Thursday, July 3, 2008

Trừng vs. Anh (hay sự can thiệp của Bộ tư pháp vào Hội Luật sư)

Quanh việc ông Đoàn Luật sư TP HCM từ chối đơn gia nhập của ông Lê Thúc Anh, nguyên Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao.

Đọc thông tin trên blog Vàng Anh

Tóm tắt sự việc đại khái là Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc (Trưởng ban là Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Phó Trưởng ban là Thứ trưởng thường trực Bộ Tư pháp) chỉ định ông Lê Thúc Anh làm Chủ tịch Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc. Điều đáng nói là ông Thúc Anh chưa từng có một ngày thực tế hành nghề luật sư và mới chỉ được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư cách đây 3 tháng. Ông Lê Thúc Anh có đơn gia nhập Đoàn Luật sư TP HCM nhưng chưa được chấp nhận thì đã được “phong” làm Chủ tịch Hội đồng lâm thời Luật sư toàn quốc. Đứng trước sự việc này, Đoàn luật sư TP HCM đã từ chối đơn gia nhập của ông Anh, đồng thời có kiến nghị gửi Thủ tướng phản đối việc chỉ định cán bộ lãnh đạo Bộ Tư pháp tham gia Hội đồng LS toàn quốc. Ông Nguyễn Đăng Trừng, chủ nhiệm Đoàn luật sư TP HCM, cũng xin rút tên khỏi Hội đồng này.

Về phần mình, ông Anh cho rằng ông Trừng và Đoàn luật sư TP HCM làm như vậy là sai luật do ông không rơi vào phạm vi điều chỉnh của khoản 4 điều 17 Luật Luật sư. Tuy nhiên, nếu đọc kỹ thì Luật Luật sư không quy định Đoàn Luật sư phải chấp nhận những người không vi phạm khoản 4 điều 17 vào trong Đoàn.

Luật chỉ quy định thời hạn Đoàn Luật sư phải trả lời người gửi đơn xin gia nhập, cũng như quy định việc Đoàn Luật sư cần từ chối nếu người nộp đơn vi phạm khoản 4 điều 17, chứ không quy định rằng Đoàn Luật sư không được quyền từ chối nếu người nộp đơn không vi phạm khoản 4 điều 17. Trong trường hợp này tuy ông Anh không vi phạm khoản 4 điều 17 nhưng không có nghĩa là đoàn Luật sư phải chấp nhận ông là thành viên của Đoàn. Do đó, việc từ chối đơn ông Anh của đoàn Luật sư TP HCM không sai luật.

Cụ thể, khoản 3 điều 20 như sau:

“…3. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư xem xét, quyết định việc gia nhập Đoàn luật sư; nếu người nộp hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này thì Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư từ chối việc gia nhập và thông báo lý do bằng văn bản. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định tại Điều 87 của Luật này.”

Ông Anh có quyền khiến nại quyết định của Đoàn Luật sư TP HCM lên Ban thường vụ tổ chức luật sư toàn quốc- tức là một cái ban chưa chính thức được thành lập, do chưa tổ chức Đại hội. Luật cũng quy định một khả năng khiếu nại lên Bộ tư pháp nếu người bị từ chối thấy việc giải quyết của Ban thường vụ chưa thỏa đáng. Tóm lại, theo Luật này thì ông Anh chưa thể khiếu nại với ai cả, mà phải đợi sau khi Đại hội Luật sư toàn quốc được thành lập và Ban thường vụ tổ chức luật sư toàn quốc ra đời.

Lý do từ chối ông Anh được Đoàn Luật sư TP HCM nêu ra là việc ông Anh được cử làm Chủ tịch lâm thời Hội đồng Luật sư Toàn quốc trong khi chưa từng là thành viên của đoàn luật sư TP HCM. Lý do này là hợp lẽ bởi Đề án Thành lập Tổ chức luật sư toàn quốc quy định như sau:

“Theo quy định tại Điều 64 của Luật Luật sư, thành viên của Tổ chức luật sư toàn quốc là các Đoàn luật sư và các luật sư. Các luật sư tham gia Tổ chức luật sư toàn quốc thông qua Đoàn luật sư địa phương nơi mình là thành viên.” Như vậy, ở đây đúng trình tự của Đề án thì ông Anh phải là thành viên của Đoàn luật sư TP HCM trước khi tham gia Tổ chức luật sư toàn quốc.


Việc bổ nhiệm ông Anh của Ban chỉ đạo thực tế là trái với Luật Luật sư. Theo đề án thì Ban chỉ đạo có quyền chỉ định 4 luật sư tham gia Hội đồng, nhưng theo điều 11 luật Luật sư thì ông Anh chưa đủ tư cách để coi là luật sư vì điều kiện hành nghề luật sư là "phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư". Ông Anh mới chỉ có chứng chỉ hành nghề luật sư chứ chưa tham gia Đoàn luật sư nào nên chưa thể coi là luật sư, và do đó cũng không đủ tư cách tham gia Hội đồng lâm thời. Vì vậy việc làm của Ban chỉ đạo trái với nội dung đề án, thậm chí còn vi phạm luật Luật sư khi bổ nhiệm ông Anh với tư cách luật sư khi ông chưa phải là luật sư. Trong khi đó việc từ chối của Đoàn LS TP HCM không sai luật vì họ đứng trên quan điểm cho rằng Chủ tịch Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc cần phải là luật sư từng hành nghề, và thông qua Đoàn luật sư địa phương.

Trong trường hợp này, ông Anh chÆ°a phải là thÃ
 nh viên Đoàn LS TP HCM, và do đó cÅ©ng không đủ Ä‘iều kiện để là thành viên của Tổ chức luật sÆ° toàn quốc, theo quy định của Điều 64 Luật Luật sÆ°, nhÆ°ng lại là Chủ tịch Há»™i đồng lâm thời Tổ chức luật sÆ° toàn quốc. Điều này quả là tréo nghoe, có nghÄ©a là Chủ tịch Há»™i đồng lâm thời Tổ chức luật sÆ° toàn quốc sẽ không đủ tÆ° cách để làm thành viên (chính thức) của Tổ chức luật sÆ° toàn quốc. Việc này xem ra cÅ©ng không khác mấy vá»›i việc cá»­ má»™t anh chÆ°a Ä‘á»— Đại học làm chủ tịch Há»™i đồng chấm thi Đại học kiêm quyền Hiệu trưởng má»™t trường Đại học.

Việc làm của Luật sư Nguyễn Đăng Trừng và Đoàn LS TP HCM là rất đáng khen, thể hiện sự độc lập và có chủ kiến của hội đoàn luật sư như một hiệp hội nghề nghiệp. Việc này cũng thể hiện sự tôn trọng với chính nghề nghiệp của mình, không thể để hội luật sư lại do các vị quan tòa hồi hưu chưa từng một ngày hành nghề luật sư lãnh đạo được. Qua việc này, Bộ Tư pháp cũng cần rút kinh nghiệm, tránh việc can thiệp sâu, “cài người” vào quản lý các hiệp hội nghề nghiệp. Trong khi Bộ Tư pháp đóng vai trò là người đại diện cho chính phủ và quản lý nhà nước về mặt pháp luật thì không thể đồng thời vừa đá bóng vừa thổi còi, vừa phụ trách quản lý nhà nước với nghề luật sư, vừa lãnh đạo trực tiếp nghề nghiệp này.

Nhân dịp này đọc Luật Luật sư thấy các điều khoản hơi có phần rộng rãi quá với việc hành nghề luật sư, cụ thể những người từng là thẩm phán, kiểm soát viên, điều tra viên; giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ luật; nghiên cứu viên chính, giảng viên chính ngành luật... đều được miễn đào tạo nghề luật sư và miễn cả thời gian tập sự làm luật sư. Hai cái miễn này khiến việc trở thành luật sư có phần quá dễ dàng đối với những viên chức nhà nước làm ở các nhánh khác của hệ thống tư pháp (tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra). Ở nhiều nước để hành nghề luật sư nhất thiết phải thi qua kỳ thi của Hiệp hội Luật sư, chứ không thể bất cứ ai từng làm kiểm sát viên, điều tra viên, thẩm phán hay đã có bằng tiến sĩ luật thì nghiễm nhiên có chứng chỉ và được phép hành nghề luật sư.

"Điều 13. Người được miễn đào tạo nghề luật sư

1. Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên.

2. Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật.

3. Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.

4. Đã là thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật."


4 comments:

  1. Rất kính phục bác Trừng cũng như Đoàn LS TP HCM đã chống lại quyết định bổ nhiệm ông LTA vào chức vụ Chủ tịch Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc. Các lý lẽ mà bác phân tích rất chính xác.

    Tuy nhiên, tôi không cho rằng quyết định của đoàn LS TP HCM bác đơn xin gia nhập của ông LTA là sai.

    Theo Điều 11 Luật LS về Điều kiện hành nghề luật sư:
    "Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư."

    Điều 17 Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư
    "4. Người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư:
    a) Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
    b) Không thường trú tại Việt Nam;
    c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
    d) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục hoặc quản chế hành chính;
    đ) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
    e) Những người quy định tại điểm a khoản này bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực."

    Điều 20. Gia nhập Đoàn luật sư

    "1. Người có Chứng chỉ hành nghề luật sư gia nhập một Đoàn luật sư do mình lựa chọn để hành nghề luật sư
    ...
    3. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư xem xét, quyết định việc gia nhập Đoàn luật sư; nếu người nộp hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này thì Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư từ chối việc gia nhập và thông báo lý do bằng văn bản. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định tại Điều 87 của Luật này."

    Theo suy luận của tôi dựa trên các quy định trên thì luật LS buộc các đoàn LS phải chấp nhận đơn xin gia nhập nếu như người làm đơn không vi phạm khoản 4 điều 17. Bởi trên tinh thần pháp luật, khi cơ quan có thẩm quyền ra một quyết định BẤT LỢI cho ai thì thường phải dựa trên các cơ sở của luật định chứ không thể tự chế ra thêm lý do. Thứ hai, xét trên góc độ thực tiễn, nếu như đoàn LS được tùy ý bác đơn xin gia nhập không theo các cơ sở của pháp luật thì sẽ dẫn đến trường hợp là có những người có chứng chỉ hành nghề LS nhưng không thể hành nghề bởi không có đoàn LS nào chấp nhận đơn. Điều này khiến những người đó không thể thực hiện được quyền của mình cũng như nảy sinh tệ nạn trong việc gia nhập và hành nghề LS.

    Tôi ủng hộ quyết định của Đoàn LS TP HCM nhưng lo rằng việc bác đơn gia nhập sẽ bị cơ quan có thẩm quyền hủy. Vấn đề ở đây là luật.

    Công nhận là luật VN quy định quá thoáng về tiêu chuẩn LS. Điều tra viên được đặc cách miễn đào tạo nghề LS = 4 năm ĐH luật + 6 tháng + 18 tháng tập sự thì quả là quá đáng.

    ReplyDelete
  2. Sorry bác Linh, viết vội quá nên NHẦM.
    Bác làm ơn đọc đoạn thứ hai lại như sau: Tuy nhiên, tôi không cho rằng quyết định của đoàn LS TP HCM bác đơn xin gia nhập của ông LTA là đúng.

    Hoặc J copy lại rồi bác xóa cm J viết sai đi cho dễ hiểu.

    ReplyDelete
  3. Rất kính phục bác Trừng cũng như Đoàn LS TP HCM đã chống lại quyết định bổ nhiệm ông LTA vào chức vụ Chủ tịch Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc. Các lý lẽ mà bác phân tích rất chính xác.

    Tuy nhiên, tôi không cho rằng quyết định của đoàn LS TP HCM bác đơn xin gia nhập của ông LTA là đúng.

    Theo Điều 11 Luật LS về Điều kiện hành nghề luật sư:
    "Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư."

    Điều 17 Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư
    "4. Người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư:
    a) Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
    b) Không thường trú tại Việt Nam;
    c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
    d) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục hoặc quản chế hành chính;
    đ) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
    e) Những người quy định tại điểm a khoản này bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực."

    Điều 20. Gia nhập Đoàn luật sư

    "1. Người có Chứng chỉ hành nghề luật sư gia nhập một Đoàn luật sư do mình lựa chọn để hành nghề luật sư
    ...
    3. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư xem xét, quyết định việc gia nhập Đoàn luật sư; nếu người nộp hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này thì Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư từ chối việc gia nhập và thông báo lý do bằng văn bản. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định tại Điều 87 của Luật này."

    Theo suy luận của tôi dựa trên các quy định trên thì luật LS buộc các đoàn LS phải chấp nhận đơn xin gia nhập nếu như người làm đơn không vi phạm khoản 4 điều 17. Bởi trên tinh thần pháp luật, khi cơ quan có thẩm quyền ra một quyết định BẤT LỢI cho ai thì thường phải dựa trên các cơ sở của luật định chứ không thể tự chế ra thêm lý do. Thứ hai, xét trên góc độ thực tiễn, nếu như đoàn LS được tùy ý bác đơn xin gia nhập không theo các cơ sở của pháp luật thì sẽ dẫn đến trường hợp là có những người có chứng chỉ hành nghề LS nhưng không thể hành nghề bởi không có đoàn LS nào chấp nhận đơn. Điều này khiến những người đó không thể thực hiện được quyền của mình cũng như nảy sinh tệ nạn trong việc gia nhập và hành nghề LS.

    Tôi ủng hộ quyết định của Đoàn LS TP HCM nhưng lo rằng việc bác đơn gia nhập sẽ bị cơ quan có thẩm quyền hủy. Vấn đề ở đây là luật.

    Công nhận là luật VN quy định quá thoáng về tiêu chuẩn LS. Điều tra viên được đặc cách miễn đào tạo nghề LS = 4 năm ĐH luật + 6 tháng + 18 tháng tập sự thì quả là quá đáng.

    ReplyDelete
  4. Vừa vào blog LS Nguyễn Đăng Trừng đọc văn bản từ chối đơn của ông LTA. Lý do từ chối rất xuất sắc: theo đoàn LS, ông LTA đã được chỉ định làm Chủ tịch Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc suy ra ông phải ĐÃ là luật sư trước khi Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM họp xem xét, quyết định việc Ông gia nhập Đoàn Luật sư TP.HCM. Nghĩa là ông LTA đã có tư cách LS rồi (ông phải đang là thành viên của một đoàn LS nào đó). Thành ra đoàn LS TP HCM không thể tiếp nhận đơn của ông LTA.

    XUẤT CHÚNG!

    ReplyDelete