Thursday, April 10, 2008

Entry for April 10, 2008

Cái vụ bẻ anh đào ở Hà Nội vừa rồi vừa buồn cười, vừa tội nghiệp. Cây anh đào có gì mà bà con ta xô nhau đi ngắm vài cái cây được trưng trong triển lãm như thể thứ gì quý giá lắm, rồi lại còn xô vào giành giật như cướp lộc? Rồi hí hởn khi bẻ được một cành, vài bông hoa anh đào Nhật (do là của chùa, hàng ODA Nhật viện trợ không hoàn lại?).
Nhớ trong truyện Kawabata, thường có cảnh tới mùa hoa anh đào nở, nhiều gia đình, không cứ tuổi tác hay thành phần xã hội, rủ nhau đi ngắm hoa, nhìn hoa nở và nhìn hoa rụng. Trai gái thì cũng nhân dịp này hẹn hò.
Ở Hà Nội cũng có mùa hoa sưa tháng Ba, rồi mùa hoa bằng lăng tháng Năm, hoa phượng tháng Sáu, đâu cứ phải hoa anh đào? Trên Tây Bắc thì có lẽ có mùa hoa đào, mùa hoa ban (nhưng chưa bao giờ được chứng kiến). Nào có mấy người để ý.
Cái việc không biết thưởng thức những thứ của mình và vồ vập, cướp phá những thứ của người ấy xem ra vẫn có sức sống mạnh mẽ lắm.
Mùa này chắc anh đào ở Washington DC. cũng đã rụng rồi? Năm ngoái đi DC. thì sớm quá, khi hoa chưa kịp nở.

Đọc trên blog bạn Ninh:

Trích:
"
Vòng vo một lúc thấy mấy cái cây khẳng khiu, héo rũ (chắc vì cây bị để lạnh trong quá trình vận chuyển, giờ lại trưng bày trong nắng), hoa hoét trông chán chết. Cây có rất nhiều nụ, nụ thành từng chùm và một cành thì lúc lỉu những chùm nụ như thế. Theo kinh nghiệm chơi hoa thì thế là toi rồi. Cành đào chắc chắn không thể nở hoa. Cái cây chi chít những bọc đất nhỏ đặt vào giữa các cành, chắc là họ đang chiết cây. Tình trạng chung: có vẻ những cành ở dưới đã bị bẻ, giờ thì đã có người canh gác rồi.

Đi tiếp một đoạn nữa, thấy một bác người Nhật già, các là nghệ nhân, mặt mày hằm hằm, vét và giật những cành hoa bị bẻ rơi xuống đất hoặc trên tay người khác (không biết nữa) và vứt một cách bực dọc vào dưới gốc cây. Nhìn cảnh tượng này chợt nghĩ chỉ vài phút trước đó thôi, chắc ở nơi đây có một đám thanh niên Việt Nam đã nhảy vào ra sức bẻ cây một cách hồ hởi và công khai để tỏ lòng yêu hoa và ông nghệ nhân này nhảy ra đuổi để bảo vệ cái cây tội nghiệp. Một cháu bé trai chừng 10 tuổi đi cùng anh cũng vừa lướt tới như mình thốt lên: “Tởm chưa. Nhìn cái cây của người ta này.” Đi tiếp 5m, thì lại thấy một đám đông vây quanh cái nhà bạt. Một ông già Nhật đang hét lên với một phụ nữ trung tuổi, đi cùng một cô nhỡ nhỡ với 2 đứa trẻ con. Dân tình nháo nhác: CHuyện gì thế nhỉ? Người phụ nữ kia quay ra phân trần: Tôi có bẻ cây đâu, chỉ cúi xuống nhặt cành cây rơi ở dưới đất thôi. Hóa ra chị này tranh thủ hôi của, bị ông nghệ nhân Nhật tóm lại vì tưởng là thủ phạm bẻ cây. Ớn quá, thôi đi về. Nắng nóng, ngột ngạt. Lại nhìn thấy từng đôi tình nhân, tay trong tay, mặt mũi sáng ngời, hạnh phúc và thanh thản như đang đi dạo chơi đêm giao thừa, trên tay lại là một cành hoa anh đào nhỏ đem về cắm ở cái lộ nhỏ trong nhà để mọi người đều biết: hoa anh đào đấy!"


9 comments:

  1. thở dài.... ôi xứ mình, nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, cái gì cũng là của chung nên ai cũng có quyền như nhau mà vô giành giật

    ReplyDelete
  2. Luc day minh co o day chac minh cung nhay vao hoi :) Tam ly dam dong ma, luc day thay thang khac dang ham he xong vao ma minh ko nhay vao thi cung thiet.
    Noi choi vay, day cung la mot dip de xem lai van hoa cua nguoi "Viet Nam".

    ReplyDelete
  3. Khổ thân các nghệ nhân Nhật mặt mũi phải hằm hằm còn bọn doanh nhân Nhật thì (thật sự) không lạ gì "văn hóa" Việt Nam ta đâu nhé! Chuyện bẻ hoa làm các nghệ nhân Nhật hậm hực chỉ là chuyện nhỏ còn chuyện lớn là mấy chục năm nữa cháu chắt chút chít chúng ta sẽ phải hậm hực vì bốn phía sát kinh thành đều là các khu công nghiệp to uỳnh của bọn Nhật...Trong khi đó như Quảng Châu, các khu công nghiệp thường cách xa khu dân cư tầm 100-300km :(

    ReplyDelete
  4. trên blog Lila có ảnh vừa chụp hoa anh đào DC đẹp tuyệt vời. Hoa ban thì HN cũng có mùa hoa ban, là cuối tháng 3 đầu tháng 4, đẹp tuyệt vời!

    ReplyDelete
  5. Troi em cha thay buon cuoi gi ca, nhuc oi la nhuc, dung truoc mot nen van hoa lon moi thay minh thap be nhu the nao, thap tu cai basic thinking tro di.

    ReplyDelete
  6. Hoa anh đào đẹp tuyệt mà a Linh lại chê có gì đâu ;{. Đọc bài này thì thấy thương mấy ông già Nhật và tội nghiệp cây đào quá (chắc là đau đớn ê chề lắm).

    Đâu cứ gì phải là hoa anh đào quí giá mang từ Nhật sang. Mấy hoa cỏ bình thường trưng ở ngoài đường vào dịp lễ tết cũng chịu số phận thê thảm thế mà. Có lẽ việc thích chôm đồ (chung + riêng) đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam rồi ạh(!)

    ReplyDelete
  7. Èo ôi, bạn em còn chộp được vẻ mặt thèm thuồng của 1 anh vừa bẻ hoa, đến là tởm! http://blog.360.yahoo.com/blog-usNhLOUmcqjZph0xe4WwykJ.Fg--?cq=1&p=3132#comments

    ReplyDelete
  8. Rất nhiều bài viết về việc thiếu văn hóa này nhưng đến chiều chủ nhật thì bị xóa hầu hết ...
    VD như ở Việt báo có khoảng 6 bài trong chủ đề "KHI VĂN HÓA NÔNG THÔN TRÀN VÀO ĐÔ THỊ của mọt tiến sĩ...(KV đọc và không nhớ tên)giờ dây clik vào link đó chỉ thấy bài viết về việc cưới vợi của người mẫu Bình Minh ...Một bài viết về thế giới sao mode chẳng liên quan gì đến văn hóa cả.
    Một quan chức đã nói :"Chắc không bao giờ còn có lễ hội Hoa anh đào ở VN ..." Diiêù đó có thể vì Hoa anh đào là một quốc hoa ...một loài hoa biểu tượng cho người Nhật...Lễ hội còn được gọi là Tết anh đào và người Hà Nội đã xử sự như thế trước mắt người Nhật...khi lễ hội còn đang tiếp diễn...
    Khi việc bẻ hoa diễn ra .Một nữ quan chức Nhật Bản hỏi cô thông dịch là đang xảy ra điều gì và cô ấy đã không thể trả lời ...
    KV đã từng tham dự nhiều loại lễ hội của nhiều nước ...Ngay cả những nước lạc hậu như Lào,Kampuchia,Myanma cũng không thấy họ có thái độ như thế...Những người bẻ hoa và ban tổ chức lễ hôi hẳn phải xấu hổ nếu tham dự một lế hội của người Tây Nguyên...Họ có ý thức hơn những người ở lễ hội hoa anh đào rát nhiều....
    Không có lý do nào bào chữa cho việc thiếu văn hóa của người Hà Nội ..
    Lễ hội Hoa anh đào được tổ chức hàng năm ở nhiều quốc gia trên thế giới với tính cách ngoại giao và giao lưu văn hóa.
    Chắc chắn vụ việc ở sân giảng võ đã đi vào lịch sử của lễ hội Hoa anh đào. Một lễ hội đẹp và giàu chất vân hóa đông phương đã không được tôn trọng và chẳng ra cái thể thống gì ở Hà Nội...
    Phải chăng cái thanh lịch của Người Hà Nội đã không còn....
    Phải chăng ở lễ hội đó chỉ toàn là nông dân ...
    Những người tham dự lễ hội đa số là những người trẻ ,hiện đại của Vn...
    Thế mà tại sao lại như thế.

    ReplyDelete