Friday, March 7, 2008

Entry for March 07, 2008

Bài của Nguyễn An Nguyên trên Minh Biện về việc Nhà nước có nên can thiệp trực tiếp vào để "cứu" thị trường chứng khoán hay không?

Thị trường chứng khoán và bàn tay hữu hình

Trong phần kết luận tác giả viết:

"TTCK đang trải qua một cuộc sụp đổ (crash), nhưng hướng sụt giảm là đúng quy luật trong tình trạng lạm phát tăng và lãi suất tăng. Cách lâu dài và căn bản để TTCK phục hồi là ngăn chặn lạm phát, xì hơi bong bóng nhà đất và hạ nhiệt nền kinh tế từ từ. Việc SCIC can thiệp vào TTCK ít khả thi, có thể phải trả giá đắt về chính sách vĩ mô, trong khi lợi ích của nó nếu có chỉ là ngắn hạn. Nếu có lí do để tin rằng VNindex thấp hơn giá trị thực, thì việc nhà nước nên làm trong ngắn hạn chỉ là giải quyết bài toán thanh khoản."

Ý kiến cá nhân của tớ là ủng hộ một sự can thiệp có mức độ và có lựa chọn của Chính phủ, vì nếu để thị trường chứng khoán sụp đổ (crash) thì sẽ rất nguy hại, có nhiều hại hơn là lợi, không chỉ làm mất lòng tin của nhà đầu tư mà còn khiến lòng tin của người dân vào tương lai kinh tế càng trở nên mịt mờ hơn, vì thế ảnh hưởng tới các mặt khác của nền kinh tế. Tất nhiên, việc can thiệp trực tiếp của SCIC là việc không nên (bản thân cái SCIC này cũng là một vấn đề với sự độc quyền thông tin khó chấp nhận được, dẫn tới sự kiếm lợi nhờ thông tin nội gián ) và chỉ có thể coi là biện pháp rất tạm thời trong tình trạng thị trường chứng khoán dưới đáy như thế này. Đó cũng không phải là biện pháp vô điều kiện, nghĩa là không phải sẽ cứu (bail out) các doanh nghiệp bằng mọi giá.

4 comments:

  1. Ý cò của tớ là rất rất phản đối. Nào thủ tướng đề nghị, yêu cầu cứu cứu. Nào là chỉ đạo tiếp tục cho vay để kinh doanh vào TTCK. Cái sự sốt chứng khoán bùng phát trong dân VN cũng chỉ là một trong những phong trào mới khác lúc mới ra mà thôi. Còn bản chất của sự sụt giảm hiện tại các chuyên gia phân tích hết rồi. Cứ để thị trường tự nó có sự điều chỉnh. Và nhất là cái gọi là "các nhà đầu tư" của VN- thực chất là nhân dân có ít tiền tích cóp muốn vứt vào chỗ nào ra lãi phải hiểu rằng tại sao mình mua, tại sao lại bán, tại sao là cổ phiếu để hiểu bản chất của bán mua ko chỉ là chộp giật lấy lãi nhanh rồi quất "con" khác mà bản chất của kinh doanh vẫn là kinh doanh, và người ta mua cổ phiếu vì doanh nghiệp có cổ phiếu. Và nếu cả nửa Hn mua cổ phiếu theo thông tin rò rỉ thì 3/4 Hn sẽ mất tiền. Đại loại thế, thôi chả sa vào CK, thứ tớ rất ghét.

    My point: cái số mua chả biết tại sao mua và mua gì rất nhiều, cực nhiều, đặc biệt là cho đến thời điểm sốt ngây ngất cách đây 1 năm. Lượng giao dich cứ nho nhỏ một nhưng số giao dịch rất nhiều dẫn đến một con số phát sốt phát rét. Nếu cứ kéo dài như thế, cac động thái của nhà nước không thể có tác động được. Để kệ bây gơờ là phương sách tốt cho nó tự cân bằng.

    Đau đầu quá chả đọc được mình viết gì.

    ReplyDelete
  2. Sao chả pọt được, vừa bổ sung ví dụ cho nó sáng nghĩa hơn mà mất đâu rồi :(

    ReplyDelete
  3. Cái chính là thị trường có tự điều chỉnh được không, hay là sẽ crash, và nếu như crash thì nó ảnh hưởng như thế nào tới kinh tế Việt Nam. Hiện vốn trên thị trường này đã lên đến hơn 40% GDP chứ không ít đâu.
    Tớ nghĩ dân Việt Nam nói chung vẫn có thói quen tin tưởng vào vai trò can thiệp kinh tế của Nhà nước, vì thế những tín hiệu của Nhà nước cho thấy sẽ can thiệp nhiều khi đã là tác động để cho thị trường điều chỉnh theo chiều hướng tích cực.

    ReplyDelete
  4. Bác Linh chắc thả con Camry đỏ vào sàn rồi nên ủng hộ việc nhà nước can thiệp. Em thì chỉ bỏ con Wave tàu nõn chuối nên không tiếc lắm nếu sàn đỏ quạch liên tục.

    Năm 2007 là một cơn rùng mình cực khoái cho một dân tộc chưa bao giờ được thỏa mãn cơn khát đánh bạc công khai. Sàn không thể nào sụp được đâu, Vnindex về quãng 400-500 điểm là đúng với giá trị thực của nó thôi.

    SCIC ra đời là học theo ý tưởng vĩ đại của nước Singapore anh em với công ty Temasek hiện do vợ thủ tướng Lý Hiển Long làm giám đốc. Theo em hiểu châu Á chả có nước quái nào theo mô hình này. CP VN bắt chước hoàn toàn ý tưởng độc đáo này, với người triển khai cụ thể là Madam Lê Thị Băng Tâm (nguyên thứ trưởng TC), Mr. Lai, Mr. Học và vừa rồi là Mr. Trần Văn Tá. Temasek cũng thuộc 100% sở hữu của Bộ tài chính Singapore, nhưng theo em biết ngay cả trong thời kỳ tồi tệ nhất (khủng hoảng TC khu vực 1997), Temasek cũng chưa bao giờ phải theo chỉ đạo của CP mua bán cái gì để "cứu net" thị trường cả.

    ReplyDelete