Thursday, September 13, 2007

Entry for September 13, 2007

The image “http://www.thecinemasource.com/moviesdb/images/The_Best_Of_Youth_DVD.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.



The Best of Youth - bộ phim của Ý dài 6 tiếng về một gia đình Italia, trong đó chủ yếu về hai anh em trai Nicola và Matteo, trong gần 40 năm từ những năm 1960 với phong trào counter-culture tới những năm 2000, khi mà nước Ý đã thực sự trở thành một quốc gia công nghiệp phát triển và là thành viên của EU. Hai anh em, Nicola và Matteo, mỗi người một tính. Nicola đôn hậu, ấm áp. Matteo ít nói, khắc kỷ, khó hiểu và nhiều mâu thuẫn nhưng cũng giàu tình cảm. Matteo quả thực là một nhân vật khó hiểu, sau khi xem xong mình vẫn chưa thực sự hiểu tại sao anh ta lại hành động như thế.

Khi review phim này, Roger Elbert có nói là nếu với hầu hết các phim khác với độ dài dưới 2 tiếng, người xem có cảm giác như đọc một truyện ngắn thì với “The Best of Youth”, bạn sẽ có cảm giác như đang đọc một cuốn tiểu thuyết. Bạn làm quen với các nhân vật chính, những người bạn, người yêu và gia đình của họ, theo dõi họ lớn lên, gặp gỡ, yêu nhau, chia tay nhau, sống và đôi khi là cả chết, và buồn vui với họ. Bộ phim có rất nhiều tính nhân văn và nhiều đoạn rất cảm động (rớt nước mắt). Và mặc dù dài 6 tiếng nhưng bộ phim được xử lý rất nhuyễn, rất kỹ càng từng chi tiết và gần như không có chỗ nào là đạo diễn tỏ ra đuối. Một thành công quan trọng của bộ phim còn là ở chỗ xây dựng nhân vật, gần như không thể đoán được các nhân vật sẽ làm gì trong những quyết định quan trọng của cuộc đời họ. Nhưng những quyết định đó của họ lại làm bạn hiểu hơn về tính cách của họ.

Cũng như nhiều bộ phim của Ý khác, The Best of Youth là bộ phim có tính lạc quan, với niềm tin tưởng vào tình người, tình yêu, tình cảm gia đình bè bạn và vào tiến bộ xã hội là thứ sẽ được xây dựng dần dần nếu mỗi người đều cố gắng sống tử tế hơn.

Hình ảnh nước Ý những năm 60 có gì đó gần với Việt Nam bây giờ. Có một cảnh trong phim khi Nicola trả lời thi vấn đáp, ông giáo sư nói với anh ta “Cậu có tham vọng không? Nếu có thì hãy rời khỏi Italy. Hãy tới London, Paris, tới Mỹ nếu có thể. Italy là một đất nước đẹp. Nhưng đó là miền đất chết, chỉ có những con khủng long là còn sống ở đó”. Nicola cười, hỏi lại giáo sư: “Thế tại sao ông không ra đi”. Giáo sư trả lời “Vì tôi là một trong số những con khủng long đó”.

Nicola cũng từng ra đi, anh đến Na-uy, sống cuộc đời của một hippie, để râu và tự do yêu đương “Like a Rolling Stone” như tên một bài hát của Bob Dylan. Anh rất hạnh phúc, như trong bưu thiếp anh gửi về cho gia đình “Tất cả đều rất tuyệt” với ba dấu chấm than ở cuối. Nhưng khi nghe tin ở Florence xảy ra trận lụt lớn, anh đã trở lại Ý, gặp gỡ tình yêu của mình và sống tại quê hương. Bạn thân và là em rể của Nicola cũng ở lại Ý dù bị nhóm khủng bố cánh tả Lữ đoàn đỏ đe dọa tính mạng do làm việc ở Ngân hàng Trung ương Italia. Lý do anh ta đưa ra là “Nếu chúng ta đều ra đi thì bọn chúng sẽ thắng”.

Và nước Ý đã đi qua các giai đoạn như thế, phong trào 68, khủng bố cánh tả, tham nhũng, hối lộ, hoành hành của Mafia…để rồi từng bước trở nên thịnh vượng và đẹp đẽ hơn nhờ những người sống trung thực và có danh dự như thế. Khi cô con gái của Nicola băn khoăn không biết có nên gặp lại mẹ cô, người đã bỏ rơi con gái từ năm nó 4 tuổi để đi theo cách mạng, vì lý tưởng Cộng sản và vô chính phủ, trở thành thành viên tổ chức khủng bố cánh tả khét tiếng Lữ đoàn đỏ, Nicola nói với cô: “Con có hạnh phúc không? Nếu có thì con cần rộng lượng” Câu này cũng có thể hiểu như “Nếu con muốn có hạnh phúc thì con nên rộng lượng”. Cả cuộc đời của Giulia, mẹ cô đã phải trả giá chính vì sự không rộng lượng của mình.

Tất nhiên không phải ai cũng như Nicola. Giulia, người có con chung với Nicola, và Matteo, em
trai của Nicola là mặt đối lập. Ở cả hai người này đều có sự giận dữ không rõ nguyên cơ, vừa chán ghét vừa bị hấp dẫn bởi các giá trị trung lưu mà Nicola là người đại diện. Cả hai đều yêu Nicola và họ cũng là hai người mà anh yêu nhất, nhưng cuối cùng đều rời bỏ anh, đều chọn con đường phá hủy để giải tỏa sự giận dữ và cô đơn của mình. Matteo chọn sách (mà theo lời bạn gái anh nói là vì anh có thể đóng nó lại bất cứ khi nào anh muốn), chọn công việc cảnh sát (vì chỉ phải làm theo mệnh lệnh), chọn các cô gái điếm thay vì những mối quan hệ lâu dài, và cuối cùng, chọn cái chết. Giulia thì chọn con đường hoạt động khủng bố và phá hoại. Những kết cục buồn của những con người từng có một tuổi trẻ rất đẹp. All the lonely people, where do they come from (The Beatles).

Cuối phim là hình ảnh con trai của Matteo cùng với người yêu tìm tới Cape North nơi Nicola và Matteo mơ ước tới khi còn nhỏ nhưng đã không thể đến. Anh gửi bưu thiếp về cho Nicola “Thật hạnh phúc khi được làm chung việc gì đó với người mình yêu. Cháu đã tới Nauy như bác kể. Bác nói đúng. Tất cả đều rất tuyệt”.

9 comments:

  1. It was such a simple story, no "innovation", " new concept" or something like that, just a family for over 40 years, beginning with a far far away summer which has changed life of some. Simple, natural and moving.

    Many things have touched me:

    Italian historical events which remind our actual time:
    - Transparent banks, transparent taxes... All will be transparent.
    - Do you think we can do it?
    - Others can, so why not us?
    - I mean Italians, can we do it? People here doesn't like transparency...

    The determination of youth to have a better country and a better future:
    - We engage to raise our children in respect to others
    - We engage to develop the sense of responsibility
    - We engage to develop the sense of justice
    - We engage not to follow actual bad morals
    - We engage not to ask as a favor what are our legal rights
    - We engage to resist violent mafias
    - We engage to love others as brothers
    - We engage not to forget Giovanni Falcone

    The hope:
    - Why do sad things but nice ones seem always natural?

    And more than all, love and compassion.

    Good acting, funny and smart dialog. I've also found some very "me" stuffs which made me laugh:

    - The genre "I have always reason".
    - Exactly as you are!

    and also my belief that perhaps someday as Nicola, I will find its limit: "It was my concept of freedom. I thought everybody had right to live the way they wanted to do. But is there freedom to die?".

    ReplyDelete
  2. Có đoạn dialog này cũng hay:

    Prisoner:
    You work in a hospital, right? There must be companies there paying commissions. Normally five or ten percent. Is it possible you never noticed? Or it occured to you, but you looked the other way, like millions of ltalians. Then one day a judge appears. And says the commissions aren't commissions anymore. Now they're called bribes. And that financing political parties is illegal. That I'm a thief. Now that's news! Prison isn't just for poor people stealing apples anymore. Now there's real justice. They forget that they were lining up to pay. Buying favors, pulling strings, eliminating competition. Now they want to change the world.
    Believe me, doctor. Nothing has changed. lt's all a lie. They only lock up idiots like me who get caught. But the others, and there are plenty... keep doing the same: stealing comfortably.
    It's Italy. l didn't make it. And neither did you. It's the Italy our fathers created, believe me.

    Nicola: No, not my father. Believe me.
    Prisoner: Your father was a honest person. And you like being one, too, right?

    Nước Ý ngày nay cũng bê bết nhưng là khá hơn nhiều so với cách đây chừng 20 năm, khi đó Ý chắc cũng không hơn nước Nga bây giờ là mấy.

    ReplyDelete
  3. các anh Ý thích làm phim dài thòong loòong nhỉ. Hồi ấy xem cái 1900 của bác Bernardo Bertolucci, dài cũng 6 tiếng thì phải, ui trời ơi... Lúc đấy hai bác Robert De Niro và Gerald Dipardieu đều còn trẻ măng. Phim đó xem hồi lâu, chả nhớ gì ngoài cái đoạn hai chú này con nhà giàu con nhà nghèo cùng lớn lên và lần đi chơi gái đầu tiên thì cùng... chơi chung một em hehehe... Phim này tui xem sao cũng nghĩ tới chuyện subtext là tư bản và xã hội chủ nghĩa. Hic, không hiểu sao xem phim gì mình cũng 'quy chụp chính trị' vào hết...
    (sorry vì nói lạc đề vì chưa xem Best of youth)

    ReplyDelete
  4. Nghe bác Linh mô tả thì kịch bản phim này xây dựng giống với "Đồi gió hú" (mình chưa đọc truyện này, chỉ mới xem 2 phim chuyển thể kịch bản)

    ReplyDelete
  5. Đồi gió hú (chưa xem phim) tạo thành 1 thế giới riêng khép kín của các nhân vật và biệt lập với thế giới. Tạo nên một ấn tượng có phần siêu thực về ngôi nhà trên đồi. Các nhân vật khép kín với nhau, thậm chí khép kín trong thế giới riêng mỗi người.

    The Best of Youth không có gì giống như thế, mọi số phận đều tương tác với nhau, với số phận của nước Ý và và tiến trình lịch sử.

    Chưa kể phim Ý vẫn luôn luôn bình minh tươi sáng, nắng vàng cảnh đẹp, mỹ nhân da trắng da ngăm dù số phận có đau thương vẫn cứ nhìn về phía trước :-D

    ReplyDelete
  6. Đồi gió hú khởi đầu bằng tình yêu trong hoàn cảnh không thể hòa nhập. Rồi mở ra một trận tang thương. Các nhân vật dạt ra xa khỏi nhau. Và trở về trong sự xung khắc đối đầu. Tất cả để bảo toàn cái tôi với các hoàn cảnh riêng, giá trị riêng, bản sắc riêng. Nhưng tất cả vẫn chung nhau một nỗi khắc khoải hoài mong sau khi tình yêu không được trọn vẹn. Bi kịch nối tiếp bi kịch lên đến đỉnh điểm cao trào. Tất cả những gì vô thường cứ lần lượt nối nhau diệt vong. Cái còn lại cuối cùng là những cơn gió, mang theo nỗi đam mê được yêu thương chân thành. Thứ tình yêu vô điều kiện.

    ReplyDelete
  7. Lâu lắm không đọc/xem Đồi gió hú nên chẳng nhớ nội dung thế nào, chỉ nhớ là không khí Đồi gió u u ám và nặng nề lắm (gothic novel) còn phim này nói chung ấm áp nhân hậu, nhiều nắng và gió. Cảnh phim đẹp, nhất là các cảnh ở Sicilia.
    Tình yêu trong The Best of Youth cũng không phải cái gì đó bao trùm, nó cũng như tình bạn, tình anh em trong phim, tình mẹ con, cha con trong phim, là một cái để nối kết con người với nhau.
    Nếu ví thì có lẽ phim này gần với một tiểu thuyết của Dickens hơn là của chị em nhà Bronte (spelling?)

    ReplyDelete
  8. Đồi gió hú đọc thú vị hơn xem phim. Nội dung nói vài câu chắc Linh nhơ ra, hai đứa trẻ, một là cô con gái chủ nhà, một là thằng bé do ông chủ nhặt về, lớn lên cùng nhau, đều có cá tính mạnh (thằng bé gần như hoang dã) nhưng lại cảm nhận được một cách sâu sắc về nhau, và yêu nhau. Những bi kịch về sau cứ tiếp nối minh chứng cho sức phá hủy của tình yêu ấy. Cô gái chết. Tưởng như vách ngăn âm dương có thể làm nguội tắt tình yêu nhưng hóa ra nó lại càng khốc liệt hơn. Chỉ đến khi người đàn ông kia chết, nghĩa là lúc cả hai người có thểdắt tay nhau đi trên cùng một ngọn gió nào đó đi mất hút (con mẹ hàng lươn), cuộc sống nơi Đỉnh gió hú dường như mới lại hồi sinh bằng một tình yêu mới, có tương lai tươi sáng hơn.

    Truyện này cũng có sự nhân hậu ấm áp đấy chứ, tỏa ra từ người vú nuôi, trong vai người chứng kiến và kể chuyện.

    Trong truyện này đúng là những nhân vật quá khép kín và biệt lập trong cái không gian dường như cũng hoang vắng biệt lập, đặc điểm của truyện chị em nhà Brôn-ti hay sao ấy.

    (Linh xóa hộ post trước, chưa xong nó đã lên, tks)

    ReplyDelete