Hiện nay có thể thấy rất nhiều báo đang đứng ra kêu gọi mọi người ủng hộ vật chất cho những người không may thiệt mạng hay bị thương trong vụ sập cầu Cần Thơ. Không chỉ báo mà còn có phong trào quyên góp trên blog của nhiều người. Thậm chí có blog còn kêu gọi mọi người vào comment ở blog của mình, mỗi comment sẽ được quy ra 2000 đồng mà nhóm chủ nhân blog sẽ đứng ra góp để ủng hộ những người bị tai nạn (hiếm khi spam có cả giá lẫn giá trị như thế). Tấm lòng của những người đóng góp quả là rất quý, và cả việc quyên góp tiền của các báo cũng thể hiện mong muốn được chia sẻ và giúp đỡ của các tờ báo đó.
Nhưng qua việc này tôi lại thấy như có sự đánh đồng trong tư duy chúng ta: chúng ta coi mọi tai nạn như nhau dù đó là thiên tai hay tai nạn lao động. Trong blog của chị 2 4 6 có viết “Người ta chỉ kêu gọi đến đóng góp tiền bạc của công chúng trong các trường hợp thiên tai, hoặc khi mức thiệt hại vật chất quá cao khiến người gây ra nó không gánh vác nổi. Một công trình 5000 tỉ không thể không có bảo hiểm. Nếu không có bảo hiểm, thì các chủ thầu cũng đủ khả năng đền bù xứng đáng theo luật quốc tế. Và chắc chắn họ phải làm điều này. Kêu gọi đóng góp tiền bạc từ công chúng tức là công nhận cầu sập do thiên tai, không có người chịu trách nhiệm cho việc đã xảy ra….”
Tôi cũng nghĩ như vậy, việc báo chí kêu gọi quyên góp lúc này là hơi vội vã, cảm tính và đánh vào tình cảm của người đọc. Các tờ báo ấy thừa sức có thể bỏ ra một số tiền ban đầu để hỗ trợ ngay lập tức những người có hoàn cảnh khó khăn cần cứu trợ ngay. Còn sau đó những công ty bảo hiểm sẽ phải đứng ra chịu trách nhiệm đền bù cho những người bị tai nạn. Việc các tờ báo đồng loạt quyên góp như thế này tạo ra ấn tượng như một cuộc cạnh tranh. Như tôi để ý sau các chiến dịch quyên góp là các tờ báo cạnh tranh nhau luôn công bố một cách hồ hởi là họ đã quyên được bao nhiêu tiền, càng vượt nhiều hơn đối thủ cạnh tranh thì càng phấn khởi- bản thân việc này cũng không có gì nhưng nó gợi ra liên tưởng tới một cuộc chạy đua quyên góp từ thiện và cứ thế nó cuốn theo tất cả các tờ báo lớn. Ở đây việc này khác với các trường hợp như thiên tai cần cứu trợ khẩn cấp và với những thiệt hại lớn không chỉ về người mà còn về của- những trường hợp này rõ ràng cần tới sự quyên góp trực tiếp của người dân. Việc này cũng khác với các quỹ từ thiện có tính thường xuyên, dùng để trợ giúp những người có hoàn cảnh khó khăn hay bị dị tật…Tại sao khi xảy ra các vụ tai nạn ô tô, tai nạn tàu hỏa hay cháy chợ thì các báo không vội vã quyên góp tiền từ công chúng như lần này? Vì ít người chết hơn? Hay vì công chúng không tỏ ra xúc động nhiều như lần này?
Công việc chính của báo chí trong việc này là đưa tin trung thực, khách quan, chính xác, làm rõ trắng đen, các uẩn khúc, trách nhiệm của những người liên quan chứ không phải là các nhà tổ chức từ thiện.
Viết thế này có khi sẽ bị gọi là vô cảm. Thôi đành chịu vậy.
Suy nghĩ của bác Linh là tỉnh táo và có lý. Về phương diện cá nhân thì tớ nghĩ ủng hộ vật chất hay không là tùy ý mỗi người. Tuy nhiên, nếu ở có gần quyên góp, nhất định tớ sẽ góp một chút tiền. Một chút tiền cũng chẳng làm mình nghèo hơn. Mong sao nỗi đau của đồng bào dịu bớt.
ReplyDeletecan't agree more!
ReplyDeleteCó một chút đồng cảm với nhận định của anh trong bài viết này.
ReplyDeleteTuy nhiên, hiện thời, khi các khoản bảo hiểm, bồi thường chưa đáp ứng ngay được, thì em nghĩ số tiền kia vẫn có thể giúp họ trang trải trong tình huống khẩn cấp phải cần ngay.
Thực sự ai cũng đau lòng khi nghe tin này, và cũng không biết làm gì hơn là đóng góp một chút gì đó để chia sẻ với nỗi đau, mất mát của các công nhân gặp tai nạn và gia đình họ.
Đóng góp, để được một chút an lòng khi nhìn hàng trăm đồng bào mình gặp nạn mà không làm gì hơn được, anh ạ.
thanks for speaking up my mind!
ReplyDeleteĐồng ý hoàn toàn với anh!
ReplyDeleteNgay cả khi có thiên tai, như bão lụt, cứ hễ có thiên tai, có thiệt hại, có khó khăn là kêu gọi công chúng quyên góp, chả lẽ ngân sách tỉnh, nhà nước không đủ sức gánh vác sao. VN ta mỗi năm chịu trung bình 12 cơn bão và một trận lũ dù lớn hay nhỏ ở đồng bằng sông Cửu Long, vậy sao không thành lập một quỹ thiên tai chung hay gì đó tương đương mà cứ mỗi lần mỗi quyên, mỗi dịp mỗi góp thật là phí phạm mặt báo, sức người mà còn làm giảm lòng hảo tâm của công chúng.
Không ai quy định trong trường hợp nào thì báo chí mới đứng ra tổ chức quyên góp. Bảo hiểm là một chuyện, ngân sách nhà nước là một chuyện, nhưng có lòng giúp đỡ nhau trong lúc khốn khó là một chuyện. Không biết có hay không sự cạnh tranh giữa các báo, tuy nhiên việc làm đầu mối đứng ra kê gọi cứu trợ không đáng để báo chí bị chỉ trích.
ReplyDelete2000đ/comment, em nghe qua cứ thấy lố bịch sao đó, không biết có bao nhiêu % sự thật xuất phát từ tấm lòng đó nhỉ? Rồi lại còn spam chuyền nhau đi hiến máu, mà lại toàn của mấy ông ở Hà Nội - totally pointless and stupid!
ReplyDeleteAnyway, có một chuyện vui kể luôn nhân dịp quyên góp nhân đạo. Đợt trước có bão lớn trong miền Trung. Một cậu bạn em có định quyên góp đồ đạc và sách vở giúp các trường cấp II và III trong Quảng Bình. Tới hội chữ thập đỏ thì chỉ qua ủy ban mặt trận tổ quốc gì đó. Qua cái ủy ban này thì lại đá qua sở lao động thương binh và xã hội. Tới sở lao động thương binh xã hội thì lại bảo các cháu phải sang... sở giáo dục và đào tạo. Mỗi lần đá qua đá lại như thế là lại được cho một cái card-visit đẹp đẽ. Còn giờ thì cái túi đồ quyên góp to tướng vẫn nằm đó và chuẩn bị được gửi về Hải Phòng cho các cháu mồ côi ở đó.
Kêu gọi từ thiện cũng cần thiết nhưng không cần ồn ào như vậy
ReplyDeleteĐúng là trách nhiệm của bảo hiểm rất lớn mà chưa thấy cơ quan bảo hiểm nào lên tiếng.
Nói chung là em vẫn luôn thắc mắc, những người làm bảo hiểm của chúng ta không hiểu sao vẫn biến mất và câm lặng kịp thời.
ReplyDeleteAnh Linh Vũ xem thêm hình chụp trên Báo Thể thao & Văn hoá về việc anh nói tới ở tại blog này ạ:
ReplyDeletehttp://blog.360.yahoo.com/blog-1d0bv08zbq_1yL5rJc_2icz3w_WBLQay?p=964
Đọc & nghĩ, không dám có ý kiến!
ReplyDeleteChúng ta đóng góp để chia sẽ tình yêu thương với đồng bào bị tai nạn, không phải đóng góp để đền bù giúp bọn vô trách nhiệm.
ReplyDeleteNgoài chuyện đóng góp, tôi còn mong mọi người hãy đấu tranh để yêu cầu bọn người kia phải đền bù thỏa đáng cho các nạn nhân, cũng như phải bị xử lý đúng với pháp luật. Mọi thứ phải rõ ràng, không thể nhập nhằng giữa cái này với cái kia, những kẻ phải chịu trách nhiệm cũng không thể dựa vào việc đóng góp của ta mà rũ bỏ trách nhiệm đền bù của chúng.
Tôi mong mọi người sáng suốt.
hoàn toàn đồng ý và chia sẽ với những suy nghĩ "rất ra hồn" của bạn! ở việt nam ta làm cái quái gì cũng cảm tính, mơ màng, ù ù cạc cạc_ nói chung là rất không pro! tui thích những suy nghĩ kiểu này_ của bạn!
ReplyDeleteVừa viết nhăng cuội vài dòng blog để nói lên suy nghĩ của mình thì sang đây thấy ý kiến hay. Ghét nhất là cứ hễ có chuyện là lại "....đóng góp...tiền", tiền đâu mua được nỗi đau mất mát hay sự tổn thương....
ReplyDeleteCó một chuyện nho nhỏ thế này anh Linh. Em có nghe nói rằng phần lớn công nhân bị tai nạn vừa rồi (không nắm rõ con số) là công nhân làm công nhật, không có hợp đồng lao động nên nhà thầu có thể chẳng phải bồi thường gì.
ReplyDeleteLiệu có nên chấm dứt tình trạng thuê nhân công kiểu đó ko?