Bác Lập có vẻ rét nên hôm nay treo blast "Những entry nào trong blog của tôi đã bị xóa bỏ, đề nghị các blog khác nếu lỡ post lên thì xóa đi ngay cho, không có chuyện gì hết, chỉ vì tôi muốn thế."
Đây là mấy đoạn bác Lập mô tả bác Vĩ (bản gốc đã bị xóa, xem cache ở đây).
"Về khoản sến, Chu Lai còn gọi anh Tô Nhuận Vĩ bằng ông nội. Anh cứ nói đi nói lại mỗi công thức trời Huế trong mắt em, ôi... Núi Ngự trong mắt em, ôi... Sông Hương trong mắt em, ôi... Thế mà gái chết như rạ. Tài. Anh có bài lết bằng đầu gối rất kì khu. Một hôm mình thấy anh lết từ đầu hành lang đến cuối hanh lang, hai đầu gối nhoay nhoáy, mắt ngước lên đầy thành kính như ngước lên tượng thánh, nói những lời rên rỉ với cô kế toán cơ quan anh mà anh là thủ trưởng. Anh lết 10 cô nhất định có cô động lòng....
Cô T. bỏ cái thai và coi anh là kẻ thù. Anh đập đầu khóc lóc rồi gạt nước mắt đi vào hội thảo, đọc một bài tham luận về đổi mới văn chương, ai cũng xót xa về thực trạng văn học nước nhà, tất nhiên trừ cô T.
Năm 1989 chia tỉnh, mình ra Quảng Trị. Chẳng ngờ cái bàn làm việc của mình lại là cái bàn làm việc của anh Vĩ trước đây. Mình lôi trong học bàn ra, đầy thư cô T. gửi cho anh. Lá thư cuối cùng là một mảnh giấy gói một nhúm lông cô T. đã cạo hết của cô gửi anh trước khi bỏ Huế đi Sài Gòn, kèm theo dòng chữ: Đời tôi, tôi chỉ căm thù hai kẻ: Đế quốc Mỹ và Tô Nhuận Vĩ! Mình điện gọi cho anh, anh nói: Ây ây đừng vứt, kỉ niệm đấy, kỉ niệm đấy! Ngày sau anh ra liền. Mình đưa nhúm lông cho anh. Anh cầm, không nhắc gì đến cô T., sôi nổi nói các vấn đề tồn tại của chia tỉnh và nhập tỉnh, sai lầm xét về phương diện kinh tế, sai lầm xét về phương diện văn hoá...
Anh nói say sưa như không hề nhớ trên tay anh đang cầm nhúm lông! "
Tô Nhuận Vỹ
Tính trung thực của nhà văn"Từ cuối tháng 6 /2008, trên mạng Internet, cùng lúc có những bài viết về nhiều nhà văn, nhà thơ ở Huế như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Trần Vàng Sao, Tô Nhuận Vỹ và ở Quảng Trị, Quảng Bình. Các bài viết được đăng tải trên các báo điện tử nước ngoài (hoặc sách in ra được các tờ báo đó đưa lên mạng), cả trên tờ báo của một tổ chức chống nhà nước Việt Nam cực đoan nhất. Và trên blog của một số nhà văn trong nước (được một số báo điện tử nước ngoài nối mạng sau đó). Mục đích khác nhau nhưng các bài đó, tạm xếp vào hai loại, có một điểm giống nhau: DỰNG ĐỨNG những sự kiện của cuộc đời và hoạt động của các nhà văn nhà thơ này.
Loại thứ nhất: Loại này công khai thái độ chống cộng cực đoan, bịa đặt một cách “đàng hoàng”, với cả sự “hãnh diện” không giấu diếm khi tạo ra, khi dựng đứng từ lý lịch cá nhân, từ quê quán, từ giọng nói, từ thời gian, từ hoạt động trong quá khứ… của đối tượng bị dựng đứng. Đó là Nhã Ca tiếp tục bịa đặt, dựng đứng về Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân về “vụ Mậu Thân” ở Huế (xem website http://www.nhandanvietnam.org/view.php?storyid=642). Đó là sự bịa đặt, dựng đứng về Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Khoa Điềm, Trần Vàng Sao trên website của cái gọi là Đảng Thăng Tiến khi họ chống loạt bài tôi trao đổi về nhà văn Việt Nam trong và ngoài nước cần hợp sức, cần đồng tâm góp phần vào hoạt động hoà giải hoà hợp dân tộc đăng trên talawas cuối năm 2007.
Thái độ chính trị có thể khác nhau, thậm chí chống đối nhau, nhưng sự bịa đặt, dựng đứng, không nói thành có, trắng nói ra đen, cho dù là ở lãnh vực chánh trị, về cá nhân con người, là quá chừng xa lạ với phẩm chất trung thực của người cầm bút.
Loại thứ hai: Những nhà văn này công khai và vui vẻ nhận rằng “thêm bớt cho sinh động thôi mà” khi viết bất cứ chân dung nào. Công khai, vui vẻ “bịa cho vui thôi mà” nên một suýt thành trăm, không nói thành có và thậm chí trắng biến thành đen. Họ không có ác ý nhưng hậu quả là cực kỳ ác đối với gia đình và xã hội mà “người bạn thân thiết” của họ đang sống. Bởi vì chuyện họ đem ra chế biến, làm xiếc bằ
ng chữ nghĩa và tài hài hước sẵn có, toàn là chuyện liên quan tới phẩm chất và cuộc sống riêng tư của con người mà gần như những chuyện họ dựng đứng đều có thể kiện ra toà án dân sự. Khi gặp phản ứng thì họ cũng vui vẻ, chân thành nữa, nhận lỗi. Nhận lỗi nhiều lần. Nhưng ngay sau đó lại tiếp tục bịa chuyện một cách ngon lành, khiến người đọc ớ ra: a, cha ni hết khả năng trung thực rồi ư? Nếu quả thật tài năng biến báo và hài hước của họ không đem ra thi thố thì quá phí và quá ngứa ngáy trong người họ thì lẽ ra họ nên học dân Vĩnh Hoàng và dân Gabravo tự trào mình. Nhưng việc đó thì họ không bao giờ làm. Họ chỉ đùa cho vui trên đau buồn của người khác thôi.
Đó là một thói quen quá xa lạ với phẩm chất trung thực của một nhà văn.
Cả hai loại kể trên, dù mục đích khác nhau, đều là thói quen mà người Huế nói là THÓI QUEN VÔ HẬU.
© 2008 talawas"
Loại thứ nhất: Loại này công khai thái độ chống cộng cực đoan, bịa đặt một cách “đàng hoàng”, với cả sự “hãnh diện” không giấu diếm khi tạo ra, khi dựng đứng từ lý lịch cá nhân, từ quê quán, từ giọng nói, từ thời gian, từ hoạt động trong quá khứ… của đối tượng bị dựng đứng. Đó là Nhã Ca tiếp tục bịa đặt, dựng đứng về Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân về “vụ Mậu Thân” ở Huế (xem website http://www.nhandanvietnam.org/view.php?storyid=642). Đó là sự bịa đặt, dựng đứng về Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Khoa Điềm, Trần Vàng Sao trên website của cái gọi là Đảng Thăng Tiến khi họ chống loạt bài tôi trao đổi về nhà văn Việt Nam trong và ngoài nước cần hợp sức, cần đồng tâm góp phần vào hoạt động hoà giải hoà hợp dân tộc đăng trên talawas cuối năm 2007.
Thái độ chính trị có thể khác nhau, thậm chí chống đối nhau, nhưng sự bịa đặt, dựng đứng, không nói thành có, trắng nói ra đen, cho dù là ở lãnh vực chánh trị, về cá nhân con người, là quá chừng xa lạ với phẩm chất trung thực của người cầm bút.
Loại thứ hai: Những nhà văn này công khai và vui vẻ nhận rằng “thêm bớt cho sinh động thôi mà” khi viết bất cứ chân dung nào. Công khai, vui vẻ “bịa cho vui thôi mà” nên một suýt thành trăm, không nói thành có và thậm chí trắng biến thành đen. Họ không có ác ý nhưng hậu quả là cực kỳ ác đối với gia đình và xã hội mà “người bạn thân thiết” của họ đang sống. Bởi vì chuyện họ đem ra chế biến, làm xiếc bằ
ng chữ nghĩa và tài hài hước sẵn có, toàn là chuyện liên quan tới phẩm chất và cuộc sống riêng tư của con người mà gần như những chuyện họ dựng đứng đều có thể kiện ra toà án dân sự. Khi gặp phản ứng thì họ cũng vui vẻ, chân thành nữa, nhận lỗi. Nhận lỗi nhiều lần. Nhưng ngay sau đó lại tiếp tục bịa chuyện một cách ngon lành, khiến người đọc ớ ra: a, cha ni hết khả năng trung thực rồi ư? Nếu quả thật tài năng biến báo và hài hước của họ không đem ra thi thố thì quá phí và quá ngứa ngáy trong người họ thì lẽ ra họ nên học dân Vĩnh Hoàng và dân Gabravo tự trào mình. Nhưng việc đó thì họ không bao giờ làm. Họ chỉ đùa cho vui trên đau buồn của người khác thôi.
Đó là một thói quen quá xa lạ với phẩm chất trung thực của một nhà văn.
Cả hai loại kể trên, dù mục đích khác nhau, đều là thói quen mà người Huế nói là THÓI QUEN VÔ HẬU.
© 2008 talawas"
ko biết nói gì...vì em ko cùng thế hệ của họ.
ReplyDeleteNhưng sao nhà văn VN thích chửi bới, tán dóc, đổ tội, hạch sách nhau thế nhỉ?
Sao họ ko chăm chỉ sáng tác hả anh?
Không có ý kiến gì về vụ này.
ReplyDeleteNhưng xem ra sắp tới khó mà có cơ hội thưởng thức loại hình "Nhà văn tán Nhà văn" theo lối của bác Nập nữa.
Trở lại với món quen thuộc kiểu "Giăng lưới bắt Cu" thôi.
Bác Vỹ bị chạm nọc, cậy thế chụp mũ bác Lập. Cái đó các pác tuyên huấn gọi nà "nâng cao quan điểm". Không khá được.
ReplyDelete