Tuesday, March 18, 2008

Entry for March 18, 2008

Bài này của bác Vũ Minh Khương nói chung là vưỡn như xưa, về cơ hội, vận hội, thách thức... ,không có gì mới cả chờ xem số sau bác nói gì. Nhưng có đoạn này thì rất không đồng ý với bác. Nước Mỹ đúng là bá quyền nhưng vẫn là bá quyền trên cơ sở nền dân chủ. Chứ còn Trung Quốc thì chưa bao giờ theo mô hình "vương quyền" cả, từ cái thời Khổng Tử còn phải dẫn đệ tử lang thang khắp các nước chư hầu tới thời Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Hồ Cẩm Đào, thì "bá quyền" trong đối ngoại luôn luôn là phương châm tồn tại, là lẽ sống của chính quyền Trung Quốc mọi thời đại. Trong thời đại chuyên chế ngày nay thì chủ nghĩa bá quyền lại càng lộ rõ, nhất là qua các động thái gần đây ở biển Đông, và mới nhất là ở Tây Tạng. Ở châu Phi thì Trung Quốc đang được coi là thực dân mới, kế tiếp thực dân châu Âu ở thế kỷ 19. Chỉ nhờ vào vài viên chức người Tàu giữ trọng trách trong các tổ chức quốc tế mà bác Khương cho rằng Trung Quốc đang theo mô hình "vương quyền" thì hoặc là ngây thơ quá mức, hoặc là ở trường Quản lý Cao cấp Lý Quang Diệu người ta dạy thế chăng (chứ không lẽ ở trường Harvard Kennedy School of Governement?)

Đẳng cấp phát triển: VN chọn Đông Á hay Đông Nam Á?

"
Theo nhiều học giả, trong ý chí trở thành cường quốc, Trung Quốc không theo mô hình “Bá quyền” như kiểu Mỹ (dựa vào quyền lực quân sự và kinh tế để ép buộc các nước phải theo) mà theo mô hình “Vương quyền”, theo đó, coi trọng bổ nhiệm người tài vào các cương vị then chốt có sức thu hút và qui phục nhân tâm trên qui mô toàn cầu."

3 comments:

  1. Đọc bài bác Khương viết cho biết thôi, chứ một người cứ thích lập lờ giữa việc làm giáo sư ở Harvard với học ở Harvard thì...hi hi.

    ReplyDelete
  2. Đọc kỹ lại mới thấy bác Khương này cũng thâm lắm: "Theo nhiều học giả người Trung Quốc, trong ý chí trở thành cường quốc...". Đó là chỉ theo những học giả TQ thôi nhé, muốn thắc mắc gì thì cứ qua Bắc Kinh mà hỏi.
    Mà nhờ Google mới biết cuộc đời GS. Justin Yifu Lin được bác Khương nhắc đến này cũng éo le lắm - cũng ngang cỡ Phạm Xuân Ẩn chứ chẳng đùa đâu.

    ReplyDelete
  3. Việt Nam dù theo Đông Á (Nhật, Hàn) hay Đông Nam Á hay Trung Quốc vân vân thì vẫn kém như thường. Việt Nam theo con đường riêng của mình thì còn kém hơn. Đi trên con đường nào là một vấn đề nhưng khả năng tài cán của người đi trên con đường đó lại là chuyện khác, thế mới có người chạy nhanh có người chạy chậm, có người về đích đầu tiên có người về đích sau cùng. Nhưng hình như VN khả năng đã kém lại còn thường chọn những con đường mà nhân loại ít đi hoặc đã đi nhưng sau đó nhiều trong số họ đã phải lộn ngược trở lại.

    ReplyDelete