"Biết mà làm như không biết; hiểu rõ sự thật nhưng lại nói những điều dối trá tinh vi; giữ cùng một lúc hai quan điểm đối lập, dù biết rõ rằng cái nọ phủ nhận cái kia mà vẫn tin tưởng cả hai; dùng logic giết logic; vi phạm đạo đức trong khi hô hào đề cao đức dục; cho rằng không thể có dân chủ nhưng Đảng lại là người bảo vệ dân chủ; quên những việc phải quên nhưng sẽ nhớ khi cần, rồi lại có thể quên ngay và quan trọng nhất là phải áp dụng quá trình này vào chính tiến trình tư duy. Đấy chính là sự tinh tế tối hậu: cố tình quên và sau đó quên ngay hành động thôi miên vừa mới làm. Ngay cả muốn hiểu từ “nước đôi” cũng phải sử dụng nước đôi." (trích 1984, bản dịch của Phạm Minh Ngọc).
Nguyễn Minh Châu- HÃY ĐỌC LỜI AI ĐIẾU CHO MỘT GIAI ĐOẠN VĂN NGHỆ MINH HỌA, 1987
"Có vẻ tuồng như mỗi nhà văn mỗi khi ngồi trước trang giấy là cùng một lúc phải cầm hai cây bút: một cây bút để viết cho người đọc bình thường, cho đời, một cây bút khác viết cho đạo, lo việc che chắn, viết cho lãnh đạo văn nghệ đọc. Mà cái ngòi bút thứ hai này – buồn thay – các nhà văn cầm lâu ngày để tự bảo vệ mình cho nên cũng lắm kinh nghiệm, mà cũng tài hoa lắm!
...
mấy chục năm qua, tự do sáng tác chỉ có đối với lối viết minh họa, văn học minh họa, với những cây bút chỉ quen với công việc cài hoa, kết lá, vờn mây cho những khuôn khổ đã có sẵn mà chúng ta quy cho đấy đã là tất cả hiện thực đời sống đa dạng và rộng lớn.
...
Thất thiệt to lớn nhất của văn nghệ minh họa của ta là từ đấy những nhà văn đánh mất cái đầu và những tác phẩm văn học đánh mất tính tư tưởng, – nghĩa là những tư tưởng mới và độc đáo mang tính khái quát cuộc đời của riêng từng nhà văn. Như một người đánh mất phần hồn chỉ còn phần xác, hoặc chỉ còn cái phần hồn do nhà nước bao cấp.
...
Văn chương gì mà muốn viết một câu trung thì phải viết một câu nịnh? Hèn, hèn chứ? Nhà văn nước mình tận trong tâm can ai mà chẳng thấy mình hèn? Cái sợ nó làm mình hèn. Vì thế mà từ xưa tới nay có bao nhiêu nhà văn nhà thơ đã đi ở ẩn ngay trong tác phẩm? Chúng ta vắng thiếu những cây thông đứng sừng sững. Có một nhà văn đàn anh nâng chén rượu lên giữa đám đàn em: "Tao còn sống, còn cầm bút được đến bây giờ là nhờ biết sợ!", nói rồi ngửa mặt lên trời cười rung giường, nước mắt tuôn lã chã, giọt đổ xuống đất, giọt đổ vào lòng. Có người cầm bút đến lúc sắp bước sang thế giới bên kia vẫn chưa dám thốt lên một lời nói thật tự đáy lòng, không dám viết hồi ký thực, vì sợ để liên lụy đến đời con cái. Có người lại biến cái sợ cái hèn thành một thứ vật trang sức và thách thức, vật biểu hiện của sức sống dai dẳng..."
Neu viet van khong dung theo cam xuc cua minh ma doi tra minh hoa theo don dat hang thi dau co the tu goi minh la nha van, cai nay cung giong nhu have sex without love & for $, nen cac bac nen tu goi minh la prostitute
ReplyDeletedoublethink: do you like being given a blowjob? Do you like to give a blowjob? (Harold & Kumar). Xin loi anh ne'u joke rude qua' :D Feel free to delete :)
ReplyDeleteThời đoạn trầm luân của văn hoá :(
ReplyDeletebạn ơi, đừng trách nhà văn không. Ai cũng vậy thôi. Ai cũng phải hèn mới sống nổi.
ReplyDeletecách làm mà Orwell nói chỉ là 1 phương thức che đậy sự hèn nhát. Chân lí ko được phát biểu thành lời và "giấu làm của riêng" thì chân lí bị mai một, những giá trị bị phá bỏ, ko khác gì hình thức cấm tự do ngôn luận, văn chương - đấy chỉ là 1 lớp vỏ khác!
ReplyDelete