Tuesday, July 29, 2008

Trẻ con không được xem kịch cổ điển

Sao lại cấm trẻ em xem kịch cổ điển? Ở tuổi từ 10-15 là tuổi bắt đầu có sự định hình nhân cách, lẽ ra cần khuyến khích trẻ em tìm đọc/xem các tác phẩm cổ điển thì Nhà hát Tuổi Trẻ lại cấm trẻ em vì lý do tự cho rằng khán giả dưới 15 tuổi không đủ hiểu biết để cảm nhận những lời thoại trong kịch cổ điển.

Đấy, một mặt thì người ta vẫn kêu than là sao trẻ con bây giờ chỉ cắm đầu vào truyện tranh mà không chịu đọc/xem các tác phẩm "đích thực", mặt khác lại cấm trẻ em xem kịch cổ điển vì cho rằng dưới 15 tuổi thì không cảm nhận được ngôn ngữ tác phẩm (và sau ngày sinh nhật thứ 15 thì bọn trẻ sẽ cảm nhận được?).

Đúng là việc để trẻ quá nhỏ xem kịch có thể không tốt tới không khí chung, như việc bọn trẻ khóc hay đòi cái này, cái kia. Nhưng hoàn toàn có thể cho phép trẻ trên 10 tuổi đi cùng bố mẹ hay người lớn đến xem kịch cổ điển, cũng là một cách để chúng làm quen với tác phẩm. Nếu cấm trẻ em dưới 15 tuổi đi xem kịch cổ điển thì liệu sắp tới, chúng ta có nên cấm luôn trẻ em dưới 15 tuổi đọc Schiller, Goethe, Shakespeare, Moliere... không, với lý do chúng không thể "cảm nhận" lời thoại trong tác phẩm? Và khi vở diễn này được chiếu trên TV, liệu truyền hình có nên gắn nhãn là cấm trẻ em dưới 15 tuổi xem, cho phù hợp với tinh thần khi công diễn?

Vở kịch Âm mưu và tình yêu: Vì sao cấm khán giả dưới 15 tuổi?

"Ông Trương Nhuận - Phó GĐ NH Tuổi trẻ cho biết, vở diễn không dành cho khán giả dưới 15 tuổi. Nếu như trước đây, NH Tuổi trẻ cũng từng “đóng” cho vở diễn “mác”: cấm khán giả vì nhiều lý do (với kịch thơ Hàn Mặc Tử là vì những cảnh “nóng” khỏa thân dưới ánh trăng, với kịch Quỷ nhập tràng là vì những màn diễn ma quỷ…) thì lần này, lý do lại thuần túy nghệ thuật: Tập cho khán giả thói quen thưởng thức những vở cổ điển đúng tính chất nghiêm túc của những vở diễn! Ông Trương Nhuận cho rằng, khán giả dưới 15 tuổi không đủ hiểu biết để cảm nhận những lời thoại trong kịch cổ điển, hơn nữa, sự có mặt của các em nhỏ trong rạp có thể ảnh hưởng tới việc thưởng thức những vở kịch này."

9 comments:

  1. Không biết tư duy này từ đầu ra nữa.

    Cấm: Áp dụng khi nào việc đó nó mang lại hậu quả (như XXX, bạo lực, rùng rợn).

    Còn việc trẻ nhỏ nếu xem mà k hiểu (mà sao biết chắc nó k hiểu, có những đứa thông minh, hoặc quan tâm từ nhỏ thì sao), thì việc k hiểu đó cũng chẳng có hậu quả gì.

    Vậy mà vẫn cứ cấm. K hiểu được.

    ReplyDelete
  2. Hehe đợi vài hôm em đỡ bận rồi review quả kịch Tuổi Trẻ > 15t này.

    ReplyDelete
  3. thích cấm để tạo mác nghệ thuật khó hiểu ?

    ReplyDelete
  4. Riêng về chuyện này, em ủng hộ NH Tuổi trẻ, hơn thế nữa, bất cứ show nào ở Nhà hát Lớn hay thậm chí là Nhạc viện, nếu đi xem gặp trẻ em mới thấy phiền phức như thế nào.
    Em cho rằng không chỉ các bé quậy, khóc (nếu quá bé), nói chuyện rầm rì hoặc nhai kẹo cao su nổ đôm đốp, vào muộn ra sớm (nếu ở tầm teen teen) mà cả bố mẹ (trong trường hợp đưa con cái đi vì các cháu quá nhỏ) cũng không những làm phiền người khác mà còn không thực sự thưởng thức được gì.
    Em nghĩ với những loại hình như nhạc giao hưởng, cổ điển, kịch cổ điển, thậm chí 1 số loại hình nghệ thuật thử nghiệm .. ôi mà cũng chả cứ là nghệ thuật gì đâu, miễn không phải live show của ca sỹ, miễn là một loại hình người ta phải im lặng khi thưởng thức, thì đều nên hạn chế trẻ em. Nói thì phũ, nhưng người lớn ở mình còn rất thiếu ý thức khi vào Nhà hát, nên cũng khó nói chuyện bố mẹ sẽ giáo dục, hay hướng dẫn một phong cách thưởng thức đúng mực cho các em được. Hơn nữa, em cá là một số bậc cha mẹ đưa con em đi theo vì không gửi được ai trông, chứ không phải vì muốn con em được tiếp xúc với nghệ thuật từ bé.

    ReplyDelete
  5. bạn Katty nói theo đúng tinh thần nghệ thuật dành cho vài người ấy chứ nhỉ :D
    1 vé xem kịch tại VN hiện nay không phải là rẻ, cá là chỉ có những đối tượng thường-xuyên-được-tặng-giấy-mời và tầng lớp trung lưu trở lên mới đủ điều kiện và nhu cầu đi xem :D

    Nói chuyện theo đúng kiểu tư sản thì tôi có tiền mua vé thì tôi được quyền đi xem, nếu anh không thích thế thì phát toàn bộ vé mời đi, còn bán vé làm gì :D

    ReplyDelete
  6. cái này thì đích thị cấm để gây tò mò lôi kéo bà con ra rạp xem chứ còn gì.

    ReplyDelete
  7. @GS: Tớ ko hiểu câu này: "Trung lưu trở lên mới đủ điều kiện và nhu cầu đi xem".
    Điều kiện là đk tài chính thì tớ hiểu, dẫu sao tớ không nằm trong số hay có Giấy mời (sau đó tuồn ra ngoài bán :D
    Tớ chỉ thuộc loại cái gì thích thì xem bằng được.
    Nhưng sao lại gắp cả nhu cầu vào điều kiện? Nhu cầu chẳng phụ thuộc mấy vào tài chính hay phụ thuộc việc bạn trung lưu hay không trung lưu. Tớ nghĩ, đây là vấn đề sở thích chứ nhỉ?
    Còn nói là ai có tiền mua vé thì cứ vào xem thì đúng quá rồi, nhưng mà, vì vé vào Nhà hát khá đắt, tớ cũng có quyền ao ước là vào rồi thì có một không gian yên tĩnh, trước hết để thưởng thức đã, phải không ạ?

    ReplyDelete
  8. Thế này là tốt lắm rồi. Thời Nam Cao trẻ con còn ko được ăn thịt chó nữa cơ.

    ReplyDelete
  9. Em Katty Ko xem vở này chưa? Hay review đi

    ReplyDelete