Wednesday, September 12, 2007

Tăng học phí

Liên quan tới vấn đề tăng học phí, một bài viết quan trọng của ông Vũ Quang Việt, chuyên viên Thống kê Liên hợp quốc. Theo ông Việt thì hiện nay tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục trên GDP của Việt Nam vào hàng cao nhất thế giới, và 40% số này là do người dân phải trả (tỷ lệ này cũng vào loại cao nhất). Tiếc là trong bài này ông Việt không có số liệu cho các nước đang phát triển để so sánh thì sẽ hay hơn.

Từ bài viết của ông Việt có thể nhận thấy một số vấn đề. Thứ nhất tại sao chi tiêu cho giáo dục Việt Nam ở mức lớn như thế mà chất lượng giáo dục lại quá thấp và có quá nhiều vấn đề. Trong một bài mới về tương lai kinh tế Việt Nam đăng trên FEER và đăng lại trên Viet-studies, một nhóm tác giả nhận định là cuộc khủng hoảng trong giáo dục đại học ở Việt Nam không chỉ là vấn đề tiền. Ví dụ là Trung Quốc chi tiêu cho giáo dục/GDP thấp hơn Việt Nam nhưng một số trường Đại học của nước này đã gần đạt mức quốc tế. Trong một ranking, trường Đại học Thanh Hoa được xếp hạng đứng đầu châu Á, và nói chung trong các xếp hạng 100 trường Đại học trên thế giới thì luôn luôn có mặt vài trường của Trung Quốc). Chất lượng giáo dục Đại học là thế, còn chất lượng ở bậc phổ thông thì thế nào hẳn ai cũng rõ khi nhìn vào các hiện tượng liên quan tới các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông. Như vậy không phải người dân bỏ ít tiền ra mà họ đã bỏ nhiều tiền (một cách tương đối so với thu nhập) để mua lại một nền giáo dục có chất lượng quá thấp. Lỗi này ở đâu, và có liên quan gì tới việc hàng nghìn tỷ đồng chi tiêu ngân sách bị thất thoát như kết quả một cuộc kiểm toán gần đây không?. Và việc tăng học phí có thực sự giải quyết được vấn đề chất lượng giáo dục hay không?

Vấn đề thứ hai là mâu thuẫn giữa quy định phổ cập giáo dục bắt buộc và việc áp dụng học phí. Hình như luật giáo dục ở Việt Nam quy định mọi công dân trong độ tuổi đi học phải đi học cho tới một cấp học nhất định (cấp 1 hay cấp 2 thì tớ không rõ, bạn nào nghiên cứu về giáo dục có thể cho biết rõ hơn về điều này). Với nguyên tắc giáo dục bắt buộc thì không được thu học phí cho tới hết cấp học đó, nếu không thì luật cũng chỉ là empty words, vì không tính tới thu nhập của đối tượng (có thể so sánh với một thứ thuế đinh mà mọi người sẽ phải chịu dù thu nhập có khác nhau). Ở các nước phát triển cũng như ở Việt Nam trước đây, giáo dục phổ thông trong các trường quốc lập là miễn phí. Kể cả ở chế độ Việt Nam cộng hòa trước năm 75, như tớ nghe nói lại thì giáo dục phổ thông cũng miễn phí. Đáng tiếc là điều này hiện nay đã không duy trì được.

Vấn đề thứ ba là đề xuất tăng học phí mà Bộ Giáo dục đưa ra quá đơn giản, hoàn toàn dựa vào phân bổ địa lý. Trong bài mới nhất của ông Nhân có những luận điểm khá ngây thơ, hoàn toàn không phù hợp với một tiến sĩ khoa học và đang làm Phó Thủ tướng. Ví dụ trong câu này.
“Ví dụ chi phí của quốc gia, từ ngân sách nhà nước và đóng góp trực tiếp của người dân (qua học phí và chi khác) cho giáo dục ở Mỹ là 2.880 USD/người/năm (năm 2004), còn ở Việt Nam là 50 USD/người/năm (2006). Tức là họ chi cho một người một năm bằng chúng ta chi cho một người 57 năm!”

Nếu căn cứ vào thu nhập bình quân của VIệt Nam hiện nay vào khoảng $700 thì chi tiêu giáo dục $50 nghĩa là chừng 7% thu nhập người dân. Nếu so sánh với Mỹ với thu nhập bình quân $44.000 thì chi tiêu cho giáo dục như thế sẽ chiếm 6,5% thu nhập (xem số liệu ở đây).

Tức là tỷ lệ này của Việt Nam và Mỹ là tương đương nhau, không có gì để ông Nhân phải đặt dấu chấm than một cách thiếu hiểu biết như thế.
Và theo số liệu của TS Việt thì tỷ lệ nhà nước phải đóng góp ở Mỹ lại cao hơn đáng kể ở Việt Nam nên có thể suy ra là tỷ lệ gia đình phải đóng ở Việt Nam cao hơn đáng kể ở Mỹ.

Đề án của Bộ Giáo dục cũng hoàn toàn không tính tới yếu tố bất bình đẳng trong chênh lệch thu nhập của dân cư trong địa phương mà chỉ căn cứ vào địa bàn sinh sống. Như tính toán của TS. Vũ Quang Việt trong bài kia thì việc tăng học phí sẽ là một gánh nặng rất lớn đối với dân nghèo. Ví dụ cụ thể nếu chia dân cư thành 5 nhóm theo thu nhập thì chi tiêu cho giáo dục sẽ cao hơn 23% thu nhập hộ gia đình với 2 nhóm nghèo nhất (tức là 40% dân số) ở thành phố Hồ Chí Minh và hơn 35% thu nhập gia đình ở Đông Nam Bộ. Đó là một gánh nặng rất lớn, nhất là nếu căn cứ vào việc những người này đã nghèo sẵn, đã khó khăn cho các nhu cầu ăn ở cơ bản hàng ngày rồi. Với số liệu như trên, ông Việt ước lượng thô (do không có và cũng hầu như không thể tiếp cận được các số liệu chính xác hơn) là “nếu suy rộng ra cho cả vùng Đông Nam Bộ, thì 60% học sinh có khả năng bỏ học khi học phí là 200 ngàn một tháng.”

Tất nhiên, cách tính này của ông Việt có thể còn chưa chính xác nhưng cũng là một nghiên cứu sơ bộ. Trong khi đó nếu đọc các bài của ông Nhân về việc tăng học phí có thể thấy nó hoàn toàn không dựa trên các nghiên cứu khoa học nghiêm túc về tác động của tăng học phí tới chất lượng giáo dục, tỷ lệ nhập học, tỷ lệ bỏ học, hay tính hiệu quả và tính công bằng của giáo dục. Không rõ Bộ Giáo dục khi lập đề án tăng học phí có làm các nghiên cứu này hay không nữa (tớ thử tìm mà không thấy research nào về cái này)? Và nếu có thì tại sao lại không công bố chúng để làm cơ sở cho việc lập chính sách, thay vì các phát biểu cảm tính? Chả nhẽ cứ thầy bói xem voi mãi?

Về mặt cá nhân, tá»› đồng ý là nên tăng học phí ở bậc Đại học, nói đúng hÆ¡n là nên để các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp tá»± do hÆ¡n trong việc quyết định mức học phí. NhÆ°ng ở bậc phổ thông thì tá»› phản đối việc tăng học phí. Tạo cÆ¡ há»™i bình đẳng trong giáo dục là yếu tố cần thiết, cÆ¡ bản nhất của việc tạo ra sá»± công bằng má
»™t cách tÆ°Æ¡ng đối trong xã há»™i và không nên phát triển theo hÆ°á»›ng lá»™t bỏ sá»± công bằng này. Thêm nữa, việc tăng học phí ở bậc Đại học cần song hành vá»›i việc phát triển cho vay tín dụng cho sinh viên kiểu Financial Aid nhÆ° ở Mỹ (ở Mỹ, hầu nhÆ° sinh viên nào Ä‘i học Đại học cÅ©ng phải vay ngân hàng cả).


9 comments:

  1. Đọc bài này, tớ nhớ lại những lần đem tiền đến trường nộp học phí, lúc học cấp 1. Không rõ lắm mức học phí lúc ấy là bao nhiêu, nhưng lúc đưa cho tớ, mẹ tớ dặn đi dặn lại ghê lắm,là đến lớp thì đưa cho cô giáo ngay, đừng lang thang đi đâu kẻo rơi mất tiền hoặc bị ai đó lấy trộm. Trong lớp, nhiều bạn gia đình rất nghèo, đến trường lúc nào cũng rách rưới và hôi hám -cho nên chuyện đóng học phí chẳng khác nào cực hình, có chiến sĩ sợ cô giáo truy học phí, trốn học biệt tăm, nhiều cháu bỏ học thằng cẳng luôn. Đến bây giờ, hoàn cảnh cũng không thay đổi được bao nhiêu. Bởi nông dân bao đời cũng vậy, luôn chỉ trong mong vào cây lúa ngoài đồng - song đất chật người đông, năng suất tiệm tiến, lũ lụt hạn hán quanh năm, thành ra con bỏ học là chuyện nhi nữ thường tình. Hơn nữa, nếu học xong cấp 2 cấp 3 thì cũng chẳng để làm gì, bởi không phải ai cũng có tiền cho con học tiếp. Cách duy nhất cho những người nghèo học khá trở lên là thi vào quân đội, ở đó khỏi tốn học phí cũng như chi phí ăn uống học hành. Những người kém hơn, trượt đại học thì gia nhập quân ngũ, với hy vọng phấn đấu vào diện quân nhân chính quy. Khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam ngày càng gia tăng, trong khi vẫn còn đó 70% dân số là nông dân, rốt cuộc đã thiệt thòi thì sẽ thiệt thòi đủ đường, kể cả giáo dục.

    Hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay, giáo dục phổ thông là miễn phí. Nhiều nơi, học sinh còn được hưởng trợ cấp, được phát không khách giáo khoa. Ngay cả dưới chế độ Việt Nam Cộng Hoà ở miền Nam trước đây, giáo dục phổ thông cũng hoàn toàn miễn phí. Việt Nam là nước XHCN - thì theo như cách hiểu thông thường của sự ưu việt XHCN - hai thứ cần thể hiện là giáo dục và y tế. Đáng tiếc, cả hai thứ này, mình đều tụt xa so với thế giới. Giáo dục phổ thông ở VN vẫn bắt dân nộp tiền, trong lúc lại cứ muốn đòi phổ cấp cấp 1 rồi cấp 2. Anh bắt người ta đi học, trong khi bắt người ta phải đóng tiền, xin hỏi thế là thế nào? Cụ Hồ mong muốn "ai cũng được học hành", nhưng thực tế lại hoá ra "ai có tiền thì được học hành", nói thế thì nói làm gì.

    Đừng nói Việt Nam vì nghèo mà không đủ tiền cho giáo dục. Chỉ cần bớt những lãng phí, kiểm soát chặt những xây dựng phung phí và tham nhũng ngay trong giáo dục đi, thì cũng có thể trang trãi được nhiều rồi.

    ReplyDelete
  2. Zồi ôi, cho vay mua nhà trả góp ở Việt Nam còn khó nữa là cho sinh viên vay để đi học. Anh muốn làm cho tỷ lệ bad debt của các ngân hàng Việt Nam tăng cao, rồi để họ phá sản và ảnh hưởng đến thị trường CK Việt Nam như Mỹ vừa rồi à ? :p
    Với điều kiện của Việt Nam, em nghĩ phải linh hoạt. Có thể áp dụng thu học phí từ bậc tiểu học cũng được rồi. Vì bố mẹ các cháu thiếu niên nhi đồng nhiều người giờ giàu lắm, nhất là sau khi phất lên nhờ chứng khoán và sốt bất động sản :D. Các cháu càng mầm non bố mẹ các cháu càng đầu tư dữ dội ;). Với các đối tượng khó khăn thì có chính sách miễn giảm, trợ cấp riêng thôi.

    ReplyDelete
  3. Voi muc hoc phi tu truoc den nay thi cung da nhieu tre em chi vi vao chuc ngan tien hoc phi ma da mat co hoi den truong roi (neu ai do da tung den nhung khu vuc mien nui va vung sau thi se thay, dieu do hoan toan khong dang chut xiu nao! nhieu dua tre phai chay kiem tung mo rau, con ca cho cuoc song muu sinh hang ngay cua chung, va chuyen hoc hanh cua chung van khong duoc xep vao hang uu tien trong cuoc song cua chung hien nay,thu hoi, neu tang them hoc phi, thi co hoi hoc hanh cua nhung tre em nay se nhu the nao?

    ReplyDelete
  4. Chẹp, sáng ra đọc bài của anh Linh mà tỉnh hết cả người ^^

    Em cũng nghĩ là nên miễn giảm học phí cho đến hết cấp 3 (PTTH) và tăng ở ĐH, sẽ cân bằng lại tỉ lệ thầy và thợ ở VN (khi hầu hết mọi người đều nghĩ là học hết cấp 3 đương nhiên tiếp theo sẽ là ĐH và chỉ có ĐH mới.. dạy nghề).

    Có khi cho em xin bài này của anh Linh nhé ;)

    ReplyDelete
  5. Lưu ý thêm một điều nữa là một phần ngân sách nhà nước dành cho ngành giáo dục được sử dụng vào các hoạt động phi giáo dục - cụ thể hơn là sự ăn hại của ba thể loại tổ chức cấp bậc Đội, Đoàn và Đảng : 3 Đờ.

    Chưa nói tới kinh phí hoạt động, chỉ nghĩ đến chi phí dành cho các kỳ đại hội hằng năm cũng đủ chết tiền. Các cháu nhỏ cấp 1 thì có đại hội liên đội ở cấp trường, đại biểu dăm trăm mạng ăn uống tiệc mặn nghiêm chỉnh đàng hoàng, phong màn dụng cụ thuê mướn, luyện tập trù bị mấy tháng trước chưa tính. Với lại việc mời các đại biểu lớn ở huyện đoàn, tỉnh đoàn, tỉnh đội ... cũng không phải chỉ nước bọt suông thì được, mà cũng cần có phong bì đút tay thì người ta mới đến (vì họ cũng lắm lựa chọn, cả huyện cả tỉnh người ta đại hội chứ mỗi mình các anh à?). Bèo bèo một phát đại hội liên đội như rứa cũng mười mấy triệu bạc, mỗi năm một phát. Đại hội đoàn trường thì còn tốn hơn. Đoàn viên bụng to chắc chắn ăn nhiều hơn đội viên bụng bé, lại đông hơn, khách khứa sang hơn. Học sinh đại hội chưa đủ, thầy cô giáo cũng phải đại hội, đầu năm là đại hội công đoàn, đại hội đảng cấp trường, cuối năm tổng kết. Mà cái thói nhà ta từ xưa giờ, chả nhẽ đại biểu đi dự đại hội nói nhiều phát biểu lắm lại phải vác bụng đói ra về? Mới nghĩ thì hợp lý nhưng ngẫm thêm hoá ra trên thế giới không ai như ta. Đấy là mới nói ở các địa phương nghèo mà đã tốn kém thế, ở thành phố e còn hoành tráng hơn. Cả nước không biết có mấy chục ngàn trường học, nhân lên thì đủ khiếp đảm vì đại hội.

    Tuy nhiên giáo dục ở ta lại không thể loại bỏ cái đám ăn hại kia ra khỏi hệ thống được, cho dù bộ trưởng giáo dục là ông nào đi chăng nữa. Thành thử các thể loại chi phí nói trên có thể được xếp vào hạng lãng phí hợp pháp. Còn các thể loại lãng phí bất hợp pháp thì chưa dám nói tới.


    ReplyDelete
  6. Đồng ý với ý kiến của Linh về tăng học phí ĐH và đảm bảo phổ cập tiểu học miễn phí. Chuyện miễn giảm học phí cho Trung học thì tạm thời nằm ngòai khả năng của VN.
    Nhưng chuyện học ĐH ở VN có 1 điều khó khăn là ai cũng muốn học ĐH, và sau khi ra trường rồi thì rất ít người muốn quay lại tái đào tạo hoặc học tiếp. Nó khác với các nước phát triển rất nhiều người sẵn sàng bỏ vài năm đi làm trước khi quay lại cổng trường ĐH - do đó các quyết định ảnh hưởng đến học phí ĐH ở Vn cũng có tác động chẳng kém mấy quyết định tăng học phí trung học.

    ReplyDelete
  7. Em đã thường xuyên được đọc những đoạn rất buồn cười như cái đoạn so sánh Mỹ-Việt Nam... trên kia trong... các giáo trình ở trường Đại học :P

    ReplyDelete
  8. tăng học phí sẽ làm người dân có hiểu biết thấy con cái bây giờ đắt đỏ quá nên xì tốp không đẻ nữa -> giảm dân số -> có thể phát triển kinh tế. người dân thiếu hiểu biết thì vẫn cứ đẻ thôi, con lớn lên thất học, con gái thì lấy chồng Hàn Quốc, con trai thì hợp tác lao động Hàn Quốc, gửi tiền về cho gia đình -> đất nước có thể phát triển kinh tế,

    tăng học phí hy vọng sẽ làm lương giáo viên tăng lên, nhạc sĩ và nhà báo sẽ thất nghiệp vì hết người để ca ngợi, họ sẽ chuyển sang làm kinh tế -> họ giàu lên -> đất nước giàu lên.

    nhiệt liệt hoan nghênh quyết định tăng học phí!!!

    ReplyDelete
  9. khong dong y voi cau cuoi cung cau bai (khi tac gia noi rang hau het ai di hoc tai My cung phai vay ngan hang ca) Financial Aid cua My co kha nhieu hinh thuc giup do trong do Scholarship va Work Study la hai dang chinh . Scholarship thi cho tien tu 70% den tren 100% chi phi hoc tap moi nam (bao gom tien hoc, tien sach, tien sinh hoat phi ) , vi the nhung sinh vien gioi, nhung gia dinh kho khan co the nhan duoc muc hoc phi ma sau khi trang trai toan bo chi phi hoc tap, con du vai nga`n USA moi nam . Work Study thi chinh phu tra tien cho truong dai hoc va quy dinh truong dung tien do muon sinh vien trong truong vao lam viec cho truong (lam trong thu vien, thong phong thi nghiem, lam trong van phong v.v) . Viec duoc huong nhung financial aid ke tren duoc danh gia dua tren thanh tich hoc tap, hoan canh tai chinh cua gia dinh, va nhung aids nay khong hpai tra lai, khac voi viec di muon ngan hang de tra hoc phi . Khong phai sinh vien nao cung di muon ngan hang, vi dang la sinh vien, lam gi co credit de di muon, phai nho cha me , nguoi bao tro cosign de muon , ma cha me , nguoi bao tro ma bad credit thi cung dung hong muon duoc. Chut thong tin cho ban biet thoi .

    ReplyDelete