Wednesday, March 26, 2008

Entry for March 26, 2008

Đọc qua bài này về Nguyễn Việt Tiến, nói chung tớ không có ý kiến vì không thể biết rõ được tội trạng thực và phạm vi trách nhiệm của bác Tiến thế nào. Nhưng đọc đoạn này ""Ngày 4/4/2006, ông Tiến bị bắt tạm giam. Cơ quan điều tra khởi tố với 3 tội danh. Ngày 3/10/2007 Viện kiểm sát đồng ý cho tại ngoại." thì thấy thời gian tạm giam của bác Tiến là 18 tháng!. Một năm rưỡi trong tù mà chưa được xét xử. Làm sao lại có thể có thời hạn tạm giam dài thế chứ, có khác nào bỏ tù không xét xử đâu.
Hình như tòa án Việt Nam còn có một số trường hợp sau khi xử thì thẩm phán tuyên án có số tháng tù bằng thời hạn tạm giam và có thể được tính ngay thời gian chấp hành hình phạt vào thời gian tạm giam, và người bị kết tội được thả ngay sau đó. Như thế là thời gian bị tạm giam có thể được tính vào thời gian chịu án phải không?
Ở bên Mỹ thông thường những trường hợp như bác Tiến sẽ chỉ phải đóng tiền thế chấp để "bail out" (đóng tiền tại ngoại) trong thời gian chờ tòa kết án, chỉ ai không có tiền (hoặc có nhiều khả năng bỏ trốn) mới phải chịu tạm giam nhưng thời gian tạm giam cũng không thể dài quá như thế.
Việt Nam có nên học tập hình thức bail-out không nhỉ? Và phải làm thế nào để rút ngắn thời gian các bị cáo phải chờ đợi trước khi có phiên tòa?

11 comments:

  1. Bên Hung cũng vậy thôi, tạm giam có thể kéo dài rất lâu tùy tính phức tạp và mức độ trầm trọng của vụ án. Rồi sau sẽ tính khoảng thời gian này vào bản án sẽ tuyên. Tại ngoại thì có thể ảnh hưởng đến vụ án (tác động hoặc đe dọ các nhân chứng, các nghi can khác, v.v…) nên trong một số trường hợp, kéo dài tạm giam (một cách hợp thức) có thể là điều nên làm.
    Mình thấy bên Tây này, nói chung, từ khi khởi tố điều tra đến lúc buộc được tội, mở được phiên tòa, cũng lâu lắm. Vì phải làm chặt chẽ, đúng mọi thủ tục. Nên việc “rút ngắn thời gian” không dễ.
    @ Minh: Comment (giục đi ngủ) rất… cục cằn ;)

    ReplyDelete
  2. Bác Hoàng Linh, ví dụ ở Mỹ, hiến pháp quy định các tội phạm được quyền có speedy trial (phiên xử nhanh) trừ khi họ từ chối hoặc bởi các lý do bất khả kháng, còn các phiên tòa phải được ấn hành trong một thời gian nhất định tùy theo luật của các bang, như ở New York là 6 tháng, ở Illinois là 120 ngày. Em google thì có bài báo này
    http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=9801E7D71E31F931A35750C0A961958260
    trong đó vào năm 1996 (hơi cũ) thời gian trung bình chờ đợi phiên tòa hình sự ở New York là khoảng 100 ngày. Có lẽ ở các bang khác với số tội phạm ít hơn thì thời gian này còn ngắn hơn nữa.
    Ở một số nước khác như Scotland chẳng hạn thì thời gian còn ngắn hơn. Đây là thông tin ở trang web của Tòa án Scotland "http://www.scotcourts.gov.uk/courtusers/charter/charter_08.asp). Thời gian chờ đợi được xác định dưới 12 tuần trong trường hợp người bị xử không nhận có tội. Còn nếu người bị xử đã bị giam thì thời gian chờ đợi còn ngắn hơn thế nhiều.
    "For summary criminal cases, we aim to arrange trials within 12 weeks if the accused person pleads not guilty. If the accused person is kept in custody pending trial, the hearing will be a lot sooner."

    Em không biết ở Hungary thế nào nhưng nếu ở Hungary, những trường hợp chờ đợi như Nguyễn Việt Tiến không hiếm thì rõ ràng ngành tòa án nước này còn khá nhiều vấn đề.

    ReplyDelete
  3. Lac de:
    Ngay truoc co doc mot bai bao cua Nguyen Nhat Anh (GD Nha Nam, con re bac Tien) tren Phap Luat va Doi song thi phai, benh vuc bo vo rat kinh.
    Con cac bao khac thi tap trung chui rua bac Tien, cha co bai nao viet mot cach neutral nen chang hieu su viec that su la nhu the nao.

    PS: Buon ngu thi di ngu di chu con gi nua :P

    ReplyDelete
  4. Anh Linh tap trung vao chuyen mon di nhe, khong comment linh tinh :P

    ReplyDelete
  5. Ở VN mà cho mấy cha nội tư bản đỏ nộp bail out thì tụi nó tại ngoại đến đời chắt chít luôn ấy chớ!

    ReplyDelete
  6. Chắc tại ở VN có nhiều tội phạm nên xử mãi chưa đến vụ của bác Tiến anh ạ ^^

    ReplyDelete
  7. Anh mà đọc lại báo thì đã nhiều lần gia đình ông T viết đơn xin cho ông ấy được tại ngoại, nhưng đều bị từ chối.

    Tuy nhiên, 18 tháng là thời hạn gia hạn tạm giam tối đa rồi.

    ReplyDelete
  8. Thời gian tạm giam được tính vào thời gian thi hành án (nếu tòa tuyên bị can phải chịu án tù).
    Thấy bác hơi thiên vị cho bọn Mẽo. Bọn nó có trại giam ở đâu đó gần Cuba, em không nhớ chính xác tên (Guatemala thì phải?), nơi giam giữ những người bị nghi ngờ khủng bố. Đâu có xét xử gì đâu mà quẳng người ta vào đó không biết bao năm trời. Thông tin này em nghe từ báo đài Pháp, không biết có chính xác không?

    ReplyDelete
  9. @ Linh: Mình hay dịch các hồ sơ tư pháp, hình sự nên có nắm qua loa tình hình (thực tế) của tư pháp Hung. Dĩ nhiên là có vấn đề, nhưng ko rõ làm thế nào để giải quyết được những vấn đề ấy, nếu các thủ tục tư pháp phải làm đúng theo luật.
    Kể một trường hợp đơn giản. Một anh đi ngoài đường, cảnh sát bắt quả tang có ma túy trong người (ở chính cái túi quần mà khi cảnh sát định kiểm tra thì anh ta thọc tay vào đó và giữ mãi...).
    Như ở nhà mình có lẽ ko cần điều tra điều chiếc gì nữa. Tuy nhiên, ở đây, nghi can cứ khai càn, là sở dĩ anh ta cho tay vào túi quần là để tìm chiếc mobile (mà thực ra ko có ;)), còn ma túy trong túi quần thì anh ta đâu có biết. Có lẽ, là vì hôm trước anh ta đến nhà một hội người Việt chơi, rồi uống rượu say sưa ngủ lại đó, và đám người Việt ở đó có thể có hội buôn ma túy, thù hằn gì đó để vào túi quần anh ta ;)
    Cơ quan điều tra dĩ nhiên biết anh ta nói xạo, nhưng họ có nhiệm vụ chứng tỏ điều ngược lại để buộc tội. Điều tra mấy năm mà ko chứng tỏ được, nên đành tuyên trắng án, vì các bằng cứ có được chưa đủ tạo thành một vòng tròn khép kín và ko mâu thuẫn.
    Dĩ nhiên trong trường hợp này, anh nghi can này chỉ bị tạm giam một thời gian ko dài, rồi được thả; tuy nhiên, nói vậy để thấy một vụ có vẻ đơn giản nhưng cứ phải... đúng theo luật thì cũng có thể kéo dài rất lâu.

    ReplyDelete
  10. À, mà bên này thường người ta chỉ tạm giam dài nếu tiên lượng được là bản án sẽ tuyên chắc chắn ít nhất cũng phải dài như thời gian đã tạm giam ;). Trong các hồ sơ của VKS trong thời gian trước khi đưa ra xét xử, họ hay nhấn mạnh điều này...

    ReplyDelete