Tuesday, March 11, 2008

Entry for March 11, 2008

Xem ra các tổ chức tài chính Mỹ mới đang thực sự ở trong một cuộc khủng hoảng thanh khoản. Ngân hàng Trung ương Mỹ cắt giảm lãi suất nhưng không có tác dụng gì. Lo sợ hệ thống tài chính sụp đổ, các nhà đầu tư tháo chạy hàng trăm tỷ đô-la, ban đầu trên thị trường thương phiếu và giờ đây trên thị trường trái phiếu.
Fed quyết định cứu thị trường trái phiếu bằng cách tung vào thị trường 200 tỷ USD để cho các ngân hàng vay với thế chấp là các trái phiếu được bảo đảm. Nói cách khác, theo lời của nhà kinh tế Paul Krugman thì Fed chấp nhận làm chủ tiệm cầm đồ để cứu lấy thị trường.

Fed interventions
Theo Financial Times,
"In its second big intervention since Friday, the US central bank announced that it would lend primary dealers in the bond market up to $200bn (€130bn, 100bn) in Treasury securities for a month at a time and accept ordinary AAA-rated mortgage-backed securities as collateral in return."

Cũng theo Financial Times, thì biện pháp này đẩy Fed gần tới lựa chọn phải trực tiếp tham gia thị trường bằng cách mua trái phiếu để cứu (biện pháp tương tự trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang được SICC tiến hành), tuy rằng Fed vẫn còn chưa tiến hành biện pháp này.

"Analysts said it took the US central bank a step closer to the nuclear option of buying mortgage-backed securities in its own right, although it stopped clearly short of such an extreme move."

Krugman phân tích về hiệu ứng tâm lý của biện pháp can thiệp thị trường của Fed đối với thị trường. Hiệu quả nếu có thì chỉ trong trường hợp yếu tố tâm lý. Lần can thiệp này là lần thứ 2 của Fed (sau lần đổ vào 200 tỷ để cứu thị trường thương phiếu). Nếu còn có lần thứ ba thì không biết Fed có còn gắng gượng trụ được không, hay sẽ phải sử dụng tiền thuế nhân dân để can thiệp trực tiếp vào thị trường nhằm chống sự sụp đổ của hệ thống tài chính?

"The only way the Fed’s action could work is through the slap-in-the-face effect: by creating a pause in the selling frenzy, the Fed could give hysterical markets a chance to regain their sense of perspective. And to be fair, that has worked in the past.

But slap-in-the-face only works if the market’s problems are mainly a matter of psychology. And given that the Fed has already slapped the market in the face twice, only to see the financial crisis come roaring back, that’s hard to believe."

Một kịch bản tương tự cũng đang xảy ra ở Việt Nam trên thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán. Nhưng ở Việt Nam, không có một cơ quan quản lý kinh tế nào có vai trò như Fed nên các giải pháp trở nên khá hỗn độn. Trong hệ thống ngân hàng, cũng xảy ra một cuộc khủng hoảng thanh khoản nhưng không phải vì khủng hoảng bất động sản mà vì NHNN bắt các ngân hàng thương mại phải mua tín phiếu để chống lạm phát (và sau đó lại phải đổ ngược tiền lại lưu thông để giải quyết tình trạng thiếu thanh khoản). Trên thị trường chứng khoán là sự xuống không phanh của các chỉ số chứng khoán khiến Bộ Tài chính quyết định can thiệp trực tiếp vào bằng cách dùng vốn ngân sách để mua chứng khoán trên thị trường này. Hiệu quả của biện pháp này như thế nào, xem ra thật khó biết. Ở các nền kinh tế phát triển thì hiện tượng trên, nếu xảy ra là cực kỳ bất đắc dĩ chỉ trong trường hợp hệ thống tài chính có nguy cơ sụp đổ vì về nguyên tắc, nhà quản lý không thể vừa đá bóng vừa thổi còi được, không thể dùng vốn ngân sách để "lựa chọn" một số công ty, tổ chức sẽ được "cứu". Sự can thiệp của chính phủ vào thị trường vẫn có nhưng thường là gián tiếp thông qua sự bảo đảm với một số tổ chức tín dụng (hình như ông Thúy từng bảo đảm cho ngân hàng xyz gì đó trước kia) hay như Fed đang làm. Nhưng ở một nền kinh tế đang phát triển có thị trường chứng khoán mong manh như Việt Nam thì việc can thiệp ở một mức độ hạn chế có thể có những biện pháp tâm lý nhất định để ổn định thị trường trong trường hợp các nhà đầu tư dễ bị thao túng bởi các yếu tố ngoài thị trường.

Một cái khó của sự quản lý vĩ mô ở Việt Nam là xem ra có ít kênh để sự can thiệp gián tiếp vào thị trường có hiệu quả?

2 comments:

  1. Việc Fed bỏ 200 tỉ để đổi lại một đống nợ khó đòi mortgae-backed securities chỉ là một biện pháp ngắn hạn tạm thời, và về lâu dài là nguy hiểm cho thị trường và trượt giá đồng dollar. Cái này là tiền lệ, cứ khi thị trường khủng hoảng là fed tiếp tục bơm tiền, bơm thật nhiều tiền...hậu quả là nó chỉ chuyển từ quả bong bóng nhỏ sang 1 quả bong bóng to hơn và cuối cùng sẽ là 1 cái bummm. Nhìn lại cuộc khủng hoảng internet 1990, thay vì để quả bong bóng vỡ thì fed bơm thật nhiều tiền vô dẫn đến bây giờ là subprime, mortagage... Rêcssion là điều bắt buộc phải xảy ra, nó chi như một quá trình correct itself, nếu cứ kiều tiếp tục đưa ra những biện pháp ngắn hạn mà không nhìn tới lợi ích lâu dài thì việc mỹ step down chỉ còn là vấn đề thời gian. Saving của mỹ bây giờ là negative. nợ nước ngoài trên 80 trillion dollars, chưa tính những unfudned goverment projects. trade deficit ngày càng lớn. war cost 6 trillions a year ( can be more). có một điều đáng nói nữa là trên 70% gdp mỹ là từ consumer spending. thôi không nói nữa, dài dòng quá. CÒn Vn thì quá nhiều để mà nói.

    ReplyDelete
  2. ''...khiến Bộ Tài chính quyết định can thiệp trực tiếp vào bằng cách dùng vốn ngân sách để mua chứng khoán trên thị trường này...''. Nói thế này là một chiều.

    Nhìn từ chiều khác thì SCIC là cơ quan quản lý vốn nhà nước, lần này thực hiện mua cp từ phần thặng dư bán cổ phần nhà nước trước đây. SCIC là cơ quan được phép đầu tư và kinh doanh, là đại diện phần vốn nhà nước ở nhiều doanh nghiệp. Với vai trò là một cổ đông lớn của các doanh nghiệp đang có cổ phiếu xuống giá quá mạnh, SCIC hòan toàn có thể mua lại cổ phiếu, vì lợi nhuận, mà cũng là để cứu mình. Không ai nói rằng khi thị trường lên và có lợi nhuận thì SCIC không được bán ra để realize lợi nhuận. Hiệu quả đến đâu thì chưa rõ, vì chỉ là hành động của một cổ đông trong hàng triệu cổ đông trên thị trường, nhưng ở đây không phải cái gọi là ''nhà quản lý vừa đá bóng vừa thổi còi''.

    ReplyDelete