- No country for old men - bá» phim ngu xuẩn nhất của má»i thá»i Äại
- Từ khi bắt Äầu viết review nhạc, rá»i review phim, chÆ°a bao giá» tôi viết Äá» chê cả, bá»i vì nếu mà tôi Äã chán album nhạc hay phim nà o thì tôi chá» ÄÆ¡n giản là quên nó Äi vÄ©nh viá» n. NhÆ°ng hôm nay lần Äầu tiên trong Äá»i, tôi không thá» không viết vá» bá» phim chết tiá»t No country for old mên và hai kẻ bất tà i mang há» Coen, bá»i vì tôi cá»±c kỳ ghét những ai, những cái gì dám nhÆ¡n nhÆ¡n Äón nháºn những vinh quang mà chúng không xứng Äáng Äược hÆ°á»ng, Äó là má»t sá»± sá» nhục Äá»i vá»i những ngÆ°á»i có lòng tá»± trá»ng.
Tá»i nay, sau khi Äã nghe Äủ má»i lá»i ca tụng vá» No country for old men, và chứng kiến bá» phim ngu xuẩn nà y già nh rất nhiá»u giải thÆ°á»ng Oscar quan trá»ng, ká» cả phim hay nhất và Äạo diá» n giá»i nhất cho 2 tên bất lÆ°Æ¡ng Coen, phải nói là tôi cá»±c kỳ hi vá»ng và o má»t bá» phim kiá»t tác, hi vá»ng và o má»t bá» phim tÄm tá»i, lôi cuá»n từ Äầu Äến cuá»i, Äược dà n dá»±ng bá»i những bà n tay báºc thầy. Vâng, quả Äúng là báºc thầy, báºc thầy của sá»± lừa phá»nh. Tôi Äã xem anh em Coen trÆ°á»c Äây, Fargo và O brother where art thou, những phim coi cÅ©ng Äuợc nhÆ°ng cÅ©ng chẳng thá»±c sá»± Äặc biá»t, cảm nháºn vá» hai kẻ tá»i tá» nà y chá» là những Äạo diá» n khá nhÆ°ng không thá»±c sá»± quá giá»i, và nay, khi chúng trâng tráo nói cÆ°á»i Äi nháºn giải thì chúng chÃnh thức trá» thà nh những kẻ bất tà i khá»n nạn. Và má»t lần nữa , giải Oscar, giải thÆ°á»ng Äiá»n ảnh hà ng nÄm của nÆ°á»c Huê Kỳ, Äược ngÆ°á»i ta tôn thá», coi nhÆ° giải thÆ°á»ng danh giá nhất thế giá»i, sau bao nhiêu lần gây thất vá»ng, có thá» khẳng Äá»nh Äây là giải thÆ°á»ng ngu xuẩn nhất thế giá»i ; những anh tà i ÄÃch thá»±c nhÆ° Hithcock, Kubrick cóc cần phải quan tâm Äến nó và những gã tà i nÄng cạn kiá»t nhÆ° Martin Scorsese thì hãy cá» mà bám và o.
(có spoiler nhÆ°ng ká», Äá»c cÅ©ng chẳng sao vì bá» phim nà y có biết trÆ°á»c các tình tiết hay không thì nó vẫn cứ tá» hại)
Javier Badern Äóng vai má»t thằng cha ultimate badass, và Äược giá»i thiá»u ngay từ Äầu trong má»t tình huá»ng cá»±c kỳ phi logic. TrÆ°á»c hết, hắn bá» cảnh sát bắt, tại sao hắn, má»t tay cao thủ Äá» nhất (nhÆ° trong phim sẽ diá» n tả) lại bá» anh cảnh sát nhà quê bắt ? Äek biết. Và rá»i anh cảnh sát miá»n cowboy Texas lại hiên ngang ngá»i xoay lÆ°ng lại Äá» nói rằng "Nà y Javier, vai của anh Äến Äoạn nà y là phải dùng 2 tay bá» còng xiết cá» tôi Äấy nhé". Chắc anh cảnh sát nà y Äã quên những kinh nghiá»m của cha ông thá»i miá»n Tây hoang dã, má»t kinh nghiá»m quý báu vô ngần và nên Äược áp dụng sáng tạo : khi chÆ¡i bà i poker thì vá» trà tá»t nhất là ngá»i sát lÆ°ng và o tÆ°á»ng (Äá» Äéo có thằng nà o bắn và o lÆ°ng hay xiết cá» anh) . NhÆ°ng những cái Äó cÅ©ng chá» là má»t phần của sá»± ngu xuẩn trong trÆ°á»ng Äoạn nà y, cái ngu xuẩn Äáng nói Äến hÆ¡n Äó là cái cách cá»±c kỳ tầm thÆ°á»ng mà hai thằng cha Äạo diá» n Äã xây dá»±ng nên nó. Chúng ta gần nhÆ° nhìn thấy mặt Javier ngay từ những giây Äầu tiên tay nà y xuất hiá»n. Äó là má»t cách giá»i thiá»u nhân váºt cá» Äiá»n và tầm thÆ°á»ng nhất, chá» dà nh cho những Äạo diá» n lÆ°á»i sáng tạo, trong khi ngÆ°á»i ta luôn luôn phải cá» Äem lại sức nặng á» cảnh cần thiết thì á» Äây chúng dek cần . Bạn có thá» nói Äó là phong cách riêng của anh em của anh em Coen, Äúng váºy, phong cách của chúng chÃnh là xá» lý hết sức tầm thÆ°á»ng nhÆ° váºy. Má»t lá»i khuyên cÆ¡ bản cho chúng : hãy cá» giấu cái mặt của Badern cho Äến khi tay nà y xiết cá» xong anh cảnh sát.
Äoạn thứ hai nên nói Äến Äó là cái Äoạn mà thằng cha Josh Brolin bá» con chó Äuá»i khi bÆ¡i qua sông, Äoạn nà y phải nói là má»t và dụ tuyá»t vá»i vá» thừa phim, thừa thá»i giá» quay linh tinh và dá»±ng phim thì nát bét. Má»t loạt các góc quay trên mặt nÆ°á»c mà nhiá»u scene chá» dà i chÆ°a Äến 3 giây trong má»t khung cảnh tá»i mù Äá» khán giả không ká»p nháºn ra rằng cả Josh Brolin lẫn con chó Äá»u không có á» trong Äó .
Mà má»t Äiá»u không thá» chấp nháºn Äược trong Äiá»n ảnh hiá»n Äại là Äạo diá» n lại có thá» lÆ°á»i biếng Äến ná»i mà trong những cảnh Äá»i thoại 2 nhân váºt dà i 5-6 phút, chá» có Äá»c má»t kiá»u cắt Äi cắt lại hai cái mặt. Tháºt khó hiá»u khi ngÆ°á»i ta có thá» gá»i thá» loại Äạo diá» n lÆ°á»i sáng tạo, lÆ°á»i suy nghÄ© nhÆ° váºy là "Äạo diá» n giá»i nhất" , tháºt là má»t sá»± sá» nhục .
Không hiá»u cái cuá»n sách gá»c nó nhÆ° thế nà o, chứ ká»ch bản của cái phim nà y thì dà y Äặc plot holes. NhÆ°ng cái Äó cÅ©ng chấp nháºn Äược, có thá» bá» qua, có Äiá»u Äây là lần Äầu tiên Äược xem má»t cái phim mà trong Äó có 3 vai quan trá»ng, thì vai ông bô sheriff của Tommy Lee Jones phải Äến 30-40 phút (có thá» còn hÆ¡n) má»i lò dò xuất hiá»n ( tháºt khó hiá»u cho những Äạo diá» n nà o lại Äá»i xá» thiếu tôn trá»ng Äến thế vá»i má»t nhân váºt key). Còn vai của Josh Brolin thì sao hả trá»i, ok tay nà y xuất hiá»n ngay từ Äầu, sÄu khi nhặt Äược valy tiá»n thì chiến Äấu rất ác, sắp Äạt khá nhà nghá», Äá»i Äầu ngang cÆ¡ vá»i thằng cha Javier Badern, không há» danh là cá»±u chiến binh thiá»n chiến á» VN nÄm 1966. Ấy thế mà Äá»t nhiên hắn chết mà chúng ta, những khán giả, không bao giá» biết Äược ngÆ°á»i ta Äã bắn hắn theo kiá»u gì (tháºt khó hiá»u cho những Äạo diá» n nà o lại Äá»i xá» thiếu tôn trá»ng Äến thế vá»i má»t nhân váºt key khác) . Rá»i cái há»p tiá»n, sau bao dà nh giáºt, cuá»i cùng thì cả thằng cha Javier Badern cÅ©ng không lấy Äược ná»t . Cái Äoạn nà y tháºt sá»± rất gợi nhá» Äến cặp kÃnh lão trong phim Transformer. Mà có ai biết phim nà o cá»±c hay vá»
các cao thủ tranh nhau má»t cái cặp từ Äầu chà cuá»i không ? Hãy xem Ronin, Äó ngÆ°á»i ta gá»i là má»t ká»ch bản hay Äấy.
Và còn những Äoạn Äá»i thoại, Äá»c thoại rẻ tiá»n, há»c Äòi, những cái Äó khá»i nói Äến cho phà lá»i .
ThÆ°a các nhà trà thức, phim không phải là tiá»u thuyết, tôi chá» là má»t ngÆ°á»i là m phim thá»±c tế, chá» biết rằng phim cần có sá»± mạch lạc nhất Äá»nh Äá» khán giả có thá» kiên nhẫn ngá»i xem 90 phút trá» lên, tôi muá»n thấy nguá»i ta dà n dá»±ng Äá» ká» má»t câu chuyá»n sao cho Äặc sắc , tôi không quan tâm Äến những thứ triết lý sáo rá»ng vá» tá»i ác và tiá»n. Má»t thà nh viên của imdb Äã giáºt tÃt thế nà y : Despicable Snuff Film with Pseudo-Intellectual Pretensions - tháºt không có gì Äúng Äắn hÆ¡n thế vá» bá» phim nà y . Không phủ nháºn rằng có nhiá»u Äoạn Äược là m tá»t trong No country for old men, nhÆ°ng những cái Äó bất kỳ má»t Äạo diá» n là nh nghá» nà o cÅ©ng là m Äược hết, và quan trá»ng là bá» phim là má»t tá»ng thá» hoà n chá»nh cÆ¡ mà ? CÅ©ng không phủ nháºn rằng có nhiá»u phim ngu hÆ¡n phim nà y nhiá»u, nhÆ°ng những phim Äó không già nh Äược Oscar. Tháºt xấu há» khi Paul Thomas Anderson, má»t trong những Äạo diá» n giá»i nhất thế giá»i hiá»n nay, lại thua vá» tay những kẻ bất tà i trâng tráo nhÆ° anh em nhà Coen.
Wednesday, March 5, 2008
Entry for March 05, 2008
à kiến của bạn YoutaM vá» phim No Country for Old Men. Vì là ý kiến trái chiá»u của má»t ngÆ°á»i cÅ©ng Äang há»c/là m phim nên tá» copy vá» Äây, nhÆ° là má»t cách nhìn khác vá» bá» phim Äược Viá»n khoa há»c và nghá» thuáºt Äiá»n ảnh Mỹ Äánh giá là hay nhất nÄm 2007.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
công nhận bạn này phẫn nộ bừng bừng..đọc tỉnh cả ngủ
ReplyDeleteĐề nghị bạn viết tiếp phê bình (chửi) đám người dốt nát của Viện khoa học và nghệ thuật điện ảnh Mỹ...Chứ không thì cũng tội anh em nhà Coen... Dù có bất tài đến đâu thì họ cũng đâu có thể tự nominate và "trâng tráo" tự giao giải Oscar cho mình(((:
Tớ cũng mới xem phim này cách đây vài hôm, và cũng đang thắc mắc là ko hiểu sao nó được giải Oscar, lại là giải dành cho đạo diễn. Nhưng cũng vì mình chưa google chưa đọc reviews nên lại nghĩ, chắc mình chưa biết thưởng thức ... nghệ thuật, hehe :-D Còn phim "There will be blood" xem xong cũng thấy bt, chẳng để lại ấn tượng mấy, nhưng ít ra được cái diễn viên chính đóng hay và có vài đoạn phim pha tuồng xem cũng thích.
ReplyDeleteGod Father said: "Don't hate your enemy. It caused bad judgment" ;)
ReplyDelete"Bộ phim là một tổng thể hoàn chỉnh". Đúng vậy. Nhìn vào tổng thể nào ta cũng cần phải lựa chọn, lọc ra những yếu tố chính, yếu tố phụ. Yếu tố chính làm thành nền tảng, xương sống để tập tập trung khai thác sự phê bình. Để phê bình nghiêm túc thì đầu tiên chúng ta phải đưa ra lý lẽ chính đáng để bảo vệ lựa chọn của mình về quan hệ chính phụ nói trên.
Quay phim là công cụ quan trọng, vì nó biểu đạt ấn tượng mà tác giả muốn truyền đạt. Do đó, khi phê bình công tác quay phim, điều chính yếu là xét xem nó biểu đạt ấn tượng gì. Ấn tuợng đó có vị trí ở đâu trong bố cục tổng thể. Bởi vì bố cục tổng thể của các ấn tượng mới là xương sống tác phẩm.
Phê bình kiến trúc một cái nhà ta có quyền phê phán các chi tiết, từ cái cửa này, cái cột kia. Nhưng nếu bỏ qua mối tuơng quan giữa chi tiết với bố cục tổng thể, vội vàng phán xét từ các góc nhìn chưa đủ rộng, thì thật không khả thi.
8 out of 11 people found the following comment useful:-
ReplyDeleteI really did not like this film, 29 December 2007
3/10
Author: ronangr from Ireland
It seems to me that anyone who expresses a dislike of this movie is automatically accused of not having sufficient intellect to enable them to appreciate it. Take the previous comment for instance,
"I don't think my friends had the capacity to fully enjoy what was going on on-screen" I respect your right to enjoy this film but that is simply extreme arrogance.
We'll I do not consider myself to be a person of limited intellect and quite frankly this movie was incredibly BORING as well as INCOHERENT and extremely UNSATISFYING . It wasn't a terrible movie and had some good qualities, however i cannot accept the views of those who proclaim this film as a masterpiece.
Cám ơn anh Linh đã trích sang bên này . Một cử chỉ 5*
ReplyDeleteHay dở, khen chê là ý kiến mỗi người thôi. Mình xem phim này rồi và không quan tâm lắm đến chuyện nó đoạt Oscar Huê Kỳ hay Cánh Ruồi Vàng An Nam. Ý kiến của riêng mình, No Country For Old Men là bộ phim hay. Một số người nói kết thúc bộ phim tôn vinh cái ác và sự bất lực của pháp luật, nhưng theo mình thì không phải. Theo như mình hiểu thì bản thân cái ác cũng có những quy luật riêng của nó và cuộc chiến đấu chống lại sự bạo tàn vẫn tiếp diễn.
ReplyDeleteBộ phim không có nhiều nhân vật nhưng mình thích hầu hết các nhân vật trong bộ phim nói trên. Thực ra, cốt truyện làm nên bộ phim không có gì là mới mẻ, thậm chí không có gì để mà kể, nhưng diễn biến cụ thể và cách thể hiện tâm sinh lý các nhân vật thì tuyệt vời.
Như chúng nó đều biết, mình thuộc kiểu người không những dễ thương trong đời sống hằng ngày mà còn là một tâm hồn thực dụng trong việc (nói một cách hoa hoè) thưởng thức nghệ thuật. Theo mình, một bộ phim hay một truyện ngắn thành công nếu:
- đủ hấp dẫn lôi cuốn khiến độc/khán giả đủ kiên nhẫn để theo dõi tới cùng
- khi đọc/xem xong, trái tim bé nhỏ của độc/khán giả thổn thức những cảm xúc căm hờn/ xúc động/ sợ hãi/ sung sướng...
Mình cho rằng, không nên quá quan trọng hoá việc tìm ra những phi lý vô lý trong cốt truyện. Bởi thực tế như tác giả thấy không phải là thực tế như bạn thấy. Bởi tưởng tượng của tác giả không phải là tưởng tượng của bạn. Các bạn hãy thoải mái, để nghe tử cung của mình rung động một cách tự nhiên và nguyên thuỷ trước những kiệt tác vĩ đại của nghệ thuật.
Trong các chi tiết bàn ở đây thì có lẽ cái chết của Moss là đáng lưu tâm hơn cả. Nếu nắm vững diễn biến phát triển của sự việc, đặc biệt là tình tiết bà mẹ vợ của Moss bị bọn mafia Mexico săn đón theo sát từ tận bến xe, thì chúng ta thấy ngay rằng khả năng Moss chết là gần như chắc chắn, ko kiểu này thì kiểu kia. Những trò ranh vặt ko thể cứu được gã khỏi số phận. Mặc dù số phận cũng có lúc hào phóng, bỏ qua cho một số kẻ ranh vặt nào đó. Như trường hợp ông chủ trạm xăng chẳng hạn.
ReplyDeleteBằng việc mô tả Moss dính vào câu chuyện vớ vẩn với cô ả bên bể nước, người kể chuyện đã biểu đạt rằng Moss là một người bình thường như mọi người bình thường khác. Thao tác này tăng tính mô phỏng phổ quát. Câu chuyện về Moss có sự đồng điệu với rất nhiều câu chuyện khác, số phận khác. Việc không mô tả cái chết của Moss trở thành một phần của dụng ý này. Tất nhiên, đây là ta đang phải dựa vào bố cục ấn tượng tổng quan để soi vào tình tiết.
Khi nắm được bố cục tổng quan thì ta sẽ hiểu tại sao mọi cuộc đối thoại của Anton đều được mô tả theo cách mặt-đối-mặt. Anton biểu trưng cho một thế lực trong thế giới, cũng có thể coi là một phần ở trong mỗi con người. Các nạn nhân của hắn biểu trưng cho các khía cạnh của phần còn lại.
This person from Ireland is actually right. Although making film may be hard, understanding such films like NCFOM and TWBB is too easy to be an intellectual task. One needs to stare at the screen (better with subtitle) for some 2 hours then may be read a little bit imdb to understand the "depth". Now try some scientific theory then the chance that one is pseudo-intellectual is pretty high.
ReplyDeleteHowever, NCFOM is still fun to me and TWBB is too self-important it is less fun. They're just films, 2 of the better ones in load of crap that come out every year. Both are not masterpieces!
Lol, didn't know Minh Minh has a tử cung :D
ReplyDelete"Neither is a masterpiece", sorry :)
ReplyDeleteMình thú nhất chi tiết cuối phim, chú kia ngồi trong xe, thấy hai thằng bé lượt xe đạp ngông nghênh, chú đã toan giết cho rảnh mắt, nhưng liền đó bị tai nạn (do đi sai đường), lại được hai chú nhỏ kia cứu giúp.
ReplyDeleteChi tiết giết vợ bác thợ săn cũng tinh tế, người ta chỉ quay cảnh chú ta ra đến cửa và nhìn gót giày (xem có dính máu hay không, như lúc giết một chú trong nhà trọ).
Việc dùng vũ khí là bình ga áp suất cao cũng là chuyện xưa nay chưa ai làm.
Tóm lại, cốt truyện không có gì mới nhưng vẫn phục trí tưởng tượng của bọn tây.
Thật ra bất kỳ bộ phim nào dù đạt nhiều giải thưởng, high rating đến đâu thì cũng có người khen kẻ chê. Chuyện đó bình thường. Tớ cũng đồng ý với vài quan điểm của bạn YoutaM trong bài như chuyện giải Oscar. Mấy giám khảo quan trọng trong Academy toàn gốc Do Thái nên những anh như Hitchcock hay Kubrick hay ngay cả Scorsese khó mà đoạt giải. Năm ngoái anh Scorsese đoạt giải với phim tệ hại nhất trong sự nghiệp đạo diễn của anh - The Departed. Hay như năm 97 The Boogie Nights (cũng của Paul Thomas Anderson) thua giải phim nhất cho Titanic - một phim ngoài kỹ xảo ra thì chả có gì đọng lại. Anh Anderson cũng rớt giải đạo diễn cho anh Cameron luôn.
ReplyDeleteTrở lại phim No Country thì tớ thấy phim này xứng đáng đoạt giải. Những kiểu lia máy 1 góc trong các conversation thì có lẽ đó là theme riêng của phim. Anh em nhà Coen chắc có ý đồ làm bộ phim theo kiểu nửa phim truyện, nửa documentary footage. Do đó không thể nào có nhiều góc lia camera kiểu "fancy" nghệ thuật được. Cái nghệ thuật của No Country chắc là cái theme "phi nghệ thuật" hay
nghệ thuật "bình dân" mà anh em nhà Coen tạo ra. Vì thế nó trông thật hơn, hợp lý hơn, nhất là câu chuyện xảy ra ở miền Nam - mọi thứ đều là kiểu xuề xòa nhà quê.
Nói chung theo tớ thì phim này xứng đáng đoạt Oscar năm nay, hơn là kiểu epic của There Will Be Blood.
"Từ khi bắt đầu viết blog, rồi comment, chưa bao giờ tôi viết để chê cả, bởi vì nếu mà tôi đã chán entry hay post nào đấy thì tôi chỉ đơn giản là quên nó đi vĩnh viễn.
ReplyDeleteNhưng hôm nay lần đầu tiên trong đời blogger, tôi không thể không viết comment về entry chết tiệt "No country for old men - bộ phim ngu xuẩn nhất của mọi thời đại" và kẻ bất tài mang nick YoutaM, bởi vì tôi cực kỳ ghét những ai, những cái gì dám nhơn nhơn chê bai bằng cái giọng nghe tưởng là kẻ cả, thích gây ấn tượng nhưng thực ra chỉ to mồm và chưa đủ trình".
Đùa thôi, quan điểm và cách thể hiện quan điểm là của mỗi người nhưng nhiều chi tiết bạn YoutaM viết rất thiếu thuyết phục, "Martin Scorsese kiệt cạn tài năng" là 1 ví dụ.
Mình chưa kịp xem "No country for old men" và cũng chưa từng xem bất cứ 1 phim nào của 2 anh em nhà Coen. Thế nên ko dám ý kiến gì vì ấn tượng về bộ phim và tác giả = 0.
Nhưng, mình vẫn tin là phim này hay và xứng đáng được Oscar, đơn giản là mình thấy các ý kiến của bạn Minh Minh đập chết tươi tất cả các ý kiến của bạn YoutaM. Mình bị bạn Minh Minh thuyết phục, nên tin là các nhận định của bạn ấy đúng (nẫu nhờ...).
o, Kubrick la Do Thai ma, dan chung nay khong support duoc argument cua ban sirius :)
ReplyDeleteOscar cung chi la mot giai thuong, thieu gi phim chan duoc giai co chu, Rocky con win over Taxi Driver co ma. TWBB ma la kiet tac thi no cung cha bi lang quen vi no khong duoc Oscar con NCFOM ma te hai den the thi mot Oscar cung khong cuu duoc phim.
Now what do you want? Juno should win?
nghe đồn là từ khi chưa hề xem phim thì bạn YoutaM đã chê bai phim này kinh khiếp, cho nên không biết đến nay bạn ấy đã xem chưa (chắc là có xem rồi, ít ra là có lên imdb đọc review của mọi người để tìm thêm đồng minh rồi hihi).
ReplyDeleteChuyện Hitchcock hay Kubrick không được Oscar chưa chắc là vì cóc cần, mà họ nào phải thuộc hàng 'cáo chê nho xanh' đâu mà cóc cần với chả cần, làm phim thì cứ làm phim, Viện hàn lâm thích thì trao, không thì thôi, hai chú nhà Coen nếu Oscar mà không trao thì họ cũng cóc cần chứ có nhảy đổng lên đâu? (nói về nhảy đổng thì phải nói tới cái đoàn phim Brokeback Mountain).
@ Nhưng những cái đó cũng chỉ là một phần của sự ngu xuẩn trong trường đoạn này, cái ngu xuẩn đáng nói đến hơn đó là cái cách cực kỳ tầm thường mà hai thằng cha đạo diễn đã xây dựng nên nó. Chúng ta gần như nhìn thấy mặt Javier ngay từ những giây đầu tiên tay này xuất hiện. Đó là một cách giới thiệu nhân vật cổ điền và tầm thường nhất, chỉ dành cho những đạo diễn lười sáng tạo, trong khi người ta luôn luôn phải cố đem lại sức nặng ở cảnh cần thiết thì ở đây chúng dek cần .
--> trời, thì trên đời chỉ có hai kiểu, cho thấy mặt và không cho thấy mặt. Không cách này thì cách kia, chứ có gì mà sáng tạo với chả không sáng tạo. Mà không thấy mặt thì chui vô bóng tối hay là quay cắt đầu hay quay mông vô ống kinh, thấy mặt thì làm sao cho người ta nhìn mặt là nhớ, nhưng có bao nhiêu nhân vật vừa xuất hiện là nhớ?
@Đoạn thứ hai nên nói đến đó là cái đoạn mà thằng cha Josh Brolin bị con chó đuổi khi bơi qua sông, đoạn này phải nói là một ví dụ tuyệt vời về thừa phim, thừa thời giờ quay linh tinh và dựng phim thì nát bét. Một loạt các góc quay trên mặt nước mà nhiều scene chỉ dài chưa đến 3 giây trong một khung cảnh tối mù để khán giả không kịp nhận ra rằng cả Josh Brolin lẫn con chó đều không có ở trong đó .--> đây là một ví dụ điển hình cho việc xem phim lậu nên thấy mọi thứ tối hù nên không thấy gì cả và cuối cùng kết luận là "Josh Brolin lẫn con chó đều không có ở trong đó".
@Mà một điều không thể chấp nhận được trong điện ảnh hiện đại là đạo diễn lại có thể lười biếng đến nỗi mà trong những cảnh đối thoại 2 nhân vật dài 5-6 phút, chỉ có độc một kiểu cắt đi cắt lại hai cái mặt. Thật khó hiểu khi người ta có thể gọi thể loại đạo diễn lười sáng tạo, lười suy nghĩ như vậy là "đạo diễn giỏi nhất" , thật là một sự sỉ nhục . --> thôi biết nói gì bây giờ, xem phim của Michael bay cho nó có hành động ầm ầm, máy quay quay vòng vòng giữa lúc hai nhân vật trò chuyện cho nó 'sáng tạo' vậy. Hoặc xem phim có phụ đề chuẩn :)
@Nhưng cái đó cũng chấp nhận được, có thể bỏ qua, có điều đây là lần đầu tiên được xem một cái phim mà trong đó có 3 vai quan trọng --> ui, thế thì bạn này chưa xem phim King Kong rồi, phim tựa là King Kong chứ phải gần cả tiếng đồng hồ sau mới thấy mặt mũi chú King Kong.
Khen chê một bộ phim là bình thường, phim như Citizen Kane còn có khối người chê tan nát, nhưng khen hay chê đều đòi hỏi (không bàn đến văn hoá sử dụng ngôn từ, vì nó thuộc về văn hoá mỗi người) phải có kiến thức căn bản, phải xem phim (chứ không phải ngồi đọc review) và ít nhất, xem phim với chất lượng hình ảnh chấp nhận được :)
@Rồi cái hộp tiền, sau bao dành giật, cuối cùng thì cả thằng cha Javier Badern cũng không lấy được nốt . --> theo tui thấy thì chú Javier đã lấy được tiền, vì chú móc túi ra cả đống tiền cho hai thằng nhóc cuối phim, cộng thêm cái dấu hiệu đồng tiền mở cái lỗ thông hơi trong khách sạn, nếu bạn YoutaM chưa xem hoặc xem không hiểu thì tiếp tục lên imdb đọc sự bình luận của mọi người để tìm hiểu xem chú Anton có lấy được vali tiền hay không.
ReplyDeletePhim này có nhiều đối thoại hay, hay nhất là đoạn sát thủ bình ga nói chuyện với bác già chủ tiệm :D Anh nào thủ vai bác già chủ tiệm công nhận đóng rất hay.
ReplyDeleteNăm trước có phim gì cũng Oscar nhưng tớ chưa bao giờ muốn xem, vì nghe nói liên quan đến chuyện đồng tính nam. Đồng tính nữ hoặc anh trên em dưới thì còn xem chứ các thể loại khác là dzẹp :D
Phim này đưa lại một cái nhìn mới mẻ về cái ác, quả thật là ác kiểu như sát thủ bình ga không phải là môtíp để người ta nói tới sự tầm thường của cái ác :D Tớ với mấy chú bạn xem phim này xong phải thần người ra một lúc trước khi thốt lên : Hay, được Oscar cũng đúng thật!
Mình cũng muốn xem những bạn khen phim này hay phân tích xem nó hay ở chỗ nào vì mình không thấy nó hay, kể cả có sự khác thường của cái nhân vật sát thủ kia với những vụ giết người để thực hiện mục đích, những vụ giết người theo hứng, hoặc ko vì hứng của hắn thì dựa vào may rủi ngẫu nhiên. Sau những vụ hắn thể hiện thì bước chân và gương mặt của hắn xuất hiện đúng là gây cảm giác hồi hộp sợ hãi, ví dụ lúc có chị thư ký béo gân cổ cãi nhau với hắn quả thực là mình cũng run thay chị ta. Nhưng mà tất cả thì cũng chỉ làm nên một bộ phim tội phạm thông thường với vài nhân vật chính có nét thôi chứ có gì đặc biệt đâu nhỉ, hay là cái giọng nói những người trong phim?
ReplyDeleteMình mới đầu nghe tên phim cứ tưởng là nói về vấn đề người già không nơi nương tựa. Đến khi đi xem mới biết là phim về tội phạm, đang xem thì hết bỗng một cái về nghĩ mãi xem nó hay ở chỗ nào mà người ta khen nhiều thế. Không biết hay ở chỗ giết người theo mặt đồng xu hay là hay ở chỗ cảnh sát bất lực, hay là hay ở cái mặt trơ lỳ nửa vô cảm nửa thần kinh cộng với hai cái chùy của cái anh kia, đại khái cũng thấy có kịch tính có cảnh quay vết thương này nọ trông thực hơn cả thực nhưng tóm lại đến giờ cũng vẫn chưa thấu hiểu được cái sự đặc sắc của nó. Về cái giải thì mình cũng ko xem nhiều phim nên ko biết để so sánh.
Một thằng tội phạm chuyên nghiệp thì có lẽ sẽ khôn khéo để đạt mục đích chứ ko giết người la liệt như thằng này, nếu mà giết người nhiều và bất kể như thế thì làm sao có thể tồn tại lâu. Như vậy thì nhân vật này có cái gì đó ko tưởng. Giết người xong nắn nót xem gót giầy hay nhấc chân lên để dòng máu chảy khỏi chạm gót giày bóng bảy, cho nổ cả cái ô tô để lấy lọ thuốc và cuộn bông băng... những hình ảnh để xây dựng lên một nhân vật tội phạm khác thường chắc chỉ kích thích được đầu óc hiếu kỳ của hội trẻ thôi.
ReplyDelete@HY: đây là bài tui viết về phim này: http://blog.360.yahoo.com/blog-GxCyCZQhc6en1UAXp5Hr55y62zA-?cq=1&p=5568
ReplyDeleteNgoài ra, nếu xem kỹ bạn sẽ thấy chú Anton cũng không hẳn giết người bừa bãi. Chú ấy tha mạng cho khá nhiều người, điển hình là chú già trong tiệm xăng và chị béo trong nhà trọ và cuối cùng là hai đứa nhóc cuối phim, dù rằng người xem ai cũng sợ chú ấy sẽ giết mấy người đó. Xem ra chú này cũng giết người có chọn lọc và để đạt mục đích hết chứ?
phim nay no toan hint, ma cai do la cai lam minh thich, Javier lay duoc tien ngoai 2 cai hint phanxine neu con ref den chuyen truoc do la Moss khi co vali tien cung cho hai thanh nien de doi lay cai ao :)
ReplyDeleteMay chi tiet chi HY ke em toan thay la chi tiet hay ho, ac va than thong den muc phi ly nhu Anton thi ai cha nhan thay, nhung ro rang do la intention cua dao dien, noi chung la sau khi da xem phim hinh anh ro co phu de day du va da len imdb doc roi ma van thay khong thich thi co nghia la phim nay is not your thing thoi :), purely matter of taste.
Em chi biet la em xem xong phim thi co cai vali hai trieu roi xuong dau cung khong lay thoi :), nhung co nguoi xem xong thi bao so quai gi lay ngay :)), hai tram cung lay ma hai muoi trieu cung lay.
@hoaianh: Kubrick gốc Do Thái nhưng mà cha này ngoại đạo, toàn làm phim báng bổ nên cũng liệt vào "sổ đen" luôn haha.
ReplyDeleteChị HY, em nghĩ phim này hay chính phần nào cũng chính vì những cái quái quái phi lý đó. Lúc xem phim xong mà nghĩ lại thì có thể cảm thấy thằng sát thủ này vô lý, irrational và ít có trong hiện thực, nhưng lúc xem, người xem vẫn cảm thấy hồi hộp, lo lắng cùng với nó, vẫn cảm thấy thằng sát thủ đó thật sự nguy hiểm, rational và không có gì xa lạ cả- đó chính là cái tài của người làm phim. Hơn nữa phim ảnh, cũng như tiểu thuyết, không đòi hỏi các nhân vật phải là những người hợp lý, có thực, rất có thể trong đấy, mọi thứ đều được đẩy lên quá mức, đôi khi tới phi lý nhưng người xem/đọc vẫn hoàn toàn chấp nhận trên nền tảng của những cái phi lý đó. Nếu một người làm phim kém thì trong phim này, nhân vật tên sát thủ sẽ trở nên vô lý và nhố nhăng, chứ không phải đáng sợ như qua tay anh em nhà Coen.
ReplyDeleteHơn nữa, nếu để ý thì tay sát thủ này giết người theo cái lý của hắn. Như lời của tay sát thủ khác được thuê lấy lại tiền (và bị Anton giết sau đó) thì Anton là một người hành động có nguyên tắc. Cái nguyên tắc của Anton khác với nguyên tắc của người bình thường nhưng không phải là hắn không có nguyên tắc, chỉ giết người bừa bãi.
Còn nói như chi Yến "giết người nhiều và bất kể như thế thì làm sao có thể tồn tại lâu" thì cũng chưa chắc đúng. Bọn serial killer nhiều đứa giết cả trăm người mà cảnh sát cũng có bắt được đâu. Hơn nữa, cảnh sát thường suy nghĩ như người thường, tức là giết người phải có động cơ gì đó, mà Anton giết người nhiều lúc tưởng như chả có động cơ gì, thì như thế lại càng khó biết được hắn là thủ phạm, hay kể cả khi biết được cũng khó bắt được. Nói vậy thôi chứ thực ra những suy diễn đó không quan trọng, người xem cũng không cần biết là Anton có dễ bị bắt/giết không với cách hành xử đó, cái quan trọng là nhân vật Anton cực kỳ sống động, luôn hành xử theo nguyên tắc của chính mình, tàn nhẫn và cô độc trong việc đạt được mục đích của mình.
Phim này xây dựng ba nhân vật tượng trưng cho kẻ ác, công lý, và một người bình thường bị lôi cuốn bởi lòng tham. Tại sao nhiều khán giả lại thích cả ba nhân vật đấy? Đó là vì mỗi nhân vật ấy đều có một phần trong mỗi người bình thường. Anton là cái ác nhưng cũng là quyền lực (Chúa Trời khi xưa trừng trị Sodom bằng cách hủy diệt thành phố chỉ vì dân chúng ham hưởng lạc và vô lễ với sứ giả của Người có ác hơn là Anton định giết ông bán xăng vì thấy ông này ti tiện, tham lam và hèn nhát không?), Brolin thì tham lam và nhiều hy vọng như hầu hết chúng ta (trong hầu hết các phim Holywood thì Brolin sẽ là kẻ chiến thắng, nhờ tự tin, lòng can đảm, khôn ngoan và dũng cảm sẽ diệt được kẻ ác- chính vì thế việc Brolin bị giết lãng xẹt sẽ khiến không ít người shocked nhưng đó chẳng qua vì chúng ta đã quá quen nghe kể về những tấm gương được thành công nhờ nghị lực và lòng can đảm rồi trong khi có bao nhiêu kẻ thất bại và thua thiệt cũng giàu nghị lực và lòng can đảm không kém. Số phận Brolin chính là một phản hình tượng của Holywood và đó cũng là 1 phần làm nên sự thú vị của bộ phim). Cuối cùng là ông cảnh sát trưởng tượng trưng cho "ngu si hưởng thái bình", chính xác hơn là nhờ sự thụ động và né tránh mà cuối cùng sống sót, hưởng lương hưu và ngày ngày uống cafe tán phét với vợ.
Cảnh sát trưởng có vẻ khôn ngoan và có trách nhiệm đấy chứ. Tựa phim là người già xê ra chỗ khác nên ko ai cho cụ tung hoành như phim cao bồi truyền thống thôi. Nếu vô trách nhiệm thì cụ đã ko lặn lội đi cứu Brolin, và khi Brolin chết rồi cũng ko cần mất công quay lại hiện trường vụ án. Chuyện gì cụ cũng nhìn thoáng qua là biết, ko thể nói là ngu si. Biết mà ko thể ngăn được, sửa được, đành trôi theo số phận. Bi kịch lương tâm đó cũng là một phần của dư âm bộ phim tạo ra.
ReplyDeleteVề nhân vật Anton thì gã ko hề giết ai mà ko có lí do, mà chủ yếu là để duy trì bí mật về hành tung của mình. Chỉ có con chim đậu trên thành cầu bị gã bắn trong đêm là có vẻ ko có lý do, nhưng dù sao thì cũng đã bắn trượt, và con chim hiển nhiên là sinh vật có mắt, có thể chứng kiến hành tung của gã. Mọi hành xử của Anton đều rất có kỷ luật. Vì vậy, khi bà thư ký dám từ chối cung cấp thông tin riêng tư của Moss, Anton điên tiết ra mặt, nhưng lưu ý là trong mắt gã hiện lên cả vẻ nể nang. Đoạn cuối gã lái xe rất đúng luật chứ ko sai đường như Minh Minh đã nhầm lẫn. Đi qua ngã tư một thị trấn heo hút gã cũng chậm rãi ngó đèn giao thông, có thể hiểu là vì luôn thận trọng tối đa để tránh phiền phức không cần thiết.
ReplyDeleteĐiều khôi hài là dù cẩn thận thế mà vẫn bị tai nạn tông xe. Số phận tưởng như luôn đứng về phía Anton, một kẻ hành xử luôn chính xác theo vở, nhưng hóa ra số phận vẫn có lúc tùy tiện chơi khăm gã như thường. Tới đây, chi tiết trả tiền cho đứa trẻ giúp đỡ lúc tai nạn cực hay (tất nhiên đây có lẽ là có sẵn trong tiểu thuyết). Anton có lúc vẫn phải chịu rủi ro, nhưng gã không bao giờ trông chờ vào vận may, những thứ ân huệ từ trên trời rơi xuống. Đây là yếu tố phi-Nhân nhất của nhân vật. Nó khiến gã có sự đáng sợ của kẻ đại diện cho số phận, đi gõ cửa đòi nợ tất cả phần còn lại của nhân loại. Nói như hoaianh là xem xong phim dù tiền rơi trước mặt cũng ko dám cầm.
Tôi thì thấy phim này bình thường. Về mặt mặt nghệ thuật hoàn toàn không có gì đặc sắc: ngôn ngữ điện ảnh thì máy móc, khô cứng, thiếu cảm xúc, thông điệp thì đơn nghĩa có thể viết ra được một cách dễ dàng mà không cảm thấy thiếu sót gì. Phim này về cơ bản chả hơn gì những phim thuộc dòng của nó. Hoàn toàn có thể coi đây là một kiểu sản phẩm của cái gọi là nền "Công nghiệp" điện ảnh Hollywood, có thể sản xuất hàng loạt những con búp bê mặt mũi na ná nhau, chỉ thay vài chi tiết. Cảm giác xem phim này xong giống như đọc một bài văn của con bé gì được 10 điểm thi đại học ấy: đủ ý, đúng chính tả, đúng ngữ pháp. Chấm hết. BGK Oscar về cơ bản cũng giống như giám khảo chấm thi đại học ở VN: thiếu sự mạo hiểm và dũng cảm. Hệ quả là đạo diễn cũng trở nên tha hóa, mất khả năng tạo ra một cái gì đột phá.
ReplyDeleteMột tác phẩm nghệ thuật hay theo tôi là một tác phẩm mà khi thưởng thức người ta phải cảm thấy có một cảm giác đặc biệt, không thể diễn tả hết bằng lời được, tức là luôn cảm giác có một bí ẩn nào đằng sau đó mà mình không thể khám phá hết. Một khi thưởng thức xong tác phẩm người ta có thể cảm thấy mình diễn đạt thành lời một cách mạch lạc đầy đủ mà không sợ bỏ sót bất cứ điều gì (hoặc có bỏ sót thì cũng chỉ là những cái vụn vặt không đáng kể) thì đó chắc chắn không phải là một tác phẩm xuất sắc.
Bạn phanxine là một ca pseudo-intellectual rồi, tôi còn biết nói gì được nữa. Bạn nên đăng ký học lại lớp nào về chuyên môn đạo diễn của ông Micheal Uno, để nghe ông ấy nói lại những nguyên tắc cơ bản. Chỉ mong bạn chỉ cho tôi thằng nào dám bảo "chưa hề xem phim thì bạn YoutaM đã chê bai phim này kinh khiếp" để vả cho nó vài vả cho chừa thói ăn không nói có đi.
ReplyDelete@... :
ReplyDelete"Một khi thưởng thức xong tác phẩm người ta có thể cảm thấy mình diễn đạt thành lời một cách mạch lạc đầy đủ mà không sợ bỏ sót bất cứ điều gì (hoặc có bỏ sót thì cũng chỉ là những cái vụn vặt không đáng kể) thì đó chắc chắn không phải là một tác phẩm xuất sắc."
Đoạn này tuyệt vời, lại càng đặc biệt đúng với phim ảnh. Một câu nói 5* .
Phê bình một bài thơ thường phải đọc ít ra ba bốn lần, mà sau này nghĩ lại vẫn có thể thấy nhầm. Xem một bộ phim thì hẳn là phức tạp hơn thế. Nó đòi hỏi cả khả năng cảm nhận bố cục ấn tượng tạo hình, bố cục âm thanh, bố cục kịch bản. Cảm nhận phụ thuộc vào sự nhạy cảm và trường liên tưởng. Tức là phụ thuộc vào khả năng liên hệ, tổng hợp từ kho ký ức hữu hạn của từng người xem. Đối với những phim như NCFOM, TWBB, tôi nghĩ xem 3, 4 lần vẫn khó để nói là đã cảm nhận ko sợ thiếu sót. Nhất là với đa số người Việt chỉ quen đọc sách và tưởng tượng ý nghĩa, chứ việc tiếp cận các lĩnh vực cốt yếu khác, như mỹ thuật, âm nhạc, thì còn rất hạn chế. Tất nhiên, đa số chúng ta vẫn cứ điềm nhiên xem và điềm nhiên "phê bình" mà chẳng ai tỏ ra sợ mình còn thiếu sót ;)
ReplyDeleteVề hội đồng giám kháo giải Oscar thì hình như nó có khoảng 500-600 người trong giới. Vì vậy giải Oscar thường là mang tính dân túy. Nhưng nhìn chung tác phẩm đoạt giải đối với dân ghiền phim thì đều đáng phải xem đi xem lại.
Tớ cũng đồng ý với bác "3 chấm" ấy ! Cái chân nghệ thuật không nằm nhiều trong lời nói, nó là sự cảm nhận sâu xa và xuất hiện từ khi chưa có ngôn ngữ mà :D !
ReplyDelete@Lê: Bạn dựa trên tiêu chí nào để cho rằng với bộ phim NCFOM, người ta phải xem đến 3, 4 lần mới có thể đánh giá hết nó?
ReplyDeleteVới mỗi tác phẩm, mỗi người đương nhiên có một quan điểm một cách nhìn nhận riêng về nó và điều đó có thể thay đổi theo thời gian nhưng người ta hoàn toàn có quyền nói lên cảm nhận của mình miễn là họ trung thực với cảm xúc của chính họ.
Những thứ liên tưởng mà bạn Lê, bạn Linh và bạn phanxine nói, tôi nói thật là tôi hoàn toàn cũng có thể nói được sau khi xem phim lần đầu tiên (tôi xem phim này 2 lần) mà không cần độc bất kỳ lời bình luận nào của các bạn. Đối với tôi, những liên tưởng đấy nói thẳng ra chả có gì độc đáo, nó quá cliché.
Hơn nữa, đã bao giờ bạn tự hỏi mình rằng bạn đang liên tưởng một cách khiên cưỡng không? Một thằng điên khi nhìn một bông hoa, bất kỳ là bông hoa nào, nó có thể liên tưởng đến một đám mây, một vụ hỏa hoạn, hay đủ thứ linh tinh khác. Nhưng ai dám khẳng định bông hoa ấy chính là nghệ thuật?
Đúng vậy, tính biểu tượng là chuyện chả có gì là lạ, character study thì có phim, có sách nào mà không phải character study ở mức độ khác nhau ? Nếu ai nói rằng tôi shock vì chưa từng thấy nhân vật như Josh Brolin chết thì xin lỗi, tôi đã xem hơn một ngàn phim khắp TG, kiểu chết đó không có gì là lạ. Kẻ ác mà quyền năng tột đỉnh như vai của Badern chiến thắng cũng không có gì là lạ. Chỉ có điều, dựa vào chút hiểu biết căn bản về nghề kể chuyện, tôi xin nói rằng cái chết của Josh Brolin trong phim này cực kỳ đần độn vì nó bẻ gãy truyện phim một cách vô lối, cách kết thúc của NCFOM là nhạt nhẽo vì những tình tiết build up nên nó rất rời rạc thiếu sức nặng, nếu có ai đó sử dụng những cách này rồi phê phán người khác không hiểu nghệ thuật của mình thì nó là một việc làm ngạo ngược ngu xuẩn, một kiểu đốt đền của các pathetic pseudo-intellectual losers . Bộ phim này bản thân nó không đáng ghét, nhưng những lời tán tụng và vinh quang vô lối của nó khiến nó trở nên đáng ghét. Chấm hết .
ReplyDeleteP/S : Micheal Bay không làm những phim kiệt tác nhưng chuyên môn trong nghề đạo diễn của Bay thuộc hàng giỏi nhất thế giới,anh em Coen xách dép không nổi . Cho nên không có chuyện phi anh em Coen không ai làm được phim NCFOM, võ đoán như thế vô cùng khiên cưỡng và buồn cười.
Bạn ... thân mến, tôi đưa ra tiêu chí rõ ràng rồi đấy chứ. Theo cách tôi hiểu thì điện ảnh đem đến ba loại bố cục. Bố cục tạo hình, bố cục âm thanh, bố cục kịch bản. Mỗi yếu tố có ấn tượng riêng. Khi trộn với nhau tạo thành ấn tượng tổng quan. Đây là cái sườn giản dị để mô tả một tác phẩm điện ảnh. Nếu muốn cảm nhận nghiêm túc bộ phim thì không thể không xét đến chúng.
ReplyDeleteChẳng hạn đơn giản như cảnh phim viên cảnh sát trưởng ngồi uống sữa trong căn nhà lưu động của Moss chẳng hạn. Nếu bạn ... tự tin thì có thể phân tích các ấn tượng chính của cảnh này hay không? Và xin cho biết là nó liên quan thế nào tới bố cục tổng thể của cả tác phẩm?
Cái điều bạn thắc mắc về bông hoa thì tất nhiên người hiểu sơ sài về bất cứ loại hình nghệ thuật nào cũng có thể trả lời. Bông hoa đó là ấn tượng trọn vẹn hay là một phần của tổng thể khác? Phía trước, phía sau, xung quanh nó là gì. Các ấn tượng đó tương phản đồng điệu thế nào? Tiết tấu đó tác động tới tâm lý ra sao? Tâm lý thời cuộc này là gì? Tương phản và đồng điệu thế nào với những ấn tượng kia? Tất cả những câu hỏi đó đều cần được đặt ra nghiêm túc. Nếu con người có khả năng đồng cảm được với nhau thì cũng tức là có những quy luật lặp đi lặp lại có thể kiểm chứng. Vậy nên, bông hoa tự nó vô nghĩa, nhưng bố cục của nó thì có đấy.
Theo tieu chi cua bac ba cham thi e la hau het cac tac pham dien anh dai chung co chieu o rap fail het ca :). Con may cai arthouse film nhieu khi no cung nhu contemporary art, cung hau het la rac, la lua bip cua bon nghe si ego cao ma dau oc empty, chup anh may cai nha con duong may qua cam cung thanh nghe thuat, quay mat mui 100 nguoi da trang da den da vang cung thanh nghe thuat. Noi chung cung cha co bao nhieu vang nen bac de dai chut di, Oscar la giai thuong pho thong thoi lam gi doi hoi no la kiet tac ghe vay :)
ReplyDeleteDien anh voi muc dich chi de xem thi lam gi ma phuc tap den the ha cac bac :P, du gi no cung duoc thua nhan la loai hinh nghe thuat non tre va accessible bac nhat. Cai gi ma phai xem TWBB voi NCFOM den 3,4 lan moi hieu. Nhung cau hoi kieu nhu "ai giet Moss", "ai lay duoc tien", "Anton co giet vo Moss khong" thi xem mot lan la doan duoc roi (doan thoi chu thuc ra phim nay dao dien cung khong co clearly laid out the answer). Con nhung doan kieu nhu la "Anton co trong phong khong", "sao Ed Tom khong ban Anton", "ai la bieu tuong cua cai gi" thi cung lam la len xem cac ban imdb cai nhau xong tu quyet dinh. Cong thuc thoi dai internet la chi can xem mot lan dang hoang + imdb la xong.
Cac bac muon viet nhieu thi cu ky nang viet lach tot la viet mai khong het thoi, cu over-study thi cai gi cung tang tang lop lop ca, lien tuong tan tu vali tien den cai ac sieu nhien hay pha?n anh hung deu co cach viet, tho HCM ma nguoi ta con viet duoc bao nhieu sach phe binh noi gi phim cua 2 anh Do Thai :) Viet lach dao sau the cung tot cho nguoi lam chuyen mon hoac co passion dac biet con khong thi hoi phi thoi gian.
Ong YoutaM cu nang nac bao nguoi khac la pseudo-intellectual la sao, may cai hint do de et can gi phai intellectual moi hieu, khong hieu ma cu chui dao dien vang mang thi nguoi ta noi lai cho hieu thoi.
@Linh: đoạn trả lời ngắn gọn thú vị :)
ReplyDelete@Le: hội đồng Oscar có tới 5000 - 6000 người lận, nói chung Oscar trước nay là giải mang tính công chúng nhiều hơn là giải mang tính cá nhân, nhưng trước khi bầu chọn cho phim nào (hay diễn viên nào v.v....) hay nhất thì các đề cử được một nhóm chuyên môn bình chọn, nên các đề cử tạm xem mang tính nghề nghiệp cao.
@YoutaM: Không biết vì sao bạn nhắc đến Michael Uno. Tui đoán là vì bạn may mắn được học Michael Uno trong vài buổi hồi tháng 10 năm ngoái, tui cũng ưừng cho bạn, nhưng tui nghĩ vì thời gian học thì ít mà trình độ tiếng Anh thì chưa cao nên có lẽ bạn cũng chưa tiếp thụ đơợc nhiều kiến thức, rất đáng tiếc. Vì nếu không, có lẽ Michael Uno hẳn phải co bạn biết rằng Michael Bay không phải là đạo diễn thực thụ trong mắt của Michael Uno (hè vừa rồi khi các nhà làm phim VN kéo nhau đi xem Transformers về và khen nức nở thì Michael Uno lẫn Michael Taylor đều cười phá lên). Bạn khuyên tui nên lấy lại lớp của Uno, tui cảm ơn lời khuyên đó, tui cũng tiện khoe bạn là tui làm trợ lý cho Michael Uno trong mùa hè năm ngoái, nên nhờ đó tui học được nhiều thứ và đánh giá cũng như hiểu được công tác đạo diễn trong NCFOM vì sao được đánh giá cao. Nếu bạn muốn biết ý kiến của Michael Uno về phim này, tui có thể hỏi thầy giúp cho bạn.
Việc bạn nói "Chỉ mong bạn chỉ cho tôi thằng nào dám bảo "chưa hề xem phim thì bạn YoutaM đã chê bai phim này kinh khiếp" để vả cho nó vài vả cho chừa thói ăn không nói có đi" thì tui rất nghi ngờ, trừ khi bạn tự vả mặt mình cho chừa cái thói ăn không nói có cũng như cái thói có nói mà bảo không.
Vì trong cái entry này, http://blog.360.yahoo.com/blog-LHs64Q8nc6oA.KIg0brqXw--?cq=1&p=11217 có cái 'thằng' YoutaM nào đó nói "Ý kiến cá nhân của nhà em thì anh em nhà Coen hơi được overated, Fargo, Big Lebowski ... đều thường thường, ngoài cốt truyện ra thì không còn gì hơn để nói, may ra được O Brother where art thout còn có đôi chút khác lạ nhưng chủ yếu cũng là do mấy bài hát. Nếu để so sánh với đối thủ chính năm nay là Paul Thomas Anderson thì anh em nhà Coen kém hơn khá nhiều. Mặc dù cả 2 phim này nhà em đều chưa được xem nhưng theo phong cách vẫn thường có của các tác giả thì chắc chắc There will be blood sẽ có những xử lý cảnh độc đáo mang dấu ấn riêng của Anderson. Xử lý độc đáo là cái mà anh em Coen chưa bao giờ có."
Ồ như thế nghĩa là tớ chê NCFOM trước khi xem hay sao hả anh chàng pseudo-intellectual ? hoá ra người tớ cần vả vào mồm lại là bạn à ?
ReplyDeleteTớ nói bạn học lại với ông Uno đi vì có lẽ bạn không hiểu đuợc giữa việc làm những phim thương mại câu khách [buồn cười] với cả tay nghề là hai chuyện khác nhau . Ai cũng có quyên cười phim Transfomer, tuy nhiên hãy thử hỏi Uno xem ông ấy dánh giá thế nào về tay nghề của Micheal Bay. Có lẽ ông ấy không cười nhiều lắm đâu.
@hoaianh: có lẽ tôi bắt đầu nghiện dùng cái từ đó rồi, nó rất hay, viết và đọc đều rất có vẻ "trí thức". Không phải thế sao ?
@hoaianh: xem phim chỉ để phán, đoạn này nó nói cái này, đoạn kia nói cái kia, thì ai xem cũng được, xem mấy lần cũng được. Và ai xem xong cũng có thể tự cho phép mình có cái gọi là góc nhìn cá nhân riêng. Nhưng để đánh giá vì sao một khoảnh khắc đem lại chính xác một cảm xúc nào đó, thì không thể nói trăng nói trời được rồi. Một bộ phim hay là kết quả của sự sáng tạo công phu nhiều công đoạn. Có khi để viết ra một kịch bản hay từ một tác phẩm văn học có sẵn, người ta phải mất tới vài ba năm. Đáng tiếc là riêng cái phần sáng tạo đáng kể đó, người xem phim không phải ai cũng nhận ra. Chúng ta phê bình phim mà cứ nhai đi nhai lại "thông điệp" phim là gì. Thông điệp thì trong cuốn tiểu thuyết đã nói sẵn rồi, còn phải mất vài năm chuyển thể kịch bản làm gì cho khổ thân hả trời?
ReplyDelete@Lê: Cảnh ông cảnh sát già vào nhìn thấy bình sữa rót vơi còn lấm tấm hơi nước tụ suy ra Anton vừa rời khỏi căn nhà, từ vị trí bình sữa ông suy ra vị trí ngồi của Anton, ông đến ngồi vào đúng chỗ đó và cũng rót sữa uống chắc để cảm nhận và hiểu tâm trạng của Anton. Máy quay cố tình lặp lại khuôn hình của ông in trên bóng tivi giống như hình Anton đã in trước đó, như muốn thể hiện rằng người sau đã hiểu được người trước. Trong toàn phim thì đó là cảnh quay hiếm hoi thể hiện cái sự "biết" của ông cảnh sát già. Nhưng cái mẹo ấy thì có thể xem được ở nhiều phim phá án rồi, có gì mới đâu.
ReplyDeleteVề anh thợ săn thì có lẽ do tác giả truyện viết vậy nhưng đúng là nhân vật này bị bẻ gẫy một cách vô lý. Một kẻ đa nghi cẩn thận như thế, thuê cả hai phòng để ngụy trang giấu tiền, nhận ra có máy phát vết trong tiền...ở đoạn trước vậy mà đoạn sau đang mang vali tiền (cái mà hắn hút chết mới có được), đảm bảo lúc ấy trong đầu chỉ có nghĩ đến tiền và sự an toàn của tiền và mình thôi, sao lại có thể tí tởn với gái được ngay, cái chết rất vớ vẩn ko hề oanh liệt phù hợp với tính cách anh thợ săn trước đó. Nếu coi là làm khán giả hẫng để gây ấn tượng thì cái việc gây ấn tượng này cũng chẳng hay.
ReplyDeleteNhững điều HY nói thì đúng là không có gì mới cả. Chưa kể còn có sự suy đoán chủ quan nữa: "ông đến ngồi vào đúng chỗ đó và cũng rót sữa uống chắc để cảm nhận và hiểu tâm trạng của Anton. Máy quay cố tình lặp lại khuôn hình của ông in trên bóng tivi giống như hình Anton đã in trước đó, như muốn thể hiện rằng người sau đã hiểu được người trước." Suy đoán kiểu này tuy bề noài là có lý lẽ, nhưng ai muốn nói xuôi hay nói ngược đều được cả.
ReplyDeleteÀ, viết cái chết vớ vẩn ko chính xác thực ra là chỉ thấy cái xác anh ta chứ đạo diễn cũng chẳng thèm cho biết anh ta chết thế nào, đầu óc mưu mẹo và sức mạnh của anh ta vứt đi đâu.
ReplyDeleteNgoài ra tớ nghĩ là có thể có nhiều cái kết hay hơn cái kết trong phim.
@Phanxine: cảm ơn bạn đã giới thiệu bài viết của bạn, tôi sẽ đọc.
Có thể, Hoaianh nói đúng, cái phim này không thuộc khẩu vị của mình.
Thế Lê thử nói xem nào, ối giời nếu mà muốn chẻ cái tóc ra làm tư làm tám thì khéo phải xem 3, 4 lần thật, để còn thuộc lòng ánh mắt anh già, dáng đứng anh trẻ, ánh sáng bên ngoài, ánh đèn bên trong, trang trí trong phòng, ti vi đời mấy...
ReplyDeleteThôi, mình trật tự nghe chuyên gia ba bốn lần phân tích vậy.
Post bi mat:
ReplyDeleteTroi, cac bac moi toi giai thich su kien da cai nhau roi, con lau moi ra khoi duoc "thong diep" a nha :)
Em van thuong fall asleep khi xem cac phim cua cac master Phap do chi Yen, su kien con chua nam noi gi den thong diep, nhung tri tue cua minh co rat it nen phai dung vao mat tran trong tam :( nen khong co gi ban khoan ca.
@YoutaM: thôi thì tui đầu hàng vậy, tự bạn nói bạn chưa xem phim nhưng vẫn thấy phim dở, nay lại tự đổ cho tui nói bạn chưa xem phim mà nói phim dở thì cũng chả còn biết nói gì hơn. Chuyện Michael Bay làm phim không phải chuyện làm phim giải trí hay thương mại hay nghệ thuật - Mỹ chứ có phải Việt Nam đâu mà luẩn quẩn mấy chuyện đó, mà là cái tay nghề làm đạo diễn của anh Michael bay đó chỉ toàn hoa hoè những thứ phù phiếm bên ngoài thay vì đào sâu về tâm lý nhân vật. Anh ta giỏi mấy cái hành động, kỹ xảo, nhưng mấy thứ đó chỉ là râu ria, dĩ nhiên với đa phần khán giả thì người ta thích râu ria hơn là thích xem các nhân vật được đào sâu tâm lý. Bởi thế phim (mà dân ta gọi là phim nghệ thuật) thường không được ưa chuộng là thế.
ReplyDeleteCũng tương tự như TWBB hay NCFOM không được yêu thích nhêều vì phim không hành động nhiều mà sâu về nhân vật, về tâm lý hơn.
Nhưng thôi, tui cũng nói những gì cần nói với bạn rồi, bạn thích hay chê phim cũng do ý thích của bạn. Tui thích trao đổi về phim hơn là công kích cá nhân, nói về bản thân tui hay bản thân bạn.
Còn về pseudo-intellectual thì tui nghĩ rằng ở đây ai cũng thấy giữa tui và bạn chả ai thua kém ai về mặt ấy. Đánh giá một bộ phim được Oscar là dở chưa từng thấy trong lịch sử điện ảnh, gọi hai đạo diễn là trâng tráo bất tài, cho dù một phim có thật sự dở, cho dù đạo diễn có thật sự không bằng ai cũng chả đến nỗi thế, nhưng bạn viết cả một bài dài thế cũng chỉ là cách ngấm ngầm cho thấy ‘tao thông minh hơn tất cả tụi bây, những kẻ nghĩ phim này là hay, tao hiểu hết phim này và tao thấy phim này là rác rưởi’.
(sao mất post hoài...bực quá)
ReplyDelete@Hy: Xin lỗi không biết chị lớn rồi, hihi. Thật ra chi tiết anh Moss kia thấy gái, dù đa nghi mà vẫn khoái chí, cũng bình thường mà, đàn ông ai chả thế. Nhất là khi anh ta cũng nghĩ mình đã an toàn (với thằng cha Anton). Anh đó đâu có nghĩ ra là có bọn Mễ đi theo. Cái chết của anh ta và cái sự hí hửng với cô gái đó thật ra cũng không có liên quan tới nhau nhiều (chúng ta không hề biết được điều gì xảy ra, liệu anh ta chết vì ham vui với cô đó hay là sao?)
Chi tiết ông già Tom Bell vô ngồi vô ghế, ngồi ngó TV v.v... mọi thứ sau khi Anton rời khỏi phòng khách đó, theo tui có hai ý nghĩa.
Lần đầu thấy chi tiết đó, tui nghĩ trong đầu, chà, ông già này nhiều kinh nghiệm như thế, chắc là ông ta sẽ chui vô đầu thằng sát thủ và phán đoán và sẽ tóm được hắn. Nhưng rồi chờ hoài chả thấy đâu, thì chi tiết đó trở nên đắt giá vì nó càng cho thấy một ông già kinh nghiệm đầy rẫy như thế nhưng lại nhu nhược trước tội ác, tránh né nó, thì làm sao nưững kẻ thiếu kinh nghiệm dám dấn thân. Hay vì những ngơời quá kinh nghiệm thì họ nhận ra có cố gắng dấn thân thì cũng không ngăn được tội ác, và buông xuôi cho tội ác lộng hành.
Nhưng chi tiết đó cũng làm tui nghĩ về một giả thiết, là Ed Tom và Anton là hai mặt của một con người, và trong cái khoảnh khắc đó cho thấy bản chất của cả hai là như nhau, nhưng một bên chủ động gây tội ác, một bên là thụ động thoả hiệp tội ác.
Thật ra tui thích NCFOM vì nhiều lý do, về chỉ đạo diễn xuất, xây dựng tuyến nhân vật rõ nét nhưng các nhân vật đều phức tạp, không khí phim rất đậm đặc, làm tui xem vừa sợ mà vẫn thấy buồn cười vì chất hài hước dí dỏm của thoại, và các phần biểu tượng trong phim cho phép người xem thoải mái suy ngẫm. Những gì tui nêu ra chỉ là những gì tui chọn lựa cho mình trao đổi và viết, còn thực tế thì trong đầu tui còn nghĩ nhiều hướng khác nhau cho bộ phim và các nhân vật. Ngay cả về cấu trúc kịch bản của phim này cũng không theo cấu trúc thông thường (tuyến nhân vật chính bị đổi vào cuối phim, nhưng thật ra cũng không hẳn là chuyển đổi vì người xem bị lôi vào đường dây tuyến phụ do nhân vật phụ chủ động hơn nhân vật chính, mà thường trong phim nhân vật chính phải chủ động hơn, và đến phút chót, khi mà nhân vật ta tưởng là chính chết thì nhân vật chính thật sự lại chủ động hành động)
Tóm lại, như em hoaianh nói, tuỳ taste mỗi người, có người thích hoặc không thích là chuyện bình thường, khen chê là bình thường, tranh luận về việc vì sao hay vì sao dở thì rất vui, vì nhiều khi mở mang ra cho tui thêm nhiều thứ. Còn cái giải Oscar, tui cũng chả thấy cái giải này có gì quá ghê gớm từ lâu lắc, phim nào đoạt giải đều có thể đoán ra (ít ra trong 3 năm nay tui đoán đều đúng hết giải Phim hay nhất và xác suất là 5/6 giải chính là chính xác, năm nay tui đoán hụt giải đạo diễn vì tui thích P.T.Anderson, nhưng nghĩ lại thì anh em Coen đoạt giải là đúng, chuyện đó thui để tui về blog tui viết vậy, hic, vì mất post 2 lần, lười type lại lắm hehehe). Cho nên giải này có trao cho cái phim tui không thích (chẳng hạn nó trao giải cho phim sến Crash) thì tui cũng chẳng tức lồng lộn lên. Frankly, my dear, I dont give a damn?
Thêm một buổi nữa bác ... vẫn ko trả lời thì tôi phải nói hộ vậy. Tôi cố tình chọn một cảnh có vẻ tầm thường để người trả lời không thể tán nhăng được. Đây toàn là những điều đơn giản căn bản chứ ko có gì cao siêu hết. Người xem phim muốn hiểu cảm nhận của bản thân mình thì cần phải nắm những điều căn bản ấy. Những người muốn nghiêm túc theo nghề làm phim như Summo, Phanxine, nếu chưa để ý thì cũng nên để ý. Chậc, kiểu này chỉ có chủ nhà là lời nhất. Nãy giờ câu kéo không biết bao nhiêu comments, page views.
ReplyDeleteBó tay với chú YoutaM!!!
ReplyDeleteChỉ được cái nói xàm, nhảm nhí, chuyên trò công kích cá nhân. Có 1 lần tranh luận nhỏ với nhóm OnEsChi chúng tôi đã thấy chú hơi vớ vẩn rồi. Ko nhớ thì tôi cho cái link hồi tranh luận với nhóm OnEsChi:
http://blog.360.yahoo.com/blog-KypgJP4.daMB2V9b5dBe?p=105
các bác attack the point, not the person :D. Mà thật ra tớ thấy giải Oscar có cái gì đâu mà các bác cãi sống chết vậy. Đến vài năm sau thì ai còn nhớ đến NCFOM hay TWBB nữa...who cares?
ReplyDeleteEm xin lỗi, em là người ngoài tình cờ lạc vào chỗ này, thấy phấn khích quá cũng phải lên tiếng cái... Thật sự là sau khi mệt nhọc đọc xong những bài trả lời của các anh chị, em cảm thấy tự hào về nền điện ảnh nước nhà trong tương lai sắp tới, sẽ rực rỡ huy hoàng và chói lọi... hoan hô các tài năng trẻ, hoan hô những người phê bình trẻ, hoan hô những người lý luận giỏi, nhờ các bác mà em thấy điện ảnh Mỹ thật ra chẳng là cái đinh gì... chẳng cần đek gì phải học hỏi, đồ ngu xuẩn, hehe... phim Việt Nam muôn năm, đạo diễn Việt Nam muôn năm...
ReplyDeleteÔi... em sung sướng quá... em đi ngủ đây... chúc tài năng trẻ ngủ ngoan...
Thấy hài hài vì mọi người ko ai comment bên blog gốc của bài, mà comment bên này.
ReplyDeleteTui thì tui ko phải chuyên về điện ảnh, có sơ sơ lèo tèo vài kiến thức, ko dám vỗ ngực xưng xem 1000 phim, chỉ xem theo ý thích, nhưng cũng biết phim nào hay phim nào dở, và dở chỗ nào, hay chỗ nào. Cho tui nói và hỏi mấy câu:
1. Quan điểm, cách coi phim của mỗi người khác nhau. Ngay trên IMDB cũng có người khen, chê tới lui những bộ phim dù được bình chọn là hay nhất thời đại. Nên ở đây, tui tôn trọng ý kiến tác giả, ko chỉ trích cá nhân. Mỗi người có một gu riêng, ai hợp gu với ai thì chơi với người đó thôi.
2. Thật ra coi mấy cái review trên imdb, ko phải cái nào cũng giá trị hết. Như tui coi review xong, tui coi coi reviewer đó review những phim nào khác nữa. Nếu thấy hợp gu thì cảm thấy review đó đáng tin cậy ĐỐI VỚI TUI. Về cái review bạn YoutaM nói đến, tui đã coi mấy cái review của reviewer này ( http://www.imdb.com/user/ur2366009/comments ), và cảm thấy là ko hợp gu lắm ( Juno 1/10, Cold Mountain 5, mà American Dreamz 7, 300 được 9).
Bạn YoutaM thân mến. Bạn nói bạn đã coi khoảng 1000 phim và review nhạc đủ thứ hết. Bạn có thể cho biết những phim bạn yêu thích và những phim ko thích được ko? Biết để coi có hợp gu ko đó mà.
3. Về review của bạn, tui cảm thấy bạn đi vào tiểu tiết quá nhiều: tại sao cho Javier xuất hiện kiểu tầm thường như vầy, mà ko sáng tạo gì gì đó, tại sao Ed Tom ko xuất hiện từ đầu dù là nhân vật chính (nếu cho xuất hiện từ đầu chắc Coen Bro sợ bị cho là ko sáng tạo), cảnh đối thoại 2 nhân vật dài 5-6 phút, chỉ có độc một kiểu cắt đi cắt lại hai cái mặt (bạn vui lòng cho ví dụ cái phim nào ko có cái kiểu cắt đi cắt lại 2 cái mặt?).
4. Bạn thấy sao về cách làm phim ko có soundtrack, chỉ toàn những tiếng động, đặc biệt là lúc truy đuổi giữa tên sát thủ và kẻ cầm tiền, khi chỉ có tiếng bíp bíp khô khốc nhanh dần như nhịp tim, khi chỉ có tiếng bước chân + tiếng bíp lớn dần trước của phòng, còn khán giả thì hồi hộp nín thở cùng với kẻ cầm tiền? Hay khi bạn giật mình trước sự lạnh lùng của tên sát thủ khi dùng bình ga giết 1 người đi đường (ở đầu phim), hay khi hắn đang nói chuyện với 2 người (gì đó, quên mất rồi) rồi mượn súng và bắn 2 phát lạnh lẽo? Tui thì cảm thấy thích thú trước những chi tiết nhanh, bất ngờ, hay những phút nín thở cùng nhân vật như vậy. Có thể bạn nằm nhà xem dvd cảm giác nó khác với việc tui ngồi rạp coi phim chăng? Mong nghe được cao kiến của bạn (ko biết cách làm này có bị cho là ko sáng tạo hay ko)
5. Và bạn nghĩ gì về comment cuối cùng của PhanXiNe (về cấu trúc kịch bản blah blah blah ... mấy cái này cao quá, theo hổng nổi)