Thursday, April 17, 2008

Entry for April 17, 2008

Bài này chẳng hiểu ý tứ tác giả là sao?

Số bản in và uy tín sách

"
TT - Cho đến tháng 3-2008, thông tin từ phía Nhà nước cho thấy thị trường sách VN vẫn còn đang nhập siêu, với mức chênh lệch giữa xuất nhập khẩu sách báo năm 2007 là: xuất khẩu 2,5 triệu USD/nhập khẩu 8,7 triệu USD.
Tại sao sách ở VN không thể nâng cao số lượng bản in? Điều này chưa từng được đặt ra để tìm phương hướng giải quyết tại các cuộc hội nghị giao ban xuất bản của cơ quan quản lý nhà nước. Có lẽ người ta nhìn nhận vấn đề này ở sự điều tiết của thị trường. Nhưng trong nhiều năm qua, thị trường sách VN đã không có khả năng điều tiết số ấn bản sách một cách lành mạnh. Trong bối cảnh hiện tại, khi có những tựa sách nóng sốt, bán chạy, số lượng bản in vẫn ghi ở mức vài nghìn cuốn. Điều này tạo ra một khoảng trống giữa cung - cầu và trở thành mảnh đất màu mỡ cho hoạt động in lậu."
...
Trong khi đó, các thương hiệu sách tư nhân mới nổi lên gần đây cũng chỉ lấy chất lượng làm thương hiệu, và việc ấn định số bản in cũng rất dè dặt do không đo lường được thị trường và nhất là khâu phát hành luôn thiếu chủ động. Và cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản cũng không có ý tưởng gì cho việc này.
Chúng ta đang làm nên những bản sách tốt, đang săn tìm các sách hay để dịch và xuất bản, đang huy động các tác giả thực hiện nhiều bản thảo có giá trị... Nhưng những điều ấy vẫn còn đọng lại một nỗi buồn: sách in ra quá ít, sách lậu lan tràn. Khối tư nhân đang có ý thức xây dựng các thương hiệu sách, trong đó uy tín của mỗi thương hiệu là phần tài sản vô hình mà ai cũng chú ý. Nhưng điều này sẽ hợp lý hơn khi mỗi thương hiệu của đơn vị làm sách phát triển trong một thị trường có thương hiệu. Cho đến nay, điều này vẫn còn xa vì cách thức tạo uy tín bằng nâng cao số lượng bản in cho một thị trường sách đến nay vẫn chưa ai tính tới."

Thế ý của tác giả Lam Điền là sao? Là cơ quan nhà nước ra chỉ thị in sách với số lượng lớn hơn để khắc phục thất bại của thị trường tư nhân? Hay là nhà nước tài trợ để tư nhân hay nhà xuất bản in sách với số lượng lớn?
Bán sách thì cũng như đi câu, có quyển bán chạy thì sẽ nhanh chóng được tái bản, nếu dự kiến bán chạy thì sẽ được xuất bản với số lượng lớn, có quyển bán ra dù chỉ 1000 quyển vẫn lay lắt không bán hết, ở đâu cũng vậy thôi, Việt Nam hay Anh, Mỹ, Pháp thì đều thế....Vai trò của cơ quan quản lý trong chuyện này chỉ là việc nhanh chóng tạo điều kiện để tư nhân hay các nhà xuất bản xuất bản và tái bản sách một cách thuận tiện với số lượng in như họ muốn. Chứ không phải là cơ quan nhà nước quyết định hay can thiệp vào quyết định về số bản in sách, nhằm gây uy tín cho sách!.
Hơn nữa, với các thị trường sách kém phát triển như Việt Nam thì việc nhập siêu sách báo là điều đáng mừng chứ không phải đáng lo ngại. Điều đó có nghĩa là chúng ta đang ở thế tiếp nhận tri thức của thế giới.

Trong bài có một ý là vì cung-cầu không cân bằng, các nhà xuất bản in sách ít quá so với nhu cầu người đọc nên mới xảy ra nhiều sách lậu. Ý này thật rất vớ vẩn, tớ không nghĩ việc cung ứng sách ở Việt Nam lại quá mức xơ cứng để cho người tiêu dùng không mua được sách thật nên phải mua sách lậu. Vấn đề ở đây có hai khía cạnh, thứ nhất là số bản in ghi ở sách là sai, và các nhà sách tư nhân cố tình in nhiều hơn số bản in đó (lý do là gì thì tôi không rõ), tức là “lậu” so với số bản in được ghi. Nếu thế thì cách giải quyết là xét lại khâu lưu thông, tại sao lại để xảy ra chuyện đó. Thứ hai là sách lậu theo nghĩa sách giả, được in lậu, nhái trên thị trường các sách bán chạy. Cách giải quyết thì không có gì khác là pháp luật và kiểm tra chặt khâu lưu thông, phân phối.

Bài báo này theo tôi đặt vấn đề sai và giải quyết vấn đề cũng sai nốt. Có thể người viết hoài nhớ về cái thời bao cấp, sách in 2-3 vạn bản trên giấy đen ngòm và cả nước, từ chốn thành thị tới nơi nông thôn, ai cũng đọc những quyển sách giống nhau?


6 comments:

  1. Anh ơi, đây là dạng bài ghi chép/phản ánh, không phải dạng bài phân tích hoặc đưa giải pháp. 90% bài báo ở mình được viết dạng này mà.


    ReplyDelete
  2. Xin lỗi bác vì comment không đúng chỗ. Tôi đọc và rất thích mấy bài về sách của bác. Tôi đang muốn tìm đọc mấy sách của Akutagawa, đặc biệt là "Đi cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất" của Phạm Công Thiện dịch. Lúc nào có thời gian, bác làm ơn viết một bài về cuốn này được không? Cuốn này không hề tái bản nữa mà rất hiếm. Cảm ơn bác.

    ReplyDelete
  3. Tớ làm việc một lần với một công ty xuất bản sách của Vietnam net nên hiểu sự tình thế này:
    - Công ty xuất bản sách xin giấy phép với nhà xuất bản Tri thức, nếu trogn giấy đề xin xuất bản 4000 thì sẽ đắt hơn là xin xuất 2000 cuốn, nên thường xin xuất ít thôi, sau đó tự in thêm.
    - Công ty xuất bản ký hợp đồng với bên muốn in (ví dụ tác giả cuốn sách hoặc hoặc người nắm bản quyền) là sẽ xuất bản 1000 cuốn. Hợp đồng đó thường là hợp đồng bao tiêu bán sách luôn, nên công ty xuất bản phải trả tiền bản quyền theo số sách trên hợp đồng. Đây cũng là số xin giấy phép và số ghi ở bìa sau của cuốn sách. Trên thực tế, công ty xuất bản thường in lậu gấp mấy lần số sách đã ký hợp đồng với người nắm bản quyền, bán số sách theo giá bìa trừ chiết khấu, như vậy thu lợi rất nhiều từ chênh lệch tiền bản quyền đáng nhẽ phải trả cho tác giả hoặc người nắm bản quyền.
    Ví dụ: cuốn Readings in Marketing model marketing tớ vừa dịch, bản quyền thuộc công ty ABC tớ đã từng làm, xin giấy phép xuất bản 2000 cuốn, bên xuất bản của Vietnamnet làm hợp đồng với công ty ABC (nắm bản quyền) là chỉ in 1000 cuốn. ABC thanh toán tiền in và nhờ bao tiêu bán. Bên công ty ABC sẽ được hưởng tiền chênh lệch từ giá bán gốc (sau khi giá bìa trừ chiết khấu trừ tiền cho côgn ty phân phối) với chi phí in của cuốn sách đó, trong đó bao gồm tiền bản quyền.
    Nhưng thực tế lúc giao sách thì tớ lại nghe thấy rằng bên Cty xuất bản của VietnamNet in 2000 cuốn, như vậy, có thể đã (hoặc dự định)in lậu 1000 cuốn. Khi tớ gọi lại thì công ty xuất bản của VNN phân bua rằng: đã in đâu, khi nào in chắc chắn sẽ xin phép anh. Thực tế thì tớ cũng không biết là họ đã in hay chưa. Nếu họ bán 1000 cuốn dôi ra kia thì tiền lãi cũng đủ rồi (dự tính tiền bản quyền là 20 nghìn một cuốn x 1000 cuốn = 20 triệu).
    Đấy là lý giải cho việc các công ty xuất bản luôn thích in lậu sách. Các bạn nên cẩn thận khi làm việc với các công ty này.

    ReplyDelete
  4. anh ơi em muốn xin số liệu về ly hôn ở VN ! nick em là vunamanh0385 có gì anh gửi off cho em với nha ! Thank anh nhìu nhìu !

    ReplyDelete
  5. Không hiểu sao, nhưng tôi cũng nghĩ giống bác Long, tức là các nhà sách không bao giờ ghi đúng số lượng bản in thực tế ở trang cuối sách. Hay nói cách khác họ cũng in lậu. Nhưng chuyện này chỉ là suy đoán và cảm tính, không có bằng chứng, nên chẳng nói gì được. Nói chung tôi cảm thấy khó chịu khi nhà sách chính tự mình là một kẻ in lậu, lại rao giảng và lên án chuyện in lậu. Nếu ai phanh phui được chuyện này ra thì rất hữu ích.

    ReplyDelete