết định tăng cung tiền nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong một thời gian dài. Tuy nhiên, khi sự mất cân đối giữa tốc độ tăng cung tiền và tốc độ tăng trưởng GDP trở nên ngày một lớn thì sức ép lạm phát bắt đầu xuất hiện. Như được minh họa trong Hình 8, trong hai năm 2005 và 2006, GDP của Việt Nam tăng 17%, trong khi đó M2 (gồm tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi ngân hàng) tăng tới 73%. Trái lại, trong cùng giai đoạn này, GDP của Trung Quốc tăng 22% trong khi M2 chỉ tăng có 36%. Chênh lệch giữa tăng trưởng cung tiền và GDP ở Thái-lan còn thấp hơn nữa. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thấp hơn của Trung Quốc nhưng tốc độ tăng cung tiền lại cao gần gấp đôi. Kết quả là trong khi chỉ số giá tiêu dùng ở Trung Quốc trong năm 2007 chỉ khoảng 6,5% thì ở Việt Nam lên tới 12,6%.

Tại sao cung tiền của Việt Nam lại tăng nhanh nhÆ° vậy? Má»™t nguyên nhân chính là do nhịp Ä‘á»™ tăng chi tiêu của nhà nÆ°á»›c. Tổng chi tiêu của nhà nÆ°á»›c trong năm 2006 là 321 nghìn tá»· đồng, tăng 221.8 nghìn tá»· đồng (hay 45%) so vá»›i năm 2004. NhÆ° vậy, tốc Ä‘á»™ tăng chi tiêu hàng năm của nhà nÆ°á»›c trong giai Ä‘oạn 2004-2006 là 20,3% năm (tÆ°Æ¡ng Ä‘Æ°Æ¡ng vá»›i tốc Ä‘á»™ tăng trưởng doanh số bán lẻ). CÅ©ng trong giai Ä‘oạn này, thu ngân sách tăng chủ yá
º¿u không phải từ nguồn thu ná»™i địa mà là từ dầu mỏ, nợ và viện trợ nÆ°á»›c ngoài. Thu ná»™i địa trong năm 2004 chỉ đạt 119 nghìn tá»·, và trong năm 2006 là 190 nghìn tá»·, tăng có 71 nghìn tá»·. Trong khi đó, chi tiêu của nhà nÆ°á»›c tăng 131 nghìn tá»·, từ 190 lên tá»›i 321 nghìn tá»·, tức là gần gấp đôi mức tăng thu ná»™i địa. Khi chi tiêu của nhà nÆ°á»›c tăng nhanh hÆ¡n nhiều so vá»›i các nguồn thu ngoài dầu mỏ (ngay cả khi nguồn thu tăng này đến từ dầu mỏ hay viện trợ) thì những khoản chi tiêu này sẽ làm tăng tổng cầu. Thế nhÆ°ng nếu các khoản chi tiêu này lại không được sá»­ dụng má»™t cách hiệu quả, chỉ đóng góp được chút đỉnh cho sản lượng (tức là không làm cho tổng cung tăng má»™t cách tÆ°Æ¡ng ứng) thì tất yếu sẽ dẫn tá»›i lạm phát.

Một số quan chức của chính phủ đã đổ lỗi cho các nhân tố khách quan như giá dầu, sắt thép, và thực phẩm thế giới tăng là thủ phạm của lạm phát. Đúng là các cú sốc về phía cung là một trong những nguồn gây nên lạm phát ở Việt Nam. Cho đến năm 2004, người tiêu dùng Việt Nam nói chung, và đặc biệt là người nghèo, đã được lợi do giá gạo thấp. Tuy nhiên, trong mấy năm trở lại đây, bên cạnh việc giá gạo tăng thì giá xăng dầu và giá phân hóa học cũng đều tăng cao. Những cú sốc toàn cầu này không chỉ ảnh hưởng riêng tới Việt Nam, mà còn tác động tới các quốc gia Châu Á khác, thế nhưng mức độ lạm phát ở các nước này lại thấp hơn ở Việt Nam rất nhiều (Hình 9). Điều này có nghĩa là, mặc dù việc giá thế giới tăng là một trong những nguyên nhân gây lạm phát ở Việt Nam, nhưng nó không phải gốc rễ của vấn đề. Nếu cung tiền tăng chậm hơn thì chi tiêu của nhà nước cũng sẽ phải tăng chậm lại. Nếu giá xăng dầu tăng, chi tiêu của người tiêu dùng cho xăng dầu có thể sẽ tăng lên, và do vậy, họ sẽ phải cắt giảm tiêu dùng đối với các sản phẩm khác và làm cho giá của chúng giảm xuống. Việc mức lạm phát ở Thái-lan thấp hơn rất nhiều so với Việt Nam, trong khi trên thực tế, nền kinh tế Thái-lan tiêu thụ nhiều xăng dầu hơn Việt Nam là một minh chứng cho điều này.

Entry for February 28, 2008

Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động

Loạt bài trên Thanh Niên về học giả Lê Mạnh Thát (từng là Thượng tọa Thích Trí Siêu trước khi bị chính quyền CHXHCN Việt Nam kết án tử hình sau giảm thành tù giam vào những năm 80, sau đó ông hoàn tục) và những phát hiện của ông. Ông Lê Mạnh Thát cùng với thượng tọa Tuệ Sỹ từng được coi là những nhà tu hành uyên bác nhất ở miền Nam trước năm 1975.
Bỏ qua các ngôn từ đao to búa lớn của nhà báo, các "phát hiện" của ông Thát có "chấn động" thật không còn chưa biết nhưng nói chung có lẽ cũng đáng đọc.
Đáng chú ý là ông bác bỏ câu chuyện về An Dương Vương, cho rằng truyện này lấy từ đoạn về
trận đánh quyết định giữa hai gia đình trong sử thi Mahãbhãrata của Ấn Độ (lấy như thế nào thì tiếc thay lại không thấy nói rõ hơn trong bài báo, tớ trước đây có đọc qua đoạn trích trận đánh quyết định trong Mahãbhãrata nhưng không thấy sự liên quan nào cả) và cho rằng nước Việt vẫn là triều đại Hùng Vương cho tới khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Nhưng không hiểu ông giải thích thế nào về tộc Âu Việt, có tộc đó hay không có, địa bàn của họ (trong Sử ký Tư Mã Thiên gọi là Tây Âu) có nằm trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay và tiến tới đồng bằng sông Hồng như sử chính thống Việt Nam nêu hay không?
Ông Thát muốn phải căn cứ vào Sử ký và các tài liệu có niên đại cổ, nhưng trong Sử ký có đoạn Triệu Đà nói với sứ thần nhà Hán "Ở phía Tây, nước Âu Lạc là nước trần truồng cũng xưng là vương", vậy nước Âu Lạc này có bao gồm Việt Nam ngày nay không. Nếu hiểu "ở phía Tây" thì có lẽ địa bàn lúc này của Âu Lạc phải bao gồm ít ra một phần tỉnh Quảng Tây, nếu không thì Triệu Đà đã nói "ở phía Nam".

Trong bài báo có đoạn viết "
Trong khi đó, căn cứ vào những tài liệu lịch sử chính thống xưa nhất của Trung Quốc, cụ thể là Sử ký của Tư Mã Thiên và Tiền Hán thơ, chúng ta hoàn toàn không thấy có chuyện Triệu Đà đánh An Dương Vương hay tương tự, mà các tài liệu đó còn có những thông báo xác định rõ ràng là cho đến hết thời Triệu Đà cùng cháu chắt ông ta làm vua Nam Việt bên đất Trung Quốc, nước ta vẫn đang có vua và đang là một nước độc lập."

Nhưng nếu đọc Sử ký, phần lời bình của Tư Mã Thiên có câu sau "Âu Lạc đánh nhau làm rung động nước Nam Việt", vậy có phải câu này ám chỉ việc Triệu Đà chiến tranh với Âu Lạc? Đoạn trên thì nói rõ "Đà nhân đó, dùng uy lực uy hiếp nơi biên giới, đem đồ đạc của cải đút lót các nước Mân Việt, Tây Âu Lạc để bắt họ lệ thuộc theo mình". Như vậy, rõ ràng Âu Lạc đã bị phụ thuộc vào nhà Triệu từ thời Triệu Đà qua các biện pháp kết hợp chiến tranh và mua chuộc thủ lĩnh.

Ở đoạn trên cũng có câu sau khi nhà Hán đánh dẹp Nam Việt:
"quan giám quận Quế Lâm của Việt tên là Cư Ông dụ dân Âu Lạc đi theo nhà Hán". Quế Lâm thuộc Quảng Tây và khó có khả năng quan giám ở Quế Lâm lại dụ được dân Âu Lạc ở đồng bằng sông Hồng? Vậy nhiều khả năng, Âu Lạc được Tư Mã Thiên lúc đó là người Việt sống ở Quảng Tây, thời Nam Việt, họ có xưng vương lập nước nhưng sau đó bị Triệu Đà sát nhập vào lãnh thổ Nam Việt (nhưng có thể vẫn duy trì chế độ tự trị ở các vùng này). Đến thời nhà Hán thì họ lại bị sát nhập vào Hán.

Còn việc Âu Lạc có bao gồm Lạc Việt tức là đồng bằng sông Hồng hay không thì rất khó biết. Sử ký không nhắc gì tới vùng lãnh thổ này. Không biết Hán Thư và Hậu Hán Thư có nói gì không? Các tài liệu này hình như đều có trên mạng, nếu bác nào biết tiếng Trung chắc có thể tra cứu.
Nhưng nếu ông Thát nói đúng thì lý giải thế nào về thái thú Tô Định mà Hậu Hán Thư có ghi rõ họ tên? Thực ra tớ nghĩ cho tới trước khi có cuộc chinh phục của Mã Viện thì Việt Nam hiện nay là một lãnh thổ tự trị và ách cai trị, đồng hóa của nhà Hán chỉ siết chặt sau cuộc khởi nghĩa này (chú ý thời nhà Triệu Đà, các quan lại từ Tể tướng trở xuống hầu hết đều là người Việt, Triệu Đà chỉ mang cách tổ chức chính quyền áp dụng trên vùng lãnh thổ mà ông ta làm vua). Nhưng "
khẳng định nước ta là nước độc lập cho đến năm Mã Viện đánh bại cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng," thì lại là một việc rất khác và có nhiều mâu thuẫn.

Ông Thát nói không nên căn cứ vào các sách như "
Giao châu ngoại vực ký, Quảng Châu ký, Nam Việt chí và Nhật Nam truyện" như chính sử Việt Nam nhưng bản thân ông lại căn cứ vào một quyển kinh là "Lục độ tập kinh" (căn cứ cụ thể thế nào thì bài báo không nói rõ) để đưa ra giả thiết của mình thì e là quá nhiều tính phán đoán.

Wednesday, February 27, 2008

Entry for February 27, 2008

Vừa vào blog bạn Nguyễn Thế Hoàng Linh, thấy bài này.

nửa năm đã trôi qua
trước khi tôi kịp nhận ra
tâm hồn mình chưa tắm

tôi thật ngốc
và thụ động
cứ chờ em như một dòng sông

và cứ thế
những ù lì
đóng ghét

hàng chục năm đã trôi qua
trước khi tôi kịp nhận ra
thời gian
(và chính tôi)
vốn là một dòng sông

13.06.05


Tuesday, February 26, 2008

Entry for February 26, 2008

Nhờ ơn Đảng, Chính phủ, Tổng Cục Du Lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đoàn Thanh Niên, Hội Sinh viên, các tỉnh, các ban ngành, báo Tuổi Trẻ (và các báo khác), Việt Nam đã có 3 kỳ quan thiên nhiên đứng đầu trong danh sách kỳ quan thiên nhiên thế giới, sánh vai cùng nước Bangladesh anh em (có dân còn đông hơn nước mình, nghèo ngang nước mình, tinh thần ái quốc chắc cũng chả kém nhưng có lẽ ít kết nối Internet hơn).

Tuy nhiên đời còn dài, giai (và gái) còn nhiều, cuộc đua này còn tới hè năm 2010 mới kết thúc, không biết Đảng, Chính phủ, Tổng Cục Du Lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Đoàn Thanh Niên, Hội Sinh viên, các tỉnh, các ban ngành, báo Tuổi Trẻ (và các báo khác) cùng nhân dân online cả nước có còn duy trì được nhiệt huyết này cho tới năm 2010 không? Hình như người ta còn lập một ủy ban gì đó cho việc này với những lời hô hào rất quyết liệt như "bầu cho vịnh Hạ Long, Phanxipan, động Phong Nha cũng là yêu nước". Hóa ra yêu nước dễ ợt, click click vài cái là xong, xong rồi đỡ phải lo bị phê phán là mình không yêu nước hay đỡ phải biện giải rằng tôi cũng yêu nước nhưng yêu nước không giống cách của bạn. Chẳng bù cho 90 năm trước có mỗi cái tên Nguyễn Yêu Nước mà năm anh kiệt, hảo hán Annamite ở Ba Lê tranh nhau chết thôi, sau rồi một ông thâm trầm nhất mới giật được cái tên đó, để rồi độc quyền nó từ bấy tới nay.

Báo Tuổi Trẻ còn lập ra trang web riêng cho mục đích này


VN giành 3 vị trí dẫn đầu trong cuộc bình chọn kỳ quan thế giới


Lao Động Điện tử Cập nhật: 3:57 PM, 25/02/2008
(LĐĐT) - Ba kỳ quan của Việt Nam là Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) và đỉnh Fansipan (Lào Cai) từ ngày 22.2 đến nay đã lần lượt giữ 3 vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng 77 kỳ quan được đề cử trong cuộc bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới trên trang web www.new7wonders.com



Entry for February 26, 2008

1. Lạ thật, giải Oscar năm nay nhiều phim hay, có thể nói là được mùa nhất từ khoảng năm 2000 trở lại, giới phê bình nước ngoài cũng rất phấn khởi, thế mà lướt qua một số blog với diễn đàn thấy nhiều người chê.
Có thể kể một loạt các phim hay năm nay: No Country for Old Men, There Will be Blood, Atonement, Eastern Promise, Gone Baby Gone, Juno, The Diving Bell and the Butterfly, Sweeney Todd, Michael Clayton, 3:10 to Yuma, In the Valley of Elah, Ratatouille, Once...

2. Bài phỏng vấn này khá hay về cuộc bầu cử Mỹ nhìn từ khía cạnh Marketing chính trị
Bầu cử Mỹ và marketing chính trị: Góc nhìn của John Quelch


3. Mục "Tuần này nên đọc sách gì?" trên TuanVietNam giới thiệu Tuyển tập Thơ của Trần Dần là sách nên đọc. Trớ trêu thay, theo thông tin từ blog của Nhị Linh, thì đã có quyết định thu hồi cuốn này. Trần Dần chết rồi vẫn khiến nhiều kẻ phải sợ như thế.



4. Bài này có nhiều ý hay. Trong scandal Trần Quán Hy, Trần Quán Hy giải quyết khủng hoảng bằng cách tổ chức họp báo, xin lỗi khán giả. Trong khi đó, nếu so sánh với vụ Hoàng Thúy Linh thì không hề có một cuộc họp báo chính thức nào, thay vào đó là các bài lên án blog đen, blog bẩn. Đỉnh điểm tồi tệ trong việc xử lý khủng hoảng là bài của ông Phó TGĐ VTV Trần Đăng Tuấn kẻ cả lên giọng với những người khai thác sự kiện này và chương trình trên VTV "xin lỗi" của Hoàng Thùy Linh và ê-kíp Vàng Anh. Cách xử lý rất kém chuyên nghiệp, thiếu thẳng thắn, khách quan và lạm dụng quyền thế ấy đã khiến cho scandal này trở nên tồi tệ hơn và gây phản cảm cho dư luận. Nói chung, giới media của Việt Nam còn quá nhiều điều phải khắc phục, trước hết là cần khắc phục sự kẻ cả, coi mình là người nắm độc quyền phân phối thông tin và quyết định dư luận, mà cần trở nên tôn trọng độc/thính/khán giả hơn.



Từ scandal Trần Quán Hy đến..."xử lý khủng hoảng"

"Những vụ việc tương tự như scandal của Trần Quán Hy, Chung Hân Đông thực tế đã xảy ra tại Việt Nam như scandal clip sex của H.T.L (diễn viên chính trong phim Nhật ký Vàng Anh), phim - ảnh riêng tư của diễn viên Y.V, ca sĩ N.H.N và một số diễn viên, người mẫu, ca sĩ khác...

Nhìn lại để thấy, sau những scandal đó (kể cả những rùm beng, kiện cáo khác nữa), chưa thấy có một cuộc họp báo nào - hay nói cách khác là giải thích công khai với công chúng - diễn ra cả; có thể là lời xin lỗi như Trần Quán Hy, Chung Hân Đông hoặc giải thích nguyên nhân, thắc mắc của dư luận. Vì đó là một - trong - những - giải - pháp tốt để công khai, minh bạch thông tin, kể cả lỗi lầm (có hay không) của mình.

Chẳng vậy mà đã có vụ việc như scandal của H.T.L, cũng là xin lỗi và mong cảm thông thông qua sóng truyền hình - một cách "xử lý khủng khoảng" - nhưng lại diễn ra... một chiều. Vì không đúng lúc, đúng chỗ, không phản ánh sự chân thật - tức PR "thuộc bài" nhưng thiếu sáng tạo - nên đã bị dư luận dán cho cái mác "phản cảm". Từ đó mà trở thành không chỉ vấn đề truyền thông mà còn là vấn đề ứng xử xã hội."



5. Dã man :D

Cấm SV cạo trọc, nhuộm tóc, đi dép lê, giày cao gót...

TT - Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vừa ban hành nội qui học đường yêu cầu cán bộ, viên chức, SV và khách liên hệ công tác, tham quan trường phải thực hiện. Ngoài những qui định thường thấy ở các công sở, trường học..., nội qui này còn nghiêm cấm mặc áo thun không cổ, áo lót, quần lửng, dép lê... vào trường; không cạo trọc (trừ các SV là nhà sư), không nhuộm tóc thời trang (so với tóc thật của bản thân)...

Nhà trường còn có phụ lục cụ thể về trang phục: nam quần tây, áo sơmi (bỏ áo vào quần), giày da hoặc giày bít có quai hậu và thắt lưng màu tối (không được mặc quần lửng, áo thun không cổ - ngoại trừ đồng phục thể dục), dép lê; hạn chế mặc quần chất liệu jean và nhung. Nữ mặc áo sơmi, quần tây hoặc váy (váy dài quá gối); giày bít chân hoặc có quai hậu (không được mặc quần lửng, quần đáy trễ), áo thun không cổ, áo lót (áo dây, áo ống, áo sát nách, áo lửng...), dép lê, giày cao gót...

Lực lượng bảo vệ, giám thị học đường và các thầy cô giáo được giao nhiệm vụ kiểm tra việc thực hiện. Nội qui này đang tạo nhiều ý kiến khác nhau trong SV. Nhiều SV cho biết việc qui định ăn mặc lịch sự góp phần hạn chế những SV đến trường ăn mặc quá thoải mái. Tuy nhiên một số SV cho rằng: "Nhà trường cấm SV đi học ăn mặc nhố nhăng, hở hang... thì không có gì phải bàn, còn việc buộc SV phải thực hiện theo một số qui định đã làm khó SV và khó kiểm soát hết được..."

Entry for February 26, 2008

Bài này đọc tiếng Anh thì hay nhưng dịch ra rất khó, mất đi nhiều cái đẹp của bản gốc



Nàng bước đi xinh đẹp

Lord Byron

1


Nàng bước đi xinh đẹp
Như trời đêm nhiều sao sáng, không mây
Tất thảy những gì đẹp nhất trên đời này
Của bóng tối và ánh sáng
Đều ở lại nơi đây,
Trong dáng hình nàng, trong đôi mắt nàng
Chúng làm ngọt cho đêm tối dịu dàng
Bằng những gì ánh sáng ban ngày từ chối.


2

Bớt đi một tia sáng, thêm vào một nét tối,
Cũng sẽ làm hư hao nét đẹp của em tôi
Trong từng lọn tóc đen tuyền bí ẩn
Hay ánh sáng dịu dàng trên khuôn mặt
Ôi, chốn trú ẩn đáng yêu, tinh khiết-
Nơi những ý nghĩ ngọt ngào, thanh thản tỏ bày

3

Và trên gò má em, trên đôi mày em
Là nụ cười chiến thắng, là ánh màu lấp lánh,
Mềm mại, an lành mà rực rỡ.
Chúng kể về một tâm hồn thánh thiện
Một tâm trí luôn bình yên cùng mọi vật,
Một trái tim chứa tình yêu trong trẻo, dịu dàng


She Walks in Beauty

1


She walks in beauty, like the night
Of cloudless climes and starry skies;
And all that's best of dark and bright
Meet in her aspect and her eyes:
Thus mellow'd to that tender light
Which heaven to gaudy day denies.

2


One shade the more, one ray the less,
Had half impair'd the nameless grace
Which waves in every raven tress,
Or softly lightens o'er her face;
Where thoughts serenely sweet express
How pure, how dear their dwelling place.

3


And on that cheek, and o'er that brow,
So soft, so calm, yet eloquent,
The smiles that win, the tints that glow,
But tell of days in goodness spent,
A mind at peace with all below,
A heart whose love is innocent!

Monday, February 25, 2008

Entry for February 25, 2008

Post tiếp thơ của bạn dạ thảo phương


ô cửa sổ

dạ thảo phương



chiều nay em mở một ô cửa sổ

và nhìn thấy anh


===


anh lau tóc cho em bằng chiếc khăn bông trắng tinh

nụ cười trong đôi mắt một mí dịu hiền của anh làm Hà Nội bừng tỉnh khỏi trận giá rét dằng dặc nhất

anh thầm thì với em bằng làn da biếng lười, khao khát

anh ủ em bằng nhịp tim của loài cá cô độc

và viết lại tên đôi môi em bằng ngón tay anh

trên tán cây trứng gà có con chim gì chẳng bao giờ cho chúng mình nhìn thấy

cứ hót như điên đến khi mặt trời lặn


===


nhưng em chẳng tìm thấy ô cửa nào

cả buổi chiều nay cũng không có thật

Hà Nội mãi không hết rét

em không còn nhớ gương mặt anh


===


cuộc sống mới giản đơn và kỳ lạ làm sao

nếu tiếc nuối, mình sẽ thành có lỗi


===


số phận của em đã được gói gọn gàng

những người phu khuân vác lực lưỡng, mù loà

đã chất nó lên một chuyến xe em không rõ số

ngoài kia, có thể là tự do trải dài rộng trong đêm, không bức tường, không cửa sổ, không cả một cành cây cho con chim nhỏ lắm lời trú ngụ

có thể là những giọt nước mắt nặng và mặn hơn cả niềm kiêu hãnh

lăn trên gương mặt có thật của Hạnh Phúc -

điều không bao giờ mình kịp có cùng nhau


===


cuộc sống mới giản đơn và kỳ lạ làm sao

nếu tiếc nuối, mình sẽ thành có lỗi

Entry for February 25, 2008

Các trường đại học tư danh tiếng của Mỹ đang đua nhau giảm học phí cho sinh viên nghèo và cả giới trung lưu.
Cách đây 3 năm, Harvard quyết định miễn học phí cho các gia đình có thu nhập dưới $40,000. Stanford và Yale tiếp nối với việc miễn học phí cho các gia đình có thu nhập dưới $45,000. Tháng 12/2007, Harvard giảm học phí cho các hộ gia đình trung lưu có thu nhập từ $120k tới $180k nhằm giảm chi phí học tập cho con em các gia đình này xuống dưới 10% thu nhập. Như vậy có nghĩa là một gia đình Mỹ trung lưu với thu nhập chừng $180k có hai con đi học Đại học Harvard cũng sẽ chỉ phải trả chừng $18,000 cho cả hai con, giảm khoảng một nửa so với trước. Theo động thái này của Harvard, Yale cũng đưa ra các chính sách tương tự. Hiện nay, Harvard đã miễn học phí cho các gia đình có thu nhập dưới $60k, tỷ lệ học phí trên thu nhập cho mức từ $60k tới $120k tăng dần nhưng dưới 10% thu nhập gia đình.

Gần hơn nữa, cách đây vài tuần, đại học Stanford quyết định miễn hoàn toàn học phí cho sinh viên ở các gia đình có thu nhập dưới $100k, và miễn hoàn toàn cả học phí lẫn tiền trọ và tiền ăn cho các sinh viên ở các gia đình có thu nhập dưới $60. Cách đây vài ngày thì Đại học Brown cũng đưa ra quyết định miễn hoàn toàn học phí cho các sinh viên ở các gia đình có thu nhập dưới $60k.
Như vậy chủ trương ở các đại học Mỹ hàng đầu là hướng tới miễn học phí cho người nghèo và duy trì học phí ở mức dưới 10% cho người Mỹ trung lưu.

Nếu áp dụng một chính sách tương tự ở Việt Nam để ước lượng chi tiêu của các hộ gia đình một cách thô thiển nhất. Thu nhập quốc dân trên đầu người tính theo PP của Mỹ gấp khoảng 12 lần Việt Nam (theo số liệu IMF). Như vậy, chính sách miễn học phí cho người nghèo ở Mỹ sẽ tương đương với miễn học phí đại học cho con em các gia đình có thu nhập dưới $5000/năm hay chừng 6,5 triệu/tháng. Với các gia đình trung lưu, chính sách của các trường Ivy Leagues sẽ tương tự việc duy trì học phí cho con em các gia đình trung lưu ở mức 10% thu nhập, tức là với một gia đình có thu nhập chừng 10-15 triệu một tháng thì chi tiêu cho con cái học Đại học sẽ ở khoảng từ 1 tới 1,5 triệu.


Entry for February 25, 2008

Hic, soi lỗi báo chí Việt Nam thì chắc cả ngày chẳng hết chuyện :(.
Bài này mới đọc có vẻ rất nghiêm túc trên Sài Gòn Tiếp Thị. Nhưng thông tin thì sai tới mức khó chấp nhận được.
Du học đi không về, tại sao?

"Tính từ năm 2006, bình quân mỗi năm có khoảng 16.000 - 18.000 học sinh, sinh viên đổ ra nước ngoài du học. Theo báo cáo thường niên Open Doors 2007 của Viện Giáo dục quốc tế (IIE), Việt Nam đã lọt vào top 20 tại Mỹ về số quốc gia có du học sinh tại đây đông nhất. Có thể coi đây là lãng phí và chảy máu ngoại tệ bởi vì du học phí tại Mỹ rất cao. Cũng theo IIE, các du học sinh Việt Nam đã đóng cho Mỹ tới 14,5 tỉ USD hàng năm. Số tiền này có thể xây vài trường đại học tại nhà."

Theo trang web của IIE thì đúng là Việt Nam hiện đứng thứ 20 về tổng số 6036 sinh viên. Vậy nếu tổng chi phí là 14,5 tỷ USD thì trung bình một sinh viên Việt Nam sẽ đóng góp cho Mỹ một năm là 2,4 triệu USD!!! Con số như thế mà cũng có thể tin được thì không hiểu những người viết bài nghĩ gì (có khi mai báo hải ngoại lại đăng tin du học sinh Việt Nam toàn là con tư sản đỏ, mỗi năm tiêu ở Mỹ hết vài triệu USD là thường!). GDP của Việt Nam năm 2007 là 53 tỷ USD (theo CIA factbook) như thế tức là số tiền mà 6000 sinh viên Việt Nam tiêu ở Mỹ nhiều hơn số tiền mà một phần tư nhân dân Việt Nam làm ra mỗi năm!

Trên trang này, có số đóng góp của sinh viên nước ngoài tới kinh tế Mỹ (gần 600.000 người) với tổng chi tiêu của tất cả sinh viên nước ngoài là 13,5 tỷ USD cho năm học 05/06.
Chẳng hiểu báo SGTT lấy con số 14,5 tỷ ở đâu, hay nhầm từ 14,5 triệu?

Thêm đoạn dưới cho thấy không phải lỗi typo.

"Đầu tư hàng tỉ đô la đưa sinh viên ra nước ngoài nhưng các nhà quản lý giáo dục thường rất lơ mơ với đầu ra. Thường có 80 - 90% học sinh đi du học, làm việc luôn ở nước ngoài. Mặc dù trước khi đi, không ít sinh viên mạnh miệng tuyên bố "sẽ về phục vụ tổ quốc". Nhưng khi học xong, họ hầu như quên hẳn lời đã hứa."

Các bác này cứ làm như ở lại "làm việc luôn ở nước ngoài" là dễ lắm" nên cho con số 80-90% sinh viên du học ở lại nước ngoài mà chẳng dựa trên bất cứ một tài liệu nào. Cứ như đi vùng kinh tế mới không bằng, chỉ cần một cái cuốc với một cái xẻng là sỏi đá cũng thành cơm, Mỹ Úc đều là vùng hoang hóa cả, bà con ta cứ mặc sức đào sau khi đã kiếm được cuốc với xẻng. Ngay câu đầu cũng không ổn, nếu đúng ngữ pháp thì người "đầu tư hàng tỉ đô la đưa sinh viên ra nước ngoài" phải là "các nhà quản lý giáo dục" trong khi thực ra sinh viên đi học ở nước ngoài tới nay chỉ có một thiểu số từ vốn ngân sách.

Cuối cùng lại kết luận dăm ba câu lăng nhăng sau khi đưa ra những thực tế mà ai cũng biết như ở Tây trả lương cao hơn ở ta.

Entry for February 25, 2008

1. Dự án 10 tỷ đôla để kinh doanh casino ở Quảng Nam này xem ra có nhiều khả nghi.
Lấy tiền đâu cho dự án 10 tỉ đô?
Dự án 10 tỉ USD ở Quảng Nam: Chưa rõ tài chính của đối tác

Thứ nhất, là nghi vấn về mối quan hệ giữa công ty Global C&D, chủ dự án và công ty Tano Capital, mà theo ông Tống sẽ là nhà đầu tư. Trong bài phỏng vấn có câu sau đáng chú ý:

"Tôi ký hợp đồng liên doanh với Tano và hai công ty Mỹ để xây dựng dự án này. Ông Charles Johnson đã ký một tờ cam kết sẽ đầu tư ngay tức thì 2,8 tỉ đôla trong đợt một để xây dựng đợt đầu tiên theo đúng Chính phủ đòi hỏi là 30%. Thư cam kết gửi tỉnh Quảng Nam có công chứng. Cộng với 50 triệu đôla tập đoàn xây riêng khoảng 1.000 căn nhà biếu không cho đồng bào."


Không biết ông Tống có cho phóng viên báo Tuổi Trẻ xem tờ cam kết này không, hay chỉ là lời nói miệng của ông ta? Chi tiết đó là quan trọng và cần phải làm rõ.
Nếu vào trang web của Tano Capital, thì không có thông tin nào về các dự án có thể ở Việt Nam, trong khi nếu họ đã ký cam kết đầu tư gần 3 tỷ đôla với một công ty cò mồi không có cả trang web là Global C&D thì lẽ ra phải có thông tin gì chứ. Chỉ có duy nhất địa chỉ liên lạc ở Hội An, có thể là qua công ty Global C&D nhưng google địa chỉ này thì không có kết quả nào.

Thứ hai là năng lực tài chính của chính Tano Capital, công ty này hiện nay chỉ quản lý chừng 200 triệu $. Cho dù TGĐ của nó có là cựu đồng chủ tịch của Franklin Templeton Investment, một công ty đầu tư lớn có tổng tài sản trên toàn thế giới là $600 tỷ thì bản thân việc đó cũng không có nghĩa là Tano Capital có thể tự đầu tư được $10 tỷ bất cứ lúc nào nó muốn như ông Tống khẳng định (ngoài ra còn một số chi tiết ông Tống nói về Franklin Templeton Investment không chính xác mà có thể kiểm định lại trên Internet).

Rất có thể dự án này chỉ là dự án ảo, lợi dụng tên tuổi một công ty nước ngoài để cho các mục đích khác (ví dụ như đẩy giá đất lên hay là gì đó). Nói chung, trước hết cần làm rõ cái tờ cam kết của Charles Johnson thực hư thế nào và làm thế nào để Tano có thể đầu tư được số tiền đó, giả sử như tờ cam kết đó là có thật.

2. Chuyện này cũng buồn cười (copy từ viet-studies.info). Hãng tin UPI cũng ngớ ngẩn thế!. Chắc bọn nó nghĩ Việt Nam là xứ man mọi nào, nơi người dân chơi tennis "ảo" không cần bóng cũng chẳng là gì đáng ngạc nhiên (cảm hứng cho phim Blow-up chăng?).

Chuyện hi hữu: Đầu tiên là một bài châm biếm trên báo Tuổi Trẻ: Trung tâm đào tạo Sharapova Bangky (TT 20-2-008), Hảng thông tấn UPI "tưởng thật" đăng lại: Sharapova plans tennis center in Vietnam (UPI 21-2-08) - Rồi báo Việt Nam, lấy tin UPI, "tưởng thật" luôn: Khi các siêu sao bí mật đến Việt Nam (TP 24-2-08)- Ối giời ơi! Báo với chí! ◄◄

Entry for February 25, 2008


Chủ tịch Fidel Castro từ giã chính trường

"Trong bài báo gửi nhật báo Granma của Đảng Cộng sản, Chủ tịch Fidel cho biết: "...Tôi không còn khát khao hay sẽ chấp nhận vị trí chủ tịch hội đồng nhà nước và tư lệnh quân đội nữa".

...

Đến tháng 12-2007, Chủ tịch Fidel lại một lần nữa viết thư cho biết ông không phải là người "ham hố quyền lực" và sẽ mở đường để những thế hệ trẻ hơn tiếp tục nắm quyền. Sau đó, ông không tham gia cuộc bầu cử quốc hội ngày 20-1 vừa rồi ở nước này - quốc hội là cơ quan bầu ra chức vụ chủ tịch Hội đồng bộ trưởng của Cuba. Kể từ cuộc phẫu thuật, em trai ông là Raul Castro đã thay ông nắm quyền điều hành đất nước."


1. Ông Fidel không còn "ham hố quyền lực" sau 49 năm cầm quyền và ở trong tình trạng sắp chết.

2. "Thế hệ trẻ hơn" của ông là em trai ông, hiện nay 76 tuổi, kém ông 5 tuổi.


Entry for February 25, 2008





The image “http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/8/8d/Sleep_Through_The_Static_2008.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.



yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", " Nghe nh\u1ea1c Jack Johnson th\u1eadt tr\u1ec5 n\u1ea3i, c\u00f3 c\u1ea3m gi\u00e1c nh\u01b0 \u0111ang ng\u1ed3i trong m\u1ed9t c\u0103n nh\u00e0 nh\u1ecf tr\u00ean n\u00fai ho\u1eb7c l\u00e0 nh\u00ecn ra bi\u1ec3n, c\u00f3 c\u1eeda s\u1ed5 r\u1ed9ng v\u00e0 l\u00f2 s\u01b0\u1edfi l\u00e1ch t\u00e1ch. Ho\u1eb7c m\u1ed9t bu\u1ed5i s\u00e1ng nh\u1ea5m nh\u00e1p t\u00e1ch tr\u00e0 nh\u00ecn ra v\u01b0\u1eddn cam tr\u01b0\u1edbc c\u1eeda.

And so I will cook all your books
You're too good looking and mistaken
You could watch it instead
From the comfort of your burning beds
\u2026Or you can sleep through the static

Who needs sleep when we've got love?
Who needs keys when we've got clubs?
Who needs please when we've got guns?
Who needs peace when we've gone above
But beyond where we should have gone?
We went beyond where we should have gone

Jack Johnson v\u1ed1n l\u00e0 v\u1eadn \u0111\u1ed9ng vi\u00ean l\u01b0\u1edbt s\u00f3ng chuy\u00ean nghi\u1ec7p tr\u01b0\u1edbc khi m\u1ed9t tai n\u1ea1n khi\u1ebfn anh chuy\u1ec3n sang l\u0129nh v\u1ef1c \u00e2m nh\u1ea1c. Album n\u00e0y c\u1ee7a Jack Johnson kh\u00f4ng \u0111a d\u1ea1ng v\u00e0 \u00e1m \u1ea3nh nh\u01b0 In the Between Dreams, album hay nh\u1ea5t c\u1ee7a Jack Johnson t\u1edbi nay, m\u00e0 nh\u1eb9 nh\u00e0ng, thong th\u1ea3, b\u00ecnh y\u00ean, nh\u01b0 l\u1eddi chuy\u1ec7n tr\u00f2 c\u1ee7a m\u1ed9t ng\u01b0\u1eddi b\u1ea1n m\u00e0 ta tin c\u1eady v\u00e0 y\u00eau qu\u00fd.




<");To view this multimedia content, please enable Javascript./embed>

Entry for February 25, 2008

Bài điểm sách này trên Sài Gòn Tiếp Thị loảng xoảng từ ngữ mà đọc lên chả hiểu ý tác giả là gì, ngoài ghi nhận là tác giả ưa thích tâm lý học hiện đại và thích dùng từ Hán Việt.

Sa xuống & treo lưng chừng …

(Nguyễn Vĩnh Nguyên điểm cuốn Tiếng Người của Phan Việt).
Trích vài đoạn:
"
Năm tháng trong triển khai thời gian lý tính của một câu chuyện có gỡ nút thắt nút và cao trào, hành động và giải quyết....
Phan Việt đã chạm đến biên độ “mặc cảm tôi” (mặc cảm bản ngã) thời tráng niên trong tâm lý học hiện đại – cái dẫn dắt con người đến những tương quan mẫu tượng, chiêm mộng về thế giới tha nhân chung quanh; những va chạm, bùng nổ đưa đến các cơn chấn động, khủng hoảng nội tâm."

Sunday, February 24, 2008

Falling Slowly

May quá, bài này đã đoạt giải Oscar cho bài hát hay nhất trong phim, trong khi phim Enchanted được đề cử 3 bài trong số 5 bài mà đều trắng tay (mình chưa xem phim này nhưng thấy cả ba bài đều chán, bài còn lại trong phim August Rush thì khá hay).

Falling Slowly

Glen Hansard


I don't know you
But I want you
All the more for that
Words fall through me
And always fool me
And I can't react
And games that never amount
To more than they're meant
Will play themselves out

Take this sinking boat and point it home
We've still got time
Raise your hopeful voice you have a choice
You've made it now

Falling slowly, eyes that know me
And I can't go back
Moods that take me and erase me
And I'm painted black
You have suffered enough
And warred with yourself
It's time that you won

Take this sinking boat and point it home
We've still got time
Raise your hopeful voice you had a choice
You've made it now

Take this sinking boat and point it home
We've still got time
Raise your hopeful voice you had a choice
You've made it now
Falling slowly sing your melody
I'll sing along

yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "

");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Không có chỗ cho người già

Vậy là sau một chặng đường bền bỉ với các phim dark comedy hết sức đặc sắc như Fargo, Miller's Crossing, hai anh em Ethan và Joel Coen đến từ thành phố Minneapolis, bang Minnesota đã giành được hai giải thưởng quan trọng nhất của điện ảnh Mỹ là phim xuất sắc nhất và đạo diễn xuất sắc nhất năm nay với No Country for Old Men- một tác phẩm hoàn hảo, cân đối nhất về tình thế của con người trong xã hội hiện đại, đầy bối rối và những sự tình cờ.
No Country for Old Men xứng đáng là một modern masterpiece, là một trong những phim hay nhất của thập kỷ đầu tiên trong thế kỷ 21. Với bốn giải thưởng quan trọng: phim xuất sắc, đạo diễn xuất sắc, kịch bản chuyển thể và diễn viên phụ, bộ phim này cũng đã thành công như dự đoán tại giải Oscar năm nay.
Tuy vậy cũng hơi tiếc cho một modern masterpiece khác của năm nay là There Will Be Blood của đạo diễn Paul Thomas Anderson, người đã tạo nên một bộ phim có tầm vóc sử thi xoay quanh câu chuyện về cuộc đời một nhà tài phiệt.

Young, Evil and Tireless



The image “http://www.reverseshot.com/files/images/pre-issue22/no-country-for-old-men-wallpaper-2-1024.preview.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.


Old, Good and Weary





http://www.collider.com/uploads/imageGallery/No_Country_For_Old_Men/no_country_for_old_men_movie_image_tommy_lee_jones.jpg



Neither Young nor Old, neither Good nor Evil




http://z.about.com/d/movies/1/0/W/C/Q/nocountryforoldmenpic7.jpg

Saturday, February 23, 2008

Entry for February 23, 2008

Half The World Away

Oasis


I would like to leave this city
This old town don't smell too pretty and
I can feel the warning signs running around my mind
And when I leave this island I'll book myself into a soul asylum
And I can feel the warning signs running around my mind

So here I go still scratching around the same old hole
My body feels young but my mind is very old
So what do you say?
You can't give me the dreams that are mine anyway
You're half the world away
Half the world away
Half the world away
I've been lost I've been found but I don't feel down.

So here I go still scratching around in the same old hole
My body feels young but my mind if very old
So what do you say?
You can't give me the dreams that are mine anyway
You're half the world away
Half the world away
Half the world away
I've been lost I've been found but I don't feel down

yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", " Hai b\u00e0i c\u00f3 t\u00ean g\u1ea7n gi\u1ed1ng c\u1ee7a R.E.M v\u00e0 Secret Garden




This lonely deep sit hollow
I'm half a world
Half the world away
My shoes are gone
My life spent
I had too much to drink
I didn't think
And I didn't think of you
I guess that's all I needed
To go it alone
And hold it along
Haul it along




And I would cross
The universe for you
What good would it do
If you weren't even there?





");To view this multimedia content, please enable Javascript.