"Đạo diễn Lê Hoàng vừa cho bấm máy “Thủ tướng”, phim Tết năm nay của hãng phim Giải Phóng và hãng phim Thanh Niên. Thủ tướng “made by Lê Hoàng” có thể xem là bộ phim truyện Việt Namđầu tiên xây dựng hình ảnh nguyên thủ quốc gia làm nhân vật chính."
Ô hay, thế một loạt phim xây dựng về đề tài Hồ Chí Minh khi xưa không phải là các phim “xây dựng hình ảnh nguyên thủ quốc gia làm nhân vật chính” à. Ví dụ như Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông, Hà Nội mùa đông 1946…Mà đọc qua giới thiệu phim “Thủ tướng” của Lê Hoàng thấy hơi lố lăng, hình như phim kể về vị Thủ tướng 26 tuổi chưa vợ, cô đơn, yêu một cô thất nghiệp, trượt Đại học (không biết có cảm hứng theo hình tượng anh Thủ tướng lẳng lơ quyến rũ cô giúp việc trong Love Actually không?). Trên thế giới, hình như chưa có Thủ tướng nào trẻ thế, mà nếu có lãnh tụ trẻ thế thì chỉ ở các chế độ cha truyền con nối như con trai nhà độc tài Trujilo ở Cộng hòa Dominique hay Cabilla ở Congo. Không biết ông Thủ tướng của Lê Hoàng có phải đi họp Bộ Chính trị với lại phải đấu đá trong các kỳ Đại hội Đảng không nữa.
Tiếp bài báo trên “Đẹp”. Một cái sai nữa là ở câu này
“Khi bộ phim [JFK] được trình chiếu, Oliver Stone đã bị cả hệ thống truyền thông tại Mỹ tấn công và chỉ trích dữ dội vì tính chân thực của các sự kiện lịch sử trong phim.”
Một phim fictional làm sao lại bị chỉ trích vì tính chân thực của các sự kiện trong phim? Cho đến nay cũng chưa ai biết được thực chất vụ ám sát JFK là như thế nào, version của Oliver Stone cũng chỉ là một trong rất nhiều các giả thuyết khác nhau và nếu ông bị chỉ trích thì hẳn là vì một số người không nhất trí với giả thuyết của ông, hay đúng hơn, với các ngụ ý chính trị của ông, chứ không phải “vì tính chân thực của các sự kiện lịch sử trong phim”.
Đoạn cuối lại là một kết luận rất cảm tính “Đặc điểm chung trong những bộ phim dạng này là rất dễ kiếm giải Oscar, đặc biệt là vai nam (nữ) diễn viên chính. Với vai nữ hoàng Elizabeth trong “The Queen”, nữ diễn viên Helen Mirren đã đoạt vô số giải thưởng cá nhân tại nhiều Liên Hoan Phim trên thế giới…Xu thế làm phim có đề tài kể trên hẳn sẽ không dừng lại, đơn giản vì các hãng phim rất muốn... đoạt giải Oscar.”.
Ngoài ví dụ là phim “Gandhi” từ hơn 20 năm trước và phim “The Queen” năm ngoái thì tác giả bài báo chẳng đưa ra được một chứng minh nào là phim làm về đề tài lãnh tụ “rất dễ kiếm giải Oscar”.
Phần còn lại thì nhạt, không có gì ngoài việc kể tên các phim có làm về Tổng thống hay lãnh tụ. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở việc nhạt và cung cấp thông tin thì vẫn còn có ích thay vì các nhận định hồ đồ.
Theo tớ thì làm phim về nguyên thủ không phải là chuyện lạ trên thế giới. Tuy nhiên cái này hơi khó thực hiện ở Việt Nam, là vì các vị nguyên thủ lãnh tụ nhà mình vốn được đào luyện và trưởng thành trong một môi trường chính trị không giống ai, và môi trường ấy cũng có nhiều khắt khe chứ không được phóng khoáng như ở các nước tư bản. Ví dụ 10 năm sau nhân dân lao động mới biết người kế nhiệm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là ai nhưng ngay bây giờ thì người ta đã kịp tuyển chọn, đào tạo rồi - giống như ông Dũng hơn 10 năm về trước vậy. Các tình tiết trong phim - nếu có - ví dụ như cảnh thủ tướng đi ve gái trên bờ sông lãng mạn là rất sai trái với thực tế, mà những gì quá sai lệch với thực tế sẽ dẫn tới hậu quả lố bịch và ngượng gạo. Những cảnh phù hợp với thực tế thì lại khó có thể thu hút được sự chú ý của khán giả, chẳng hạn như cảnh thủ tướng họp thường kỳ với các thành viên chính phủ, rồi phê bình và tự phê bình trong cuộc họp chi bộ... Nói chung, nghệ thuật, dẫu thần kỳ và phi lý đến mức nào chăng nữa, cũng khó có thể biến thủ tướng Việt Nam thành thủ tướng Canada hay Hàn quốc.
ReplyDeleteVà tựu trung lại, tớ rất vui, vì hình ảnh thủ tướng dự kiến trong phim Lê Hoàng hao hao giống mình, cũng 26, cũng cô đơn, cũng mộng mơ và thích ve gái. Hy vọng bộ phim của Lê Hoàng sẽ chắp cao đôi cánh ước mơ cho những người như mình - dù đã ra khỏi hàng ngũ đoàn viên từ lâu đồng thời không biết tháng năm nào mới có thể được kết nạp làm đảng viên, chắc là không bao giờ - cũng có thể le lói một chút hy vọng về tương lai rực sáng đặng góp chút sức mọn vào sự nghiệp chèo lái con thuyền Việt Nam đi ra biển lớn đặng sánh với năm châu bốn bể.
ôi mình thật là thích cái anh Thủ tướng trong Love actually :"> các em đùi to thật được đề cao trong phim này.
ReplyDeleteHờ, thực ra í ở đây là phim tiểu sử rất dễ lấy giải oscar.
ReplyDeleteThực ra tôi là người viết bài báo đấy.
ReplyDeleteCó vài đính chính thế này: cái tựa bài về Lê Hoàng tôi không viết nên không bình luận gì.
Còn về vấn đề giải thưởng:
Bài của tôi bị cắt mất đoạn trên đầu nói về phim tiểu sử :
Đã từ rất lâu rồi, ngành công nghiệp điện ảnh trên thế giới, và đặc biệt là tại Hollywood, luôn giành một sự quan tâm đặc biệt đến thể loại phim tiểu sử, chân dung những người nổi tiếng. Bên cạnh những ca sĩ (Kurt Cobain, Ray Charles, Johnny Cash…), nhạc sĩ (Amadeus Mozart, Beethoven) huyền thoại, những anh hùng dân tộc trong lịch sử nhân loại (như Joan of Arc, William Walace, vua Arthur, Che Guevara) hay thậm chí cả nhà tạo mốt như Versage đều đã được dựng thành phim, thì các chính trị gia hay các vị tổng thống nổi tiếng cũng có một chỗ đứng không nhỏ trên màn ảnh rộng.
Nên có thể bạn hiểu sai í tôi ở đây, phim tiểu sử rất dễ đoạn giải Oscar.
Còn bạn cứ thử vào imdb xem những phim còn lại được nominated và won bao nhiêu giải. Năm ngoái còn có The Last king of Scotland, nhưng tôi không kể vào.
Bạn phuongcoban: Last King of Scotland dựa theo tiểu thuyết hư cấu và chỉ có nhân vật lịch sử chứ không phải là phim tiểu sử. Nếu bạn vào IMDB sẽ thấy genre của nó ghi là Drama/History/Thriller.
ReplyDeleteLấy tạm định nghĩa về Bio film trong Wikipedia nhé
A biographical picture — often shortened to biopic — is a film that dramatizes the life of an actual person or people. They differ from films “based on a true story” or “historic films” in that they attempt to comprehensively tell a person’s life story or at least the most historically important years of their lives.
Về nhận định phim tiểu sử dễ đọat giải Oscar, thì tôi cũng có thể nhận xét tương tự là phim drama rất dễ đoạt giải Oscar, năm nào cũng có những giải dành cho phim drama. Vì thế các hãng làm phim sẽ tiếp tục làm các phim drama vì họ "rất dễ đoạt giải Oscar".
Còn nếu đọc bài của bạn trên Đẹp sau khi được biên tập thì ai cũng sẽ hiểu là phim về tổng thống/lãnh tụ sẽ dễ được giải Oscar.
Nếu đọc kỹ thì còn một số vấn đề về logic trong bài của bạn. Ví dụ đoạn này
"Đặc điểm chung trong những bộ phim dạng này là rất dễ kiếm giải Oscar, đặc biệt là vai nam (nữ) diễn viên chính. Với vai nữ hoàng Elizabeth trong “The Queen”, nữ diễn viên Helen Mirren đã đoạt vô số giải thưởng cá nhân tại nhiều Liên Hoan Phim trên thế giới.
Có lẽ vì nghĩ vậy nên cho dù phim tiểu sử về tổng thống, nữ hoàng, vua hay những vị lãnh đạo cao cấp không phải là những bộ phim dễ xem, nhưng chúng có một sức ảnh hưởng rất lớn tới khán giả và tới cả các ban giám khảo Liên Hoan Phim. "
Tại sao vì nghĩ vậy (ai nghĩ, nghĩ gì?) nên các bộ phim này có ảnh hưởng lớn tới khán giả và giám khảo Liên Hoan Phim?
Thôi tha được cho ai thì tha đi :) Chứ tiến sĩ nhà ta dạo này hăng hái chặt chém quá :P
ReplyDelete<hihi, a Linh tinh te that
ReplyDeleteThú vị nhờ! :)
ReplyDeleteBài đó, phút chót!
anh Thủ tướng trong Love Actually có lẳng lơ đâu ạ, ngược lại thì có
ReplyDeletekệ đi, em thấy anh Linh càng ngày càng hay, cực kỳ bản lĩnh đàn ông :D
ReplyDelete@Lily: Sao anh chỉ nhìn cái mặt với nụ cười của anh Hugh Grant ấy là đã thấy lẳng rồi nhỉ. Mà nhân vật trong phim cũng lẳng đấy chứ nhỉ. :P
ReplyDelete@Le: Dạo này đúng là không biết xây dựng, chỉ biết phá, hichic.
@Minh Minh: Giờ cậu đã 26 mà chưa làm Thủ tướng thì sắp quá tuổi so với Thủ tướng của Lê Hoàng rồi.
bác Linh này khó tính quá nha... hehehehe
ReplyDeleteTrên thế giới chưa có thủ tướng nào trẻ thế đâu có nghĩa là VN mình không thể có, phải ko nào. Với lại để trẻ thế thì chứng tỏ là thủ tướn không có thật, chứ lại làm cho TT như thật thì lỡ mấy bác nhà mình tưởng ám chỉ mấy bác, có phải là mệt không?