Saturday, March 1, 2008

Thư ngỏ gửi một số cơ quan nhà nước về cuốn THƠ TRẦN DẦN



Copy lại từ blog bác Búp bê bằng bột


Hà Nội, ngày 1 tháng 3 năm 2008

THƯ NGỎ


Kính gửi
Ông chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa–Khoa học–Giáo dục, Quốc Hội CHXHCN Việt Nam

Ông chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Quốc Hội CHXHCN Việt Nam

Ông Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông CHXHCN Việt Nam

Ông Tổng Thanh tra chính phủ CHXHCN Việt Nam

Ông chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam


Chúng tôi, những nhà hoạt động văn hóa, văn nghệ, khoa học, và những người yêu quý văn học nghệ thuật, ký tên dưới đây, xin trân trọng gửi các vị thư ngỏ này nhân vụ việc liên quan đến tập sách Trần Dần – Thơ (Công ty văn hóa truyền thông và Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản, 2008) vừa bị ngưng phát hành.
Thưa các vị,
Trần Dần (1926 – 1997) là một nhà thơ nổi tiếng và quan trọng của Việt Nam. Ông là một chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp, là một nhà văn nhà thơ đã có nhiều tác phẩm đóng góp cho sự nghiệp văn học nghệ thuật của đất nước. Mặc dù bị oan khiên hoạn nạn trong vụ Nhân văn – Giai phẩm, nhiều chục năm phải sống trong im lặng và bóng tối, Trần Dần với thiên chức và bản lĩnh của một nghệ sĩ chân chính vẫn không ngừng sáng tạo và đã để lại một di cảo đồ sộ có giá trị cách tân to lớn đối với văn học Việt Nam. Mười năm sau khi ông qua đời, mới chỉ có một phần nhỏ của di cảo đó được xuất bản: Bài thơ Việt Bắc, Cổng tỉnh, Mùa sạch, và tập Cổng tỉnh đã được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1994. Từ đó, năm 2006 Trần Dần đã được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, cùng với các bạn ông trong nhóm Nhân văn – Giai phẩm là Hoàng Cầm, Lê Đạt, Phùng Quán.
Nhưng trong khối di cảo đồ sộ của Trần Dần vẫn còn nhiều sáng tạo giá trị. Độc giả, đặc biệt là những người yêu thơ, vẫn khao khát chờ đợi được biết thêm, khám phá thêm những khảo nghiệm thơ phong phú, đa dạng của ông suốt trong ba mươi năm lầm lũi làm việc trong bóng tối theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Tập Trần Dần – Thơ, được chắt lọc từ di cảo với nhiều tâm huyết và công sức, là một cố gắng của gia đình nhà thơ, của những người biên soạn và của nhà xuất bản nhằm đưa ra ánh sáng những sáng tác của một nhà thơ lớn, đáp ứng yêu cầu thưởng thức và thẩm định của công chúng độc giả. Đây có thể coi là một tuyển tập thơ Trần Dần tương đối đầy đủ và toàn diện, khả dĩ có thể làm vinh dự cho nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam. Cuốn sách đã in xong, đã được phép phát hành, và đã được đưa ra thị trường. Giới văn học cả nước và đông đảo công chúng yêu thơ đang háo hức tìm mua, tìm đọc. Nhưng tại Ngày thơ Việt Nam lần thứ VI (21/2/2008) ở Hà Nội tổ chức tại Văn Miếu, tập Trần Dần – Thơ đã không được phép đưa vào bán bình thường như các cuốn sách khác, theo một lệnh miệng từ Cục xuất bản. Tiếp đó, ngày 26/2/2008, sau cuộc làm việc của đoàn thanh tra liên ngành Bộ Thông tin - Truyền thông với Công ty Nhã Nam, tập Trần Dần – Thơ đã bị ngưng phát hành vì lý do “vi phạm hành chính về xuất bản”.
Thưa các vị,
Những động thái nói trên đối với tập sách Trần Dần - Thơ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông đã thực sự gây băn khoăn và lo ngại cho giới văn học và công chúng. Một tập thơ đã được chuẩn bị và biên soạn kỹ lưỡng, công phu trong suốt hai năm trời, tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình xuất bản, vừa được ra đời và phát hành thì đột nhiên bị ngưng với một lý do hoàn toàn không phải về tư tưởng, nội dung. Chúng tôi lấy làm khó hiểu về điều này. Và từ thực tế hành xử của các cơ quan quản lý nhà nước đối với các tác phẩm sáng tạo trong đời sống văn học nghệ thuật nước nhà lâu nay, chúng tôi lấy làm lo ngại cho số phận của tập sách Trần Dần – Thơ. Xin phép được nhắc lại với các vị hai vụ gần đây nhất là việc thu hồi và thủ tiêu tiểu thuyết Truyện kể năm 2000 của nhà văn Bùi Ngọc Tấn (2000) và việc gỡ tác phẩm đang triển lãm của hai họa sĩ Trương Tân và Nguyễn Quang Huy (2007). Hai vụ việc này đều được thực hiện với lý do vi phạm hành chính và vi phạm đạo đức, mặc dù ai cũng hiểu bản chất thực của việc cấm đoán là gì. Do đó, chúng tôi lấy làm hoài nghi lý do được đưa ra để ngưng phát hành Trần Dần – Thơ.
Các vị đều hiểu, ở nước ta lâu nay việc cấm đoán tương tự đối với tác phẩm văn hóa nghệ thuật thường xảy ra, ai cũng biết hành động như vậy không những thiếu văn minh và không mang tính pháp lý, mà còn bóp nghẹt tự do sáng tạo, kìm hãm sự phát triển văn hóa, nhưng chúng cứ tiếp tục diễn ra chỉ vì lâu nay không có ai lên tiếng phản đối, và có phản đối thì cũng bị vùi lấp trong sự im lặng đáng sợ.
Trong những vụ việc như vừa kể trên (với Trần Dần, Bùi Ngọc Tấn, Nguyễn Quang Huy và Trương Tân) bao giờ cũng nhận thấy mấy điều sau:
1. Không bao giờ có một văn bản đàng hoàng nói rõ lý do sách hoặc tranh bị cấm ra mắt công chúng;
2. Không bao giờ có lời giải thích công khai, đàng hoàng sau khi bị đương sự khiếu nại.
Tất cả những hành xử như trên đều biểu hiện sự thô bạo và sự ấu trĩ khủng khiếp của một trình độ quản lý xã hội bất cần pháp luật và đứng trên những quan hệ dân sự tối thiểu của một quốc gia thực tâm định hiện đại hóa.
Thưa các vị,
Nhân danh những người Việt Nam yêu nước,
Nhân danh những người Việt Nam có tri thức và có văn hóa,
Nhân danh những người Việt Nam có tinh thần và năng lực công dân,
Vì sự tồn vong và phát triển của đất nước,
Chúng tôi, ký tên dưới đây, yêu cầu các vị
Trước mắt, hãy xem xét và đình chỉ ngay mọi hành xử nhằm ngăn chặn việc phát hành sách Trần Dần – Thơ của một nhà thơ quá cố mà nội dung chỉ đem lại vinh dự cho dân tộc Việt Nam văn hiến này.
Tiếp đó, hãy xem xét lại cung cách ứng xử của những cơ quan nhà nước về mặt pháp lý và về quan hệ dân sự đối với những trường hợp tương tự như vừa nói đối với nhà thơ Trần Dần, nhà văn Bùi Ngọc Tấn, các họa sĩ Nguyễn Quang Huy và Trương Tân.
S
au nữa, từ nay cần chấm dứt cách thức hành xử thiếu văn minh và vô pháp luật đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật nói riêng, các sáng tạo tinh thần nói chung, trên tinh thần tôn trọng pháp luật và tôn trọng các giá trị nhân quyền và văn hóa.
Xin kính gửi các vị lời chào trân trọng và xin cám ơn trước về những biểu hiện văn minh dân sự mà chúng tôi chắc chắn sẽ nhận được từ các vị.

Nguyễn Huệ Chi
Giáo sư, nguyên Chủ tịch hội đồng khoa học, Viện Văn học Việt Nam
Dương Tường
Nhà thơ, dịch giả
Phạm Xuân Nguyên
Phó chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội
Hoàng Hưng
Nhà thơ, dịch giả
Giáng Vân
Nhà thơ, nhà báo
Phạm Toàn (Châu Diên)
Nhà văn, dịch giả
Trang Thanh
Nhà thơ, phóng viên
Lê Anh Hoài
Nhà văn, nhà báo

44 comments:

  1. Trong vụ này, các cơ quan nhà nước giống như Thần Chết giơ cao lưỡi hái giết chết thêm một lần nữa 1 người đã chết.

    Nhưng bầy cừu đã không im lặng nữa rồi.Chỉ có Thần Chết là im lặng 1 cách đáng ghê tởm mà thôi ;))

    ReplyDelete
  2. Tôi không hiểu khi nào người ta có thể nhân danh? Nào là nhân danh những người yêu nước, những người trí thức và có văn hóa, những người có tinh thần và năng lực công dân. Tôi nghĩ rằng mỗi cá nhân chỉ có thể nhân danh cho chính bản thân mình mà thôi. Nhân danh cho những người khác mà không hỏi ý kiến của họ, hay không phải là đại diện cho họ, thì đó là hành vi mạo nhận, là thiếu lương tri và nhân cách.

    ReplyDelete
  3. Tôi nghĩ tôi là một người có tinh thần và năng lực công dân. Tôi không biết chuyện cấm tập thơ của Trần Dần là thật hay giả vì tôi không thấy bất cứ văn bản nào chính thức đề cập chuyện này, trong khi đó mọi người vẫn mua được tập thơ này một cách bình thường ít nhất cho đến ngày hôm kia. Tôi thấy tôi bị liên quan vì tôi là một người có tinh thần và năng lực công dân, như vậy ở trong cái thành phần những con người mà những người trên đây nhân danh. Trong khi đấy, tôi không muốn mình bị nhân danh vào chuyện này dù trong một hình thức chung vì tôi không biết bản chất của vấn đề. Tôi cảm thấy mình bị tổn hại vì vấn đề này tôi có thể tự mình xem xét và đánh giá, và không cần bất kỳ ai phải nhân danh hay làm hộ tôi. Tôi không phải ở làng Vũ Đại nên không nghĩ rằng họ chừa tôi ra. Tôi chắc chắn sẽ không nói, nhân danh những người có tinh thần và năng lực công dân yêu cầu các ông trên đây không được nhân danh những người có tinh thần và năng lực công dân bởi vì tôi không phải là đại diện cho họ, tôi không hỏi ý kiến của họ cũng như tôi không biết việc tôi nhân danh có làm thương tổn cho họ hay không. Tôi chỉ có thể nói quan điểm của cá nhân tôi mà thôi.

    ReplyDelete
  4. Vâng, nghe vậy tôi cũng phải đi tìm bản "Yêu sách của nhân dân An Nam" để đọc thì theo Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, trang 435 tôi không tìm thấy một dòng nào có chữ "nhân danh" cả. Tôi chỉ thấy có dòng chữ sau, ở trước chữ ký Nguyễn Ái Quốc: "Thay mặt nhóm những người yêu nước An Nam". Tôi không thấy có vấn đề gì ở đó. Ở đó có tổ chức hay nhóm gọi là nhóm những người yêu nước An Nam, và nhóm này do Nguyễn Ái Quốc đại diện cho nhóm viết bản yêu sách. Tôi nghĩ rằng tri thức cũng phải lương thiện. Không có nhân danh thì nói là không có, chứ nhập nhằng để làm gì. Bây giờ Google tìm các văn bản đâu có khó. Hơn nữa tôi cho rằng các tổ chức chính trị có thể tuyên bố nhân danh cho một nhóm người nào đó, thậm chí họ có thể nhân danh cho cả dân tộc bởi vì họ cho rằng họ đại diện cho nhóm người đó hay cho dân tộc. Họ là một tổ chức chính trị chứ không phải là các cá nhân. Còn tính chính đáng cho quyền đại diện của tổ chức chính trị lại là một vấn đề khác.

    ReplyDelete
  5. Một tổ chức chính trị khác với những cá nhân đơn lẻ hay một nhóm cá nhân đơn lẻ ở chỗ họ có cương lĩnh chính trị và cương lĩnh chính trị thể hiện họ đại diện cho ai. Ví dụ như Đảng Cộng sản nói chung có cương lĩnh chính trị thể hiện họ là đại diện cho giai cấp công nhân.

    Quay trở lại bản yêu sách. Viết là "nhân dân An Nam yêu sách", hiển nhiên khác với "nhân danh nhân dân An Nam yêu sách". Ví dụ: tôi viết: today20 yêu sách blog Linh phải cho comment, khác với tôi viết: nhân danh today20 tôi yêu sách blog Linh phải cho commment.

    Hồ Chí Minh toàn tập dịch là:
    Trong khi chê cho nguyªn t¾c d©n téc sÏ tõ lÜnh vùc lý t­ëng chuyÓn vµo lÜnh vùc hiÖn thùc do chç quyÒn tù quyÕt thiªng liªng cña c¸c d©n téc ®­îc thõa nhËn thËt sù, nh©n d©n n­íc An Nam tr­íc kia, nay lµ xø §«ng - Ph¸p, xin tr×nh víi c¸c quý ChÝnh phñ trong §ång minh nãi chung vµ víi ChÝnh phñ Ph¸p ®¸ng kÝnh nãi riªng, nh÷ng yªu s¸ch khiªm tèn sau ®©y:

    ReplyDelete
  6. Đúng là nhân danh giới trí thức - văn hóa thì khó, khó hơn rất nhiều đối với chuyện nhân danh tầng lớp lao động công nông binh - mời đọc trích đoạn sau đây trong Hồi ký Hoàng Cầm về việc tập thơ của Nguyễn Đình Thi bị ông Lành (Tố Hữu) nhân danh tầng lớp lao động để xử trảm:


    Một sáng đầu năm 1956, anh Thi đến nhà xuất bản Văn nghệ đưa cho tôi đọc tập thơ Người chiến sĩ tập hợp những bài anh sáng tác từ những ngày tháng đầu tiên của cuộc kháng chiến, và anh Thi yêu cầu tôi cho ấn hành ngay, càng sớm càng tốt. Tôi đọc xong, rất thú vị vì vẫn còn nguyên những bài thơ thể tự do mà lúc bấy giờ các anh Lê Đạt, Nguyễn Đình Thi đặt thành một luận đề để tranh luận là thơ không vần rồi hứng lấy thất bại. Bấy giờ (1956) mà in được những bài thơ cách tân ấy thì thật có lợi cho phong trào thơ và chỉ ít lâu nữa là có thể sánh vai bình đẳng với nền thơ các nước phương Tây.

    Sau khi để anh em ban biên tập của nhà xuất bản đọc kỹ và thẩm định, ba ngày sau, tôi ký ngay phiếu xuất bản, gửi xuống nhà in Tiến Bộ. Tôi cũng quyết định ngay số lượng in tập Người chiến sĩ của Nguyễn Đình Thi là hai mươi ngàn cuốn! (Hồi ấy, sở dĩ thơ in được nhiều thế vì cơ quan phát hành của nhà nước sẽ phân phối sách đến các nhà sách nhân dân toàn miền Bắc rồi đến các thư viện từ trung ương đến các cấp tỉnh, huyện, xã chưa kể một số lượng không nhỏ gửi sang Liên Xô, Trung Quốc và các nước khác trong phe xã hội chủ nghĩa).

    Tập bản thảo chép rất gọn, đẹp của anh Thi vừa đưa xuống nhà in Tiến Bộ hôm trước thì hôm sau tôi nhập được một cú điện thoại.

    Chuông máy điện thoại reo, giọng nói Huế rất êm ái, rất tình cảm của ông Lành đầu dây bên kia. Tôi tiếp chuyện:

    - Vâng, nhà xuất bản Văn nghệ đây Tôi là Hoàng Cầm, thưa anh, có chuyện gì thế ạ?

    - Nghe nói, nhà xuất bản Văn nghệ sắp cho in tập thơ gì đó của anh Nguyễn Đình Thi hỉ?

    - Thưa anh, đúng thế ạ. Tôi đã ký phiếu in và gửi cả bản thảo xuống nhà in Tiến Bộ rồi ạ.

    - Anh Hoàng Cầm hỉ! Tôi đề nghị anh hoãn lại đừng cho in vội.

    Tôi hơi sửng sốt, tuy cũng cảm thấy vấn đề này có trục trặc gì đó.

    - Thưa anh, vì sao thế ạ? Toàn thể anh em biên tập đã đọc và thấy tập thơ không có vấn đề gì sai trái với đường lối chính trị đâu ạ. Đó là một tập thơ tốt.

    - Tốt thì có tốt, nhưng bây giờ in ngay rồi phát hành đến các tầng lớp quần chúng, nhất là công, nông, binh thì có khi lại hóa ra không tốt.

    - Dạ, tôi chưa hiểu rõ ý anh về tập thơ ấy.

    - Cũng đơn giản thôi, trừ một số bài, còn hầu hết là thơ không vần. Quần chúng độc giả của ta hiện nay, trình độ cảm nhận thơ còn thấp, họ mà đọc tập thơ này, tôi tin chắc rằng họ không hiểu, vì trước hết người ta khó thuộc, thơ gì mà lổn nhổn, câu ngắn, câu dài tuỳ tiện. Quần chúng đã khó hiểu, không thuộc thì in ra có ích gì cho họ? Thơ như vậy thì phục vụ ai?

    - Vâng, thưa anh, thế thì hoãn đến bao giờ mới in được ạ?

    - Hoãn là để anh Thi sửa lại đã, sửa cho có vần có điệu quen thuộc, người ta mới hiểu, mới thích đọc rồi mới có tác dụng tốt, để anh Thi chữa, muốn bao giờ xong thì xong. Có thể từ một đến ba tháng.

    Đến đây, giọng ông Lành trong máy đột nhiên vui và rõ ràng hơn, tôi nghe cũng dễ hơn lúc trước.

    - Nè, Hoàng Cầm, chừ tôi là một độc giả trình độ i tờ hỉ. Tôi thử đọc một bài không vần của anh Thi nhé. Anh nghe xem liệu độc giả là công nông binh, người ta có thích không?

    Rồi ông Lành đọc luôn một bài thơ không vần và quả thật có hơi trúc trắc về âm điệu ở đôi ba chỗ. Tôi nghĩ, nếu đúng độc giả là nông dân thì cũng không thể thích được một bài thơ như thế.

    Tôi lại nói như để tán thành ý kiến người lãnh đạo cao nhất trong giới văn nghệ:

    - Vâng, thưa anh, đúng như anh nói. Có đôi chỗ hơi lủng củng thật. Thôi để tôi cử người xuống nhà in rút bản thảo về rồi trả lại cho anh Thi.

    Lúc ấy giọng ông Lành êm dịu và ấm áp hẳn lên:

    - Thế còn Hoàng Cầm có dự định in lại Bên kia sông Đuống không? Bài thơ ấy tốt đó. Nông dân, công nhân người ta sẽ dễ nhớ đó. Thôi cảm ơn Hoàng Cầm hỉ.



    ReplyDelete
  7. Một lá thư chính thức đã được gửi đi đến các địa chỉ nêu trên qua đường bưu điện, với chữ ký của 6 người. Sở dĩ 6 người là vì bức thư được thảo trên cơ sở sự có mặt và tham gia ý kiến của họ. Còn bây giờ càng nhiều người ký tên ủng hộ cho version Internet thì càng tốt.

    ReplyDelete
  8. Người ta có thể nhân danh khi hành động nhân danh đó không gây tổn hại đến những người tự cảm thấy không liên quan và không cần nhân danh, và có thể nhân danh là những người có đóng góp, có vị thế, và có nhiều cái để mất.

    Tôi nghĩ việc đó hết sức đơn giản và đúng lương tri, bác Đông A ạ.

    ReplyDelete
  9. Bác Đông A nói cũng có cái đúng, nhưng với tình thế như trong bức thư này, một bức thư có tính cấp bách và cần được nhấn mạnh, thì thêm cái đám nhân danh kia để được chú ý hơn, để bức thư được cân nhắc cẩn thận hơn và (may ra) thay đổi được gì đó, thì tớ nghĩ cũng tốt.

    ReplyDelete
  10. thiếu Bộ Chính Trị rồi, và các loại Cục nữa

    ReplyDelete
  11. Tôi nghĩ tôi phải gút lại các điểm mấu chốt, không sẽ lan man bất tận:

    Vấn đề bản yêu sách:
    - thứ nhất, trong bản "Yêu sách của nhân dân An Nam" không có bất cứ một từ "nhân danh" nào. Đây là điểm mấu chốt vì đang nói đến "nhân danh".
    - thứ hai, tổ chức "nhóm những người An Nam yêu nước" là một tổ chức chính trị. Bản thân tên gọi của nhóm đã thể hiện cương lĩnh chính trị.
    - thứ ba, bản yêu sách được viết là một bản yêu sách của một tổ chức chính trị, có tên gọi của tổ chức và có người đại diện.

    Thư ngỏ ở trên có những đặc điểm sau:
    - thứ nhất, sử dụng "nhân danh" cả loạt
    - thứ hai, bức thư ngỏ không thể hiện đó là một bức thư của một tổ chức chính trị vì không có tên gọi của tổ chức cũng như người đại diện
    - thứ ba, bức thư ngỏ thể hiện là bức thư của các cá nhân

    Kết luận: việc các cá nhân không phải là một chức chính trị nhân danh một tập thể là một việc mạo xưng, xằng nhận thể hiện thiếu lương tri và nhân cách.

    Vấn đề cuối cùng: người đứng đầu Chính phủ có thể đại diện cho nhân dân, cũng như Tổng thống Mỹ có thể nói nước Mỹ ủng hộ cuộc chiến ở Irac chẳng hạn. Song những ý kiến nêu ví dụ này ra là những ý kiến tự mâu thuẫn. Vì nếu đã giễu cợt ông thủ tướng đại diện cho nhân dân thì các tác giả bức thư trên nhân danh cả đống nhân dân lại đáng khen ngợi? Và nếu không phải là phản ví dụ thì đưa ra ví dụ để làm gì?

    ReplyDelete
  12. Tôi xin hỏi bác Đông A nghĩ thế nào về việc sau:

    Ngày 19/6/1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước gửi bản "Yêu sách của nhân dân An Nam" tới Hội nghị Hòa bình Versailles. Cái gọi là "Revendications du peuple annamite" đó gồm 8 điểm như yêu cầu thả tù chính trị, tự do báo chí và tự do ngôn luận, tự do họp hành...

    Bác có nghĩ việc nhân danh đó (chắc chắn là chưa hỏi ý kiến nhân dân hay thậm chí những người yêu nước) là "hành vi mạo nhận, là thiếu lương tri và nhân cách" không? Bác có cho rằng Nguyễn Ái Quốc cũng chỉ là "cá nhân chỉ có thể nhân danh cho chính bản thân mình mà thôi" không? Có gì đảm bảo nhân dân An Nam yêu cầu đúng 8 cái điểm kia? Giả sử lúc đó tôi là một người của Ban tuyên giáo An Nam, tôi hoàn toàn phản đối những yêu cầu "tự do ngôn luận" mới lại "tự do báo chí" thì sao? Tôi lại có 80 điểm yêu cầu khác thì thế nào. Giả sử các cường quốc chấp nhận "Yêu sách" đó thì tôi có thể chửi những người "mạo nhận" đã bỏ lỡ mất cơ hội vàng của nhân dân VN, trong đó có tôi không?

    Tôi nghĩ có thể bác không đồng ý với lá thư ngỏ của người ta, nhưng việc bác mắng họ là "mạo nhận, thiếu lương tri và nhân cách" rất cần phải xem lại.

    ReplyDelete
  13. Bản thân tên gọi, "Yêu sách của nhân dân An Nam" đã là một sự nhân danh rồi, chứ cái "nhân dân An Nam" ý nó ủy quyền bao giờ hở bác Đông A.

    Còn không biết Hồ Chí Minh toàn tập viết thế nào, bản tiếng Pháp:

    "En attendant que le principe des Nationalités passe du domaine de l’idéal à celui de la réalité par la reconnaissance effective du droit sacré pour les peuples de disposer d’eux-mêmes, le Peuple de l’Ancien Empire d’Annam, aujourd’hui Indochine française, présent aux Nobles Gouvernements de l’Entente en général et à l’honorable Gouvernement français en particulier les humbles revendications suivantes.

    Khỏi nhân danh, tự xưng luôn là "Le peuple de l"Acien Empire d'Annam, aujourd’hui Indochine française" nhé bác Đông A nhé.

    Và tại sao 1 tổ chức chính trị thì "có thể tuyên bố nhân danh dân tộc", còn một nhóm cá nhân các trí thức "tự cho là" (he he) đại diện cho "những người yêu nước, có trí thức và văn hóa" thì lại không được?

    Ở đây bác có vẻ hơi mâu thuẫn :-D và một tổ chức chính trị khác một nhóm cá nhân ở chỗ nào ngoài việc tự xưng tôi là tổ chức chính trị :-D

    ReplyDelete
  14. Và bác viết today 20 yêu sách khi em không hề nói với bác như vậy, và bác không hề hỏi ý kiến em về việc đó, thì không phải là sự "nhân danh" nhưng là sự tự ý gán vào miệng em cái em (có thể) không nói thì là chấp nhận được?

    Và nhóm cá nhân kia làm sao bác biết là đã không có một cương lĩnh mà theo đó họ cho rằng có thể đại diện cho giới trí thức Việt Nam? Bác có thể bảo bác ko biết cái cương lĩnh ý, nhưng vào năm cái yêu sách kia được đệ trình, bao nhiêu trong số mười mấy hai mươi triệu người an nam mít biết đến sự tồn tại của cái nhóm Ái Quốc, hoặc năm 30 có bao nhiêu công nhân biết đến sự tồn tại của Đảng Cộng sản?

    ReplyDelete
  15. Bác Đông A ngụy biện rồi.

    Khi bác viết "today20 yêu sách blog Linh phải cho comment" thì nó chỉ có thể hiểu theo một trong hai nghĩa:

    1- Bác tường thuật lại hành động của today20 đã làm. Trong trường hợp này, quan hệ giữa bác và today20 như thế nào không quan trọng, quan trọng là nội dung tường thuật của bác có đúng hay không. Nếu sai, bác là người xuyên tạc sự thật.

    2- Bác là người đại diện cho today20. Trong trường hợp này, bác phải có sự ủy quyền của today20. Nếu như bác không có sự ủy quyền của today20 thì tức là bác mạo nhận.

    Trở lại với bản "Yêu sách của nhân dân An Nam", rủi thay "nhân dân An Nam" lại là một tập thể khá trừu tượng chứ không phải là một cá nhân cụ thể như today20. Hiểu theo bất cứ nghĩa nào trong hai nghĩa trên, rõ ràng hoặc bác Quốc là người xuyên tạc sự thật, hoặc bác ấy là kẻ mạo nhận. Tất nhiên, trừ phi bác Quốc chứng minh được hoặc là toàn bộ nhân dân An Nam (không sót một người nào) đã từng yêu sách như thế (bác Quốc chỉ là người tổng kết lại, kiểu như tổ trưởng tổ dân phố đi lấy ý kiến của các hộ gia đình) hoặc là toàn bộ nhân dân An Nam (cũng không sót một người nào) nhờ bác Quốc làm đại diện cho họ. Khả năng này chắc chắn là impossible.

    Nhân danh Cha, Con và Các Thánh Thần, Amen!





    ReplyDelete
  16. Bác Đông A hơi nhầm nhọt về lịch sử khi bác nói về những cái đao to búa lớn như "tổ chức chính trị", "cương lĩnh CT" và "thể hiện họ đại diện cho ai". Trong thực tế, cái bản yêu sách kia do "Hội những người VN yêu nước" (Association des Patriotes Annamites) viết năm 1919. Hội này gồm 4 người là Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành. Vào thời điểm đó hội này không hề có cái văn bản điều lệ hay cương lĩnh hoạt động nào. Tôi cũng không chắc là bọn Pháp lúc đó có đòi hỏi cái hội tự lập này có phải xin giấy phép hoạt động giống như ở ta bây giờ phải xin giấy phép của Bộ Nội Vụ cho việc thành lập các hội và tổ chức phi chính phủ như "Hội nuôi trym cảnh", "Hội vườn ao chuồng"...

    Tận hơn một năm sau, vào tháng 7 năm 1920, khi Nguyễn Tất Thành đọc bản Luận cương của Lê Nin, bác mới ngất xỉu và nức nở vì nhận ra chân lý ("Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê Nin" - Chế Lan Viên). Từ đó bác hiểu là "chỉ có CNXH, CNCS mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ" (Hồ Chí Minh toàn tập). Sau đó đến tận 1930 Đảng CS mới được thành lập với cương lĩnh chính trị đầu tiên (và Nghị quyết Đại hội lần thứ nhất) trong đó quan điểm "cải lương" của Phan Chu Trinh bị lên án nặng nề.

    Bác Đông A gán cho cái hội (không giấy phép) năm 1919 của 4 người Việt ở Paris thành một tổ chức chính trị, với luận cương và đại diện cho nhóm này nọ nghe hơi miễn cưỡng! Nó là đúng với quan điểm Mác-Lê về đấu tranh cách mạng (mà bác và tôi đã học ở phổ thông) chứ không phải là sự thật lúc bấy giờ! Xin bác đừng đẩy vấn đề đi quá xa với ạ.

    ReplyDelete
  17. Speaking of "Nhân danh", from an interview of Nguyen Tan Dung published today in the Financial Times:

    " ... all the Vietnamese people always agree with the guidelines and policies by our leadership and 87m Vietnamese people have agreed with the leadership of our state, party and government."

    ALL the people ALWAYS agree? Hahaha!! Get this guy a job for The Daily Show with Jon Stewart! This guy is good!

    http://www.ft.com/cms/s/0/e50c9092-e82e-11dc-913a-0000779fd2ac.html?nclick_check=1

    ReplyDelete
  18. Kinh nghiệm cho thấy: khi search thông tin về 1 vụ việc "có vấn đề" gì đó ở VN mà không thể tìm thấy chúng (với câu trả lời rõ ràng Có/Không) trên các phương tiện thông tin đại chúng hay các nguồn tin chính thức thì có nghĩa là vụ việc đó có thật và đang bị bưng bít, đánh chìm.

    Điều đáng kể nhất mà nhóm người viết bức thư trên làm được đó là họ đã dám lên tiếng, họ đã làm 1 cái gì đó. Nếu cứ ngồi cân đo đong đếm từng lời sao cho khỏi 'hớ' thì rốt cục chả ai làm gì cả.

    Những gì họ viết, đối chiếu với thực tế VN, kể cả việc 'nhân danh những người trí thức có lương tri', dẫu lời lẽ có hơi đại ngôn (với 1 số người như bác Đông A), nhưng tôi tin rằng với rất nhiều người tri thức - văn hóa khác, đó là một bức thư rất cần thiết và thuận lòng người. Bởi vì người trí thức (trí tuệ + tri thức hehe), thường gặp nhau ở 1 số điểm - 1 số quan niệm và chuẩn mực. Có phải chính vì vậy mà nhóm người viết trên đã mạnh dạn dùng chữ "nhân danh"?Và đến nay, trừ bác Đông A ra, thì ở đây chẳng có ai phản đối vì việc làm "có thể bắt bẻ về mặt chữ nghĩa, nhưng lại rất chính đáng và phù hợp thực tế về tính chất" đó.Người trí thức không chỉ giỏi về lý luận, mà còn là người biết suy xét - tự rút ra phán đoán cho riêng mình từ thực tế, là người nhìn thấy chuyện gì thực sự quan trọng để bỏ qua những điều nhỏ nhặt, để cùng hướng tới những giá trị chung.

    Qua nhiều chuyện xảy ra ở VN, báo đài bất lực, giới trí thức thì lặng im không bày tỏ ý kiến. Nay những người đó đã lên tiếng một cách dũng cảm (trong hoàn cảnh mà lên tiếng chỉ đem lại cho họ nhiều bất lợi, phiền toái). Họ dùng chữ "nhân danh" trong case này tôi thấy cũng chẳng có gì quá đáng. Và những người phản đối với bức thư đó, có lẽ là nên hỏi lại chính mình ;))

    ReplyDelete
  19. P.S: Xét về mục đích, việc Đảng và các bác lãnh đạo nhân danh nhân dân lao động VN và việc các bác trên nhân danh giới trí thức đã đem đến 2 kết quả khác nhau: sự nghèo đói/lạc hậu/tham nhũng/suy đồi và bên kia là cái đẹp và giá trị nghệ thuật ;))

    ReplyDelete
  20. P.S 2: Vẫn xét về mục đích, việc Đảng và các bác lãnh đạo nhân danh nhân dân lao động VN đã đem lại sự giàu có phồn vinh cho chính họ (còn mấy chục triệu nhân dân được nhân danh kia thì nghèo đói), còn việc các bác trên nhân danh giới trí thức chỉ đem lại bất lợi cho chính họ (rất có thể bị công an hỏi thăm) và tiềm năng mở rộng "bầu trời tri thức, tự do ngôn luận" cho rất nhiều người khác.

    ReplyDelete
  21. Bác lại chuyển từ đao to búa lớn sang từ ngữ tủn mủn rồi. Vâng, nếu không dùng từ "nhân danh" thì dùng từ "đại diện" vậy (hình như là chả khác nhau). Hay đổi luôn tiêu đề lá thư ngỏ thành "Yêu sách của trí thức Việt Nam" rồi bỏ hết "nhân danh" đi có được không. Tôi nghĩ viết "Yêu sách của trí thức" như vậy còn bằng bố của "nhân danh" ấy chứ. Các bác văn hay chữ tốt tìm hộ xem còn từ nào ngoài các từ tương đương như "nhân danh", "đại diện", "thay mặt"?

    Bạn Today20 và bạn ba chấm đã trả lời việc "tổ chức chính trị" hay tổ chức nào khác có quyền nhân danh hay đại diện cho ai không rồi. Còn tôi thấy lý luận của bác về "tổ chức và cương lĩnh chính trị" không thuyết phục chút nào. Nhóm 4 người dùng tên chung Nguyễn Ái Quốc ở Paris (mà bác Linh nói là 5 người có tên chung NYN trong entry mấy hôm trước) chả biết có tự coi họ là "tổ chức chính trị" và có cương lĩnh gì hay không. Chỉ biết là họ bất đồng quan điểm rất nặng và nói xấu nhau ầm ầm. Nguyễn Tất Thành và Đảng CS phê phán nặng nề Phan Chu Trinh "cải lương tuồng chèo" thì đã nói ở trên rồi, còn PCT thì đã viết thư cho Nguyễn Tất Thành như sau:

    "Vì những bất đồng giữa hai chúng ta mà anh đã gọi tôi là một "học giả bảo thủ và lạc hậu"... Tôi không giận dữ tí gì về cái danh hiệu này, vì tiếng Pháp của tôi quá tệ và tôi không hiểu được thấu đáo những gì đã làm được trên mảnh đất văn minh này. Tôi là con ngựa già mệt mỏi không còn nhấc nổi vó; anh là một con tuấn mã đang hăng máu... Tôi gửi lá thư này vì hi vọng rằng anh sẽ lắng nghe và chuẩn bị cho kế hoạch vĩ đại của mình. Từ Đông sang Tây, từ thời cổ chí kim, chưa ai hành động như anh, cứ nán lại nước ngoài viện cớ là đất nước mình có quá nhiều cạm bẩy... Để thức tỉnh mọi người, để đồng bào ta đứng lên chống lại bọn xâm lược, điều rất cần thiết là ta phải có mặt ở đó... Bằng phương pháp của mình anh đã gửi bài viết đến báo chí ở đây nhằm khuyến khích những đồng hương cống hiến sức lực và tinh thần của họ. Điều này thật vô ích vì những đồng hương của chúng ta không đọc được tiếng Pháp hoặc ngay cả chữ quốc ngữ; họ không thể nào hiểu được những bài viết của anh!" (Ho Chi Minh: The Missing Years, 1919-1941. Sophie Quinn-Judge. Berkeley: University of California Press)

    Tôi xin bác ĐA đừng chính trị hóa vấn đề như thế

    Nhân danh nhóm thanh niên yêu gái đẹp, game online, lô đề và cá độ bóng đá :D (chắc chiếm cỡ 80% thanh niên VN)

    ReplyDelete
  22. Vâng, đồng ý là "Tổng thống Mỹ có thể nói nước Mỹ ủng hộ cuộc chiến ở Irac chẳng hạn.". Nhưng nếu Bút nói là "toàn thể 303,551,495 (hơn ba trăm triệu) người dân Hoa Kỳ đều đồng lòng ủng hộ cho chính quyền Mỹ xâm lược Iraq" thì chắc chắn sẽ có rất nhiều người Mỹ đòi ị vào đầu Bút vì tội nói láo.

    ReplyDelete
  23. Em đồng ý với quan điểm "không nên/được nhân danh khi chưa nhận được sự ủy nhiệm" của bác Đông A. Càng ngày con người biết suy tư và tự chịu trách nhiệm càng nên tăng độ chính xác trong việc phân biệt lời/tác phẩm của mình và lời/tác phẩm của người khác. Ở Việt Nam thường có thói quen nhập nhằng tôi/chúng tôi (có khi chỉ vì khiêm tốn), dân tộc/tổ quốc hiểu theo ý nào, thiếu rạch ròi giữa bài của mình và bài sưu tầm... Đây là thói quen khổng lồ và cần vất vả hóa giải dần dần. Mặc dù đây là thói quen/phản xạ xấu nhưng nếu đặt vào trong bối cảnh của bức thư ngỏ và việc những người viết ký tên mình thì độ phán xét rất nên giảm nhẹ. Em vẫn nghĩ con người chỉ có thể có sự thấu hiểu khi (chịu) hiểu bối/văn/ngữ/hoàn/tình cảnh.

    Tặng các bác 1 bài xưa:

    TUYÊN NGÔN

    nhân danh những kẻ chuyên nhân danh
    cái đẹp, cái thiện
    để làm những điều
    rất xấu, rất ác
    tôi tuyên bố
    tôi là đứa đê tiện nhất
    trong tất cả những đứa hèn

    30.04.04

    ReplyDelete
  24. hì hì, bác Đông A bị lộ tẩy rồi nhé. Bác nói tớ mâu thuẩn à? Tớ đồng ý với bác là lá thư trên không nên "nhân danh" ai hết mà, tại vì nói chung tớ "dị ứng" với những gì "nhân danh" lắm (mặc dù tớ hoan nghêng lá thư đó, và khâm phục những tác giả dũng cảm đó). Tớ chỉ đưa ra ví dụ cái tuyên bố lố bịch của NTD để coi bác Đông A phản ứng gì, thì y chang là bác đã binh vực nó, trong khi đó bác lại "bức xúc" về cái "nhân danh" trong lá thư trên (và bác lại chẳng bức xúc gì về những cái gì đã làm cho nguời ta phải viết lá thư đó). Ai mâu thuẩn nhỉ?

    ReplyDelete
  25. "Tôi không biết chuyện cấm tập thơ của Trần Dần là thật hay giả vì tôi không thấy bất cứ văn bản nào chính thức đề cập chuyện này, trong khi đó mọi người vẫn mua được tập thơ này một cách bình thường ít nhất cho đến ngày hôm kia..." tôi thấy ý này của bác Đông A rất đáng chú ý, ai có văn bản cấm thì post lên cái nhỉ.
    Nhưng nếu cái Thư ngỏ ấy là một chiến thuật để Thơ Trần Dần được mua đọc thì cũng tốt thôi, cho cả người mua lẫn người bán.

    ReplyDelete
  26. Khi đã có 1 bức thư nghiêm trọng như thế này thì chuyện cấm tập thơ không thể là giả "để Thơ Trần Dần được mua đọc" nữa bác sonata ạ. Những tên tuổi đàng hoàng chứ không phải là những cái nick ất ơ mà chủ nhân có thể chối biến trên yahoo ký tên vào 1 bức thư phản đối 1 hành động của nhà chức trách mà hành động ấy không hề có- thế có họa mà điên.
    Cho nên chuyện cấm là có thật, không có văn bản cấm, đối chiếu với thực tế VN lại càng có thật. Nó cũng được đề cập trong thư ngỏ: "Không bao giờ có một văn bản đàng hoàng nói rõ lý do sách hoặc tranh bị cấm ra mắt công chúng".

    Em cũng không thích từ "nhân danh". Nhưng bức xúc về từ đó, trong trường hợp này, giống như bức xúc trước việc bác tổ trưởng dân phố gương mẫu chống tiêu cực nhưng khi bác phát biểu, bác cứ nói ngọng lờ nờ.

    ReplyDelete
  27. Thôi mà, Đảng nhân danh cho cả dân tộc, nhất là các anh công nhân và các chị nông dân nhiều chục năm nay rồi. Bây giờ có một nhúm người, nhân danh cho một nhóm bé bé thì cũng là chuyện con con thôi mà :D

    ReplyDelete
  28. @sonata: em nghĩ ở Việt Nam không cần phải có văn bản chính thức để cấm một cuốn sách, hay một show trình diễn nào đó cũng thế, chỉ cần lệnh miệng là xong, đó là thói quen đã từ lâu và đây cũng không phải là lần đầu. Nhưng sự kiện có khá nhiều người có tên tuổi đứng ra ghi tên vào thư ngỏ như vậy thì có lẽ lâu rồi mới xảy ra. Việc những người như Nguyễn Huệ Chi, Lê Đạt, Dương Tường...ghi tên đầu chính là một bảo chứng cho việc tốn tại lệnh cấm này (bởi nếu không thì họ sẽ thành người bịa chuyện), và do đó khiến nhiều người khác tham gia ghi tên sau sáu người này.
    Xem trên blog bác Lê Tuấn Huy ở đây thì danh sách này đã lên tới gần năm chục người.

    http://blog.360.yahoo.com/blog-bfvqsbM9frIQmHcPB6d2QS4LkA--?cq=1

    ReplyDelete
  29. Gần một trăm cho đến cách đây vài tiếng rồi. Văn bản chính thức vẫn được chỉnh sửa và thời điểm gửi lùi lại vài ngày so với dự kiến.

    ReplyDelete
  30. Cảm ơn bác Linh. Xem cái danh sách thấy mát lòng mát dạ quá. Có cả bác Ngô Bảo Châu dân toán nữa.

    Hình như nhà văn Thuận ở Paris là vợ của họa sĩ Trần Trọng Vũ, con trai nhà thơ Trần Dần?

    ReplyDelete
  31. Tớ không biết uống rượu, nhưng nếu có dịp nào gặp bác Pink Martini thì xin mời bác một ly martini với tấm lòng ngưỡng mộ :D

    ReplyDelete
  32. Về vấn đề "văn bản chính thức", trong vụ Nguyễn Ngọc Tư bị đấu tố vừa rồi, nhà văn Nguyên Ngọc đã gởi thư (quoted below) đến Tuổi Trẻ (dĩ nhiên là không được đăng). Hì hì, cái này tụi Mỹ gọi là "deniability". Anh chỉ cấm miệng thôi, rồi khi tôi khiếu nại tại sao cấm và không có văn bản cấm, thì anh lại nói "đâu có cấm đâu, đâu có văn bản nào cấm đâu?" As the Church Lady on SNL would say, How convenient!

    ----------

    http://www.viet-studies.info/NNT_NguyenNgoc.htm

    Cần hoan nghênh các đồng chí Cà Mau

    Dư luận chung quanh truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư đến hôm nay đã khá rõ ràng. Tuy nhiên, nhân chuyện này, có lẽ còn có một vấn đề cần nói thêm. Theo tôi, cần hoan nghênh cách làm việc của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cà Mau. Phê phán, lên án, chỉ thị phải kiểm điểm đối với tác giả CĐBT, cái ban này đã có công văn rất đàng hoàng. Tôi có được đọc nguyên văn công văn <http://www.viet-studies.info/NNTu/BaoCao_NNTu.JPG> ấy, đề ngày 27-3-2006, do ông phó ban Trần Văn Hiện ký, có đóng dấu hình chữ nhật của Ban hẳn hoi. Ông phó Ban Dương Việt Thắng, ông phó giám đốc Sở Văn hoá Cà Mau Vưu Nghị Lực, chửi bới CĐBT và tác giả của nó đến nơi đến chốn, thậm chí đòi trục xuất người ta "ra khỏi địa bàn", cũng là nói công khai trên báo Tuổi Trẻ rất nghiêm túc, và đến hôm nay không hề có lời cải chính. Tôi nghĩ đó là một cách làm việc có nguyên tắc, dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình, của những người có quyền lực. Thực thi quyền lực thì dám chịu trách nhiệm về hành động quyền lực của mình.

    Tất cả những người làm báo, làm xuất bản, và cả những người sáng tác lâu nay đều biết có hàng ngàn lần mình từng không được các cơ quan tương tự ở tỉnh, thành phố, và ở cả trung ương đối xử như vậy; đã có hàng ngàn lần bài báo này tác phẩm nọ bị phê phán, lên án, khiển trách gay gắt, thậm chí bị thu hồi, cấm đoán, tiêu huỷ... mà không hề có giấy tờ gì hết. Chỉ có chỉ thị mồm! Thậm chí có khi là chỉ thị mồm của một người đã về hưu từ thuở nảo thuở nào nhưng nay vẫn được mời làm "cố vấn" cho các cơ quan ấy, ý kiến còn có sức nặng hơn cả thái thượng hoàng. Chỉ thị mồm tức không phải chịu trách nhiệm pháp lý gì hết, nhưng đố anh nào dám không chấp hành. Rất đơn giản, có thể bị cho thôi việc, thay thế, cách chức, hoặc nhẹ nhàng hơn, cho về hưu như chơi. Và trong các sinh hoạt gọi là giao ban, đây là "chuyện thường ngày ở huyện". Về mục này, rõ ràng họ thua hẳn các đồng chí ở Ban Tuyên giáo và Sở Văn hoá Cà Mau.

    Nhân vụ CĐBT, tôi đề nghị các cơ quan có quyền lực và có trách nhiệm từ nay thôi hẳn kiểu chỉ thị mồm vô bằng và vô trách nhiệm ấy đi. Các đồng chí ấy có quyền nhận xét, phê phán, lên án..., nhưng nếu không có giấy tờ, ký tên, đóng dấu đàng hoàng thì nhiều nhất là người nghe có thể coi như một lời khuyên, và đối với lời khuyên thì người ta có thể cám ơn, còn làm theo hay không thì không bắt buộc. Bởi vì, về nguyên tắc, người làm báo, làm xuất bản, người sáng tác chịu trách nhiệm về công việc của mình trước pháp luật, mà chỉ thị mồm thì đến lúc ra toà anh có ra toà với tôi không, lấy gì làm bằng để kéo anh cùng ra toà?

    Đi đâu chúng ta cũng có thể găp khẩu hiệu "Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật ". Chẳng lẽ điều đó chỉ dành cho thường dân, còn các "đồng chí" thì không?

    ReplyDelete
  33. Nói tóm lại các bác biết tỏng bác Đông A như thế nào mà vẫn tranh luận với bác ấy thì quả thật là dũng cảm. Tóm lại nữa là khi một người có cảm tình/bias với một cái gì/object/thing và prejudice với một object/thing khác thì thế nào cũng có những nugyên nhân để lý luận. :)) Nhưng tóm lại cái nữa là đọc các bác tranh luận vui ghê :))

    ReplyDelete
  34. Fahasa Sài gòn là một hàng sách lớn, không thể nói Cục Xuất bản không chặn được sách cấm vẫn bán ra ở đây, vì vậy tôi thắc mắc "không có văn bản cấm và sách vẫn bán bình thường" thì có gì ...không bình thường ở đây?
    Nhưng tôi ủng hộ Thư ngỏ, để "chấm dứt cách thức hành xử thiếu văn minh và vô pháp luật đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật"(đã/có thể xảy ra) của CXB hay là của một thế lực nào đó giấu mặt.

    ReplyDelete
  35. Các bác ở đây rất ghê :). Em sợ một ngày nào đó, blog chẳng có ai phản đối mà chỉ còn là của những người suy nghĩ giống nhau và khen nhau thôi :).
    Suy nghĩ của bác Đông A về việc cấm xuất bản thơ Trần Dần đã có trong blog của bác ấy.
    Em thì không thích gì việc cấm đoán này. Ví như việc đấu tố 1949 khiến cho nhà văn Nguyễn Đình Thi phải sửa lại những bài thơ thể tự do "câu dài ngắn lổn ngổn" ấy vừa làm chậm lại phát triển thơ ca, dù sao quần chúng không thích thì cũng để thơ ca nó phát triển, rồi đến ngày người ta cảm thụ được.
    Không xét việc lạm dụng quyền lực thì một đời người sống trong thời đại nào đó, bị chi phối bởi không khí thời đại đó thì việc lựa chọn đúng sai chẳng dễ dàng. Trong "Ba phút sự thật" của Phùng Quán, tôi thấy rõ hơn phần nào chân dung Tố Hữu.

    Chuyện "chỉ thị mồm" thì em chẳng biết gì mà nói, nhưng nếu tình trạng mà tồi tệ thế thì việc phản đối thế này cũng khiến người ta suy nghĩ đến việc thay đổi cách làm việc đi :).

    ReplyDelete
  36. Danh sách ký tên hoành tráng quá đi mất :-) có vẻ đủ mặt trí thức văn nghệ sĩ đấy nhỉ. Mấy cặp vợ chồng đồng ký tên luôn nhé, Hồng Minh - Nguyệt Phạm, Trịnh Cung - Phương Lan, Thuận- Trần Trọng Vũ. Chị Hoài cũng góp mặt luôn hi hi.

    ReplyDelete
  37. Có cả vợ chồng Đoàn Cầm Thi - Emmanuel Poisson kìa.

    ReplyDelete
  38. Tôi nghĩ rằng con người ta có 2 cơ sở để đặt niềm tin: một là trải nghiệm của chính bản thân mình và hai là thực chứng bởi chính mình. Nếu trải nghiệm của bản thân mình về vấn đề đang xét không có, hiện thực khách quan mà bản thân mình chứng kiến lại phản ánh một hiện thực khác với vấn đề đang xét, thì tôi không hiểu người ta dựa vào cái gì để đặt niềm tin? Tin vào người nổi tiếng, tin vào số đông? Lịch sử nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng đã chẳng có quá nhiều bài học về những niềm tin kiểu đó hay sao? Tôi nhớ người xưa từng có nói: tận tín thư bất như vô thư, tin cả vào thư thì chẳng thà đừng đọc thư còn hơn.

    ReplyDelete
  39. Khi tôi cite một bài báo nào đó, có 2 trường hợp xảy ra, một là tôi chỉ report lại kết quả của người ta, chuyện tin hay không không phải là nội dung của cite, đúng hay sai cũng chẳng liên quan gì tới tôi, hai là tôi sử dụng lại kết quả của người ta, trong trường hợp này bao giờ tôi cũng phải tính lại ra được kết quả giống như vậy thì tôi mới dùng. Đấy là nguyên tắc.

    ReplyDelete
  40. Comment trước vội quá nên nói chưa rõ ý, xin phép nói rõ hơn:
    "một đời người sống trong thời đại nào đó, bị chi phối bởi không khí thời đại đó thì việc lựa chọn đúng sai chẳng dễ dàng", ý em là một giai đoạn lịch sử nào đó thì có một dòng chảy chủ đạo, một không khí chủ đạo, trong dòng chảy ồn ào ấy, có khi người ta bị cuốn đi, về cuối đời tĩnh lặng rồi mới nhận ra những mình có những sai lầm.

    Post comment trước lên không để ý, nhiều mặt cười quá trông rất buồn cười :)

    ReplyDelete
  41. @bác Đông A: Tôi nghĩ rằng niềm tin của những người ký tên vào thư ngỏ không hẳn là vu vơ, ít nhất, nó dựa trên hai cơ sở:

    1- Tiền lệ: đã từng có tiền lệ cấm đoán kiểu như vậy đối với Bùi Ngọc Tấn, Nguyễn Quang Huy và Trương Tân.

    2- Suy luận logic: người duy nhất có khả năng bịa ra chuyện sách bị cấm là Nhã Nam. Nhưng Nhã Nam hoàn toàn không có lý do gì để mạo hiểm như vậy với một tập thơ, lợi nhuận chưa chắc đã thu được nhiều, uy tín thì có thể mất, thậm chí còn có thể bị dính dáng tới pháp luật, nếu người ta phát hiện ra họ phao tin đồn nhảm.

    Ngoài ra, trong cuộc sống khi đưa ra quyết định không phải lúc nào người ta cũng có cơ hội đặt cơ sở niềm tin vào thực chứng và trải nghiệm của chính mình. Nhiều trường hợp, người ta phải đặt cược niềm tin vào uy tín của người khác, suy luận logic, tiền lệ và rất nhiều thứ linh tinh khác. Một ví dụ đơn giản liên quan đến nghề nghiệp làm khoa học của bác là lúc viết paper chẳng hạn. Bác cũng phải cite kết quả lý thuyết của thằng này, lập luận dựa vào kết quả thực nghiệm của thằng kia chứ không thì thằng reviewer nó lại chả reject thẳng cẳng ấy chứ ạ. Lúc ấy, liệu bác có dám cãi rằng vì tôi không được tận mắt chứng kiến cái thí nghiệm ấy nên tôi đếch tin, biết đâu thằng ấy nó fake data thì sao không? Hẹ hẹ, lúc đấy cơ sở niềm tin vào khoa học của bác khi cite bài chúng nó là cái gì, nếu không phải là uy tín của tạp chí, uy tín khoa học của chính thằng tác giả?

    ReplyDelete
  42. Vầng, vậy thì các đồng chí ký tên trên kia cũng như bác trong trường hợp thứ nhất thôi. Họ chỉ report lại sự kiện có lệnh ngừng phát hành tập thơ, chuyện tin hay không không phải là nội dung của thư ngỏ, đúng hay sai cũng chẳng liên quan gì đến họ. Đúng nguyên tắc bác nhé.



    ReplyDelete
  43. Tin mới:cho đến sáng ngày 11/3/2008, đã có 218 chữ ký vào thư ngỏ về lệnh ngưng cuốn THƠ của Trần Dần.
    Bạn nào có thể giải thích cho tớ về quyết định bắt nhà sách nộp phạt 15 triệu và tịch thu 19 cuốn sách? Vì theo tớ, tịch thu có nghĩa là cuốn sách vẫn nằm trong tình trạng bất hợp pháp (mặc dù sách vẫn thấy bán ngoài phố). Tớ chẳng hiểu gì sất ý.
    Và nhất là trên báo Tiền phong chủ nhật có đăng lời của ông chánh thanh tra bộ TTTT Nguyễn Thanh Hải làm tớ hãi quá. Ổng nói là "sẽ tiêu hủy hết" sách Trần Dần.Eo ơi! Khiếp khiếp, cứ như là dịch tả ý. Hôm nọ tớ đã chót mua 12 cuốn, định để bán lại lấy chút lời, bây giờ chắc phải đem cho không thôi.Dịch tả mà!!!

    ReplyDelete
  44. « Trần Dần, một thi trình sạch » (Phần 1. Tác giả: nhà lý luận phê bình văn học Đỗ Lai Thúy) là một bài nghiên cứu công phu về tập sách Trần Dần – THƠ. Dưới đây là địa chỉ liên kết để đọc bài viết này:

    http://vietnamnet.vn/vanhoa/2008/03/774784/

    ReplyDelete