Vụ công ty Nhật hối lộ quan chức PMU- ODA bị tư vấn ngược mục đích |
"Từ giữa tuần trước, nhật báo Yomiuri của Nhật đã liên tục đăng tải những thông tin liên quan đến việc một cựu quan chức của Pacific Consultants International (PCI), một tập đoàn trong nửa thế kỷ trở lại đây đã tham gia tư vấn thiết kế, hay giám sát thi công cho 94 ngàn dự án ở khoảng 140 nước trên thế giới, đã hối lộ nhiều trăm ngàn USD cho một lãnh đạo của ban quản lý dự án đại lộ Đông Tây TP.HCM. Theo số ra ngày 30.6, cựu quan chức PCI này đã khai với viện Công tố Tokyo rằng năm 2003 ông ta làm theo lệnh của tổng hãng, bởi lời hứa sẽ “lại quả”, nếu nhận được hợp đồng tư vấn xây dựng. PCI và consortium của họ với một số công ty khác đã nhận được hợp đồng tư vấn với tổng trị giá 3,1 tỉ yen....
Tại Thuỷ điện A Vương, nhóm TBS đã quay được những cảnh dòng sông chết phía dưới đập nước, kéo theo sự thay đổi của toàn bộ thảm thực vật và thuỷ sản phía hạ lưu, và nguồn sống của người dân ở đó. Họ cũng có dịp lên thăm Phố Núi của đồng bào dân tộc tái định cư. “Khi đến chúng tôi nhìn thấy cả người lớn và trẻ em chui xuống dưới sàn nhà bê tông, nơi là chỗ ở của gia súc, gia cầm và chứa củi, bởi nhà mái tôn quá nóng”, ông Công kể lại. Ông cho biết thêm những người dân tái định cư ở đó nói rằng họ chỉ cần 1/2 số tiền mà ban quản lý dự án này bỏ ra để xây lên cái nhà này là có thể tự làm được một ngôi nhà tốt hơn theo ý của của họ.
Nhưng điều nực cười nhất mà nhóm làm phim chứng kiến là cây cầu Long Bình (Tiền Giang) dài tới 100m để bắc qua một con rạch chỉ rộng có 8m. Lúc đầu Sở Giao thông công chính tỉnh chỉ yêu cầu 1,4 tỉ đồng làm một cây cầu dài khoảng 30m, tĩnh không lưu thuyền 2,5m, nhưng chẳng hiểu sao bộ Giao thông vận tải và sau đó là PMU 18 đã hào phóng kéo dài thành 55 mét (khoảng hơn 13 tỉ đồng), rồi xấp xỉ 100 mét (chưa ai biết được giá bao nhiêu) với độ tĩnh không lưu thuyền lên 3,5m. Chưa kể số hộ bị giải toả tăng thêm vài chục, cây cầu mới quá dốc này khiến người dân gặp khó khăn khi có việc phải qua uỷ ban xã, hay đi chợ năm bên kia cầu (tính chiều từ Sài Gòn xuống). “Chúng tôi quay được cảnh nhiều người dân vẫn đi thuyền qua con rạch bên dưới, mặc dù đã có cây cầu hoành tráng bên trên”, ông Công nói."
Nhật bản có thể truy tố cả thủ tướng về tội nhận hối lộ. Việt Nam thì "tham nhũng" đã chính thức đưa vào nhóm "nhạy cảm". Cũng dễ hiểu là: nếu phát hiện tham nhũng nguồn ODA thì các nhà tài trợ sẽ thu hồi ngay, do đó lo sợ thu hồi khoản vay này thì ít mà lo sợ không còn cái để ăn thì nhiều.
ReplyDeleteThực chất ta còn nghèo nhưng vay như thế là gánh nặng cho thế hệ mai sau phải trả nợ. Hàng năm VN nhận hàng tỷ đô la kiều hối (năm 2007 khoảng 10 tỷ theo con đường chính ngạch). Nếu biết huy động từ nguồn này thì đâu cần vay ODA như vậy. Nhưng chắc chắn người dân không bao giờ đưa tiền cho nhà nước tham nhũng vay cả.
Vấn đề là phải thay đổi tận gốc cơ chế sinh ra tham nhũng
VN thì Đảng và chính phủ là ngoài vòng pháp luật ...
ReplyDeleteai cũng biết tham nhũng là quóc nạn từ nhiều hăm nay nhưng tại sao chính phủ chỉ mới công nhận gần đây ? chẳng qua là đợi cho ban cán sự đảng, lãnh đạo các ban ngành có đử thời gian vơ vét cái đã ...
Đúng vậy, vay ODA, xây từm lum, dự án nào cũng có hối lộ chia chác ... nhưng mấy thằng lãnh đạo kia đâu có lo vì đâu phải tuị nó trả nợ !!
có ngu hơn ...chó mới cho nhà nước vay .. lãi suất vừa thấp, mà ăn chẹt mấy hồi ...
thay tận gốc thì chỉ có cách lật đổ đảng thối nát, xử tử hết mấy thằng lãnh đạo hiện nay (thế thì nhiều quá nhỉ ..)
vụ cầu cần thơ đã có kết quả ..là do sụt lún ... còn ai chịu trách nhiệm thì ... chưa biết
ReplyDelete