Một cách đàn áp văn chương (1946)- George Orwell
(Phạm Minh Ngọc dịch)
- Dù người ta có nói gì đi chăng nữa thì việc nói dối một cách có tổ chức trong các nhà nước toàn trị cũng không phải là thủ đoạn nhất thời, không phải là những thông tin theo kiểu phản gián thời chiến. Nó là bản chất của chế độ toàn trị và sẽ tiếp tục tồn tại ngay cả khi các trại tập trung và cảnh sát mật đã không còn.
- ...quan điểm toàn trị lại cho rằng lịch sử là cái gì đó cần phải được sáng tạo ra chứ không phải là để nghiên cứu. Thực chất, nhà nước toàn trị là nhà nước thần quyền và để giữ vững địa vị của mình, tầng lớp cai trị phải được coi là không bao giờ sai. Nhưng trên thực tế làm gì có ai lúc nào cũng đúng, cho nên người ta phải thường xuyên sắp xếp lại các sự kiện đã qua để chứng tỏ rằng chưa bao giờ có sai lầm hoặc một thắng lợi tưởng tượng nào đó quả thực đã từng xảy ra.
- Trên thực tế, chế độ toàn trị đòi hỏi phải thường xuyên viết lại quá khứ, và cuối cùng nó có thể buộc người ta không được tin vào ngay chính sự tồn tại của sự thật khách quan nữa. Những người ủng hộ chế độ toàn trị ở nước ta thích cãi rằng vì không thể đạt được chân lí tuyệt đối cho nên dối nhiều hay dối ít thì cũng vậy.
- Nếu xã hội toàn trị có thể trở thành vĩnh viễn thì chắc chắn là nó sẽ tạo ra một hệ thống tư duy theo kiểu tâm thần phân liệt, trong đó lương tri sẽ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày và trong một số ngành khoa học chính xác, nhưng sẽ bị các chính khách, các nhà sử học và xã hội học bác bỏ. Hiện đã có rất nhiều người cho rằng không nên xuyên tạc tài liệu khoa học nhưng xuyên tạc một sự kiện lịch sử lại là chuyện bình thường. Chế độ toàn trị thường tạo áp lực mạnh nhất lên những người làm việc trong nhưng lĩnh vực đan xen giữa văn học và chính trị. Hiện các môn khoa học chính xác không bị áp lực mạnh mẽ đến mức ấy. Đấy có thể là một phần lí do vì sao mà ở bất cứ nước nào các nhà khoa học thường dễ dàng theo đuôi các chính phủ của họ hơn là các nhà văn.
- Chế độ toàn trị hứa hẹn cho chúng ta không phải là thời đại của đức tin mà là một thời đại điên rồ. Xã hội biến thành toàn trị khi mà cơ cấu của nó trở thành giả tạo một cách trắng trợn, nghĩa là khi mà giai cấp cầm quyền đã mất vai trò nhưng vẫn dùng vũ lực hoặc những trò bịp bợm để tiếp tục nắm quyền. Xã hội như thế, dù có tồn tại bao lâu, cũng không thể trở thành một xã hội khoan dung hay ổn định về trí thức được. Nó không bao giờ cho phép ghi lại một cách chân thực các sự kiện hoặc ghi lại những tình cảm chân thành, là những thứ mà sáng tạo văn học luôn đòi hỏi. Nhưng người ta có thể bị chế độ toàn trị lung lạc ngay cả khi không sống trong một nước toàn trị.
- Do tác động qua lại của một loạt lí do, trong xã hội toàn trị nhà thơ có thể cảm thấy dễ thở hơn nhà văn...Thơ - thậm chí là một bài thơ hay, mặc dù không phải là hay nhất – có thể tồn tại ngay trong những chế độ kiểm duyệt khắt khe nhất. Ngay trong những xã hội nơi mà tự do và cá tính đã bị loại bỏ hoàn toàn thì người ta cũng vẫn cần những bài hát ca ngợi lòng yêu nước, các bài ca vinh danh chiến thắng hoặc những bài tụng ca; đấy là những bài thơ có thể làm theo đơn đặt hàng hoặc sáng tác cùng nhau mà vẫn không nhất thiết là không có giá trị nghệ thuật. Văn xuôi lại là chuyện khác: giới hạn tư duy giết chết khả năng sáng tạo của nhà văn. Nhưng lịch sử của các xã hội toàn trị hay của các nhóm người chấp nhận quan điểm toàn trị cho ta thấy rằng mất tự do là tai hoạ đối với mọi hình thức văn chương.
- Trong thời đại toàn trị, thơ ca có thể sống sót được; chế độ độc tài có thể có lợi cho một số ngành nghệ thuật hoặc nửa nghệ thuật, thí dụ như kiến trúc, nhưng người viết văn xuôi thì chỉ có một lựa chọn: ngậm miệng hay là chết. Văn xuôi, như chúng ta đã biết, là sản phẩm của chủ nghĩa duy lí, của thời đại Tin lành và tính độc lập cá nhân. Việc phá huỷ tự do tri thức sẽ làm tê liệt những người cầm bút theo thứ tự như sau: nhà báo, nhà xã hội học, nhà sử học, nhà văn, nhà phê bình và cuối cùng là nhà thơ.
- có một điều chắc chắn là, như tôi đã có gắng chứng minh, nếu tự do tư tưởng không còn thì văn chương cũng sẽ cáo chung. Nó không chỉ cáo chung trong những đất nước toàn trị mà việc nhà văn chấp nhận tư tưởng toàn trị, việc nhà văn tìm cách biện hộ cho sự ngược đãi và xuyên tạc thực tại cũng đồng nghĩa với sự tự sát trong vai trò một nhà văn của anh ta. Không có cách nào khác.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Anh Linh có thể vào Google, đánh dòng chữ " Đi tìm cái tôi đã mất", một tiểu luận có nội tương tự như entry như trên của nhà văn Nguyễn Khải:
ReplyDelete1.http://www.diendan.org/sang-tac/111i-tim-cai-toi-111a-mat/
2.http://www.diendan.org/sang-tac/111i-tim-cai-toi-111a-mat-2/
3.http://www.diendan.org/sang-tac/111i-tim-cai-toi-111a-mat-3-va-het/
Cám ơn bài tóm tắt cô đọng của anh Linh
ReplyDelete