Giấc mơ trong giấc mơ
Edgar Allan Poe (1809-1849)
Hãy để anh hôn lên trán em!
Khi chúng ta từ biệt
Anh sẽ tự thú với em.
Em không nhầm một chút
Khi nói những tháng ngày của anh
Chỉ là một giấc mơ
Nhưng nếu hy vọng cũng bay xa
Trong đêm hay trong ngày
Có hình ảnh hay vô hình vô ảnh
Thì liệu những thứ mất đi có ít hơn không?
Những gì chúng ta thấy trên đời
Chỉ là một giấc mơ trong một giấc mơ
Anh đứng trên bờ biển
Trong tiếng gào đớn đau của sóng
Anh cầm trong tay
Những hạt cát vàng óng ả
Chúng ít ỏi làm sao!
Nhưng những hạt cát đó
lăn mình qua những ngón tay anh
và rơi xuống biển sâu vô tận;
Trong khi anh khóc- anh khóc!
Trời ơi! Chẳng nhẽ tôi không thể giữ chúng
Trong cái siết tay chặt hơn?
Trời ơi! Chẳng nhẽ tôi không thể cứu dù chỉ một hạt cát,
Khỏi con sóng tàn nhẫn vô tình?
Có phải những gì chúng ta thấy trên đời
Chỉ là một giấc mơ trong một giấc mơ?
A Dream Within A Dream
Edgar Allan Poe
Take this kiss upon the brow!
And, in parting from you now,
Thus much let me avow-
You are not wrong, who deem
That my days have been a dream;
Yet if hope has flown away
In a night, or in a day,
In a vision, or in none,
Is it therefore the less gone?
All that we see or seem
Is but a dream within a dream.
I stand amid the roar
Of a surf-tormented shore,
And I hold within my hand
Grains of the golden sand-
How few! yet how they creep
Through my fingers to the deep,
While I weep- while I weep!
O God! can I not grasp
Them with a tighter clasp?
O God! can I not save
One from the pitiless wave?
Is all that we see or seem
But a dream within a dream?
Yet if hope has flown away
ReplyDeleteIn a night, or in a day,
In a vision, or in none,
Is it therefore the less gone?
Nguyên đọan này là một câu hỏi, thử dịch nhé,"Nhưng nếu hy vọng đã bay xa, thì dẫu đêm hay ngày, ảo mộng hay không ảo mộng, có làm hy vọng không biến đi?"
Cuộc đời như một giấc mơ trong đó hy vọng của con người như là giấc mơ trong một giấc mơ.
Anh Linh, em muốn hỏi là anh nghĩ đoạn thơ này:
ReplyDelete"Yet if hope has flown away
In a night, or in a day,
In a vision, or in none,
Is it therefore the less gone?
All that we see or seem
Is but a dream within a dream."
và nhìn chung là cả bài thơ này nói về cái gì? Nghĩa là diễn giải nghĩa nôm na ấy ạ.
Hai câu này:
"How few! yet how they creep
Through my fingers to the deep"
anh dịch từ "creep" là "lăn qua"... em thì thích chữ "lẩn"... những hạt cát lẩn qua kẽ tay. "Lăn" gợi cảm giác một thứ tròn, hơi to to một chút, phải bị cái gì đó đẩy mà ít tính chủ động, còn "lẩn" thì chủ động hơn, nhanh hơn, và cảm giác về sự trôi thoát (của thời gian/hiện thực) có tính trơ khấc hơn.
Đoạn sau, em vẫn chưa chắc là "I" là "anh" hay là "tôi". Nghĩa là hai cái câu cuối trong hai khổ lặp lại là để tái khẳng định hay thực ra là phủ định nhau? Có tính kế tiếp/tăng tiến hay là thoái trào/tự trào?
@Huong:
ReplyDelete1. Bài thơ này theo anh hiểu là về việc tác giả nhìn cuộc đời chỉ như là một giấc mơ trong một giấc mơ. Ở cấp độ thứ nhất, Poe không tin ở cảm giác và các giác quan của mình, chúng là thứ không có thực, hay chỉ là một giấc mơ. Ở cấp độ tiếp theo, đó còn là cả sự hoài nghi về sự tồn tại, về chủ thể cảm giác, rằng bản thân sự tồn tại của mình có phải chỉ là mơ không. Và do vậy mọi vật trên thế giới này đến với mình chỉ như một giấc mơ, nhưng ngay cả "mình" cũng chỉ là mơ thôi (Trang Chu là bướm hay bướm là Trang Chu?) nên mọi vật mình tưởng như mình thấy cũng chỉ là một giấc mơ trong một giấc mơ.
Trong đoạn thơ trên, vì hy vọng cũng chỉ là một giấc mơ trong một giấc mơ nên nếu không còn hy vọng chẳng phải tốt hơn sao, chúng ta chẳng mất đi gì cả ngoài một giấc mơ trong một giấc mơ đã ra đi.
Xuất phát điểm của tâm trạng ấy chính thể hiện trong câu "Yet if hope has flown away.." và đoạn 2. Vì nhân vật chính bị mất mát những thứ quý giá nên anh ta đau đớn, cảm thấy bất lực và hoài nghi về tất cả. Và tự an ủi mình là chẳng có gì trên thế gian này là thực, đó chỉ là những giấc mơ bên trong một giấc mơ là sự tồn tại của con người.
2.Anh cũng thích chữ "lẩn" mà em dùng về mặt hình ảnh. nhưng mặt khác chữ "lẩn" ấy hơi có gì yếu đuối, tránh né trong khi tâm trạng của nhân vật trong bài thơ này đầy dằn vặt, kiểu không thể thoát ra được, bất lực.
3."Đoạn sau, em vẫn chưa chắc là "I" là "anh" hay là "tôi"- Anh chưa hiểu câu này. Anh nghĩ đó là tái khẳng định, đoạn 2 qua những cảm giác cụ thể.
1. Em xin lỗi em đã không nói rõ ý. Thực ra, cái em hỏi về việc anh hiểu bài thơ là việc anh suy diễn kinh nghiệm cụ thể trong bài thơ như thế nào chứ không phải về tầng nghĩa sâu. Tức là khi anh đọc bài thơ này, anh hình dung một người đàn ông (Poe) chẳng hạn đang chia tay một người yêu, hay là một người đàn ông vĩnh biệt một người sắp chết. Ngay từ câu đầu "Take this kiss upon the brow" thì đấy là nụ hôn chia tay hay là nụ hôn bên giường bệnh với một người thân yêu sắp chết. Hai cái này sẽ mang lại cảm giác rất khác nhau cho giọng thơ/ giọng dịch. Những chữ "hope", "golden sand", "while I weep" và hai câu lặp trong hai khổ sẽ mang sắc thái khác nhau theo hai cách hiểu.
ReplyDeleteEm đọc Poe, luôn bị ám ảnh về cái chết, cho nên em muốn hỏi anh hình dung thế nào thôi. Giả sử anh phải nhập thân vào tác giả, thì anh tưởng tượng nhà thơ này trong lúc viết bài thơ đang nghĩ gì. Có thể không nhất thiết là một hoàn cảnh cụ thể; nhưng vào khoảnh khắc đó, nhất định phải có những hình ảnh, cảm giác, (mẩu vụn của) kinh nghiệm và thực tại liên tục thoát qua/ trôi qua anh ta và anh ta tóm lấy chúng bằng ngôn từ. Ý em hỏi là về cái hình dung riêng đó của anh - với tư cách người dịch hay đọc bài thơ.
Thực ra thì em định hỏi từ hôm trước trong bài dịch thơ năm mới của nhà thơ Hàn Quốc gì đó. Có mấy câu đầu ý là hòn đảo nhỏ đi dần, "until sad eyes cannot see it." Em rất băn khoăn là người viết xuất phát từ cái hypothesis nào về sad eyes mà lại viết như thế. Là người đọc, dĩ nhiên em có hypothesis riêng của em về chuyện này và nếu em đọc bản gốc tiếng Anh thì chữ "cannot" có lẽ là đủ. Nhưng nếu dịch, thì phải đặt ra một vấn đề là dịch chữ "cannot" thành "không thể" tuy vẫn giữ nguyên ý bề mặt nhưng em có cảm giác nó đã làm mất đi cái gì đó. Cái mất đi đó rất có thể đặt ra vấn đề: người dịch lựa chọn chuyển nghĩa bề mặt hay buộc phải lựa chọn một cách phiên dịch, một tư thế, một cách hiểu nghĩa? Ví dụ như nếu dịch "cannot" thành "bỏ qua" thì phía sau nó đã là một sự lựa chọn về hypothesis cho sad eyes.
Em mới nghĩ nghĩ như vậy chứ chưa nghĩ kỹ. Em thực sự thấy là dịch thơ rất khó vì nó là một dạng tư duy khác; cho nên em tò mò muốn biết anh nghĩ thế nào những lúc anh phải lựa chọn hoặc không lựa chọn.
2. Thực ra hôm qua viết xong, em cũng nghĩ là có nhiều chữ khác cho chữ "creep":
ReplyDeletelẻn, rút, trút, chuội, chuồi, rớt... em thấy khó dịch, em chỉ có cảm giác về từng chữ và luôn bị sự bất định của mỗi chữ stop me from picking it in order to trade for the next one :).
3. Câu đấy, ý em hỏi là anh hiểu cái chữ "I" trong khổ thứ hai là vẫn đang nói chuyện với người con gái kia như trong khổ đầu, hay là tự nói với mình/ nói trống hoặc nói với ai khác.
1& 3. Khi đọc bài này anh hình dung đây là một độc thoại, đồng thời là đối thoại tưởng tượng. Ban đầu nhân vật trong bài thơ đối thoại tưởng tượng với cô gái, nhưng sau đó anh ta chuyển sang độc thoại, chính vì thế mà anh chuyển chữ I dịch là "anh" ở đoạn trên thành "tôi" ở đoạn dưới vì lúc này đó là lời than vãn của anh ta.
ReplyDeleteEm nói về nụ hôn với người thân yêu từ giã cũng rất đúng và rất có thể đây là cảm hứng của bài này, và cũng đúng là Edgar Poe thường trực bị ám ảnh bởi cái chết nhưng anh không muốn interpret hoàn toàn như thế trong bài này. Anh hình dung như nhân vật này từ biệt cô gái trong trạng thái hoang mang, trầm cảm và các ý nghĩ, cảm giác của anh ta cứ liên miên theo nhịp tư duy của anh ta: ban đầu là từ lời trách của cô gái rằng anh sống cứ như là người đang mơ ấy, tới khẳng định mọi thứ chỉ là mơ trong mơ, tới các liên tưởng về những hình ảnh hay kinh nghiệm của mình...
Nói chung khi dịch anh thường cố gắng dịch trung thành nhưng đôi khi cũng có thể hơi có diễn giải theo ý mình hiểu và cảm.
Về cái hypothesis "sad eyes" của em, em có thể nói rõ hơn không, ví dụ tại sao lại dịch là "bỏ qua" được. Anh thì chỉ đơn giản nghĩ là giông bão làm mọi thứ mờ dần không thể nhìn rõ và khiến các đôi mắt cũng thành "sad eyes" đồng thời với tâm trạng của tác giả.
2. Có lẽ anh thích chư "chuồi" - nó gợi ra cảm giác vừa có tính chủ động (như chữ creep trong nguyên bản), vừa như 1 cái gì không thể tránh khỏi.
3. Về sad eyes:
ReplyDelete"This is the loneliest spot in the country on New Year’s Day.
I’ve spent the whole long winter here,
devoid of everything.
It’s been a week already since the boats stopped running.
Chuja Island goes on getting smaller
until sad eyes cannot see it."
Theo em hiểu thì hai câu cuối dịch nghĩa sẽ là "Đảo Chuja ngày càng nhỏ dần... cho đến lúc những đôi mắt buồn (cũng) không thể nhìn thấy nó"
Em nghĩ là người viết chắc chắn phải có một cái hypothesis/belief nhất định về cách mà những sad eyes nhìn sự vật so với những non-sad eyes. Giả sử anh hình dung một người đứng trên bờ biển trong đất liền nhìn ra những hòn đảo nhỏ ngoài khơi; thì một người buồn rất có thể là nhìn chăm chú vào các điểm nhỏ, các vật di động, hoặc những hòn đảo đơn lẻ; trong khi có thể một người vui chỉ lướt lướt hoặc nhìn lên trời. Là em ví dụ như thế. Theo kinh nghiệm của em, người viết luôn có những hypothesis/belief hoặc một dạng linh tính/ trực giác/ liên tưởng gần với một hypothesis/belief khi viết ra một điều gì đó. Giả sử ở đây, anh ta cho rằng những người buồn có xu hướng nhìn chăm chú và nhận ra những hòn đảo nhỏ ngoài khơi... thì việc "hòn đảo nhỏ đến mức những đôi mắt buồn cũng không nhìn thấy được" sẽ mang một hàm ý rất riêng... vì thế mà có thể dịch, giả sử, bằng từ "bỏ qua". Những con mắt buồn cũng bỏ qua.
Tóm lại là em tò mò về cái hành trình nội tại trong đầu của một người dịch thôi, xem nó khác thế nào với người viết.
1. Đoạn này là nói chuyệm phiếm với anh về dịch thơ: Thực ra em là người đọc và đọc thẳng bản gốc tiếng Anh thì em hiểu thế nào cũng không quan trọng - em thường hay thích suy diễn, tưởng tượng liên thiên; nhưng khi anh là người dịch, thì anh có vai trò lớn hơn rất nhiều; cái "phiên dịch" của anh sẽ ảnh hưởng lớn đến cái phiên dịch tiếp theo của người đọc tiếng Việt. Là em đang nói trong trường hợp một người dịch thơ chuyên nghiệp chẳng hạn.
ReplyDeleteEm thường nghĩ là nếu em dịch, thì ví như trong bài này, em sẽ cố tưởng tượng, đầu tiên, làm sao mà trong mịt mùng cảm giác và suy nghĩ lúc đó, ông ta bật ra câu đầu tiên "Take this kiss upon the brow!" chứ không viết là "Let me kiss you on the brow." Cái sự bật ra của những ngôn từ đầu tiên trong một bài rất quan trọng... nó quy định giọng và nhịp của những thứ tiếp theo; thế nên nếu em cứ đọc trôi trôi thì thực ra cũng không quan trọng lắm chuyện "Take this kiss..." hay "Let me kiss..." Có điều, nếu dịch, thì hình như buộc phải có một sự nhập thân nào đó.
Nếu hiểu bài thơ là một sự từ biệt người thân yêu sắp chết - điều này hoàn toàn có thể sai, thực ra hầu như khó biết có gì là "đúng" trong dịch thơ - thì cảm giác cay đắng, giận dữ, quyết liệt rất lớn. Giả sử như thế thì em sẽ dịch đoạn đầu:
"Take this kiss upon the brow!
And, in parting from you now,
Thus much let me avow-
You are not wrong, who deem
That my days have been a dream"
bằng một giọng quyết liệt hơn, ví dụ:
"Anh sẽ hôn lên trán em nụ hôn này
Em thân yêu, tạm biệt, em đã đúng.
Những ngày anh sống chỉ là một giấc mộng..."
Em chỉ ví dụ thế để thấy là dịch thơ có thể khác nhau rất nhiều... em thấy rất là hoang mang khi thử làm người dịch.
Cảm ơn các ý kiến của em.
ReplyDeleteDịch thơ rõ ràng là việc khó rồi- khó trong việc làm tốt nó. Hình như Bùi Giáng có nói dịch thơ là giết thơ và là việc chẳng đành, thế nhưng bản thân ông ấy cũng vẫn dịch thơ. Tuy nhiên quan điểm dịch thơ của Bùi Giáng cũng như của nhiều người dịch thơ thời trước thiên về phóng tác chứ không chú trọng trung thành lắm. Ví dụ anh cảm thấy rất khó thích được thơ Pushkin qua bản dịch Thúy Toàn mặc dù được nhiều người ca ngợi vì cảm thấy nó có phần Việt Nam hóa quá.
Nhưng kiểu gì khi dịch thơ cũng thường có một sự interpretation nhất định nào đó từ phía người dịch được ngầm định trong câu chữ lựa chọn, và việc đó sẽ ảnh hưởng tới sự cảm thụ của người đọc. Cái này ngay cả khi anh đọc vài bài thơ của Anna Akhmatova dịch sang tiếng Anh qua mấy bản dịch đã thấy nghĩa khác nhau.
Trong dịch văn cũng đã có sự can thiệp của người dịch tới cách hiểu và cảm của người đọc nhưng ở mức độ ít hơn dịch thơ. Còn cách dịch thì anh nghĩ dịch thơ hay văn cũng tương tự nhau, đều thử đặt mình vào địa vị của người viết.
Bài "A dream within a dream" này hay thật, somehow it really touches me. Cám ơn bác Linh đã giới thiệu.
ReplyDelete