Sunday, February 10, 2008

Một người can đảm



Vĩnh biệt cụ Hoàng Minh Chính, một người can đảm.


Nói

Yevgeny Yevtushenko


Anh là người can đảm, họ bảo tôi.

Không phải.

Can đảm chưa bao giờ là phẩm chất của tôi

Chỉ có điều tôi nghĩ

Thật bất công nếu tự hạ mình như nhiều kẻ khác.

Có những nền móng chẳng được phép lung lay.

Và giọng của tôi không làm gì hơn là

Cười nhạo những dối lừa rỗng tuếch;

Tôi không làm gì hơn là viết, tôi không tố giác ai,

Không tự gạch bỏ những gì tôi nghĩ,

Tôi bảo vệ những người xứng đáng,

Và gọi đúng tên những kẻ bất tài

(làm điều dù sao cũng phải làm).

Và giờ đây họ bảo tôi rằng tôi can đảm.

Con cái chúng ta sẽ phải xấu hổ nhường nào

Khi cuối cùng chúng được báo đáp cho những nỗi khiếp sợ này

Chúng sẽ nhớ về cái thời kỳ lạ

Khi sự chính trực bình thường cũng giống như lòng can đảm


Bản tiếng Anh

Talk


You're a brave man they tell me.

I'm not.

Courage has never been my quality.

Only I thought it disproportionate

so to degrade myself as others did.

No foundations trembled. My voice

no more than laughed at pompous falsity;

I did no more than write, never denounced,

I left out nothing I had thought about,

defended who deserved it, put a brand

on the untalented, the ersatz writers

(doing what anyhow had to be done).

And now they press to tell me that I'm brave.

How sharply our children will be ashamed

taking at last their vengeance for these horrors

remembering how in so strange a time

common integrity could look like courage.



19 comments:

  1. Xin cúi đầu vĩnh biệt cụ Hoàng Minh Chính, một người Việt chân chính và dũng cảm.

    ReplyDelete
  2. Vì bất đắc chí mà dũng cảm thì cũng giống như cái dũng cảm của kẻ trộm khi bị chủ nhà phát hiện vậy thôi

    ReplyDelete
  3. To rat nguong mo va kinh trong Tuong Tran Do nhung chua bao gio thich cai dong chi HMC nay. Doc nhung bai phong van cua dong chi voi BBC thay vua lam cam vua toi tam. Anyway, nguoi ta vua khuat nui, cung khong nen ban luan.

    ReplyDelete
  4. Em không hiểu bác Linh đưa bài thơ "Nói" của Yevgeny Yevtushenko là ngẫu nhiên hay không? Vì cuộc đời và số phận của Hoàng Minh Chính và Yevgeny Yevtushenko đều bị ảnh hưởng rất lớn bởi một nhân vật là Nikita Khruschev (lãnh tụ Liên Xô sau Stalin). Có thể xem thông tin cơ bản trên Wiki về thời kỳ này http://en.wikipedia.org/wiki/Khrushchev_Thaw và http://en.wikipedia.org/wiki/Sino-Soviet_Split (chia rẽ Trung-Xô thời chiến tranh lạnh)

    Tìm hiểu về HMC nói riêng và vụ án "XÉT LẠI chống Đảng" nói chung, ta có thể thấy một phần bức tranh của sự rạn nứt trong phong trào cộng sản thế giới những năm 1960 và mâu thuẫn Trung-Xô, cùng với ảnh hưởng của nó tới Việt Nam.

    Mâu thuẫn Liên Xô-Trung Quốc bắt đầu vào năm 1959, khi Khrushchev họp với Eisenhower tìm cách giảm căng thẳng của chiến tranh lạnh (Trung Quốc lúc đó phản đối quyết liệt). Mâu thuẫn Trung-Xô đẩy cao khi Liên Xô từ chối giúp TQ phát triển vũ khí hạt nhân, và ủng hộ Ấn Độ trong chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962. Đỉnh điểm của mâu thuẫn là xung đột vũ trang trực tiếp giữa quân đội 2 nước ở sông Ussuri và đảo Damansky vào năm 1969.

    Căng thẳng Trung-Xô tiếp diễn trong cuộc chiến tranh Afghanistan khi Trung Quốc (cùng với Mỹ và Pakistan) hỗ trợ mạnh cho kháng chiến quân Hồi giáo chống lại quân đội Liên Xô. Cùng thời gian đó, Trung Quốc cũng bí mật cung cấp vũ khí cho quân phiến loạn Contras chống lại chính quyền Sandinista thân LX ở Nicaragua.

    ReplyDelete
  5. Khi Khrushchev lên nắm quyền ở Liên Xô và đưa ra một loạt cải cách lớn (tại Đại hội 20), trong đó có việc lên án Stalin và chống lại chủ nghĩa "sùng bái cá nhân", Mao đã bắt đầu thấy khó chịu (vì Mao đang đẩy mạnh việc "thần thánh hóa" hình ảnh của mình còn hơn Stalin). Trung Quốc đã bắt đầu gọi Khrushchev và Đảng CS Liên Xô là "chủ nghĩa xét lại".

    Tại Hội nghị 81 Đảng Cộng sản họp tại Moskva tháng 11 năm 1960, mâu thuẫn Xô-Trung đã nổ ra công khai. Quan điểm "xét lại" của Liên Xô lúc đó được 80 Đảng Cộng sản đồng ý ký (trong Tuyên bố chung), trừ Trung Quốc. Đoàn Việt Nam lúc đó do Bác Hồ, Lê Duẩn và Nguyễn Chí Thanh đại diện. Quan điểm của LX mà TQ quyết liệt phản đối là "chung sống hòa bình" ("peaceful coexistence") giữa chủ nghĩa CS và chủ nghĩa tư bản, thi đua chủ yếu là "ai thắng ai" trong kinh tế, các nước XHCN có thể thắng qua việc tạo một năng suất LĐ cao hơn tư bản. Trong khi đó TQ cho rằng:

    1- Bản chất chủ nghĩa tư bản đế quốc là xâm lược. Còn đế quốc, còn chiến tranh, chiến tranh là tất yếu
    2- Chiến tranh hạt nhân không đáng sợ. Đế quốc Mỹ chỉ là con hổ giấy có răng nguyên tử.
    3- Các dân tộc A, Phi, Mỹ La tinh đoàn kết lại chống hai siêu cường là đế quốc Mỹ và đé quốc xã hội Xô viết
    4- Liên xô là con ngựa thành Troa, kẻ thù nguy hiểm số một của cách mạng thế giới
    5- Chính quyển nở từ họng súng. Giành được chính quyền là được tất cả. Chiến tranh cách mạng là con đường duy nhất giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp
    6- Làm cách mạng thường trực, tạo thời cơ giải phóng toàn nhân loại. Chủ nghĩa Marx- Lenin, tư tưởng Mao Trạch Đông là thống soái. Gió Đông thổi bạt gió Tây. Trung Quốc là lãnh đạo phong trào vô sản thế giới. Mao Trạch Đông là người thay thế Stalin trong vai trò lãnh đạo.

    ReplyDelete
  6. Tuy đã ký Tuyên bố chung 1960 tại Moscow cùng với các Đảng CS trên thế giới, Đảng ta ngấm ngầm ủng hộ quan điểm của Trung Quốc vì lúc đó Đảng đã quyết định chọn con đường đấu tranh vũ trang với Mỹ và CQ SG để giải phóng miền Nam. Chả lẽ lúc đó lại theo LX bằng cách quay ra thi đua về kinh tế với Việt Nam Cộng hòa?

    Ngay trong bản thân ĐCSVN có sự rạn nứt về quan điểm. Có người nói rằng Bác Hồ và Võ Nguyên Giáp ủng hộ LX, trong khi Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Trường Chinh ủng hộ Trung Quốc.

    Tuy vậy, ĐCSVN không thể công khai phản đối Liên Xô, phản bội lập trường của chính mình đã ký với 80 Đảng CS anh em. Vào cuối năm 1963, Nghị quyết 9 của khóa 3 đã ra đời, nội dung là về lập trường của Việt Nam đối với rạn nứt trong phong trào CS quốc tế. Điều đáng lưu ý là CT Hồ Chí Minh và nhiều Ủy viên TƯ đã không tham gia biểu quyết nghị quyết IX, và một phần nội dung rất quan trọng không được ghi trong văn bản mà sau đó chỉ được phỏ biến bằng miệng. Chủ tịch Trường Chinh sau đó tuyên bố "Các đồng chí cần đặc biệt lưu ý một điều là Nghị quyết IX, do tình hình phức tạp trong phong trào cộng sản quốc tế, không thể viết hết ra những điều cần nói nhưng phải hiểu rằng: đường lối đối ngoại và đối nội của Đảng và Nhà nước ta là thống nhất cơ bản với đường lối đối ngoại và đối nội của đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc ".

    ReplyDelete
  7. Bước ngoặt cuộc đời Hoàng Minh Chính xảy ra vào thời điểm đó. HMC đã công khai gửi hai bản kiến nghị phê phán Bộ Chính trị đã tự ý từ bỏ nguyên tắc đồng thuận đã được cam kết trong bản Tuyên bố chung 81 đảng Cộng sản. Một bản phê phán những sai trái của trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc trong chiến dịch đả kích đường lối của đảng Cộng sản Liên Xô mà đường lối này là được thưc hiện theo tinh thần Tuyên bố chung.

    Kết quả sau này ai cũng biết. Chuyên án "xét lại chống Đảng" được thành lập, được trực tiếp chỉ đạo bởi ủy viên BCT, trưởng ban tổ chức TƯ Lê Đức Thọ (chớ trêu là người giới thiệu HMC vào Đảng năm 1939, và cùng là bạn tù Sơn La 1941-1943).

    Các nạn nhân của vụ án "xét lại chống Đảng" là rất nhiều, trong đó có những nhân vật nổi tiếng như Đặng Kim Giang- thiếu tướng, thứ trưởng Bộ Nông trường, phó chủ nhiệm Tổng cục hậu cần mặt trận Điện Biên Phủ; Vũ Đình Huỳnh, nguyên là bí thư riêng của CT Hồ Chí Minh. Nguyễn văn Vịnh - trung tướng, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ tịch Uy ban Thống nhất Trung ương. Nguyễn Minh Cần- Phó Chủ tịch ỦY ban Nhân dân Hà Nội, chủ nhiệm báo Thủ đô Hà Nội; Trần Minh Việt- Phó Bí thư thành Ủy Hà Nội, Phó Chủ tịch ỦY ban Nhân dân Hà Nội; Dương Bạch Mai- Phó Chủ tịch Quộc hội, Tổng thư ký Hội Hữu nghị Việt Xô; Bùi Công Trừng - Phó Chủ nhiệm ỦY ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước, Ủy viên Trung ương Đảng; Ung văn Khiêm- nguyên bộ trưởng Ngoại giao, nguyên bí thư xứ Ủy Nam Kỳ, Ủy viên Trung ương Đảng; Lê Liêm - Thứ trưởng Bộ Văn hoá, ỦY viên Trung ương Đảng, nguyên Chính Ủy mặt trận Điện Biên Phủ;

    và một số cán bộ quân đội thân cận của ĐT Võ Nguyên Giáp như Lê Trọng Nghĩa- Cục trưởng Cục 2 (Cục Tình báo quân đội ); Lê Minh Nghĩa- đại tá, Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng; Đỗ đức Kiên- đại tá, cục trưởng Cục Tác chiến; Phan Kỳ Vân- Phó Tổng Biên tập Tạp chí Học tập; Hoàng Thế Dũng - Tổng Biên tập báo Quân đội Nhân dân; Nguyễn Kiên Giang- Phó Giám đốc nhà xuất bản Sự thật; Lê Vinh Quốc- đại tá, chính Ủy sư đoàn 308, phó chính Ủy khu Ba; Văn Doãn - thượng tá, tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân cuối thập niên 50; Minh Tranh- giám đốc nhà xuất bản Sự thật...

    ReplyDelete
  8. Hoàng Minh Chính bị bắt ngày 27-7-1967, sau khi phổ biến tập tài liệu dầy trên 200 trang tựa đề “Về chủ nghĩa giáo điều ở Việt Nam”. Năm 1972 HMC được thả, nhưng bị quản thúc tại gia cho đến năm 1976. Năm 1981 ông làm đơn khiếu tố về vụ án của ông và lại bị bắt giam 6 năm rồi bị quản chế thêm 3 năm cho đến 1990.

    Cho đến nay các vụ án lớn như Cải Cách Ruộng Ðất, Nhân Văn Giai Phẩm, Chỉnh Ðốn Tổ Chức đều đã được công khai hóa. Riêng vụ án Xét Lại Chống Ðảng vẫn còn bị dìm sâu trong bí mật, mặc dù đã có người khiếu tố. Ngay cả, Nguyễn Trung Thành (Vụ trưởng Vụ bảo vệ Đảng của BTC TƯ) là người thụ lý vụ án thời ông làm dưới quyền của Lê Ðức Thọ cũng đã lên tiếng yêu cầu đem ra xét xử công khai để giải oan cho nhiều cán bộ cao cấp. Chẳng những đảng không chấp thuận mà còn áp dụng kỷ luật với ông Thành và cả ông Lê Hồng Hà, và còn bỏ tù HMC, chỉ vì ông này đã có bức thư ngỏ.

    Trả lời phỏng vấn RFA, HMC đã nói
    “Tất cả những gì tôi nói (đầu 1964) người ta cho là chủ nghĩa xét-lại kiểu mới. Tôi nói như Khrutshchev rằng để tiến lên chủ nghĩa xã hội không cần phải đấu tranh bằng bạo lực, mà bằng hợp tác kinh tế giữa các nước anh em, mở cửa ra thế giới, ra tư bản. Tội lớn nhất của tôi, theo họ là định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội không cần chuyên chính. Họ căm thù tôi vì lẽ đó”.

    Điều đáng nói là sau 30 năm, ĐCSVN đã làm những gì mà những kẻ "xét lại" đã đề nghị, thậm chí còn ở mức độ cao hơn nhiều. "Đế quốc xã hội" Liên Xô đã tan rã, Trung Quốc thì trở thành "siêu xét lại" hay "siêu phản bội" (so với những gì Mao tuyên bố năm 1960).

    ReplyDelete
  9. Bên blog của bác Đông A cũng đang có trao đổi về Hoàng Minh Chính và "chủ nghĩa xét lại" ở Việt Nam

    http://blog.360.yahoo.com/blog-Uj79afQ1dKgK_DqY5hL3Of8-?cq=1

    ReplyDelete
  10. không biết gì về cụ này cho tới khi nghe bác Đông A bàn về cụ ở blog của bác ấy ,nhưng đọc cái bài diễn từ của cụ ở Harvard thì nản quá, nghe cụ nhắc đi nhắc lai mấy lần tôn kinh rất tôn kính mà thấy ái ngại cho cụ, dù cụ khuất núi rồi, nhưng những gì cụ kính thưa chắc sẽ còn được bàn tán nhiều!

    ReplyDelete
  11. Cảm ơn các thông tin của Fortunate V.
    Nói chung, quan điểm mỗi người một khác. Với một số người, ông HMC là anh hùng, với một số người khác, ông lại là kẻ cơ hội hay kẻ thọc gậy bánh xe. Tớ không đọc nhiều về ông nên cũng xin miễn bàn nhưng với quan điểm cá nhân, ông là một người dũng cảm, kiên trì với sự lựa chọn của mình và chấp nhận trả giá cho điều đó. Vai trò thực sự của ông sau này sẽ được đánh giá thế nào thì chắc phải vài mươi năm nữa, và trong điều kiện có sự cởi mở về thông tin và quyền được phát biểu.
    Đọc bài của ông Chính trên BBC, tớ không thấy gì có thể làm một số bạn “dị ứng” thế. Ý kiến của ông không mới, vẫn những lập luận phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lê, nhưng đâu cần ông phải đưa ra ý kiến mới. Có lẽ mọi người dị ứng với một số từ ngữ ông dùng như “Nga Xô”, “Việt cộng” và gọi một số quan chức Mỹ là “rất tôn kính”. Về từ “rất tôn kính” ông sử dụng là điều hoàn toàn bình thường trong các nghi thức trang trọng, ví dụ trong tiếng Anh khi phát biểu người ta có thể gọi là very distinguished. Ví dụ trong bài phát biểu của tổng thống Iran tại đại học Columbia, sau lời giới thiệu đầy thù địch của Hiệu trưởng trường này, viên tổng thống phát biểu như sau “Distinguished Dean, dear professors and students, ladies and gentlemen” nếu dịch ra tiếng Việt thì cũng là “Thưa ngài Hiệu trưởng tôn kính, thưa các giáo sư và sinh viên quý mến, thưa các quý ông và quý bà”, như thế có thể kết luận là tổng thống Iran xu nịnh hiệu trưởng Columbia hay tư duy đẳng cấp khi gọi Hiệu trưởng là tôn kính còn giáo sư thì chỉ là quý mến?. Còn về các từ “Nga Xô” và “chính quyền Việt cộng” mà ông Chính sử dụng thì đó là lựa chọn của ông, có thể không vừa tai một số người bằng những từ như “Liên Xô” hay “chính quyền cộng sản Việt Nam” (chú ý cụm từ chính quyền cộng sản Việt Nam-- Vietnamese communist government- vẫn thường xuyên được các báo chí phương Tây sử dụng) nhưng đánh giá cả một con người chỉ bằng vài ba từ họ sử dụng nghe không thuận tai thì quả là định kiến và thiếu công bằng.
    Trong blog bác Dong A, còn có ý giễu cợt qua một câu đối mà Hà Sỹ Phu tặng cho ông Chính trong đó có chữ Bắc đẩu bội tinh. Đúng là câu đối này không hay, tớ nghĩ chủ yếu vì để chỉnh vế đối nên ông Hà Sỹ Phu mới dùng chữ “Bắc đẩu bội tinh” với ý nghĩa như một ước lệ cho những vinh quang phù phiếm (ví dụ thay bằng các chữ như Lenin bội tinh, Nobel bội tinh hay President’s Medal of Freedom vào thì lại không chỉnh bằng). Đánh giá một con người qua một câu đối của người khác tặng và hiểu theo cách lột trần từ ngữ như thế thì chẳng phải quá hời hợt sao?.
    So sánh tướng Trần Độ và ông Hoàng Minh Chính thì tớ cũng chịu. Nhưng tại sao tướng Trần Độ được nhiều người ngưỡng mộ hơn ông Hoàng Minh Chính? Trong số các lý do thì có thể có hai lý do sau: Thứ nhất có lẽ do truyền thống trọng quân nhân trong nhiều người (nói thêm, ông Hoàng Minh Chính cũng từng là quân nhân và từng lập công lớn trong việc chỉ huy đánh sân bay Gia Lâm). Thứ hai, việc bày tỏ long ngưỡng mộ với ông Trần Độ là người ít chịu bất công của chính quyền hơn ông Chính và cũng có quan điểm ôn hòa hơn ông Chính cũng là việc dễ được chấp nhận hơn. Nói cách khác, ông Trần Độ nằm ở khu vực bất đồng chính kiến ôn hòa, gần gũi với các ông như Phan Đình Diệu chẳng hạn. Còn ông Chính thì mất mát nhiều hơn và cũng quyết liệt hơn trong các hoạt động của mình đối với chính quyền. Nói như thế không có nghĩa là tớ đánh giá cao ông Chính hơn ông Độ hay là ngược lại, theo tớ cả hai đều là những nhân sĩ đáng kính trọng.

    ReplyDelete
  12. Nói thêm, nhiều người chê trách ông Chính là phát biểu ở Mỹ thế này thế nọ. OK, có thể bài phát biểu của ông không khiến các bạn thỏa mãn (còn làm sao để thỏa mãn thì tớ cũng không rõ) nhưng thử nhìn vào cái cách người ta đối xử với ông khi ông về nước sau chuyến đi Mỹ đó: rất nhiều lăng mạ và cả việc “người dân phẫn nộ” xông vào đánh đập một cụ già hơn 80 tuổi. Thiết tưởng chỉ riêng việc ông Chính bị người ta đánh sau bài phát biểu đó cũng chứng tỏ được cái dũng khí của ông.

    ReplyDelete
  13. Ban Linh dung la hoi sensitive. To cha muon argue vi moi ng mot quan diem. To ghet su co hoi, the thoi. Ma cai lap luan cuoi cung cua ban khong logic ti nao ;).

    BTW, ban thay cai avatar nay nen to tim mai moi duoc blog cua ban. To nho cai avatar cu~ qua! :p

    ReplyDelete
  14. Rieng trong chuyen nay anh Linh khong over-sensitive. Van rat nhieu nguoi duong nhu khong nhan ra la lam ca nhan bat dong chinh kien o nhung nuoc nhu VN cho den thoi diem nay la viec phai chiu qua nhieu rui ro va mat mat. Cac bac ma bi chinh quyen hanh cho nhu cac ong day thi khong im lang stop luon moi cuoc dau tranh thi cung rum ro so set, khong so set thi cung xu long, khong xu long thi cung phat dien, lam gi con tri oc nao ma phat bieu cho sac sao hay ho hon va khong tranh khoi toi tam lam cam cho duoc (nguoi thuong cha bi lam sao ma gia con lam cam nua la). Khong ton trong thi cung thong cam cho nguoi ta di chu.

    ReplyDelete
  15. Why is it that whenever Linh expresses his opinions, he's called "sensitive"? Don't know about you, Linh, but it would drive me up the wall ...

    Fortunate V: thanks for your comments; you should write a book!

    ReplyDelete
  16. OK, thì thôi, bạn Linh không "nhạy cảm" :p. Bạn Hoài Anh là gái à, lập luận rất gái hihi (j/k). Thôi, tớ rút, bảo lưu ý kiến: người ta vừa nằm xuống, không nên bình luận.

    ReplyDelete
  17. Ban TM la dan ong VN a, lap luan rat "dan ong VN", hihi.

    ReplyDelete
  18. " ... la dan ong VN a, lap luan rat "dan ong VN", hihi."


    Hihi tớ chỉ e là câu này sẽ làm ối người động lòng mà không viết blog nữa :p (j/k). Mà thôi tớ không làm loãng topic của các bạn nữa ;)

    ReplyDelete
  19. Thôi em xin các bác. Mỗi người có một quan điểm, một cách yêu ghét của riêng mình. Bác Linh và bạn Hoài Anh có thể rất hâm mộ David Beckham, nhưng em rất ghét thằng cha này vì vẻ ngoài giai lơ và do hắn chỉ biết đá bóng bằng chân chứ không biết chơi bóng bằng "đầu".

    Việc người Việt chúng ta đánh giá cao hay thấp ông Hoàng Minh Chính làm em liên tưởng đến việc người Ba Lan đánh giá về Lech Walesa (cựu chủ tịch Công đoàn Đoàn kết Ba Lan). Walesa cũng từng bị toàn bộ báo chí Ba Lan (thập kỷ 1980) và nhiều người dân nước này coi là một kẻ phản bội tổ quốc, một tên tâm thần, một kẻ háo danh, một kẻ vô học muốn làm chính trị... So sánh với HMC hơi khập khiễng, nhưng Walesa đúng là chỉ có bằng trung cấp (nghề thợ điện), từng bị đi tù 11 tháng trong khi HMC từ năm 1967 đã có gần 20 năm mất tự do (11 năm trong tù và 9 năm quản chế). Thế nhưng rất nực cười là Walesa lại được giải Nobel hòa bình năm 1983. Nói thêm là rất ít người trong khối XHCN trước đây được Nobel hòa bình, trong đó có bác Lê Đức Thọ em, người năm 1939 đã giới thiệu HMC vào ĐCSVN và sau đó là bạn tù Sơn La với HMC trong 5 năm 1940-1945.

    Sau khi rất rùa rẫm trúng cử tổng thống Ba Lan 1990-1995, Lech Walesa tái tranh cử tổng thống nhưng bị thua đồng chí Aleksander Kwaśniewski (cựu bí thư đoàn TNCS Ba Lan trước 1990) 2 lần liền, trong đó lần 2 năm 2000 Walesa chỉ nhận được 1% phiếu bầu của cử tri.

    Theo em kết quả đó nói rằng sự ủng hộ, và tình cảm yêu ghét của người dân Ba Lan với Walesa rất khác nhau. Những người cho rằng nước Ba Lan trước 1990 là tốt đẹp hơn nhiều nước Ba Lan hiện nay sẽ nghĩ tốt về Walesa. Những ai cho rằng Ba Lan tươi đẹp trước đây (với đường bạch dương sương trắng nắng tràn) đã bị phá hỏng bởi những kẻ cơ hội sẽ coi Walesa là rất tệ hại.

    Không hiểu nhân dân Ba Lan hiện nay nghĩ thế nào về “kẻ cơ hội” Lech Walesa. Chắc chắn là họ có những quan điểm khác nhau, chứ không bao giờ 100% nhất trí theo chiều nay hay chiều kia. Nhưng hình như thành phố cảng Gdańsk, quê hương của Walesa đã đổi tên sân bay quốc tế của mình thành Gdańsk Lech Wałęsa Airport năm 2004. Và em nghe là có một cuộc bình chọn toàn quốc ở Ba Lan trong đó Walesa được vote là một trong những người Ba lan vĩ đại nhất từ trước tới nay (chả biết có đáng tin hay không)

    ReplyDelete