Monday, April 14, 2008

Entry for April 14, 2008

Bác Ngọc đao to búa lớn quá
Nguyên Ngọc: Để trẻ em “điếc” với sách là tội ác!
Bác nói cũng không thuyết phục lắm, rất cảm tính. Ví dụ đoạn này "Quả thật hiện nay, so với một số thời kỳ trước đây, dân ta đọc sách ít hơn, đặc biệt là trong những giới lẽ ra phải là những người yêu sách, ham đọc và biết cách đọc sách hơn cả." không hiểu bác căn cứ vào đâu, vì nếu căn cứ vào số lượng sách xuất bản thì có vẻ như dân ta ngày nay đọc sách nhiều hơn chứ không ít hơn trước.
Ở Việt Nam mình có cái lẽ, ít khi có số liệu thống kê mà toàn chỉ thấy các bác cứ nói khơi khơi.

Ví dụ như bài này trên báo Người Lao Động mà bà Tạ Thị Ngọc Thảo đã phê bình ở đây. Sau khi tác giả bài báo viết rất hùng hồn rằng các thống kê cho thấy chỉ số tín nhiệm với các nhà lãnh đạo ở Mỹ, châu Âu xuống rất thấp, anh/chị ấy rút ra kết luận hộ nhân dân mà chẳng cần phải thống kê gì như bọn Tây: "
Ở nước ta, song song với những giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định sản xuất kinh doanh, Đảng và Chính phủ đã có những kết luận rất minh mạch, thẳng thắn và những quan tâm lớn lao trong việc hoạch định chính sách an sinh xã hội, giúp người dân vượt qua bão giá. Nhờ vậy, dù thiếu thốn người dân vẫn không mất lòng tin và hy vọng".

Trở lại bài của bác Ngọc, có nhiều ý thấy bác viết có phần võ đoán cứ như câu chuyện bàn trà. Ví dụ câu này "
Lại nói chuyện Phần Lan, ở bên ấy khi một đứa bé được sinh ra thì quà tặng nó là một giỏ sách, thật là một đất nước văn minh và hạnh phúc" không hiểu bác lấy ở đâu ra, chứ chả nhẽ bọn Phần Lan hâm tới độ quà tặng cho trẻ sơ sinh là sách?

Hay câu này "Trẻ con Phần Lan 7 tuổi mới bắt đầu đi học, nghĩa là chậm hơn ở ta 2 năm, được tha hồ chơi thêm 2 năm. " thì theo tớ hiểu, tuổi đi học ở Việt Nam là 6 tuổi chứ có phải 5 đâu nhỉ? (hay là giờ thay đổi mà mình không biết?). Hoặc câu này cho thấy bác Ngọc không hiểu lắm về giáo dục đại học ở Mỹ "chẳng hạn bộ ba sách của J. Diamond (nhân đây cũng xin nói: tôi biết trong danh mục các sách bắt buộc trong chương trình của trường Boston College, một trường đại học rất nổi tiếng, thấy có những cuốn sách ấy của Diamond bên cạnh Kinh Thánh, Đạo đức kinh
của Lão Tử, tác phẩm của Kant, Hégel, Marx và nhiều tác giả kinh điển Đông Tây)." Sách của Jared Diamond có thể được đưa vào chương trình giáo dục bắt buộc nhưng là bắt buộc cho một số môn nào đó thôi: ví dụ lịch sử, nhân chủng, xã hội học, dân tộc học...Ngay cả những cuốn kinh điển mà bác nói cũng không có nghĩa là bắt buộc với mọi sinh viên. Ví dụ nếu không học Triết thì một sinh viên đại học Mỹ có thể sẽ chẳng bao giờ phải đọc Kant hay Marx.
Bác Ngọc có vẻ tích cực cổ động cho trang sachhay.com của bác và một số người đồng chí hướng. Nhưng thật sự chất lượng trang này khá tạp nham, quả là chưa thấy xứng tầm với những người như bác Chu Hảo, Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang A, Lê Đăng Doanh...(danh sách tới cả sáu bảy chục trí thức ít nhiều có tên tuổi), cũng chưa xứng với dự án đồ sộ Tủ sách Tinh hoa đứng đằng sau nó. Các bác sachhay.com nếu chịu khó tập trung xây dựng nó thành một cái gì đó có giá trị, thay vì để nó chẳng khác gì một cái trang tạp nham -mà ai cũng có thể viết quảng cáo sách của công ty mình, bạn mình hay chính mình trên đó- xong rồi đi quảng cáo ở khắp mặt các trang báo. Thay vì viết những bài quảng cáo đó, nếu mỗi người trong nhóm sáng lập sachhay.com chỉ cần viết một bài giới thiệu về một vài cuốn sách mình tâm huyết thì hàm lượng chất xám của trang này đã khá hơn nhiều rồi.

8 comments:

  1. Bài này viết có nhiều cảm tính! Sách Hay, hay Viện IDS cũng thoạt nhìn là nhiều cảm tính, mặc dù của nhiều nhà khoa học, kinh tế... Có lẽ các bác cây đa cây đề đang cố gắng dùng nhiệt tình và say sưa của mình để làm việc, để gây ảnh hưởng tới người khác!

    Nhưng lần đầu tiên em nghe bác Ngọc nói chuyện về Tây Nguyên, thì rất khoa học, có số liệu nghiên cứu được trích rất thuyết phục - chứ không theo cách nhìn nhà văn của bác ấy. Anh thử nghe nhé: http://www.esnips.com/web/Indigenous-People

    Còn lần nghe Quang A nói chuyện về xã hội dân sự, thì theo phong cách say sưa - nêu ra như một chủ đề bác ấy quan tâm và mời mọi người phản biện lại - chứ không phải là một bài thuyết trình mang tính khoa học và của một chuyên gia!

    Em đang định "xui" anh Linh về đầu quân với IDS :D Có các chất kinh tế, khoa học, văn học... và rất thẳng thắn với công luận!

    ReplyDelete
  2. toi nghiep bon tre con Phan Lan qua nhi, hoi be di hoc minh ghet nhat la nhan phan thuong toan sach voi vo :(

    ReplyDelete
  3. trẻ con VN vẫn bắt đầu đi học từ năm 6 tuổi cậu à, chẳng thay đổi gì đâu...
    Nhân tiện nói tới sách, tớ đang đọc cuốn bạn Quỳnh dịch: Ác quỷ Nam Kinh. Phải nói, cuốn này hay, đọc nghẹn thở và không thể dứt ra được. (PR cho bạn Quỳnh tí)

    ReplyDelete
  4. em thấy cái trang sachhay.com nhảm lắm. Vn mình cái gì cũng lớt phớt cho nó có chứ chẳng làm dc cái gì ra hồn.

    "Quả thật hiện nay, so với một số thời kỳ trước đây, dân ta đọc sách ít hơn, đặc biệt là trong những giới lẽ ra phải là những người yêu sách, ham đọc và biết cách đọc sách hơn cả." còn cái này theo cảm tính của em cũng thấy đúng. Về lượng có vẻ tăng nhưng chất thì ko dám chắc

    "Sách của Jared Diamond có thể được đưa vào chương trình giáo dục bắt buộc" sao em thấy đọc mấy cuốn này nhiều chỗ hơi ba phải hoặc võ đoán wa (chắc tại trình em gà :D)

    ReplyDelete
  5. Chet chet, cac chau be doc Nicolas den tuoi di hoc la lao lam.
    Dua chu G noi dung, chu ai lai tang nhung cuon nhu la "Cac bai van hay lop 6" thi rat la toi nghiep :(

    ReplyDelete
  6. Chắc trong giỏ sách ý cũng toàn chuyện Nhóc Nicolas hay Biết Tuốt nhảy qua con cá chuối thôi :-D nên chưa chắc đã là tội nghiệp hi hi

    ReplyDelete
  7. Bạn Linh ngày càng đanh đá, sợ thật:-P

    ReplyDelete
  8. Bài phản biện của bà Thảo tốt đấy ;)) Bổ sung thêm: dân Mỹ có bất bình hay mất lòng tin với chính phủ nhưng nói chung mức sống và chất lượng cuộc sống của "bọn nó" dù trước hay trong thời Bush cũng đã quá cao. Nay cái sự cao đó thấp xuống hay khó khăn hơn thì cũng không thể để bên cạnh hoàn cảnh VN để so sánh rồi nhân đó tâng bốc tài năng của Đảng và chính phủ VN. "Bọn nó" (dân Huê Kỳ) mất lòng tin hay chán nản là so với thời sung sướng vui vẻ trước đây của "bọn nó" mà thôi.

    Và sở dĩ cái sự "mất lòng tin" của nhân dân Huê Kỳ được vang lên khắp bờ cõi cũng là vì "bọn nó" có quyền tự do ngôn luận, phát biểu tùy ý. Còn sự hài lòng hay im lặng của người dân VN - chưa hẳn có nghĩa là họ không phàn nàn, mà vì họ bị bịt miệng không cho bày tỏ ý kiến và phải cam chịu như vậy thôi :P




    ReplyDelete