Tuy không có báo nào dám nói tới việc Chính phủ thay đổi chính sách không một lời giải thích và âm thầm xóa dấu vết của các tuyên bố không giữ được trước đây, nhưng hình như đây là bài duy nhất trên báo chí chính thống (mà tôi biết) có ý kiến rằng Chính phủ đang làm xói mòn lòng tin nhân dân bởi các chính sách thiếu nhất quán (nói nôm na là bội tín) của mình. Ngay đoạn sa-pô của bài báo cũng có tính phê phán các động thái mâu thuẫn của chính phủ.
"Tuy nhiên, mức tăng khá mạnh tới 31%, trong bối cảnh Chính phủ vừa tuyên bố giữ giá các mặt hàng thiết yếu đến hết 2008 lại một lần nữa, đặt ra thách thức đối với các nhà điều hành làm sao giữ được lòng tin của người dân và DN, thuyết phục họ cùng chia sẻ, hợp lực với Chính phủ vượt qua khó khăn "
Thực ra tôi không phản đối tăng giá xăng. Ngay cả việc Chính phủ từng hứa không tăng giá nhưng rồi lại buộc phải tăng giá cũng còn có thể chấp nhận được (như việc nhiều Chính phủ từng hứa hẹn không phá giá rồi sau đó phải phá giá) cho dù việc đó nên hết sức tránh vì nó làm xói mòn giá trị lòng tin vào sự nhất quán của chính sách. Nhưng việc thay đổi chính sách không một lời giải thích lý do, và âm thầm xóa bỏ những dấu vết của những tuyên bố chính sách trước đó thì thật quá tệ và đáng xấu hổ. Và tôi nghĩ bản thân việc đó mới thực sự đánh dấu mức độ bất tín về chính sách, khi bất cứ những gì từng phát biểu đều có thể nhào nặn, xóa sổ như chưa từng có (tự nhiên liên tưởng tới dịch vụ vá trinh, hình như khá tấp nập trong thời gian gần đây).
Và một lần nữa, chúng ta lại có niềm tin rằng việc tăng giá xăng là cần thiết và đúng đắn, đúng với bản chất một nền kinh tế thị trường, cũng như cách đây nửa tháng chúng ta từng tin rằng việc không tăng giá xăng là cần thiết và đúng đắn trên mặt trận cam go chống lạm phát. Hoan hô thứ trưởng Bùi Xuân Khu, một người Việt điển hình.
Giá xăng tăng và thách thức lòng tin
"Theo ông Quang A, "lúc này, vấn đề tâm lý, niềm tin trở thành một nhân tố quyết định đến việc hình thành giá cả hàng hóa và mục tiêu chống lạm phát của Chính phủ".
"Chính phủ nên có những lí giải minh bạch về bước đi vừa rồi của mình để nhằm "cứu vãn" và "củng cố" niềm tin của người dân, DN và người tiêu dùng, vốn bị những chính sách thiếu nhất quán của Chính phủ trong thời gian gần đây làm xói mòn".
Ông đơn cử, Chính phủ cần làm rõ, việc tăng giá xăng 31% như vậy sẽ tác động như thế nào đến giá thành vận tải, ảnh hưởng ra sao đến giá lương thực thực phẩm và các mặt hàng khác? Nêu biểu tính toán, cung cấp con số và giải thích cho người dân, để họ có lòng tin và có cơ sở soi chiếu vào DN, không để họ nhân cớ tăng giá xăng dầu mà "tát nước theo mưa".
"Minh bạch thông tin là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để giữ lòng tin", ông A nói.
Nhà nước cũng cần minh bạch các chính sách và cơ chế hỗ trợ cho người nghèo, người yếu thế... để họ vượt qua khó khăn. Ông Tuyển khẳng định, việc hỗ trợ người dân gặp khó khăn là chủ trương của Nhà nước và Nhà nước dành túi tiền cho việc đó. Vấn đề còn lại là cơ chế thực thi ở các cấp địa phương, để người dân tiếp cận dễ dàng hơn.
Và khi đó, người dân, doanh nghiệp sẽ cảm thông và chấp nhận chịu đựng khó khăn, hợp lực cùng Chính phủ vượt bão."
tren Vietimes co loat bai cua Phan Hung viet ve tham nhung cung rat hay http://www.vietimes.com.vn/vn/caulacbotyphu/5247/index.viet
ReplyDelete