Monday, September 17, 2007

Greenspan and Modern Economics

Hơi lạ vì Greenspan vẫn hay bị chỉ trích là thân Cộng hòa và hay nhân nhượng với chính sách của Bush.

Trong bài có một đoạn nói tới Ayn Rand. Greenspan là người rất hâm mộ thuyết libertarianism của Ayn Rand. Sắp tới sẽ có một cuốn sách của Ayn Rand được xuất bản ở Việt Nam. Đọc thêm bài này về ảnh hưởng của Rand tới Greenspan.

Hai bình luận về cuốn sách của Greenspan: Bài trên LA Times của Brad DeLong và comment của Paul Krugman trên NY Times về "moral collapse" của Greenspan.


Greenspan Book Criticizes Bush And Republicans

'They Deserved to Lose';
Former Fed Chief Defends
Pre-Bubble Rate Cuts
By GREG IP and EMILY STEEL



September 15, 2007; Page A1

In a withering critique of his fellow Republicans, former Federal Reserve Chairman Alan Greenspan says in his memoir that the party to which he has belonged all his life deserved to lose power last year for forsaking its small-government principles.

In "The Age of Turbulence: Adventures in a New World," published by Penguin Press, Mr. Greenspan criticizes both congressional Republicans and President George W. Bush for abandoning fiscal discipline.

The book is scheduled for public release Monday. The Wall Street Journal bought a copy at a bookstore in the New York area.

img

Mr. Greenspan, who calls himself a "lifelong libertarian Republican," writes that he advised the White House to veto some bills to curb "out-of-control" spending while the Republicans controlled Congress. He says President Bush's failure to do so "was a major mistake." Republicans in Congress, he writes, "swapped principle for power. They ended up with neither. They deserved to lose."

Many economists say the Fed, by cutting short-term interest rates to 1% in mid-2003 and keeping them there for a year, helped foster a housing bubble that is now bursting. In his book, which was largely written before much of the recent turmoil in credit markets, Mr. Greenspan defends the policy. "We wanted to shut down the possibility of corrosive deflation," he writes. "We were willing to chance that by cutting rates we might foster a bubble, an inflationary boom of some sort, which we would subsequently have to address....It was a decision done right."

He attributes the housing boom to the end of communism, which he says unleashed hundreds of millions of workers on global markets, putting downward pressure on wages and prices, and thus on long-term interest rates.

Mr. Greenspan retired in early 2006 after 18 years as chairman of the Federal Reserve. He had served under six presidents as either Fed chairman or adviser. He now runs a private consulting company; his only formal public role is adviser to British Prime Minister Gordon Brown.

Penguin paid an advance of more than $8 million last year for Mr. Greenspan's book, according to people familiar with the matter. Promotion for the book includes appearances by Mr. Greenspan on CBS's "60 Minutes," NBC's "Today" and CNBC, interviews with foreign and U.S. media, book signings and speaking engagements. The book's official release comes a day before the most-watched Fed meeting of the year. On Tuesday, Mr. Greenspan's successor, Ben Bernanke, must decide whether to cut interest rates to cushion the economy from the reversal of the housing boom that began under Mr. Greenspan's watch.

His book is half memoir and half treatise on the state of the world and its future. While much of the ground has been covered either in his own previous public remarks or in other books, Mr. Greenspan sheds new light on many policy decisions, offers often-trenchant observations of the presidents he has known and makes some surprising economic forecasts, unmuffled by the often opaque and complex phraseology he used as Fed chairman. Critics, however, may seize on his continued defense of decisions they say led to first a stock bubble and then a housing bubble, and on some assertions that differ from the historical record.

Mr. Greenspan writes that when President Bush chose Dick Cheney as vice president and Paul O'Neill as treasury secretary -- both colleagues from the Gerald Ford administration, during which Mr. Greenspan was chairman of the Council of Economic Advisers -- he "indulged in a bit of fantasy" that this would be the government that would have resulted if Mr. Ford hadn't lost to Jimmy Carter in 1976. But Mr. Greenspan discovered that in the Bush White House, the "political operation was far more dominant" than in Mr. Ford's. "Little value was placed on rigorous economic policy debate or the weighing of long-term consequences," he writes.

From serving under so many presidents, Mr. Greenspan concludes that there's something abnormal about anyone willing to do what it takes to get the job. Mr. Ford, he writes, "was as close to normal as you get in a president, but he was never elected." The Watergate tapes, he says, show Richard Nixon as "an extremely smart man who is sadly paranoid, misanthropic and cynical." He recalls telling someone who had accused Nixon of anti-Semitism that he "wasn't exclusively anti-Semitic. He was anti-Semitic, anti-Italian, anti-Greek, anti-Slovak. I don't know anybody he was pro."

Ronald Reagan's ability to instantly tap one-liners and anecdotes in support of a particular policy represented an "odd form of intelligence." He describes Bill Clinton as "a fellow information hound" with "a consistent, disciplined
focus on long-term economic growth"
whose relationship with Monica Lewinsky "made me feel disappointed and sad."

Mr. Greenspan makes no mention of his successor as Fed chairman, Mr. Bernanke, other than in a caption accompanying a picture: "I was very comfortable leaving the post in the hands of such an experienced successor," it reads.

He devotes chapters to each of the major economic challenges facing the U.S. and the world. On energy, he recommends more use of nuclear power, and he predicts efforts to reduce global warming with carbon caps or taxes will fail. Rising income inequality could undo "the cultural ties that bind our society" and even lead to "large-scale violence." The remedy, he says, is not higher taxes on the rich but improved education, which can be helped by paying math teachers more.

Mr. Greenspan returns repeatedly to the far-reaching importance of communism's collapse. He says it discredited central planning throughout the world and inspired China and later India to throw off socialist policies. He recalls meeting a former manager of a produce distribution center in China who says he once had to labor to allocate produce according to government edict; now the allocations are made by auction. "Now I don't have to get up at four a.m.," he quotes the manager as saying. "I can sleep in and let the market do my job for me." Mr. Greenspan recalls his amazement when an adviser to Russian President Vladimir Putin asks him to discuss Ayn Rand, the libertarian philosopher with whom Mr. Greenspan had been friends.

In coming years, as the globalization process winds down, he predicts inflation will become harder to contain. Recent increases in the price of imports from China and a rise in long-term interest rates suggest "the turn may be upon us sooner rather than later."

Left alone, he said, the Fed's policy-making body, the Federal Open Market Committee, can keep inflation between 1% and 2%, but that could require forcing interest rates to double-digits, a level "not seen since the days of Paul Volcker," his predecessor as Fed chairman. "I fear that my successors on the FOMC, as they strive to maintain price stability in the coming quarter century, will run into populist resistance from Congress, if not from the White House," he writes.

If the Fed succumbs to that pressure, inflation could rise from a little over 2% at present to an average of 4% to 5% by the year 2030, he writes. Ten-year Treasury yields, now below 5%, will rise to "at least 8%" with the potential to go "significantly higher for brief periods." This, he says, will lead to stagnant returns on stocks and bonds and much smaller gains in housing prices.

Mr. Greenspan won plaudits for achieving low inflation and unemployment with just two mild recessions during his tenure at the Fed. But more recently his record has taken some knocks. Some critics fault him for not doing more to restrain the stock bubble of the 1990s, and for responding to its eventual bursting with such low interest rates that housing prices subsequently soared.

Mr. Greenspan writes that in early 1997, he told his colleagues the Fed should raise interest rates as a "preemptive" move against a stock-market bubble. But transcripts of Fed meetings from that period do not support his book's version of events: They show Mr. Greenspan argued for a rate increase principally because of inflation.

27 comments:

  1. Ồ libertarianism tôi tưởng là có trước Ayn Rand khá nhiều, và Greenspan cũng như rất nhiều nhà kinh tế vĩ mô thời hậu khủng hoảng đi theo thiên hướng của Chicago School, trung tâm của libertarianism từ cả thế kỷ. Cảm giác của tôi là Ayn Rand nói nhiều về objectivism của cuộc sống cá nhân hơn là các quan điểm libertarian về chính sách xã hội (minimum intervention, free market, property right protection etc.)

    Tôi không ngạc nhiên lắm về quan điểm của Greenspan về chính phủ hiện tại: thời điểm này vết rạn nứt giữa những người libertarian và neo-cons ở cánh hữu của Mỹ đã rất lớn rồi (có 1 candidate kiểu libertarian của đảng Cộng hòa rất hay là Ron Paul - bác này chống chính sách của Bush còn mạnh hơn mấy người Dân chủ). Chỉ đơn giản là chuyện Greenspan dám nói ra: thực ra ông ấy cũng không ngại ai mà không dám nói (hơn nữa nhiều người Cộng hòa kiểu cũ có cá tính mạnh trong chuyện phản ứng lại nhà nước, kể cả là đảng của mình).

    Trong bài này có một vài điểm đáng ngạc nhiên hơn. Thứ nhất là Greenspan nhắc quá ít đến Bernanke: ở đây no news is bad news, vì nếu Greenspan tin tưởng vào Bernanke thì việc endorse Bernanke trong tự truyện của mình sẽ mang thêm sự ổn định cho thị trường (Greenspan chắc chắn biết rất rõ về Bernanke). Thứ hai là tiên đoán về ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến lạm phát, cái này bác Linh đã highlight rồi.

    Nhìn chung thì thấy Greenspan rất trung thành với những nguyên tắc kinh tế (và cả xã hội) theo hướng libertarianism/Chicago school của mình: không chấp nhận can thiệp chính trị, dân túy, vào chính sách kinh tế (nhất là dài hạn), giữ nhà nước nhỏ (small government), chống can thiệp, chống tăng thuế hay quota, coi market là cơ cấu cơ bản của nền kinh tế, coi trọng việc Fed trước tiên phải kiểm sát lạm phát. Đây cũng là điểm mạnh làm cho thị trường tin tưởng vào chính sách của Fed trong suốt thời kỳ ông tại nhiệm. Có lẽ vì thế hiện giờ Bernanke cũng đang tìm cách khẳng định sự "ổn định" của mình, để có thể cầm chắc tay lái lâu dài được.

    ReplyDelete
  2. 1. Em chỉ vào chính thức quảng cáo cuốn The Fountainhead sắp xuất bản thôi :) Chính thức là Tháng Mười.

    2. QA: Theo tớ biết thì philosophy của bà Rand trùm lên mọi thứ, chứ không phải chỉ là cuộc sống cá nhân. Bà ấy viết tiểu luận và collumn rất nhiều. Có điều là những cái kia của bà ấy bị xem nhẹ vì mọi người biết đến bà ấy với tư cách writer trước. Legacy sau khi bà ấy chết cũng là tiểu thuyết trước. Một thời, những tổ chức truyền bá về objectivity của bà ấy lan khắp Mỹ (gần thành một dạng "cult"); cho đến khi có vụ bê bối với Nathaniel Branden thì mới dần xẹp xuống. Ngoài ra, có cảm giác riêng rằng vì bà ấy là phụ nữ nên kiểu gì người ta cũng vấn cứ xem nhẹ những quan điểm chính trị - KT- XH của bà ấy.

    3. Đọc các sách viết về cái nhóm The Collective quanh Rand thì thấy Greenspan là một người kỳ quặc.

    4. Cái này chỉ là cảm tưởng cá nhân sau 5 năm học ở Chicago: Đúng là có một cái gọi là văn hoá và "thiên hướng Chicago" - không chỉ trong tư duy, quan điểm mà còn cả tính cách. Hình như những người vào đấy cũng thuộc một loại nhất định; và đến lúc ra khỏi đấy cũng có những đặc điểm nhất định. Còn cái đấy là cái gì thì lúc nào em viết rõ hơn vậy :)

    ReplyDelete
  3. @Quốc Anh: Đúng là lịch sử của libertarianism có từ rất lâu, có thể coi là sản phẩm kế thừa từ classic liberalism của Smith, Mill.
    Trong thế kỷ 20 thì là học thuyết liberalism trường phái Austrian của Hayek và Mises. Nhưng ảnh hưởng thực sự ở Mỹ thì bắt đầu là từ Ayn Rand và tiếp theo đó là Milton Friedman. Ayn Rand đúng là nói nhiều về phương diện đạo đức và lựa chọn cá nhân hơn nhưng bà ta cũng có các quan điểm về vai trò tối thiểu của nhà nước, về nền kinh tế dựa trên chủ nghĩa tư bản tự do…Vai trò của Ayn Rand lớn chủ yếu trong việc phổ biến tư tưởng này trong xã hội, mặc dù những người theo học thuyết của bà (Objectivists) tự cho là họ khác với những người libertarian khác (nhưng người ngoài thì thấy na ná nhau cả). Một người nữa có nhiều đóng góp về mặt lý luận cho phong trào này là Robert Nozick.
    Chính sách của Greenspan có ảnh hưởng của trường phái Chicago không? Tôi nghĩ là ảnh hưởng trên phương diện nguyên tắc, với các đặc điểm chung của lý thuyết neoliberal như Q.A nêu ra. Còn bản thân Greenspan là một nhà thực hành và cũng không học ở UChicago (có bằng Master ở Columbia, bỏ dở khi đang học Ph.D ở NYU).
    Cái quan trọng nhất mà Greenspan làm được là nhất quán trong chính sách của mình, tạo ra một tín hiệu rõ ràng cho thị trường. Cái credibility đấy thì hiện nay Bernanke chưa có. Việc Greenspan không hề nhắc tới Bernanke quả cũng là một chuyện lạ, không biết khi Bernanke lên có được sự ủng hộ của Greenspan.
    Quan điểm của Greenspan với chính phủ hiện nay gây ngạc nhiên vì trước đó, Greenspan chưa bao giờ thể hiện sự phản đối chính sách kinh tế của Bush (chắc vì ông muốn duy trì sự ổn định thị trường?). Thế nên năm 2001, Greenspan từng endorse chính sách thuế của Bush (trong hồi ký này thì Greenspan hình như có bảo là thực ra không phải thế mà dư luận hiểu sai testimony của ông). Chính việc đó làm cho nhiều người phê phán Greenspan là chỉ giữ độc lập dưới thời Clinton trong khi lại thỏa hiệp với Bush. Những người libertarian thì không phải trong mainstream của Cộng hòa nên việc họ chống lại neo-con cũng không phải lạ (mà thật ra giờ họ cũng có đảng riêng, tuy đảng này gần với Cộng hòa hơn Dân chủ).

    @tiny: Tốt quá, em lên kế hoạch PR nhé :P.
    Ý kiến của em về “văn hoá và "thiên hướng Chicago" thú vị đấy. Lúc nào em thử viết xem sao? Anh có đọc một số khảo sát về sinh viên Ph.D. Kinh tế ở các trường Top của Mỹ thì sinh viên Chicago rất khác so với các trường khác. Họ bảo thủ hơn, theo Cộng hòa nhiều hơn, quan điểm về kinh tế học cũng strictly adherent to Chicago school. Các xu hướng này càng mạnh hơn ở các sinh viên năm cuối. Mà thực ra cả giáo sư cũng vậy, xu hướng của Chicago là nhận các giáo sư tin tưởng vào trường phái Chicago chứ không đa dạng như một số trường khác như Harvard chẳng hạn, cái này thì Quốc Anh chắc biết rõ thực ra là thế nào?.

    ReplyDelete
  4. Anh Linh: anh đọc ở đâu mà sinh viên Chicago lại "bảo thủ" và "theo Cộng hoà" hơn ạ? Em tuởng phải ngược lại mới đúng. Họ chỉ bảo thủ theo kiểu là cứng đầu bảo vệ quan điểm của mình; còn quan điểm thì thiên về phía tự do nhiều hơn chứ. Anh cứ xem trong số các bang Midwest thì Illinois gần như là một bang hiếm hoi luôn bầu cho đảng Dân chủ, còn các bang khác chủ yếu bầu Cộng hoà. Và cái này có ảnh hưởng lớn từ Chicago (thành phố) và cả U of Chicago.

    Anh xem cái map bầu cử này mà xem. Illinois bao giờ cũng xanh lè trong cả một biển đỏ khè vây quanh:

    http://en.wikipedia.org/wiki/Red_states_and_blue_states

    ReplyDelete
  5. À, anh nói riêng về sinh viên Kinh tế thì em không rõ :) Nhưng em vẫn nghĩ là ngược lại vì lúc Rockefeller lập ra cái trường này, ổng có ý định rất rõ ràng là phải làm cho nó ủng hộ các quan điểm thoáng và đa dạng.

    Tranh thủ quảng cáo trường hihi, gọi là bon chen với Harvard của bạn QA vì hơi bị bất bình là Harvard lúc nào cũng bị/được coi như the only university that "really counts" :) Trong khi U Chicago lúc nào cũng kín tiếng mà thực ra hay lắm hihi.

    http://www.uchicago.edu/uchi/about/

    ReplyDelete
  6. Vâng, đấy là tôi thiếu hiểu biết về Rand :). Đọc lại mới biết, Ayn Rand cũng tính là libertarian, cho dù bà ấy từ chối. Trong đầu tôi thì trước giờ libertarianism là classical liberalism, kiểu Hayek, Austrian school và Chicago school. Ở Chicago trước/cùng thời Rand viết Fountainhead hay Atlas Shrugged thì cũng có Coase, Viner, Simons, Knight vv., dù là legacy của họ không hoàn toàn là libertarian. Đọc thêm thì quan niệm objectivist khác với quan niệm libertarian kiểu Chicago school of economics (Friedman, Stigler etc.) chủ yếu ở quan niệm phương pháp luận: Rand nói về quyền cơ bản, còn Chicago school sử dụng lý luận consequentialist để đưa đến kết luận về minarchism (small gov.)

    Thêm chút về Greenspan: khó nói/identìfy được thực sự ảnh hưởng về chính sách của Greenspan xuất phát từ Rand hay Chicago school. Rand thì chắc là không nói về chính sách kinh tế mấy, nhất là về Fed. Việc Greenspan làm Fed còn bị objectivists criticize là đi ngược lại quan điểm objectivist, vì họ coi Fed cũng là một công cụ đi ngược lại quyền tự do. Còn Chicago school thì ngược lại, khẳng định vị thế tối quan trọng của chính sách tiền tệ (cung tiền ổn định chính là để đảm bảo tự do kinh tế). Hơn nữa, Columbia U cũng là nơi chịu rất nhiều ảnh hưởng của Chicago (Milton Friedman xuất thân từ Columbia!) Nhưng lại có một chi tiết hay nữa: Greenspan trước là Keynesian và logical positivist trước khi bị Rand convert!

    Thêm một chút về Bernanke: Đọc mới biết là bác này ủng hộ inflation targeting, còn Greenspan thì rõ ràng không. Có thể vì thế Greenspan không endorse. Kể ra inflation targeting chắc cũng sẽ là xu hướng mới, nhấn mạnh sự "technocrat" của Bernanke (nhưng Mỹ không phải nước đầu tiên làm).

    Thêm chút về Chicago: tôi có 1 cuốn lịch sử về Chicago school, cũng có một cậu người quen làm nghiên cứu lịch sử về The two Chicago schools, nên cũng tìm hiểu một chút về trường của bạn Hường :). Chicago là nơi rất nhấn mạnh quan điểm làm khoa học theo kiểu Popperian (Milton Friedman chẳng hạn, là người chịu ảnh hưởng rất nặng của Popper). Đi cùng với điều này là sự từ chối tham gia tranh luận chính trị (có nhiều ngoại lệ, như Friedman ở Chile), luôn đào sâu hết mức các tư tưởng chính (VD: neoclassical econ, rationality etc.), bảo vệ tự do tư tưởng và tranh luận quyết liệt. Kết quả là một đống giải Nobel (rất nhiều ngành), nhưng ít ảnh hưởng trực tiếp đến Washington.

    Chicago so với các trường Đại học khác thì bảo thủ hơn khá nhiều (theo nghĩa cánh hữu). Mà chỉ là so với các trường Đại học khác thôi. Ví dụ của bạn Hường đúng vì thành phố Chicago (dân urban bao giờ cũng liberal hơn nhiều), không nhờ vào trường Chicago.

    Ít ra Department of Econs ở Chicago cực hay (so với Harvard chẳng hạn :) - Harvard hay các trường ở ngoài East/West Coast đâu có văn hóa gì), tôi cũng đồng ý với bạn Hường. Chỉ có văn hóa ở đấy chém người như ngả rạ, e là nếu phải lựa chọn thì tuổi trẻ chẳng ai thích :).

    ReplyDelete
  7. Đồng ý về đoạn "chém người như ngả rạ". Nói chung là vào rồi thì không chết cũng bị thương, cách này hay cách khác.

    ReplyDelete
  8. @Hường: Các ngành khác thì không biết nhưng ngành kinh tế thì UChicago nổi tiếng conservative rồi. Trường phái Chicago bắt rễ ở đó hơn 60 năm. Khi Hayek, nhà kinh tế liberal sang Mỹ những năm 50 thì chỉ xin dạy được ở mỗi trường Chicago.
    Nhưng anh cũng đọc ở một số tài liệu là nhìn chung sinh viên kinh tế bảo thủ hơn sinh viên các ngành khác. Khác biệt ở cấp Đại học là không nhiều nhưng sinh viên sau Đại học thì sinh viên Kinh tế và Khoa học Chính trị thường là bảo thủ nhất (thường bị coi là thành trì của chủ nghĩa bảo thủ). Sinh viên các ngành Nhân văn thường có xu hướng tự do (liberal) nhất.

    Việc Illinois là bang xanh thì rõ rồi, vì Chicago to đùng, bao nhiêu người da đen với công nhân cổ trắng cổ xanh. Nơi nào có đô thị lớn mà chẳng theo Democrat hả em. Nếu chính xác thì Midwest này không kể Illinois thì chỉ có Minnesota là thiên về Dân chủ còn lại đều Cộng hòa cả. Nhưng việc dân Chicago liberal khác với xu hướng trong trường Đại học. Trường phái Chicago (hiểu theo nghĩa rộng thì bao gồm không chỉ kinh tế mà cả Public Policy và Political Science) vẫn là nơi có truyền thống conservative từ lâu. Tư tưởng của thời Reagan cũng là từ trường phái này. Các bác neocon bây giờ cũng có thể coi là xuất phát từ Chicago. Leo Strauss, ông tổ của neocon giảng dạy ở khoa Chính trị trường Chicago. Francis Fukuyama, người cách đây vài năm viết cuốn “The End of History” cũng học ở trường này.
    Trường Chicago đúng là ít được biết đến với dân ngoại đạo hơn ở mức lẽ ra nó phải được biết tới, chắc do Harvard nổi tiếng lâu lắm rồi. Kinh tế vĩ mô trong 40 năm qua đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của trường này cả mặt lý thuyết và chính sách.


    @Quốc Anh: Thực ra nếu nói Chicago school từ chối tham gia tranh luận cũng không đúng lắm, nếu có chỉ đúng với từ thời Lucas trở đi về kinh tế học. Còn trước đó thời của Friedman hay với các neocon thì rõ ràng đều có tham chính cả. Về so sánh khoa Kinh tế của các trường Top, có mấy bài trên J. of Econ Perspectives (có viết thành sách) cũng thú vị. Theo đó thì đúng là sinh viên Chicago thích đào sâu vào nghiên cứu hơn các trường kia, nhiệt thành tin tưởng vào lý thuyết neoclassical, và thích đi làm giáo sư hơn là đi làm cơ quan Chính phủ hay tổ chức quốc tế. Chắc đó cũng là lý do khiến họ có nhiều giải Nobel hơn Harvard hay MIT.

    Nhân đây cũng muốn hỏi Quốc Anh đánh giá thế nào về ảnh hưởng của Chicago school hiện nay tới chính sách tiền tệ Mỹ?
    À mà việc chém người như ngả rạ của trường này chắc liên quan tới quan điểm tự do cạnh tranh của văn hóa Chicago :D.

    ReplyDelete
  9. Bác Linh ơi, Friedman hay Harberger với chính sách là exception nhiều hơn là norm của Chicago. Đấy là ảnh hưởng trực tiếp, còn gián tiếp thì lại rất nhiều, vì nó ảnh hưởng qua khoa học kinh tế.

    Về giải Nobel kinh tế, giống như Chicago, MIT cũng là một ví dụ điển hình của việc đào sâu neoclassical xuất phát từ Samuelson (cũng chịu ảnh hưởng của Chicago - cho dù tạo ra văn hóa MIT Econ hoàn toàn khác). Còn Harvard là ví dụ điển hình của việc thấy ông bà nào nổi tiếng thì tung tiền ra mua về.

    Về ảnh hưởng của nghiên cứu vĩ mô đến chính sách nói chung, Chicago từ thời Friedman Lucas (chính xác là hậu khủng hoảng ‘74) đã có ảnh hưởng sâu rộng đến kinh tế vĩ mô rồi. Tuy nhiên những nghiên cứu vĩ mô hiện đại theo kiểu Midwest sau này (Chicago, Minnesota nhà bác vv.), dù là state of the art trong vĩ mô, theo tôi là còn xa vời với chính sách vĩ mô trong thực tế. Có thể trong tương lai những mô hình kiểu real business cycle với heterogenous agents có thể chui dần vào nơi làm chính sách, nhưng hiện giờ thì tôi chưa thấy có cửa đấy. Ngược lại, đối với những công cụ đơn giản, như IS-LM chẳng hạn, Chicago không hề dậy, kể cả ở cấp undergrad, vì coi nó quá lỗi thời, trong khi trên bàn thảo luận chính sách (ví dụ như IMF, WB) thì nó vẫn còn có ảnh hưởng. Có thể nó quá đơn giản, nhưng là một mô hình đơn giản tốt. Nếu bác Linh ở Minnesota cũng không được đả động gì đến nó thì có thể xem 1 bài rất hay của Paul Krugman trên Oxford Policy & Economic Papers (hay cái báo gì đại loại ở Oxford) giải thích tại sao IS-LM về bản chất chính là price theory (đúng Chicago-school style) áp dụng vào 3 cái goods, bonds & money markets.

    Riêng về ảnh hưởng lên chính sách tiền tệ, thì từ trước tới giờ Chicago school thường đặc biệt chú trọng tới lạm phát và chính sách tiền tệ như là công cụ vĩ mô duy nhất nên dùng. Vì thế không lạ gì khi họ có ảnh hưởng đến Fed. Nhưng về mặt chính sách tiền tệ hiện đại thì nhiều nơi khác cũng có nhiều cống hiến như Chicago (VD: Taylor ở Stanford đưa ra Taylor rule, Woodford ở Princeton/Columbia đưa ra inflation targeting, vv.) Tôi cũng không phải chuyên gia trong lĩnh vực này, nhưng cảm giác sau thời Lucas’s critique thì cống hiến ở nơi khác về kinh tế tiền tệ nhiều hơn ở Chicago.

    Thêm một điểm nữa về Chicago, hay đúng hơn là về cánh hữu. Chicago không đồng nhất với cánh hữu trong kinh tế. Những người như Greg Mankiw đều có hoạt động nhiều về chính sách kinh tế, đi theo hướng cánh hữu (trong danh sách ủng hộ giảm thuế của Bush), nhưng lại thiên về truyền thống Keynesian hơn. Có lẽ là vì phần nhiều quan điểm của các nhà kinh tế học thực ra thiên về cánh hữu.

    ReplyDelete
  10. Anh Linh với QA nói chuyện về conservative and liberal trong kinh tế học thì em quả thực là không biết gì, xin không bon chen. Ngành của em dĩ nhiên là liberal hơn các ngành khác, hoặc ít nhất cũng muốn nghĩ rằng mình liberal hơn. Bản thân trong campus, chỉ cần "across the Midway" (Midway là cái đại lộ cắt đôi campus - một bên là trường em, Harris School of Public Policy, trường luật, các trung tâm nghiên cứu NORC, Woodlawn, Chapin Hall, một số khoa lẻ; một bên là khu Quad tụ tập hầu hết các khoa của social sciences) thì cái văn hoá đã hơi khác rồi.

    Cái mà em quan tâm nhiều và muốn một lúc nào đó - chắc là khi đã ra khỏi đây rồi - là viết lại cách mà không khí học thuật, văn hoá tranh luận, văn hoá "chém người" và nhất là bản thân kiến thức tác động thế nào đến con nguời, cụ thể là bọn nghiên cứu sinh. Ví dụ như nó làm méo mó social skills và biến đổi tâm lý, tư duy, etc. Em sống và chơi với nhiều bọn grad students, cảm thấy có những mẫu số chung trong đó. Thiên hướng quan tâm của em nó như vầy.

    Hôm trước, đọc cái này của anh Linh, em có email hỏi một đứa bạn em tin tưởng.

    Đại để email của em:
    "Hi Luke,
    (hỏi thăm)
    I am emailing because I have a question and think you might
    know the answer. I was talking with some
    friends and they said that U of C was more
    "conservative" and "supportive of the Republicans" than
    other universities. They also said we were famous for being
    "the fortress of conservative economic and political ideas".

    I was surprised because somehow I had the idea that we were
    just the opposite (by we, I mean U of C). But maybe I was misled by our own program. What do you say?

    Thanks.
    Huong"

    Thư trả lời của nó:
    Hi Huong,

    Great to hear from you.

    You raise a good question. Of course it is more complicated than conservative/
    liberal. UC has always prided itself on being a place of open but rigorous
    inquiry. Think William Jullius Wilson for an account from the left.

    But your friends are probably thinking mostly about the Chicago School of
    Economics, which really was a powerful force in establishing Free Market
    economics as the dominent paradigm in the U.S. You might enjoy reading some
    of Milton Friedman's work ito get an understanding of this. He and those who
    came after him served as the intellectual source from which Reagan drew his
    very conservative economic philosophy, which really reshaped the American
    landscape in a much more conservative way. Here at UC, the economic school --
    which has pushed out into GSB and the law school -- could be said to have a
    conservative bent.

    However, this is FAR different from "republican". I imagine most of the faculty in
    econ are appalled by what Bush has done in terms of fiscal policy and in
    pandering to his base of "moral values" voters.

    However, your friends might also be aware that Paul Wolfowitz -- recently
    resigned head of the World Bank and a famous neo-con very much active in the
    launching of the Iraq war -- is a UC PhD.

    So they have a point. But I believe UC is an open intellectual environment, where
    folks will be mainly judged on the merits of their argument and not on the
    ideological bent.

    Hope that somewhat answers your question. Hope also that you're doing well.

    ====
    Chú thích:

    - U of C hoặc UC là viết tắt University of Chicago.
    - GSB: Graduate School of Business.
    - William Julius Wilson: một học giả quan trọng trong social sciences, trước dạy ở trường em, khoa em, và đã bị Harvard mua về sau khi ông trở nên nổi tiếng ở trường em - một ví dụ cho cái mà bạn QA nói là Harvard chuyên bỏ tiền đi mua người nổi tiếng :) UC mất khối người cho Harvard.

    Anh Linh có hỏi về văn hoá chém người. Về cơ bản, ở chỗ em, ai cũng tôn trọng đối phương đến mức tin rằng đối phương có sức chịu đựng vô biên, bản lĩnh vô hạn, tự tin vô cùng. Cho nên cứ thế chém. Chém xong, theo tinh thần công bằng, phải chịu bị chém lại thôi. Rất là gallant và tự trọng :)

    ReplyDelete
  11. Thực ra việc người học Econ có khuynh hướng conservative hơn cũng đúng. Như tớ sau một thời gian học Econ cũng có khuynh hướng hữu khuynh hơn trước :D.
    IS-LM trường Chicago không dạy theo tớ là vì với quan điểm của họ, nó không chỉ lỗi thời mà còn sai. Mà không thể vì mục tiêu sư phạm mà dạy cái sai. Nhưng tới cấp grad thì hình như chẳng có trường nào dạy IS-LM nữa thì phải.
    Đóng góp của trường Chicago về mặt intellectual cho cánh hữu tớ nghĩ có thể là hai mặt. Thứ nhất là Chicago school thời Friedman ảnh hưởng rất mạnh tới chính sách của Reagan và tạo thành nhiều cái chuẩn mực cho Washington Consensus. Thứ hai là vai trò của neo-con hiện nay trong chính quyền Bush. Leo Strauss, Fukuyama, Paul Wolfowitz đều từ UC ra, trong các khoa chính trị hay xã hội học. CÓ một điểm cũng hơi lạ về phong trào neo-con này là có nhiều người neo-con lại xuất phát từ cánh tả, từ New Left của những năm 70.

    À mà về quan điểm chính trị của faculty thì gần như ở tất cả các trường, faculty đều nghiêng về Dân chủ và Cộng hòa chỉ là thiểu số, tỷ lệ này trong Faculty còn cao hơn cả trong sinh viên.

    ReplyDelete
  12. Ơ bác Linh, model như là IS-LM vốn dùng làm framework để nhận xét về chính sách thì sao có đúng - sai được nhỉ? Bác có thể nói là đúng sai về mặt thực nghiệm của prediction, nhưng những mô hình đơn giản thì phần nhiều khó tiên đoán được chính xác hoàn toàn: không vì thế mà vứt cả mô hình đi được chứ. Vứt đi thì cũng như Popper đòi vứt cả một lý thuyết nếu nó bị refuted, dù chỉ ở 1 điểm - cái này Durheim-Quine và nhiều người khác đã chỉ ra không phải là cách làm khoa học rồi. Nếu theo cách đấy, thì những mô hình như RBC của Kydland Prescott cũng chịu chung số phận, vì bao giờ người ta cũng tìm ra những điểm chưa phù hợp với thực tế. IS-LM trong macro có lẽ cũng như Solow-Swan trong growth, Ricardo's comparative advantage trong trade, vv.

    Mà thực ra bác xem bài của Krugman thì sẽ thấy là cái IS-LM nó đơn giản đến mức chỉ còn là price theory (supply/demand), đến mức "không thể sai được". IS-LM không có nhiều yếu tố, chẳng hạn như time dimension, nhưng dùng model đấy vẫn có được insight cơ bản về các kết quả có dính đến time dimension. Bài của Hicks interpret Keynes và tạo ra IS-LM cũng có rất nhiều insight. Bác xem kỹ sẽ thấy predictive power của nó mạnh hơn nhiều đấy.

    Theo tôi hiểu thì IS-LM bị loại bỏ vì nó không đủ microfoundation, trong đó không đủ yếu tố rational expectation. Nhưng microfoundation thì không biết thế nào là đủ cả - đi quá xa thì sẽ gặp phải giới hạn kỹ thuật. Hơn nữa, hoàn toàn có thể có cách microfound và enrich IS-LM (tất nhiên lúc đấy không còn là IS-LM nữa), cũng như người ta microfound và enrich những mô hình price theory thông thường.

    Hiện giờ tôi biết chắc là 1st year grad macro class ở Harvard vẫn bắt đầu bằng IS-LM (Mankiw rất ủng hộ chuyện này). Ở MIT có lẽ chỉ lướt qua thôi, nhưng bác xem bài của Krugman thì cũng thấy là họ vẫn muốn giữ IS-LM ở MIT, ít nhất là đối với lớp người như Blanchard hay Fischer (hồi còn ở đấy).

    ReplyDelete
  13. @Quốc Anh: Để mai tớ thử tìm bài của Krugman và bài của Hick xem sao. Tìm thấy bài này: http://web.mit.edu/krugman/www/islm.html , trong đó Krugman đưa IS/LM vào chương trình grad ở MIT khi dạy ở đó.
    Tớ nghĩ về mặt intuition thì IS/LM là mô hình rất hay, cũng vì thế mà nó được đưa vào tất cả các giáo trình ĐH về macro. Nhưng ở bậc grad thì mô hình IS/LM hơi đơn giản quá, và cũng hơi khó phát triển dựa trên nó. Tớ không rõ trong những năm gần đây có paper nào viết dựa trên việc enrich nó bằng micro foundations không?
    Nhưng qua việc này cũng thấy sự khác biệt như thế nào giữa giáo dục ở bậc đại học và sau đại học trong môn Macro. Những gì sinh viên được học ở Đại học lên Ph.D. thì khác hẳn, từ materials cho tới cách tiếp cận. Tại sao neoclassical đã là thống trị được trong giáo dục grad mà lại không làm thay đổi được sách giáo khoa macro cho bậc Đại học nhỉ?
    Btw, Quốc Anh đã đọc cuốn General Theory của Keynes chưa? Nếu đọc rồi thì cho biết có cần thiết đọc không? Có cần thiết phải đọc không? Cả The Wealth of Nations của Smith nữa. Toàn sách kinh điển mà mình vẫn chưa đọc, hichic.

    ReplyDelete
  14. À trong bài này đúng là Krugman đã dùng mô hình intertempotal đơn giản có giá để giải thích cho IS/LM.
    http://web.mit.edu/krugman/www/trioshrt.html

    ReplyDelete
  15. Bài của Krugman có vẻ hay. Quốc Anh dịch ra tiếng Việt xong anh cho lên blog của anh nhé.

    ReplyDelete
  16. Hi`, bài thứ nhất thì đáng dịch, bài thứ hai thì sợ là không liên quan đến Việt Nam lắm. Bác Xu chịu khó ngồi dịch một chút đi ạ.

    ReplyDelete
  17. QA cho anh hỏi cái này hơi ngớ ngẩn một tý. Nếu bên Chicago họ không dậy cho sinh viên về cái IS-LM thì tới cái đoạn Mundell-Flemming thì làm thế nào? Hoặc nếu không dạy về mô hình Mundell-Flemming thì họ sẽ nói gì về sự ra đời của đồng tiền chung châu Âu (theo như anh nhớ thì chịu ảnh hưởng nhiều từ ý tưởng gốc của Mundell).

    Bài thứ 2 cũng đáng dịch bởi nó rất là thực tế vì cách đặt vấn đề của Krugman rất thực tế: cái gì đã xảy ra thì sẽ có thể xảy ra nữa, cái gì đã xảy ra ở chỗ này thì cũng có thể xảy ra ở chỗ kia. Nhưng mà anh đọc cái bài này chưa hiểu lắm. nhưng rất thích cái hình có Tổng cầu nó dốc thẳng đứng xuống sau khi đã đi cheo chéo một đoạn.

    FDI vào VN dạo này nhiều quá, đâm ra đọc bài 2 của Krugman, tuy chưa hiểu lắm nhưng thấy cũng hơi hãi hãi,

    Cái 360.yahoo này ngu quá, cứ phải vào đây suốt xem có ai trả lời mình không.

    ReplyDelete
  18. Còn nữa, cái ông Hicks đấy anh cho là (đoán) giỏi toán hơn hầu hết mấy người bên Chicago. Cái hàm Hicksian Demand funcion của ông ấy nghĩ ra cũng "microfoundation" ra phết đấy chứ. Hay là anh nhầm nhỉ?

    ReplyDelete
  19. Cái 360 này đúng là bực, cứ phải chui vào một góc để xem xem có bài trả lời không. Đúng là dành cho tự sự hơn là trao đổi bác Xu ạ.

    Về Mundell-Flemming tôi nghĩ Chicago cũng không dậy luôn, vì họ cũng không dậy International luôn :)). Thực ra cũng có, Lucas vẫn dậy một lớp International, nhưng đúng kiểu ông ấy, tức là phần lớn là asset allocation thì phải. Cho đến một hai năm gần đây Chicago mới mua được bác Kortum từ trường bác Linh về, cộng với một cậu mới tốt nghiệp MIT, thì có lẽ bắt đầu làm về International hơn - mà cũng chỉ là International Trade, chứ chắc không chạm gì vào International Finance.

    Mà nói về International Economics hiện đại, thì 4 phần 5 xuất thân từ cái nôi MIT, kể như Dornbusch, Krugman, Grossman, Rogoff, Obstfeld và nhiều người khác. Chicago không có ảnh hưởng gì. May ra có thể kể Kortum (và Eaton ở NYU, 2 bác này thành 1 cặp) chịu ảnh hưởng của Chicago School hơn là kiểu MIT. Nhưng sau này thì bác Kortum lại ảnh hưởng chính Lucas nhiều (dù tuổi đời trẻ hơn hẳn).

    Nói về khác nhau giữa 2 trường phái này trong ngành International, Chicago không chấp nhận fixed cost, economies of scale (vì coi thị trường luôn hoàn hảo, in the long run), nên chỉ toàn thấy puzzle. Còn MIT thì chấp nhận những chuyện đấy, nên giải thích thực tế International được nhiều hơn nhiều. Eaton Kortum giỏi ở chỗ mô hình đẹp kiểu Chicago mà vẫn giống thực tế được.

    Bác Xu xem cuốn của Krugman về Economics of crisis (viết ngay trước khủng hoảng 1997 thì phải) thì còn giật mình nhiều nữa. Mà thôi, Việt Nam cũng khủng hoảng nhẹ nhẹ một cái đi cho nó sạch bác ạ :D.

    ReplyDelete
  20. Riêng cái đọan mình lọ mọ chui vào đây tán phét với Quốc Anh cũng đã làm hit của bạn Linh tăng lên một mớ. Từ phía Quốc Anh cũng phải chui vào đây, lại làm tăng lên 1 mớ nữa.

    Đọc trả lời của QA xong anh hoang mang quá. Thế hóa ra cái bọn Chicago đấy nó không dạy gì cả à, hihi. International Trade với International Finance cũng không dạy, vậy hô hào tự do hóa kiểu gì nhỉ? Hay chỉ đơn giản là small goverment rồi tất cả tự nó sẽ tốt. Vậy thì khủng hoảng xảy ra ai sẽ đứng ra trả giá (ở Chile, ông Pinochet ông ấy giết sạch, khỏi ai đòi trả giá cả, thế cho nhanh. Ông Yeltsin và Putin thì bịt tất cả các chỗ có thể mở mồm đòi trả giá. Thế cũng nhanh).

    Còn chuyện ảnh hưởng cá nhân cá nhân. Anh Borges cũng thú nhận là lúc anh ấy hơn 30 tuổi thì quen 1 chú 17 tuổi và từ đó chịu ảnh hưởng nhiều từ chú này. Hồi anh quen Quốc Anh, Quốc Anh bao tuổi nhỉ?

    Cuối cùng, anh cho rằng tất cả những gì Krugman viết về International đều rất hay (theo kiểu thông minh) nhưng quả thực nhiều chỗ rất khó hiểu (có lẽ ông ấy giả định bạn đọc có kiến thức đủ để chỉ nói ngọn mà tự hiểu gốc).

    ReplyDelete
  21. Đúng như Quốc Anh nói, International Economics chủ yếu là các bác MIT. Nói chung các bác Chicago theo quan điểm của Adam Smith, cứ mở cửa thì nó sẽ tốt, tự do hoá thương mại là sẽ giàu, tỷ giá hối đoái linh hoạt, tài khoản vốn mở, công cụ chính là chính sách tiền tệ thôi.
    Nhưng thực ra ngay cả các bác Chicago Boys ở Chile cũng áp dụng capital controls với short-term flows chứng tỏ là trên thực tế chính sách tự do hóa tài khoản vốn hoàn toàn cũng không phải là hoàn toàn được ủng hộ.

    Để tôi highligh cái entry này cho các bác vào tán chuyện

    ReplyDelete
  22. Bác Linh highlight đúng lúc hết chuyện, bây giờ phải tán mới ra :).

    Nói chuyện ảnh hưởng, tôi được thấy Lucas bằng xương thịt khi ông đến trinh bày một nghiên cứu về International cách đây 4 năm, người ngồi chật kín sàn, đứng kín ra tận cửa. Nhưng phần lớn thất vọng, vì về cơ bản bài viết chỉ là một sự mở rộng ứng dụng của Eaton Kortum, không có gì quá đặc biệt, mặc dù Lucas trả lời vẫn cực sharp và chắc là bài báo vẫn sẽ được publish tốt nhờ vào trọng lượng ấy. Đầu năm nay được gặp Sam Kortum bằng xương thịt, ngồi cạnh ghế trong phòng hội thảo, ghé tai vỗ vai nói chuyện như anh bạn mới tốt nghiệp PhD, sau nhìn lại cái nametag mới giật mình anh hóa ra là anh Kortum. Nhìn ngoài, đúng là không biết thế nào.

    Không biết ở Chicago họ có công nhận là có khủng hoảng không nữa :). Ví dụ như hiện tượng liquidity trap ở Nhật, như trong bài bác Krugman có nói, thì không hiểu là midwest macro sẽ giải thích như thế nào. Có điều là phần lớn các bác ở Chicago trước giờ chỉ quan tâm đến các vấn đề ở Mỹ là chính (về kinh tế các nước đang phát triển, chỉ có duy nhất Robert Townsend làm, và vì thế bác này thường xuyên sang MIT chơi hàng mấy học kỳ). Mà kinh tế Mỹ mãi đến gần đây mới mở thêm chút ít (độ mở = (Import+export)/GDP - là GDP quá lớn, chứ không phải import export ít), nên có lẽ bây giờ các bác mới bắt đầu nghĩ đến International.

    ReplyDelete
  23. Đúng rồi, các bác Chicago, hay rộng hơn là Midwest, hầu như không quan tâm tới kinh tế các nước đang phát triển, họ chỉ làm về lý thuyết kinh tế thôi. Ngay cả vấn đề chính sách ở Mỹ họ cũng ít quan tâm, nếu có quan tâm thì chỉ trên khía cạnh monetary policy, tư vấn cho FED. Về Lucas có lần có người hỏi ông ấy là nếu ông ấy được cử làm Chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh tế cho Tổng thống thì việc đầu tiên ông ấy làm là gì. Lucas trở lời là viết đơn xin từ chức.
    Về khủng hoảng thì Midwest chắc sẽ cho là do chính sách tiền tệ không hợp lý? Hình như cũng không có bài nào của Midwest macro về Asian Crises?

    ReplyDelete
  24. Hôm nay mới check lại, hóa ra nhiều thứ tôi nghĩ về Chicago vẫn là prejudice. Ví dụ như international economics, chính Mundell làm việc ở Chicago thời gian khá dài. Nhưng đấy đều là international kiểu cũ, vì từ đầu những năm 1990s là Chicago đã mất hoàn toàn international rồi. Development ngày trước cũng có Theodore Schultz, nhưng sau cũng không còn gì nữa ngoài Robert Townsend như tôi kể (à, một năm nay mới có thêm em Emily Oster nữa). Hơn nữa, nếu tính cả Chicago Business school thì cũng có nhiều người suy nghĩ đa dạng: Robert Vishny, Luigi Zingales, Richard Thaler, vv.

    Trong cuốn sách tôi đọc có phân biệt Chicago School of thoughts với Chicago Tradition, tôi nghĩ rất hợp lý. Cái Tradition có trước, và liên quan đến cách suy nghĩ và đào sâu làm khoa học, tránh chính trị. Chicago School thì giới hạn hơn vào nội dung tư tưởng - và không nhất thiết bao gồm tất cả mọi người ở đó.

    ReplyDelete
  25. Cuốn sách Quốc Anh đọc tên là gì thế?
    Em Emily Oster trẻ nhỉ, hình như học cùng khóa QA à?

    ReplyDelete
  26. Cuốn đó tên là "The Chicago School" :):
    http://www.amazon.com/Chicago-School-University-Assembled-Revolutionized/dp/1932841148

    Hê hê em Emily thì còn sau tôi 1 khóa nữa, mà bây giờ đã xong xuôi đâu đấy rồi.

    ReplyDelete
  27. Đọc mấy bác viết xong tu nhiên thấy mình ngu hẳn đi, để về học thêm.

    ReplyDelete