Tuesday, April 1, 2008

Entry for April 01, 2008

Bài này của Nguyễn Hòa về các phát hiện của học giả Lê Mạnh Thát. Bài dài, chưa đọc kỹ nhưng lướt qua đoạn đầu đã thấy chi tiết này của ông Hòa sai sót.

Luận bàn về “phát hiện lịch sử chấn động” của ông Lê Mạnh Thát


Nguyễn Hòa viết:
"Đáng tiếc là hầu như các ý kiến đã công bố để đánh giá “phát hiện” của Lê Mạnh Thát đều chủ yếu dựa trên bài viết của Hoàng Hải Vân và theo xét đoán của tôi, ngoài Trương Thái Du, có lẽ chưa có tác giả nào đã trực tiếp đọc Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta"

Không biết ông Hòa đã đọc các ý kiến của những ai, nhưng nếu đọc bài của GS. Phan Huy Lê, một trong vài người đầu ngành về sử học hiện nay thì rõ ràng GS Lê nói là GS đã đọc cả Lục độ tập kinh lẫn bộ Lịch sử Phật giáo Việt Nam và Tổng tập văn học Phật giáo của ông Thát. Ông Hòa không thể chưa đọc bài của GS Lê đăng trên chính tờ Nhân dân mà ông làm trưởng ban văn hóa. Ông Hòa có thể nghi ngờ là giáo sư Lê nói dối (như ông nghi ngờ khá nhiều giáo sư khác đạo văn và nói dối) nhưng cứ nói khơi khơi "theo xét đoán của tôi" như thế không hiểu là vô tình hay cố ý hạ thấp uy tín và sự trung thực khoa học của một nhà sử học hàng đầu?

GS Phan Huy Lê: Chân lý phải được đặt lên cao nhất

"
Tôi đã phải đọc lại các tác phẩm của thiền sư, trong 3 công trình liên quan đến vấn đề này thì có 2 công trình tôi đọc ngay từ đầu, thứ nhất là quyển Lịch sử phật giáo Việt Nam tập 1 NXB Thuận Hóa, in từ năm 1991, cuốn thứ 2 là Tổng tập văn học phật giáo mà tập 1 liên quan ở đây cũng xuất bản năm 2001 ở TP HCM. Tôi chỉ thiếu 1 cuốn duy nhất, mà cuốn đó cực kỳ quan trọng, là cuốn Lục độ tập kinh và khởi nguồn của dân tộc ta (LĐTK), cuốn này số lượng in ít quá, phạm vi phát hành lại rất hẹp nên ở Hà Nội tôi phải nhờ các bạn ở TP HCM tìm lại cho, LĐTK cả lần xuất bản thứ nhất năm 1972 và lần tái bản năm 2005 vừa rồi."

7 comments:

  1. Bạn Linh để cái href lẫn sang cả paragraph rùi(?!)

    ReplyDelete
  2. "Tôi chỉ thiếu 1 cuốn duy nhất, mà cuốn đó cực kỳ quan trọng, là cuốn Lục độ tập kinh và khởi nguồn của dân tộc ta (LĐTK)"

    Dĩ nhiên cách khẳng định của ông Hoà không thuyết phục và cũng "đáng nghi ngờ về phẩm chất khoa học" như cách ông nhận xét về công trình của(không chỉ)ông LMT, nhưng nếu căn cứ vào câu chữ thì em thấy trong bài viết của GS Huy Lê có nói rõ là ông đã đọc Lục độ thập kinh đâu. Chỉ nói là đã "nhờ các bạn tìm" thôi mà. Tất nhiên cũng có thể ông đọc rồi thật, nhưng nếu chỉ căn cứ bài viết đó thì chưa thuêyt phục thật.

    ReplyDelete
  3. Ông Hòa có thể nghi ngờ là giáo sư Lê nói dối--->>> hì hì, cái này là bạn Linh nói cho ông Hòa thì phải, chứ tớ đọc thì đâu thấy thái độ vậy nhỉ?
    Bác Lê nói cuốn đó khó mua, và có nhờ bạn mua, nhưng ko nói rõ, đã đọc hay chưa. Chắc vụ này, phải chính bác Lê ở thời điểm đó mới rõ được.
    Bài pv bác Lê theo link của bạn Linh đưa, trên báo Nhân Dân, nhưng đưa lại theo Thể thao và Văn hóa chứ!

    (NN (thực hiện)
    Theo Thể thao và Văn hóa

    ReplyDelete
  4. Vấn đề không phải thái độ ông Hòa thế nào mà là cách dùng câu chữ, đôi khi chỉ đặt ra một dấu chấm hỏi cũng có thể làm thay đổi nội dung của cả bài.
    Nếu đọc bài của GS Phan Huy Lê thì ông Lê không nói rõ là ông đã đọc tập kinh này nhưng hàm ý ông nói rằng ông đã có cả hai bản tập kinh này, chưa kể ông đã đọc đầy đủ cả hai bộ sách đồ sộ của ông Thát (mà theo lời ông Hòa thì "Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta chỉ là “dị bản”, chính xác hơn chỉ là bản “thu nhỏ” những nội dung tương tự đã được trình bày trong Lịch sử Phật giáo Việt Nam." Nhưng cách đặt vấn đề của ông Hòa thì dường như trong giới sử học lên tiếng về vấn đề này mới chỉ có nhà nghiên cứu nghiệp dư Trương Thái Du là có đọc Lục độ tập kinh, ở đây ông Hòa vẫn theo truyền thống chê bai giới hàn lâm, cái câu lửng lơ của ông "theo xét đoán của tôi" chính là dụng ý gieo rắc nghi ngờ đó (tôi-tức Nguyễn Hòa- nghĩ là như thế và tôi không cần chứng minh).
    Bạn Codet, câu trên tớ không nói hộ ông Hòa mà chính xác thì nói là "theo xét đoán của tôi thì ông Hòa nghi ngờ là giáo sư Lê nói dối", nếu nói câu này thì có thể bạn hài lòng hơn?.
    Tiếp theo, việc Nhân dân đưa lại bài Thể thao văn hóa thì có gì để nói, vì ông Hòa là trưởng ban báo Nhân Dân nên dù Nhân Dân đăng bài tự viết hay đưa lại báo khác thì cũng trong phạm vi ông Hòa phải đọc. Hơn nữa, ông Hòa viết và trích dẫn về ý kiến giáo sư Lê trong bài thì rõ ràng ông Hòa đã đọc bài này rồi, không hiểu bạn bẻ gì tớ ý này nhỉ?.
    Cuối cùng ý tớ là khi ông Hòa đặt vấn đề nghi ngờ giáo sư Lê chưa đọc cuốn này (theo xét đoán của tớ) thì ông Hòa nên nói rõ là tại sao. Và nói chung nếu đọc bài của GS Lê thì người ta có thể ngầm hiểu ý GS Lê muốn nói là tôi đã đọc cuốn đó rồi (còn nếu không thì một học giả uy tín như GS Lê cần thiết phải làm rõ là mình chưa đọc để tránh gây hiểu lầm- như ông Dương Trung Quốc từng nói rõ là mình chưa đọc). Ông Hòa có nhận định khác thì nên có ý kiến cụ thể hơn chứ làm như thế ảnh hưởng tới uy tín của GS Lê (chưa đọc nhưng vẫn hàm hồ như là đã đọc rồi). Ông Hòa viết rất khéo, vừa có thể hiểu ông không tin GS Lê đọc nhưng lại vẫn có thể trả lời là thì đúng là GS Lê có nhận là đã đọc đâu hay có thể trả lời là ông nghi ngờ người khác chứ không nghi ngờ GS Lê (đoạn dưới khuyên bác nhà thơ nào đó- chắc là Khoa Điềm- đọc bài GS Lê đi). Còn nếu mọi sự thuận lợi thì ông lại có thể tự đắc bảo rằng đấy, tôi là người đầu tiên đã khẳng định GS Lê chưa đọc (vì chỉ có Trương Thái Du là đã đọc). Tâm lý vừa len lén ném đá vừa cẩn thận tìm chỗ trú ấy là khá phổ biến trong các bài của ông Hòa, chứ không riêng gì bài này.
    Đó là chưa kể trong bài này ông Hòa tuy chê trách nhiều người chưa đọc Lục độ tập kinh mà đã lên tiếng (là những ai?) nhưng bản thân ông cũng chẳng đọc Lục độ tập kinh.

    ReplyDelete
  5. Tóm lại là bản thân em thì chẳng ưa gì ông Hoà, cùng với cái cách "phê bình" thiếu thiện chí của ông ấy(tất nhiên đôi khi cũng có cái lợi là khiên cho những người đưa ra lập luận nghịch chiều phải chặt chẽ hơn), dưng mà (theo xét đoán của em) thì cách lập luận của anh Linh cũng chưa vượt lên được lập luận của ông Hoà, vì cũng mới dừng ở "theo xét đoán của anh"
    (theo xét đoán của em), để phản bác một lập luận thì chỉ ra sự thiếu chặt chẽ, không khoa học, thiếu công minh trong cách lập luận của họ là đủ, chứ ko thể dùng lại chính thao tác lập luận đó

    ReplyDelete
  6. @Chrys..: Anh không viết báo, blog là chỗ để anh nêu các ý kiến và cảm giác cá nhân của anh. Trong trường hợp này thì anh không có ý định chứng minh là ông Hòa có ý định ném đá ông Lê mà chỉ muốn nói là bài viết ông Hòa có thể sẽ khiến một số người đọc (trong đó có anh và ít nhất là anh) nghĩ là ông ấy có ý ném đá ông Lê.

    Còn rộng hơn, nói tóm lại thì tôn chỉ tất cả các entry trên blog của anh là "theo xét đoán của anh".

    ReplyDelete
  7. Chẳng qua em muốn chặt chẽ hơn thôi, em thích blog của anh cũng vì thế, phần lớn là chặt chẽ và "cầu thị" (nói chữ 1 chút), không phải tranh cãi chỉ để thắng thua, mà tranh luận để cùng có cái nhìn đúng
    Còn nếu điều đó làm anh không hài lòng thì thôi, dù sao blog cũng là "blog của anh"

    ReplyDelete