Wednesday, April 30, 2008

Entry for April 30, 2008

1. Báo Sài Gòn tiếp thị quả là một tờ cấp tiến (liberal). Bài này luận về giáo dục lòng yêu nước trong trường học dưới chế độ Việt Nam cộng hòa, và nhắc tới cả quốc ca Việt Nam cộng hòa.

Giáo dục lòng yêu nước


Bên cạnh những bài sử hùng hồn cách nay gần nửa thế kỷ, tại một trường tiểu học thành phố Sài Gòn này, tôi đã được giáo dục lòng yêu nước bằng những bản hùng ca mà đến nay tôi vẫn còn nhớ. Đầu tiên là quốc ca. Đất nước bị chia cắt, quốc ca và quốc kỳ cũng khác nhau. Thế nhưng quốc ca của chúng tôi cũng là một ca khúc hùng tráng thời chống Pháp của Lưu Hữu Phước: “Này công dân ơi, quốc gia đến ngày giải phóng. Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống…

Tiếp theo là ý thức phụng sự đất nước với bài: “Lời sông núi bừng vang bốn phương trời. Giục chúng ta đường phụng sự quyết tiến. Triệu Trưng xưa đẹp gương sáng muôn đời. Dòng máu thiêng còn đượm nồng vang trái tim. Gánh sơn hà tài trai luôn chiến đấu…”

2. Bài này hay. Nó nói lên một điều là trong chiến tranh, người ta luôn có nhu cầu tô vẽ thật xấu hình ảnh về nhau, để thật dị hợm, khiến người lính coi đối phương không phải là người như mình nên có thể bắn giết mà không ngần ngại gì. Ngoài Bắc thì toàn chuyện Mỹ ngụy ác ôn, giết người như ngóe, mổ bụng, uống máu người không tanh. Trong Nam thì "
Việt cộng răng nanh dài, ốm đói. Bảy thằng Việt cộng đu một tàu đu đủ không gãy. Giết người như ngóe..."

Nhưng kể cả bây giờ, người Việt mình cũng hay nhìn về nhau theo cách tương tự theo những stereotype về cộng và kiều, người trong nước và người hải ngoại.

Buồn buồn nói chuyện ngày xưa


3. Tường thuật của Lê Minh Phiếu về ngày hôm qua của mình:

Thật đáng buồn. Tại sao Trung Quốc có thể gây áp lực bắt Việt Nam không cho Phiếu rước đuốc? Và tại sao việc đó lại diễn ra một cách thậm thụt, không minh bạch và không một lời giải thích cũng như không biết ai là người chịu trách nhiệm.

6 comments:

  1. Tớ lâu nay vẫn thắc mắc hai chữ "liberal" với "progressive" dịch ra tiếng Việt làm sao để vừa là 2 chữ khác nhau, lại đúng nghĩa gốc, lại vừa đúng với cách dùng chữ của người Việt.

    ReplyDelete
  2. Chính ra chữ liberal dịch là "tự do" thì đúng hơn, nhưng nghĩa "tự do" trong tiếng Việt lại hơi chệch đi so với chữ "liberal" trong tiếng Anh.
    Chữ "progressive" dịch là "cấp tiến" thì chính xác hơn liberal. Chữ progressive gắn với progress, trái nghịch với reactionary và conservative. Trong khi liberal chưa hẳn là progressive.
    Ngay chữ liberal cũng được sử dụng trong tiếng Anh với các nghĩa khác nhau.
    Ví dụ ở châu Âu, liberal được hiểu theo nghĩa tự do kinh tế, gắn với học thuyết của Hayek, Mises. Những người theo đuổi chính sách liberal này thường theo phái hữu, ủng hộ triệt để tự do cá nhân trong đó có tự do kinh tế và chống vai trò can thiệp của nhà nước.
    Ngược lại, ở Mỹ, liberal lại đơn giản chỉ là tả phái, và những người liberal ở Mỹ thì có xu hướng ủng hộ tự do và bình đẳng về mặt xã hội, không hoàn toàn ủng hộ triệt để tự do kinh tế mà trái lại ủng hộ vai trò can thiệp của chính phủ vào các mặt kinh tế-xã hội.

    Thế nên người liberal ở châu Âu sang Mỹ sẽ được gọi là conservative. Còn người liberal ở Mỹ sang châu Âu thì sẽ bị coi gần như là socialist :D.

    ReplyDelete
  3. - Nếu như ở Mỹ liberal nghĩa là "thiên tả" (ủng hộ vai trò can thiệp của chính phủ vào các mặt kinh tế xã hội) thì khi sang đến Việt Nam, chữ 'liberal' này sẽ được hiểu (dịch) như thế nào - khi mà chính phủ VN đã tự identify mình như là "tả phái"? Đối lập với chính phủ Viêt Nam có phải là "democracy?

    - Về bài báo trên thì tớ thấy điểm mà tác giả chỉ ra chưa thuyết phục lắm (đoạn cuối đọc khá confused, cái đoạn mà dẫn mấy người Mỹ đi rồi thấy đám trẻ con học trò chào cờ:

    "Một sáng thứ hai, cùng đoàn khách người Mỹ đi ngang một trường trung học đang làm lễ chào cờ. Tôi nghe tiếng dõng dạc: “Toàn thể học sinh bỏ nón, chỉnh lại y phục, nghiêm trang làm lễ chào cờ”. Tôi chợt nhớ những buổi lễ chào cờ ngày xưa. Cho dù khác quốc ca, khác quốc kỳ nhưng cũng là đất nước của tôi, là nơi mẹ tôi sinh ra – như Edmond de Amicis từng nói – là nơi tôi có bao kỷ niệm đẹp cùng bạn bè, thầy cô, gia đình. Lời thầy dạy công dân ngày xưa như bên tai: “Hãy hãnh diện mỗi khi chào cờ vì đó là lúc chúng ta còn là công dân một nước độc lập”. Chính sự độc lập đó mà bao người Việt đã ngã xuống, những đồng hương của đoàn khách này đã không trở về. Tự trong trái tim tôi dâng lên một niềm kiêu hãnh. Tôi ngẩng cao đầu, đưa tay mở nón, đứng nghiêm. Thấy vậy, đoàn khách cũng đứng nghiêm. Quốc ca trong sân trường vang lên hào hùng. Đó là giờ phút thiêng liêng đầu tiên trong tôi từ ngày 30.4.1975, tôi cảm nhận lại mình là công dân Việt Nam của một nước Việt Nam thống nhất.

    Những người ngoài sân trường nhìn tôi ngạc nhiên. Họ có biết đâu tôi đã được giáo dục lòng yêu nước ngay từ khi còn rất nhỏ."


    Vậy thì đám học trò đang chào cờ kia, có ai nói là chúng không được giáo dục lòng yêu nước? Và nếu như hai thời "quốc ca, quốc kỳ khác" đều cho ra những em bé đứng chào cờ như vậy thì có gì khác nhau?

    Nhưng ý tớ không fải ở đoạn kết, mà ở đoạn đầu. Đại ý là tác giả cho là trẻ con/học trò bây giờ ý thức tự hào dân tộc mờ nhạt là do không học lịch sử (địa lý, công dân) và không được giáo dục lòng yêu nước ngay từ nhỏ (như ông đã được giáo dục hồi nhỏ). Nhưng nếu như tụi nó vẫn học thông suốt sử địa mà ý thức tự hào dân tộc vẫn mờ nhạt, thì có được hay không? Tớ nghĩ là vẫn được, vì học trong sách vở biét truyền thống cao quý tốt đẹp mà đối chiếu với thực tế đang diễn ra hàng ngày, ý thức đó rất có thể vẫn bị thui chột và mờ nhạt. Thiếu đi sự liên hệ giữa truyền thống và hiện tại thì sách vở hay ho cách mấy cũng rất khó có thể tiếp thu và "trau dồi" thành lòng yêu nước.

    và nếu 1 người ít học, ít biết về lịch sử dân tộc Việt Nam mà vẫn có lòng yêu nước nhiệt thành thì có được hay không? Được. Vì chúng ta đã có rất nhiều gương anh hùng, chiến sĩ xuất thân từ nông dân hay em bé chăn trâu cắt cỏ, bán báo đánh giày... đã trở thành các chiến sĩ dũng cảm hy sinh vì đất nước :)) Ngay cả một đứa gà mờ như tớ cũng có thể nhận ra lòng yêu nước trong mình mặc dù kém về sử địa (tôi yêu tiếng nước tôi - từ khi mới ra đời ---có nhiều cách, nhiều lý do để người ta yêu nước, đâu chỉ có mỗi 1 cách là học giỏi sử địa).

    PS: Mỹ không có socialist mà chỉ toàn capitalist :))

    ReplyDelete
  4. "Bảy thằng Việt cộng ốm đói đu một tàu đu đủ không gãy", ốm đói thì đúng nhưng ốm đói sao "Giết người như ngóe" được hay vậy :))
    Bây giờ vẫn còn đó, coi phim VTV làm về Mỹ Ngụy mà coi, chuyên môn có cảnh mấy anh Ngụy vô chợ ngênh ngang đá cái thúng, đạp cái nồi quát tháo bà con y như mấy ông trật tự đi hốt hàng rong bây giờ á.

    ReplyDelete
  5. He he thì 7 ông ốm đói giết một ông ít ốm đói hơn như ngóe chứ sao nữa :-D

    Thì chắc hình mẫu mấy anh Ngụy được lấy từ mấy anh trật tự hốt hàng rong, cho có hơi thở hiện thực đó mà ;))

    ReplyDelete
  6. @Linh: Em cũng hơi choáng khi thoạt đầu đọc bài này trên SGTT
    @Pink: Đúng là tác giả bài viết confused, viết thiếu logic, đồng thời ko hiểu dụng ý là gì ở đoạn cuối

    ReplyDelete