Thursday, March 13, 2008

Entry for March 13, 2008

Hai bài trả lời phỏng vấn của GS. Phan Huy Lê về "những phát hiện" của học giả Lê Mạnh Thát.
Bài trên SGGP
Về việc “Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động”- Kết luận quá vội vàng, chưa đủ chứng cứ khoa học và thiếu sức thuyết phục
Bài trên Thể thao văn hóa (từ blog Như Huy).
GS Phan Huy Lê: Chân lý phải được đặt lên cao nhất



Xem thêm các bài của Dương Trung Quốc (tạp chí Xưa và Nay), Trương Thái Du (nhà nghiên cứu cổ sử), Nguyễn Viện (trung tâm tiền sử Đông Nam Á) trên blog Trương Thái Du.
Né giỏi nhất là bác Dương Trung Quốc, với phong cách của một chính trị gia- nói rất nhiều nhưng thực ra là chả nói gì. Nhưng dù sao bác cũng tự nhận mình chỉ là nhà bình luận sử (
Sử gia kiểu tán hay bình luận lịch sử (như tôi) hơi nhiều) nên cũng không trách bác được. Nhưng một nhà bình luận sử lại làm một công việc rất cần có uy tín chuyên môn là "Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam" và Tổng biên tập của tạp chí chuyên sâu về lịch sử là tạp chí Xưa & Nay thì có bất hợp lý không?


4 comments:

  1. Đúng là "một trụ". Điềm tĩnh, khoan hoà nhưng rành mạch, dứt khoát!

    Hehe (nói cái gì xong lại phải hehe, chả hiểu tại sao hehe...)

    ReplyDelete
  2. Thực ra, trước đây bác Quốc cũng có công trình chuyên khảo rất hay đấy và những bài viết của bác cũng rất nhiều tư liệu, nhưng có lẽ bây giờ bác bận nhiều việc quá. Mình nghĩ, Hội Sử học cũng cần một người như bác ấy, và thực tế thì tạp chí Xưa - Nay vẫn được mọi người yêu thích.Điều đáng tiếc là nhiều người nói đến Sử học lại chỉ biết mỗi bác Quôc và GS Lê Văn Lan - Coi họ là đại diện duy nhất và đỉnh cao của Sử học VN.

    ReplyDelete
  3. Cổ sử rõ ràng là có nhiều vấn đề chưa sáng tỏ là tồn tại của lịch sử. Nhưng sử cận đại Việt Nam cần phải được hoàn chỉnh ngay, việc này các nhà sử học chưa làm được.

    ReplyDelete
  4. Không nhớ cụ Thát phủ nhận Thục Phán ở đoạn nào nhỉ, tôi không có ấn tượng có chuyện ấy trong cuốn Lịch sử Phật giáo Việt Nam. Có thể tại đọc lúc đang ngủ. Quả là cụ Thát có tâm tư tự tôn dân tộc rất đáng kể. Nhưng nghiên cứu của cụ cũng có một khung lý luận khá chắc. Những gì trả lời phỏng vấn chỉ là một phần nổi của khung đấy thôi. Ngoài ra, cụ Lê nói nghiên cứu của cụ Thát có thiên lệch về chọn tư liệu dẫn chứng, nhưng cũng là chuyện thường thấy trong các nghiên cứu các ngành khoa học xã hội sử dụng phương pháp trích dẫn. Huống chi, tư liệu tôn giáo, đặc biệt trong thời gian Đạo Phật là ngoại đạo ở Việt Nam, so với tư liệu chính sử (Trung Quốc) cũng có giá trị như thông tin truyền thông độc lập (independent media) so với truyền thông nhà nước.

    ReplyDelete