Trên blog bạn Lilia kể việc đọc truyện cổ Andersen cho cháu bé, có truyện có những chi tiết thiếu tính giáo dục.
Comment của tớ:
"Tớ nghĩ là truyện Andersen không hoàn toàn là cho trẻ con đọc, nhiều chuyện ông nhằm vào đối tượng độc giả là người lớn. Tớ nhớ hồi xưa (chắc khoảng 10-11 tuổi) đọc truyện Andersen có nhiều truyện cảm thấy shock, bên cạnh các truyện trong sáng đáng thương là những truyện đầy cay đắng, mỉa mai, lại có những truyện khá "kinh dị", không kém truyện của Poe là bao. Ví dụ có một truyện là Cu Lớn và Cu Nhỏ, có đoạn anh Cu Lớn giết chết mẹ của anh Cu Nhỏ vì ghét thằng Cu Nhỏ luôn chơi lỡm mình, sau đó bị anh Cu Nhỏ lừa phỉnh là bán bà già được nhiều tiền lắm thế là vác búa về nhà giết mẹ mình lấy xác đem bán.
Thế nên với trẻ con bé quá, tớ nghĩ không nên cho đọc Andersen đầy đủ, mà chỉ đọc một phần chọn lọc các truyện nổi tiếng, phải lớn lên một chút đọc mới hợp hơn. Cũng như Nghìn lẻ một đêm, nếu lọc ra một số truyện cho trẻ con đọc thì hợp nhưng nếu đọc đầy đủ cả bộ thì rõ ràng không hợp với một đứa trẻ, ít nhất là cho tới 13 tuổi."
Nói chung, có lẽ trẻ em từ 12 tuổi trở lên mới nên đọc Andersen bộ dầy, truyện của ông này nhiều truyện rõ ràng không phải cổ tích và rõ ràng không phải cho trẻ con. Ngay cả những truyện mà trẻ con hay đọc thì những người lớn vẫn có thể đọc và tìm ra những ý nghĩa khác, một cái cười mỉa mai hay một nỗi buồn, nỗi ám ảnh nào đó của tác giả. Nghìn lẻ một đêm thì lại càng có nhiều truyện không hợp với trẻ con, nhiều đoạn văn rất gợi tình (erotic)- đấy là đã đọc qua bản tiếng Việt từ ngày xưa, có lẽ đã bị kiểm duyệt nhiều rồi.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Chẳng biết ai lại quy định là truyện Andersen lại là truyện dành cho thiếu nhi nhỉ? Nhiều truyện của Andersen chỉ có người lớn mới hiểu được...Ví dụ như câu chuyện có một cơn lốc thế là biển hiệu bị gió cuốn cắm nhầm lung tung khắp nơi, biển của kẻ này lại cắm vào nhà người khác....
ReplyDeleteNói chung, em đồng ý với bác là nên chọn lọc, không phải cứ gọi là "truyện cổ" thì trẻ em nào cũng tiêu hóa được hết. Mà em thấy rất lạ, bây giờ có nhiều truyện cổ được viết (dịch) lại lạ hoăng hoắc chẳng giống với hồi em đọc ngày xưa...
Nhất trí cả anh, tuy nhiên em biết có nhiều truyện dành cho thiếu nhi (vì truyện tranh in màu đẹp) mà biên tập nội dung ko cẩn thận làm cho các bậc phụ huynh ngỡ ngàng. Nói chung giữa bạt ngàn sách truyện phụ huynh cũng nên chọn lọc cái gì tốt cho con cái mình.
ReplyDeletetừ truyện chọn cổ tích cho trẻ con đâm ra nghĩ ngợi đến chọn ...dân chủ cho người lớn bạn Linh nhỉ ...
ReplyDelete@sonata: Em nghĩ khác nhau chứ. Thực ra theo cách nghĩ của Khổng giáo thì trẻ con và dân chúng là như nhau, đều cần được chăn dắt "dân đen như con đỏ" "quan lại là cha mẹ dân"...Nhưng trong thời hiện đại thì rất ít người còn giữ quan niệm này. Ngay cả chính quyền Việt Nam vẫn luôn khẳng định lấy dân làm gốc, dân biết dân bàn dân làm dân kiểm tra, xã hội công bằng dân chủ văn minh...
ReplyDeleteMình nhớ Andersen có chuyện gì mà con bò với đóa hồng, đoá hồng mọc sát bờ rào thế là bị con bò tợp mất. Lúc nhỏ, khi đọc truyện ấy, mình cứ nghĩ mình là con bò còn các cô là những đóa hồng, nhưng càng lớn thì mình lại càng thấy mình đích thị là đoá hồng còn các cô chính xác là những con bò. Sợ thế không biết.
ReplyDeletecon nít thì cứ Grimm mà phang, đọc Andersen với 1001 Đêm làm gì...à, mà nhiều truyện cổ tích VN cũng chả phù hợp với lứa tuổi nhỏ như Tấm Cám, Thạch Sùng...
ReplyDeletesau entry này của bạn Linh, cuốn Nghìn lẻ một đêm (bản in lậu) tớ bán chạy ầm ầm, mà toàn khách hàng nhí thôi nhé! Cảm ơn Linh!
ReplyDeleteBác Linh ơi, cái quan niệm "dân vi bang bản" cũng là của Nho giáo đấy, bác ạ!
ReplyDeleteTừ 1 bằng chứng thuyết phục của việc đọc đủ thứ nhố nhăng từ Andecsen trước tuổi lên 8 đến Võ Tắc Thiên trước tuổi 15 mà vẫn thành 1 người siêu ngoan và vô cùng tốt như em, các bạn cứ thoải mái mà cho trẻ con đọc đi nhé :-D
ReplyDeleteNgười lớn cứ tưởng tượng mình biết là nên cho trẻ con đọc gì và thế nào là "tính giáo dục". Cái "tưởng tượng" này, như chị sonata nói, có thể rất gần với việc "ai đó" tưởng tượng là biết nhiều hơn trăm triệu người khác về cái gì tốt hơn cho họ :-D
Cứ đọc đi các em các cháu, cái gì lúc đọc không hiểu lúc khác sẽ hiểu :-D
Tớ vẫn không nghĩ là cái truyện "chàng Simon ngố" mà tớ nói đến là thuần túy dành cho người lớn. Trong chương trình "Tàu tốc hành cổ tích" họ cũng chọn truyện này để đọc cho trẻ con.
ReplyDeleteTớ thực sự không thấy truyện này hay ho ở điểm nào, dù là cho người lớn hay trẻ con. Cho người lớn thì lại càng ngô nghê vô lý. Tóm lại là chắc tại tớ ngu quá, không hiểu được các tư tưởng lớn! :(( Nhưng tớ trộm nghĩ là viết cho người lớn hay trẻ con dưới dạng truyện cổ tích, thì nó phải giống như một cái hộp, trẻ con ngắm nghía bên ngoài, người lớn nhìn vào bên trong (như kiểu "Alice trong xứ sở thần tiên"). Cái hộp "chàng Simon ngố" này, cả bên ngoài lẫn bên trong tớ nhìn đều chả thấy gì hết!
Nhưng không biết bạn Linh lấy cái mốc 12 tuổi cho trẻ con đọc Andersen là dựa vào đâu? Trẻ con 12 tuổi ở VN thời bạn Linh khác, trẻ con thời nay ở bên này khác. Trẻ con 12 tuổi ở đây đã có thể làm những bài tập kiểu này ở trường phổ thông: "Phân tích tác phẩm "Mùa xuân" của Grieg".
uh em cung thac mac tai sao 12 ma khong phai 11 hoac 13, hihi.
ReplyDeleteHOi xua em cung doc may cai nay tu hoi 5-8 tuoi day chu, Duong Thu Huong, Nguyen Huy Thiep cung doc tu khoang 10 tuoi nhung ma thay gio cung van vua ngoan vua ...ngo day thoi :))
Bạn Lilia, ý tớ là có thể trẻ dưới 12 tuổi vẫn có thể "Phân tích tác phẩm "Mùa xuân" của Grieg" nhưng nếu đọc những truyện có tính bạo lực (ví dụ truyện Cu Lớn giết mẹ) hay lộ liễu về tình dục (nhiều truyện trong Nghìn lẻ một đêm), có lẽ không hợp.
ReplyDeleteThế rút lại mốc 12 tuổi vậy. Kể ra hồi xưa mình cũng đọc truyện Nguyễn Công Hoan từ năm 8-9 tuổi, đến 12 tuổi đã không còn đọc truyện cổ tích (trừ Nghìn lẻ một đêm hehe) mà chuyển sang Tam Quốc, Tây Du, Đông Chu, Thủy Hử.
Em Hoài Anh đọc sớm thế, 10 tuổi đã đọc Hương Thiệp rồi cơ à :D, anh 20 tuổi mới đọc ;))
Đọc thì dễ ấy mà, hiểu mới khó, hồi bé gặp cái gì đọc cái nấy chứ có hiểu gì đâu, hehe.
ReplyDeleteĐồng ý là truyện Andersen ko phải là truyện cổ tích, và đa số ko dành cho trẻ con. Hồi bé tôi cũng ngốn sạch cái đám này mà chẳng hiểu gì sất. Lớn lên đọc lại mới hiểu và thích. Truyện tranh (manga) của Nhật bây giờ cũng vậy. Tôi ghét thể loại này nhưng ko thể hùa theo các bậc phụ huynh chỉ trích vô lối truyện manga nhố nhăng, bạo lực hay quá sex với trẻ con được. Đơn giản là vì thanh niên NB chúng nó cũng đọc truyện tranh, có những truyện đề ngoài bìa "dành cho thiếu niên 16-18 tuổi" (đại loại thế) mà đám chọi con 8-9 tuổi VN cũng đọc.
ReplyDelete"Nghìn lẻ một đêm" là truyện người lớn hoàn toàn, tôi ko thấy truyện nào hợp với con nít hết. Cá nhân tôi ko ưa truyện này, dài dòng văn tự, cốt truyện nhai đi nhai lại, ý tứ đơn giản, vô lý. Ko rõ mọi người thấy hay ở đâu mà nó sống lâu vậy? Tương tự với nhiều truyện cổ tích, hồi bé tôi đọc rất nhiều truyện cổ tích mang nội dung thật bựa và cuối cùng đi đến quyết định rằng 15 năm nữa, khi có con, tôi sẽ kiểm duyệt mọi loại sách có chữ trước mặt nó.