Bài của ông Nguyễn Quang A. Tại sao Chính phủ lại quá dễ dãi trong việc cấp vốn và cho các tập đoàn này vay tiền, để họ đầu tư tràn lan, thiếu hiệu quả và không đúng mục tiêu bằng nguồn vốn Nhà nước. Một số người so sánh với các chaebol Hàn Quốc nhưng điểm chính yếu nhất là các chaebols là các tập đoàn tư nhân, không sử dụng tiền thuế của tư nhân để kinh doanh thì lại không được nói đến mấy.
Nghe các tập đoàn lớn nói
"Lúc thị trường chứng khoán và bất động sản được "thổi" lên vù vù, cổ phiếu của các công ty trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bất động sản rất được ưa chuộng. Bỏ vào vài trăm tỉ tham gia lập công ty trong các lĩnh vực đó, sau một thời gian ngắn có thể bán được cả ngàn tỉ để "lấy ngắn nuôi dài" bù cho hoạt động "cốt lõi chậm hoàn vốn". Họ chỉ nhìn thấy cách kiếm lời quá dễ, quá nhanh trong các lĩnh vực đầy rủi ro này.
Bằng bộc bạch "lấy ngắn nuôi dài" họ đã chẳng ngần ngại nói toẹt ra suy nghĩ mang tính "đánh quả", "đầu cơ" của họ trong việc đầu tư sang các lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bất động sản. Thật đáng e ngại về tầm nhìn kinh doanh của các "anh cả" qua những lời bộc bạch, than phiền, thậm chí đe doạ nếu "Chính phủ không bổ sung vốn cho các tập đoàn kinh tế" thì "sẽ là thảm hoạ trong tương lai", hay đổ lỗi cho người dân khi thiếu điện. Các "anh cả" đã đầu tư bao nhiêu ra bên ngoài doanh nghiệp?
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, họ đã đầu tư 116.768 tỉ đồng (cỡ 10% GDP và bằng 26% vốn huy động của 70 tập đoàn và tổng công ty!) ra bên ngoài doanh nghiệp, trong đó có 23.344 tỉ đồng vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bất động sản. Riêng Vinashin đã đầu tư 3.323 tỉ (bằng 1.1 lần vốn chủ sở hữu!) vào các lĩnh vực nhạy cảm này, thế mà bảo "không tìm kiếm lợi nhuận" để "lấy ngắn nuôi dài".
Đó là chưa kể các ngân hàng quốc doanh bơm bao nhiêu tín dụng cho các "nhà đầu tư" trong các lĩnh vực này? Với những con số như vậy thì việc hình thành bong bóng chứng khoán và nhà đất kể cũng không khó hiểu. Nay bong bóng chứng khoán đã xẹp, bong bóng bất động sản đang xì. Liệu có lợi nhuận mà "họ không tìm" để "lấy ngắn nuôi dài" hay không?
"Tỉ lệ nợ trên vốn của các DNNN còn quá cao. Nhiều công ty có số nợ phải trả gấp 5 lần vốn nhà nước tại công ty. Có công ty vay gấp 20 lần vốn nên có độ rủi ro cao, khả năng thanh toán nợ thấp". Đấy là điều lo lắng của ông Phạm Viết Muôn - Trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp nhà nước - ở hội nghị cùng tên ngày 7.10.2006.
Nay sau gần 2 năm thì sao? Vẫn theo báo cáo của Bộ Tài Chính đến 31.12.2007 tổng số vốn huy động của 70 tập đoàn, tổng công ty là 448.269 tỉ đồng (số vốn đầu tư ra ngoài 26% của con số này!). Hệ số vay nợ/vốn chủ sở hữu quá cao như TCty Xây dựng công trình giao thông 5 là 42 lần, TCty Xây dựng công trình giao thông 1 là 22,5 lần, Vinashin là 21,8 lần, Lilama là 21,5 lần.
Chẳng hiểu các ngân hàng nào cho họ vay như vậy? Vì với tập quán cẩn trọng thì ngân hàng sẽ rất khó cho vay khi tỉ lệ nợ/vốn chủ sở hữu vượt hơn 3 lần. Chắc là Chính phủ vay hộ, hay bảo lãnh hay lệnh cho các ngân hàng phải cho vay? Với tỉ lệ vay nợ/vốn chủ sở hữu như thế, rủi ro là kinh khủng. Và họ lớn tiếng cảnh báo Chính phủ "nếu không bổ sung vốn" cho họ thì quả là "thảm hoạ" đối với họ thật là dễ hiểu. "
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Chỉ 1 cú điện thoại hay một chỉ thị bằng mồm. NH nào mà chẳng phải cho vay. Vì NH cũng chỉ là một thành viên trong đó, dưới sự cai quản của cùng một thứ quyền lực?
ReplyDelete