Saturday, September 8, 2007

Regionalism

Mở rộng tiếp vấn đề Hà Nội- Sài Gòn. Tại sao trên Net hay cả ở bên ngoài, rất dễ gặp các ý kiến người Sài Gòn chê người Hà Nội trong khi ngược lại, hầu như không thấy người Hà Nội chê người Sài Gòn. Tôi nghĩ vấn đề ở đây cũng do văn hóa, người Hà Nội thường politically correct khi phát biểu hơn là người Sài Gòn. Và tuy conservative hơn Sài Gòn về mặt quan điểm nhưng người Hà Nội lại có thói quen tránh bất đồng vì lý do “tế nhị” nên nếu chê người Sài Gòn thì thường là chỉ khi người Hà Nội nói chuyện với nhau, chứ hiếm khi lại chê công khai trước mặt người Sài Gòn. Một ví dụ, khi nói chuyện giữa người Bắc và người Nam, nhiều bạn người Nam chê không tiếc lời người Hà Nội hay người Bắc mà không quan tâm tới việc người đối thoại cũng là người Hà Nội sẽ có cảm giác thế nào. Theo quan điểm của người Hà Nội thì như thế là bất lịch sự hay thiếu tế nhị, nhất là nếu chưa thực sự thân thiết nhau. Trong các trường hợp tương tự, hiếm khi người Hà Nội lên tiếng chê người miền Nam trong khi nói chuyện với một người bạn miền Nam. Ngay cả nếu không thực sự bằng lòng, họ cũng sẽ né tránh hoặc sẽ trả lời bằng những câu chung chung, theo các quy mẫu có sẵn, chứ không phản ứng tức thời kiểu “Tớ thấy người Sài Gòn rất thô lỗ, tất nhiên không phải tất cả…”. Nếu bạn nghĩ thái độ đó là không thành thực hay là nghĩ thế này, nói thế khác thì hãy thử đặt vào trường hợp một người ngoại quốc nói với bạn là “I think Vietnamese suck. They’re rude and mean...” Cũng có thể cá nhân bạn sẽ không tự ái trước một câu nói như thế nhưng sẽ có rất nhiều người khác cảm thấy tự ái hay bị xúc phạm.

Hơn nữa, trong các stereotype về bản thân và về các nhóm khác, có một cái phổ biến là thái độ trịnh thượng elitist của nhiều người Hà Nội khi nhìn về dân cư ở các vùng khác. Trong thái độ trịnh thượng này, người Việt Nam được chia thành hai nhóm chính: người Hà Nội và người các nơi khác không phải Hà Nội. Thái độ kỳ thị khi ngầm khi lộ này không chỉ với người miền Nam mà cả với các nơi khác ở miền Bắc. Những người xuất thân ở các tỉnh khác đều bị coi là nhà quê trong mắt người Hà Nội, chỉ có Nam Định và Hải Phòng thì không bị coi là nhà quê mà là nửa tỉnh nửa quê. Rất nhiều người Hà Nội ưa thích việc chế giễu accent của người Nam Định, Hải Phòng hay Thanh Hóa một cách công khai dù có khi đời bố mẹ của họ cũng là từ các nơi này. Với người miền Nam hay cụ thể hơn là người Sài Gòn, người Hà Nội nhìn một cách vừa hơi trịch thượng vừa hơi ghen tị, gần với cách nhìn của một nhà quý tộc bần cùng trước một nhà tư sản mới nổi. Người Sài Gòn được coi thuộc về một xứ sở khác, tuy chung tiếng nói nhưng đã khác biệt quá nhiều về văn hóa. Trong mắt người Hà Nội, người Sài Gòn thẳng tính, bộc trực và có thể giàu có, nhưng lại bị coi là kém cỏi hơn về mặt văn hóa. Do vậy trong cách đối xử của người Hà Nội với người Sài Gòn thường có một cái gì đó hơi trịch thượng mà chắc chắn là nhiều người Sài Gòn cũng tự cảm thấy, và tôi nghĩ chính việc này mới là lý do khiến nhiều người Sài Gòn bất mãn hơn cả với Hà Nội.

Thái độ tiêu cực của nhiều người Sài Gòn với người Hà Nội xuất phát từ điểm này, từ sự khó chịu do bị coi là thấp kém hơn người Hà Nội. Và với cảm giác bị cho là thấp kém hơn, nhiều người Sài Gòn trả đũa bằng cách liệt kê tất cả những gì họ thấy Hà Nội kém hơn Sài Gòn, để chứng minh là Hà Nội rất tệ và người Hà Nội thì không những không sâu sắc mà chỉ hời hợt, kiêu căng và “tinh vi”. Đó không phải là thái độ hay nhưng lại là thái độ phản ứng rất phổ biến của người Việt (cả người Nam lẫn người Bắc).

Đó cũng là lý do có nhiều người Nam ghét người Bắc ở một mức độ đáng ngạc nhiên và khó lý giải về lý trí (tất nhiên còn có cả lý do chính trị nữa nhưng tạm bỏ nó ra). Trong khi rất hiếm người Bắc ghét người Nam một cách thực sự (nhưng lại hay coi thường).

Mà thôi, nói chuyện chủ nghĩa vùng miền này thì vô cùng, gần đây Taylor, giáo sư sử học ở Cornell còn bảo là Việt Nam làm gì có chủ nghĩa dân tộc, chỉ có chủ nghĩa vùng miền thôi. Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán thực ra là để giải quyết mâu thuẫn giữa dân Thanh Nghệ (Hoan Ái) với dân Bắc Bộ (Giao Châu). Hay Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh cũng chủ yếu là xung đột giữa dân Thanh Nghệ với dân Bắc Bộ. Hay vụ án Lệ Chi Viên và cái chết của Nguyễn Trãi cũng là do đấu đá nội bộ của dân Thanh Hóa với dân đồng bằng châu thổ sông Hồng (gần hơn thì có chuyện bác Phiêu nhỉ ).

Tóm lại, trong không khí cả nước nô nức lập thành tích chào mừng Việt Nam được kết nạp làm thành viên Tổ chức Thương mại thế giới và kỷ nguyên thời đại thế giới phẳng và thế giới không dây, chúng ta nên vượt qua các ấn tượng không hay về vùng miền, những sản phẩm của nền văn hóa nông nghiệp khép kín. It sucks, though sometimes it’s quite fun to ridicule “the others”.

50 comments:

  1. Bài này của anh hay quá. Nhưng em lại có cảm giác, không biết anh đặt ra bài viết này để chỉ đơn thuần nói lên một số suy nghĩ của mình, hay còn là một dạng "trả đũa" người Sài Gòn ???

    ReplyDelete
  2. Truoc het em phai chui bon tu ban boc lot, thu bay ma em cung phai lam viec den tan gan nua dem, nen em moi co thoi gian va khong gian thuan tien de ma comment trong khi cac senior staff dang tranh cai, a khong thao luan cang thang.
    Phan anh Linh da phan tich cung hop ly. Em co mot so suy nghi them:
    - Doc nhung cai nay lien tuong den cau chuyen rong lon hon cua chau Au va My. Chau Au kieu hanh, gia nua, luon khinh thuong nuoc My thap kem hon ve van hoa. The nhung trung tam cua sang tao va dot pha ngay nay da chuyen ve dau thi ai cung nhan thay. Chau Au co the khinh thuong nuoc My tap nham voi du cac thanh phan nen sinh ra mot so chuyen nuc cuoi nhung khong the khong nhan thay nuoc My so huu va thu hut duoc mot bo phan cac bo oc uu tu co kha nang tao nen su khac biet. Sai Gon co the xuat hien voi day du ve xo bo cua dan tu chieng nhung chac chan no co mot bo phan uu tu (cho du it oi/tong dan so, cai nay khong chac), chu neu khong thi lam sao HN va SG lai khac nhau nhu hien nay.
    - Ha Noi co mot ganh nang, va cung la mot ao tuong ve su vuot troi cua minh ve van hoa, ve gout...can phai go bo So voi so dong dan chung Viet Nam cach day nua the ky chi biet cuoc dat thi dung la co mot thieu so duoc tiep can ti teo van hoa. Ngay nay dieu kien tiep can da mo rong cho so dong du de nhan thay nhung thu "thanh lich, tao nha" cua ta xua kia so voi the gioi primitive nhu the nao (tuong tu truong hop tri thuc Viet). Chau Au qua thuc co mot lich su de ma kieu hanh va ... hap hoi :) chu Ha Noi da tung co cai gi dau de mai phai bo buoc minh?
    - Khi nguoi ta tu coi minh co mot cai gi do vuot troi, nguoi ta chi co the duoc nguoi khac chap nhan khi nguoi ta thuc su vuot troi. Con neu khong hon (tham chi con kem) ma cu nam nay thang khac tu minh ngoi ca minh thi nguoi khac ngua mieng nguoi ta che bai la dung roi.
    Ket luan: Che cang nhieu cang tot, che tich cuc hang hai, cho sang mat ra, de thay doi. Day, chau Au con cung cuc chay theo My roi day nay.

    ReplyDelete
  3. Người ta ghét người ta mới nói. Mình làm người ta ghét thì phải để người ta nói, để còn tỉnh táo mà biết mình như thế nào chứ! Con người ai chẳng có thiếu sót, có hoàn hảo như Đảng Cộng Sản đâu mà không cho người khác nói xấu, tuyên truyền ;)

    ReplyDelete
  4. Không phải là không được nói, mà nên nhìn nhận vấn đề một cách tích cực và có tính xây dựng. Theo quan điểm của Đảng là phải thế, phê bình cần đi đôi với tự phê bình.;)

    ReplyDelete
  5. @Aissosphieus:Hehe :D. Em không thấy anh nói người Hà Nội hay có thái độ trịnh thượng, elitist và hay giễu cợt dân các vùng khác à.

    ReplyDelete
  6. Không hoàn toàn đồng ý với cách lý giải của aLinh về chủ nghĩa vùng miền Nam-Bắc Việt Nam ở một số điểm :
    1. A Linh viết : "Với người miền Nam hay cụ thể hơn là người Sài Gòn, người Hà Nội nhìn một cách vừa hơi trịnh thượng vừa hơi ghen tị, gần với cách nhìn của một nhà quý tộc bần cùng trước một nhà tư sản mới nổi. Người Sài Gòn được coi thuộc về một xứ sở khác, tuy chung tiếng nói nhưng đã khác biệt quá nhiều về văn hóa. Trong mắt người Hà Nội, người Sài Gòn thẳng tính, bộc trực và có thể giàu có, nhưng lại bị coi là kém cỏi hơn về mặt văn hóa. Do vậy trong cách đối xử của người Hà Nội với người Sài Gòn thường có một cái gì đó hơi trịnh thượng mà chắc chắn là nhiều người Sài Gòn cũng tự cảm thấy, và tôi nghĩ chính việc này mới là lý do khiến nhiều người Sài Gòn bất mãn hơn cả với Hà Nội"

    Cái này dường như là quan điểm và cảm nhận cá nhân của riêng anh thôi. Theo em thì người Hà Nội không trịch thượng với người Sài Gòn, trái lại có vẻ nể & e dè nhiều hơn. Giống như một người hàng xóm ở gần đã lâu nhưng không thân.Biết người ta hay ho mà không dám tiếp cận, bởi nhát và thật ra không đủ hào hiệp quảng giao để chủ động làm thân.

    Thật lạ là văn hóa hai miền, sau hơn 30 năm thống nhất đất nước, vẫn như trời cao với vực sâu, khó tìm được mối giao hòa. Phải chăng khoảng cách địa lý hơn 2000 km đóng một vai trò nào đó trong sự xa cách này ? Hay do sự thiếu nỗ lực cần thiết (hay là sự bất lực ???) của các vị chức sắc nước nhà để xích hai miền lại gần nhau ? Hay mối liên hệ của miền Nam với quá khứ còn quá sâu sắc khiến cho sự hòa hợp với nửa kia của đất nước là gần như không thể ?

    2. A Linh viết : "Thái độ tiêu cực của nhiều người Sài Gòn với người Hà Nội xuất phát từ điểm này, từ sự khó chịu do bị coi là thấp kém hơn người Hà Nội. Và với cảm giác bị cho là thấp kém hơn, nhiều người Sài Gòn trả đũa bằng cách liệt kê tất cả những gì họ thấy Hà Nội kém hơn Sài Gòn, để chứng minh là Hà Nội rất tệ và người Hà Nội thì không những không sâu sắc mà chỉ hời hợt, kiêu căng và “tinh vi”

    Em cho rằng người Sài Gòn chê thật lòng, không hẳn vì cay cú người Hà Nội trịch thượng. Người Hà Nội thật sự có nhiều điểm đáng bị chê hơn người Sài Gòn. Và đáng buồn là người Sài Gòn chê đúng.

    3. A Linh viết :" Tôi nghĩ vấn đề ở đây cũng do văn hóa, người Hà Nội thường politically correct khi phát biểu hơn là người Sài Gòn. Và tuy conservative hơn Sài Gòn về mặt quan điểm nhưng người Hà Nội lại có thói quen tránh bất đồng vì lý do “tế nhị” nên nếu chê người Sài Gòn thì thường là chỉ khi người Hà Nội nói chuyện với nhau, chứ hiếm khi lại chê công khai trước mặt người Sài Gòn"

    Vòng vo, lắt léo, không thẳng thắn là thuộc tính của người Bắc. Ngại đối đầu trực diện bởi sợ mất lòng và không quen tiếp nhận sự thật như nó vốn là vậy :p. Người Sài Gòn thẳng thắn, nhưng kiểu thẳng của họ không phải vì thế mà kém phần tế nhị. Khi góp ý hoặc phát biểu thẳng thắn, đa phần họ vẫn điềm đạm và thậm chí biết cách hài hước để giảm nhẹ độ căng của tình huống. Đặc biệt ít để bụng. Chuyện nào ra chuyện đó. Về điểm này, tính cách của người Sài Gòn khá gần với các bạn Tây.

    Đã có một thời gian (đủ dài) sống với các bạn Sài Gòn nên có một vài cảm nhận như thế.

    ReplyDelete
  7. Nhân đây có ý kiến về luận điểm của bạn Hoài Anh về ưu thế châu Âu và Mỹ :
    Bạn Hoài Anh viết :
    " Doc nhung cai nay lien tuong den cau chuyen rong lon hon cua chau Au va My. Chau Au kieu hanh, gia nua, luon khinh thuong nuoc My thap kem hon ve van hoa. The nhung trung tam cua sang tao va dot pha ngay nay da chuyen ve dau thi ai cung nhan thay. Chau Au co the khinh thuong nuoc My tap nham voi du cac thanh phan nen sinh ra mot so chuyen nuc cuoi nhung khong the khong nhan thay nuoc My so huu va thu hut duoc mot bo phan cac bo oc uu tu co kha nang tao nen su khac biet. Sai Gon co the xuat hien voi day du ve xo bo cua dan tu chieng nhung chac chan no co mot bo phan uu tu (cho du it oi/tong dan so, cai nay khong chac), chu neu khong thi lam sao HN va SG lai khac nhau nhu hien nay"

    Theo mình thì đến một thời điểm nào đó (không còn xa lắm), thế thượng phong sẽ từ Mỹ quay trở về với châu Âu lục địa già. Khi nước Mỹ mệt mỏi với "đồng tiền xương máu" và không lý giải nổi tại sao mình phải điên cuồng làm người hùng cho cả thế giới để làm gì, những giá trị của châu Âu lục địa già sẽ lại lên ngôi.
    Tương tự đối với vấn đề Hà Nội-Sài Gòn. Người Hà Nội với truyền thống văn hóa lịch sử lâu dài cũng sẽ nắm thế thượng phong, dù rằng Sài Gòn có thể là đầu tàu kinh tế. Hẳn vì lý do này mà anh Linh cho rằng người Hà Nội giữ thái độ trịch thượng với người Sài Gòn :p.

    ReplyDelete
  8. "chu Ha Noi da tung co cai gi dau de mai phai bo buoc minh?" (@hoaianh)

    Khi gặp bạn Phanxine ở LA có một nhận xét là người đâu mà nói năng từ tốn dễ chịu thế! Nhớ lại lời nhận xét của mẹ tôi hai chục năm trước khi tới đất Sài Gòn. Mẹ tôi bảo người Sài Gòn đáng yêu lắm. Bây giờ sau nhiều trải nghiệm tôi nghĩ rằng đó là hình ảnh phổ biến của người Việt ở các thành thị hơn nửa thế kỷ về trước. Người Việt thời kỳ đó về trước quả thật có phong thái rất đáng mến. Điều này còn sót lại ở một vài người bạn lớn tuổi của tôi. Họ là người Hà Nội chính gốc. Tuy nhiên, với những người bây giờ còn sống ở Hà Nội thì đến đời con cháu không cư xử được như thế nữa.

    Hồi tôi học đại học có một bạn cùng trường là Việt kiều. Ở người bạn này có sự mẫn tiệp và hòa nhã giống với những người bạn Hà Nội. Sau mới biết hóa ra bố của bạn ấy cũng là người Hà Nội trước 54.

    Tôi nghĩ rằng đã từng có một Hà Nội rất đẹp như vậy. Hà Nội bây giờ cũng có cái đẹp của nó, nhưng không phải ai cũng thấy. Có thể sau chục năm nữa, khi Hà Nội biến thành một dạng Bangkok nào đó, rồi ta mới nhận ra Hà Nội bây giờ đẹp thế nào.

    ReplyDelete
  9. Em thích entry này của anh Linh vì anh đã đặt vấn đề về regionalism - chủ nghĩa vùng miền - một cách gentle và gợi lên rất nhiều suy nghĩ đằng sau những điều rất cụ thể là Hà Nội-Sài Gòn. Dĩ nhiên chuyện người Sài Gòn với người Hà Nội thì còn nhiều điều để nói, trong đó có một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ là sự thay đổi từng ngày từng giờ của cả hai thành phố này. Cá nhân em luôn mong sau này có khoảng 2-3 năm sống ở Sài Gòn để hiểu thêm về văn hóa và tính cách Sài Gòn, vì mới 1 lần vào Sài Gòn được các bạn Sài Gòn đưa đi chơi, đi ăn và nói chuyện đã thấy mê rồi :).

    Thanks for the entry!

    ReplyDelete
  10. Xin loi vi khong go duoc tieng Viet.

    To nghi la van hoa -bao gom ca cach ung xu giua nguoi voi nguoi - luon la thu duoc tich tu qua nhieu doi. HN xua du sao van la noi quy tu gioi giau co quy toc cua VN. Nhung nguoi sinh ra trong cac gia dinh giau co, duong nhien se co dieu kien hon de tiep can voi nhung thu cung van minh lich su khac (hoc truong tot, duoc di day di do mo mang tam nhin, co co hoi giao luu), kha nang la ho se khá hon cac the he truoc. Qua quá trinh chon loc vai doi nhu vay, tu dung se sinh ra mot lop nguoi dang hoang tu te, nen tang giao duc gia dinh cung duoc hinh thanh.

    HN noi rieng va VN noi chung vua trai qua nhieu bien co lich su, va theo do la cac cu soc van hoa, vi du cach mang ruong dat, di cu vao Nam, hoac bao cap truong ky - cho nen mat chung la kem hon thoi xua. Dieu ay cung co the tim thay o TQ noi chung va Bac Kinh noi rieng. Ca mot dat nuoc rong voi dan so dong va van hoa huy hoang nhu vay, vay ma bay gio phai hoc cach di dung chao hoi de khoi then mat Olimpics 2008.

    ReplyDelete
  11. Cá nhân em nghĩ người SG dễ chiụ, tất nhiên không phải là tất cả :) cuộc sống ở SG làm người ta thấy mình sống, còn ở HN, nhiều khi là sự tồn tại.
    Ngươì Hà Nội hay xét nét, bắt bẻ, tất nhiên không phải là tất cả.
    Ngày xưa em ở Hàng Trống, bên cạnh có 1 gia đình có anh con trai cả đời không đi đâu, muà hè năm trước có đi Đồ Sơn một lần kể 3 năm chưa hết chuyện... học hết lớp 12 ở nhà mở quán nước, nhưng nói chuyên thì toàn chuyện văn phòng Chính phủ hoặc Trung ương. :) tất nhiên không phaỉ tất cả ngươì HN đều thế (cái câu này y như bảo bôí)
    Bây giờ các bạn HN vẫn giễu mỗi khi em thể hiện sự vui sướng với cuộc sống ở SG. Nói em nhiễm văn minh trà đá, khi em khen và bày tỏ sự ngưỡng mộ vơí Dustin Nguyễn- thì bị noí là: đúng là SG hoá quá rồi, tin những cái vớ vẩn, hơì hợt y như... dân SG vậy. (tất nhiên không phaỉ là tất cả) cái câu này nghe quen như Nam Cao viết Chí Phèo!
    @Bạn Nhị Linh đâu rôì?

    ReplyDelete
  12. Bai nay viet cam tinh qua. Chuyen ki thi vung mien thi nuoc nao chang co ha ban Linh?

    ReplyDelete
  13. Mình từng sống ở cả 2 vùng nên thấy cái hay cái dở của cả 2 vùng ngang nhau. Bây giờ mình sống ở Hn và vẫn rất quý mến và thích thú khi nhắc đến SG. Nhưng có điều lạ là khi sống ở SG, mình nhớ HN một cách khủng khiếp. Không giải thích nổi :)

    ReplyDelete
  14. @Hana: Tớ cũng nói prototype vùng miền là những cái nước nào cũng có: giữa châu Âu và Mỹ, giữa Anh và Scotland, giữa miền Bắc và miền Nam Mỹ, giữa New England, Midwest và the South…Nhưng việc nước nào cũng có không có nghĩa là mình không thử tìm cách phân tích nguyên nhân và các vấn đề của nó ở nước mình. Sự cảm tính hẳn là không tránh được, nhưng trong bài này thực sự tớ không nghĩ là mình cảm tính mà đang trình bày ở góc độ khách quan với tư cách người quan sát.

    ReplyDelete
  15. @Jazzy: Thái độ trịnh thượng của người Hà Nội với người Sài Gòn là cái rất dễ nhận thấy, ví dụ em đọc báo hay đọc entry của bạn phanxine khi bạn viết về cái stereotype là phim Hà Nội nghệ thuật, phim Sài Gòn thương mại là có thể thấy. Đó là trên báo chí, nhưng báo chí cũng phản ánh trạng thái tâm lý của không ít người. Trong cách đối xử hàng ngày, thái độ trịnh thượng này khó nhận ra hơn, vì như anh nói, dân Hà Nội không thích va chạm và tránh thể hiện trực tiếp suy nghĩ của mình, nhưng nếu tinh ý thì vẫn có thể thấy điều này, nhất là ở những người ít có điều kiện tiếp xúc với bên ngoài. Với lại trịnh thượng cũng không mâu thuẫn với nể và e dè. Một nhà quý tộc bần cùng sẽ vừa nể và e dè với một nhà tư sản giàu có nhưng mặt khác sẽ vẫn trịnh thượng và coi thường nhà tư sản theo cách của họ.
    Anh cũng không nói là người Sài Gòn chê không đúng mà anh nghĩ là cái họ khiến bức xúc nhất chính là thái độ trịnh thượng đó trong cách đối xử với Sài Gòn. Cũng như người Mỹ hay chế giễu dân châu Âu, nhất là dân Pháp vì cho rằng bọn này giả dối, trịnh thượng, chỉ giỏi cái mã bề ngoài chứ thực chất thì rỗng...

    ReplyDelete
  16. Lâu chưa có dịp comment, lại thấy bài nọ bài kia chen chúc về chủ nghĩa vùng miền, đề tài cũ quá ko buồn tranh luận nữa. Chỉ thêm một ý mà bác Linh chưa nhắc tới, đó là về lý do tại sao người Nam luôn có tâm lý anti-Bắc và có khi còn thể hiện trực tiếp điều đó ra. Tớ nghĩ, chưa kể đến tâm lí xa xưa từ thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, rồi chiến tranh Nam - Bắc gần đây, thì phần lớn tâm lý đó vẫn xuất phát từ những đau khổ, chịu đựng của người Nam từ sau 75. Thời gian vẫn chưa đủ dài, và cũng chưa có nhiều liệu pháp đáng kể để những vết thương như vậy có thể lành hoàn toàn được. Nếu là người Bắc (hoặc gốc Bắc vào Nam sau 75), tức là ở vị trí của người chiến thắng, được hưởng lợi, thì khó có thể thấm thía được nỗi đau và những uất ức của họ. Lại bị một bộ máy tuyên truyền một chiều đè lên, đâm ra những cái kiểu ẩn ức dễ chui vào tiềm thức người Nam, cho nên hay xuất hiện những suy nghĩ anti-Bắc một cách tự nhiên mà ko hiểu là tại sao lại như vậy.

    Đấy là về việc người Nam anti-Bắc. Còn người Bắc mà vẫn anti-Nam một cách tự nhiên và trắng trợn thì ... bó tay, như em HA đã nói, người Bắc chả có gì đáng kể như châu Âu để mà có thể kiêu hãnh được như thế. Nhiều lúc từ ngoài nhìn vào tâm lý vùng miền này, tớ thấy nó buồn + cười, chẳng khác như khi mình ở thành phố, về quê thì thấy xóm Đông chê xóm Đoài vậy =))

    ReplyDelete
  17. Không có gì. Dân Hải Phòng vẫn đi giữa lòng Hà Nội chưởi HN nhà quê mà. Từ 'nhà quê' bây giờ không mang nghĩa 'chân đất mắt toét' - nghĩa đen, mà nghiêng về 'không sành điệu, không công nghiệp, không thông thoáng'. Thế thôi. Vì thế, Saigonese có thể gọi Hanoian là nhà quê cũng chẳng sao. Chê nhau một chút để tiến bộ ấy mà.

    ReplyDelete
  18. Tớ có bạn thân ở khắp các vùng miền: Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ... và nói chung là chả thấy có khác biệt gì giữa các bạn ở các miền khác nhau đấy cả. Tất cả đều rất nice, hiểu biết và hết lòng với bạn bè.
    Tại sao cứ phải phân biệt vùng miền nhỉ? Chỉ những người có vấn đề trong brain mới thấy lăn tăn về 3 cái chuyện địa phương chủ nghĩa. Hanoian chưa chắc đã hay mà Saigonese chưa chắc đã dở.

    ReplyDelete
  19. @ Le: Thieu so HN co phong cach gi day thanh lich hon dai bo phan dan VN day phai noi la thieu so cuc it, va xin loi phai noi rang thanh lich day la so voi standard dan Viet thoi ay phan lon chi co cuoc dat roi toi ve di ngu, phan dong khong biet chu noi gi den nghe nhac doc tho, cho nen la biet uong tra voi doc vai cuon sach Phap cung thanh dinh cao roi. Ngay nay van the a, van thang tu hoa loa ken, pho*? khong duoc co gia´, pho^´ co^? nhat dinh phai bao ton, HN phai la the nay the kia... o HN nghi khac da kho, lam khac lai cang kho.
    @ Jazzy: Chau Au da co nhieu thanh tuu va co vai tro lich su cua no, cac gia tri cua no se van duoc tran trong, My cung phat trien tren nheu phan gia tri chau Au day chu, nhung the thuong phong thi chau Au lam sao lay lai duoc khi ma mot lu Do Thai dau to dang cam dau o New York va khong ngai banh truong va Trung Quoc thi phinh ra nhu vu bao :). HN cung the thoi, neu khong thay doi thi duoi theo cac vung khac con kho, noi gi den chuyen gianh lai vi the no kia. Phat trien duoc theo huong Washington voi Boston nhu anh Linh noi thi qua tot, nhung ma cu theo da nay thi chuyen day cung la nam mo.
    Che HN cong nhan suong, that la mot viec de dang, cu che cho nao cung dung duoc. Bay gio chuyen sang che SG di thoi :D

    ReplyDelete
  20. Chị yêu Hà Nội, nhưng điều đó đâu có làm cho chị không nghe trẻ con Hà Nội chửi bậy, vừa kinh hoàng vừa buồn cười. Tại đân Hà Nội hay nói, mà nói nhiều thì bị lạm phát ngôn ngữ, mai đây không còn đủ tiếng để đưa đẩy, cưa cẩm và chửi nhau nữa. Vì vậy cứ phải phát minh ra tiếng mới, như lạm phát thì cứ phải in thêm giấy bạc 500K rồi 1000K để xài vậy. Hà Nội là trung tâm tiếng lóng đó thôi.

    Hà Nội rất quyến rũ, mấy bà chằn bán bún cũng quyến rũ.

    ReplyDelete
  21. @ aLinh: Chỉ có bạn Phanxine tự ái nghề nghiệp khi bị người Hà nội chê "phim Hà Nội nghệ thuật, phim Sài Gòn thương mại" thôi. Còn lại các ý kiến khác của người Sài Gòn về người Hà Nội đều xoay quanh vấn đề văn hóa sống, ứng xử hàng ngày - những điều đập vào mắt, vào tai họ.
    Còn chuyện người Hà nội chê "phim Hà Nội nghệ thuật, phim Sài Gòn thương mại", em thấy không hẳn đã là mộ thái độ trịch thượng. Đó chỉ đơn thuần là nhận xét thôi. Người Hà Nội đánh giá phim Sài Gòn theo lối tư duy thâm trầm và "thế sự" của họ. Khen, chê không hẳn đã là trịch thượng, bởi có nhiều điểm người Hà Nội vẫn thừa nhận người Sài Gòn ưu việt hơn hẳn. Do đó em nghĩ cái khiến người Sài Gòn bức xúc nhất không phải chuyện người Hà Nội trịch thượng mà chính là cái văn hóa sống đáng báo động của Hà Nội khiến họ bị sốc, từ những chuyện nhỏ nhặt nhất.
    Chuyện mâu thuẫn văn hóa vùng miền này quả thật là một vấn đề lớn rất đáng bàn. Có khi cần hẳn một nghiên cứu chuyên biệt về đề tài này, giống như một số nhà nghiên cứu đã làm với chủ đề "ngưòi Việt xấu xí" vậy.Nhưng nghiên cứu xong, bàn xong thì phải làm một cái gì đó cụ thể để cải thiện tình hình chứ cứ để thế này thì thật sự đáng lo ngại cho văn hóa Hà Nội và văn hóa Việt Nam nói chung.

    ReplyDelete
  22. Hoi truoc o cho em hoc, noi co nguoi Nam va nguoi Bac tron lan nhieu thi ti le trai Nam - gai Bac / trai Bac - gai Nam la khoang 1:5. Nhieu khi cung tuy cach the hien cua tung nguoi nhung nhin chung gai Nam thuong duoc coi la co ve hien lanh, de chiu, chieu chong, noi chung la "phu nu". Nhin cac chi ban em thi em thay cung dung dung.
    Ngay nay thi con dat dau bo me ngoi day nen con dau con re mien nao me chong me vo cung chap nhan het, co la may roi con gi nua :D.

    ReplyDelete
  23. "Human development", that's just wordplay :), it's all coming back exactly to what u mentioned: economy, political and military power.
    Minh chi sinh o HN thoi, lon len o SG, hien gio cung khong o VN, tat nhien minh la dan tu chieng khong phai la nguoi HN, nhung tuong lai xa xa cung rat co the ve song o HN, chu yeu vi ly do gia dinh va cong viec.

    ReplyDelete
  24. Trịch thượng chứ không phải trịnh thượng.

    ReplyDelete
  25. em nghi tat ca y kien, thanh kien deu xuat phat tu ca nhan toi ca nhan ca thoi.Ngay ca bai viet cua anh, theo em thay cung chut it gi do thien vi ng HN...hehehe. Tot nhat , chui ai nen chui thang mat, chu dung noi " cai bon ay...". Cung la ng VN ca, co mat gi dau nhi? ma van hoa con ng voi nhau, dau can phai chia re phe phai, vung mien, nghe buon qua...

    ReplyDelete
  26. Điều đầu tiên muốn bày tỏ là em rất thích bài này của anh Linh.

    Có một lý do mà em cho là cũng góp phần không nhỏ để nâng cao định kiến với người HN của người SG, đó là cuộc chiến tranh mới kết thúc hơn 30 năm trước. Một số lượng người không nhỏ cho rằng người miền Bắc (mà đứng đầu là Hà Nội) đã vào xâm chiếm tước đi nền cộng hòa và cuộc sống phồn vinh của họ. Chiến tranh kết thúc, những vấn đề như thuyền nhân, cải tạo,... đã đào sâu thêm sự bất mãn với người HN. Đến khi SG chiếm được ưu thế về mặt kinh tế so với HN, thì người trong đó bắt đầu có đủ tự tin để cụ thể hóa một cách hả hê những bất mãn và định kiến của mình.

    ReplyDelete
  27. Haha, hôm qua em đã mất một tiếng ngồi gõ blog về chuyện này. Và ý kiến của em thì đó chẳng qua là vấn đề thói quen, người ta sống ở đâu, được và bị xây dựng trong đầu óc một quan niệm về giá trị của mình. Nhiều khi nó không hẳn là đúng, nhưng khi gặp cái ngược lại họ sẽ tự nhiên phản ứng. Nhất là khi cái kia nó lại không coi mình bằng nó, thế là lạ càng phải phản ứng. Em nghĩ rằng khi người ta cảm thấy mình trong trạng thái open khi tới một vùng văn hóa khác, và người ta sống đủ lâu, cũng như đủ lý trí để thấy rõ được xấu tốt ở nơi đó, họ sẽ nói một cách đúng hơn.

    Phan Xi Nê ra HN ở một tháng.
    Bạn em vào SG làm việc hai tháng.

    Cả hai đều lên tiếng phê phán. Nhưng khi người ta sống được 3, 4 năm hay hơn nữa, người ta sẽ biết được chính xác đặc điểm của nơi đó là gì.

    Ở trên có chị Cát Khuê nói rằng ở HN nhiều khi sống chỉ là tồn tại. Em không tin như vậy, bởi vì em đã biết có những người sống ở SG thật lâu, chán nản và bỏ về Bắc vì ở trong đó họ không có cảm giác mình đang sống, chạy và không chạy một cách vô nghĩa. Cả hai thành phố này đều là những nơi có nhiều người dân từ các vùng khác nhau đổ về, tất nhiên SG là một đô thị ít tuổi hơn, họ chấp nhận hết còn HN sẽ nảy sinh ra vấn đề phân biệt HN gốc và thế này thế nọ. Nhưng sống ở đâu, sống như thế nào thì đó là vấn đề cá nhân và khả năng thích ứng của họ với môi trường đó.

    Tranh luận thì thế nào ai cũng có lý của mình, nhưng dù sao người Việt ta cũng hay có cái trò: “Yêu thì yêu cả đường đi, Ghét thì ghét cả tông ti họ hàng”. Nhiều khi thấy may vì mình không thuộc cả hai nơi trên, cứ ngồi giữa mà cười thôi. Hé hé!

    ReplyDelete
  28. chủ đề kiểu này bao giờ cũng nhiều comment nhỉ? Nhưng kệ, cứ góp thêm ý nữa là em thích người Sài Gòn. Người SG chê người HN có thể vì một số lý do như anh đã nói, nhưng nói một cách thẳng thắn là người miền Bắc nói chung, HN nói riêng, khéo léo quá, hay ăn nói kiểu nước đôi, nhiều khi tới mức giả dối, thậm chí lừa lọc, vì thế mới làm người Nam họ ghét. Còn về service thì dĩ nhiên là không biết tới năm nào HN mới theo kịp SG nên đương nhiên nghe người Nam chê cũng phải thôi. Còn thực ra, vùng miền nào cũng có điều hay điều dở. Vấn đề là ở người sống và thái độ sống thôi, chứ cứ nhìn ra thiên hạ thì thực lòng khó mà cảm thấy sống được ở đâu :-(

    ReplyDelete
  29. @Nhặt cỏ: Thanks
    @một số bạn: Bạn không cảm giác có sự tồn tại của tư duy vùng miền trong mối quan hệ cá nhân của bạn thì không có nghĩa là tư duy này không tồn tại. Chẳng nhẽ mình cứ phải đi giải thích mãi là bài này bàn về tư duy vùng miền cứ không phải là để nói xấu Sài Gòn hay Hà Nội.

    ReplyDelete
  30. Nói thêm chuyện khác nhé. Mọi người nghĩ thế nào về các mối tình Hà Nội- Sài Gòn. Tớ thấy hình như trai Bắc với gái Nam có vẻ nhiều hơn trai Nam gái Bắc đúng không nhỉ. Tại sao lại thế? Thêm nữa, nhìn chung các bà mẹ chồng đều không thích con dâu là người miền kia, nhưng nhìn chung, có vẻ như các bà mẹ chồng miền Nam sẽ không thích con dâu miền Bắc (sợ nó đáo để?) nhiều hơn là các bà mẹ chồng miền Bắc với con dâu miền Nam?

    ReplyDelete
  31. @ bạn Hoài Anh : Hình như bạn không phải người Hà Nội ? ;)
    Thế thượng phong của một quốc gia theo cách bạn hiểu hình như chủ yếu thiên về tiềm lực kinh tế, chính trị, quân sự là chính. Nhưng ngày nay, có lẽ một quốc gia có được coi là hùng cường thật sự hay không được xem xét trên nhiều yếu tố liên quan đến "human development" nhiều hơn (trong đó yếu tố văn hóa, tư tưởng ngày càng chiếm vai trò quan trọng). Về mặt này, châu Âu có một gốc rễ căn bản và làm tốt hơn Mỹ trên nhiều phương diện. Nước Mỹ có đổ tiền đổ của ra cũng không thể tạo dựng nên cái đã được bồi đắp cả hàng nghìn năm ở châu Âu.

    @ aLinh: Em thấy trai Nam-gái Bắc cũng nhiều chứ. Tự dưng nhớ : "Này cô em Bắc Kỳ nho nhỏ". :D

    ReplyDelete
  32. À, anh Linh có nói đến việc người Mỹ luôn xem thường và chế nhạo người Pháp.
    Có một thực tế là người Pháp đang bị Mỹ át vía, cứ ngơ ngơ như bò đội nón :D. Từ trẻ đến già đều u mê mụ mẫm với những giá trị Mỹ và không tiếc lời tự xỉ vả chính mình. Nhưng ngược lại thì do được bao bọc ấm êm quen rồi, dân Pháp tuy thèm thuồng được tự do và hiệu quả như nước Mỹ vẫn cứ dúm cả lại không dám thò chân đi đường khác mà cứ vắt óc suy tư, day dứt, chiêm nghiệm, bàn cãi. Hình ảnh người Pháp ngày nay có cái gì đó bạc nhược, tức cười. Nước Pháp dường như đã mất đi tự tin vào chính mình.
    Giá người Pháp có được một tí bản lĩnh của người Trung Quốc thì chắc không đến nỗi mụ mị cả người đi trước người Mỹ như thế :D.

    ReplyDelete
  33. @Jazzy: “Thượng phong” thực ra chủ yếu xét trên các bình diện sau: thứ nhất là kinh tế, thứ hai là khoa học và thứ ba là văn hóa- nghệ thuật. Từ nửa sau thế kỷ 20 thì tất cả những mặt này đều nở rộ ở Mỹ trong khi châu Âu trở nên trì trệ. Cho tới thời điểm này châu Âu cũng vẫn quẩn quanh trong ánh hào quang giả tạo của mình, chưa thể hy vọng vượt được Mỹ được. Trong ba mặt anh nói thì chỉ duy nhất có mặt văn hóa- nghệ thuật là châu Âu chưa hoàn toàn bị Mỹ vượt xa thôi, nhưng là về các giá trị đỉnh cao còn tầm đại chúng và ảnh hưởng thì đã hoàn toàn thuộc về Mỹ.

    Tới giờ tuy châu Âu liên hiệp lại thành EU với hy vọng tạo ra sức mạnh đủ đối chọi với Mỹ nhưng chuyện đó còn xa lắm. Xã hội châu Âu không có khả năng linh hoạt, tự thích ứng như xã hội Mỹ, do nó là xã hội tương đối thuần chủng và giờ đây lại phải đối mặt với sự thiếu thuần chủng của chính bản thân nó. Cụ thể nhất là xem việc nước Pháp bối rối thế nào trong chính sách với người nhập cư là thấy. Nếu nước Mỹ phải lo ngại tới một thế lực đang lớn mạnh và làm suy thoái ảnh hưởng về kinh tế và chính trị của mình thì đó sẽ là Trung Quốc chứ không phải châu Âu. Thêm nữa, cần phân biệt nước Anh với châu Âu còn lại. Nước Anh trước những năm 80 là châu Âu, nhưng từ sau thời Thatcher thì nó gần với Mỹ về mọi mặt hơn là với châu Âu. Về mặt khoa học thì Mỹ đang chiếm vai trò chúa tể rồi và sẽ vẫn tiếp tục dẫn đầu về khoa học trên toàn thế giới. Về văn hóa, châu Âu vẫn có khả năng tạo ra các giá trị riêng của mình nhưng tầm ảnh hưởng của nó sẽ khá hạn hẹp trong một phạm vi nào đó trong khi văn hóa đại chúng thì vẫn là Mỹ đi đầu. Nước Pháp vẫn sẽ làm ra những bộ phim mà chẳng ai xem ngoài người Pháp trong khi các bộ phim Mỹ tiếp tục được chiếu đồng loạt ở các rạp trên toàn thế giới. Nước Đức sẽ vẫn tiếp tục chê bai điện ảnh Holywood nhưng sẽ lại nhảy lên sung sướng khi phim của mình được trao giải Oscar cho phim nước ngoài xuất sắc nhất :D.
    Tóm lại là không có lý do gì để nghĩ là trong thế kỷ 21, châu Âu có thể vượt được Mỹ, cũng như Hà Nội có thể vượt Sài Gòn!

    ReplyDelete
  34. À, chữ kinh tế ở trên nên được hiểu mở rộng thành kinh tế- chính trị.

    ReplyDelete
  35. Em thay cái argument cua anh Linh largely ignore the social class o Saigon. SG là mot do thi. tu hon 300 nam, rat diverse, roi có tho*ì kì duoc tây hóa ma.nh m~e, nen chac chan tao ra mot tang lop elite có ho.c, có van hóa, chang kém gì dan go^'c HN. Day la chua ke den mo^.t bo phan trí thuc goc Ba(ç cha.y vao SG sau nam 1954. The nen nhu*ñg suy luan kieu nhu* nguoi HN trich thuong ho*n hay nguoi SG bat mãn ho*n nghe buon cuoi lam. Nhu*ñg cái dó chac chi? áp du.ng cho các anh Hai Lúa mien Tay thoi, nhung mà Hai Lúa bay gio cuñg gioi lam roi, biet che ta.o duoc ca? máy bay mà. :D

    Van de thu 2 là cách xu*? su*. voi các remarks. Neu mà gap thang Tay nào che nguoi Viet là rude và mean, thì phai ba?o ngay là "you loser. Can't get on top then swallow it!" What's wrong with being rude & mean? Lay ví du. ve table etiquette nhé! Em thay bo.n Nhat & TQ có cái trò húp noodles chùn chu.t, bo.n nó càng thích thì càng lam noise. Trong khi mình thì an uong pha?i nhe. nhàng, và cho rang bo.n nó a(n uong nhu* lo*.n. Nói nhu* vay de^? thay cái su*. rude cuñg rat relative. Tuong tu*. nhu vay thoi, khi ai khen/chê gì ve mình thì cuñg hieu rang remarks cua ho. xuat phát tu*` he^. quy chieu cua ho, khong có nghia là ho. pha?i dúng/sai.

    ReplyDelete
  36. Ông Già Ba Tri xin được đóng góp môt ý kiến nho nhỏ :

    Muốn hiểu thái độ người SG và HN hảy đọc lại lịch sử VN từ năm 1945 tới nay ( 2007 ) , môt lịch sử đúng sự thật , không bóp méo một chiều và có thái độ khách quan phân tách thì sẽ hiểu rỏ . Nếu muốn hiểu sự suy nghĩ và thái độ người miến Nam thì hãy đọc lịch sử từ năm 1800 trở đi.

    ReplyDelete
  37. Cảm ơn vì bài viết rất hay của Linh, đặt vấn đề rất chính xác nhưng nhẹ nhàng và tinh tế. Tôi chỉ xin đóng góp thêm 1 số ý
    Về truyện ghen tị, chưa hẳn người HN gen tị mà có số đông người thành phố cũng thể hiện sự ghen tị với những người ở nơi khác đến lập nghiệp ở thành phố. Tôi đi ông tác ở TP nhiều, gặp các bác ở các vị trí chủ chốt toàn nói giọng bắc với miền Trung, có nhiều người buôn bán hay kinh doanh rất thành đạt ở đất Sàigòn nhưng cũng ko phải người thành phố. Và tôi nghe được nhiều sự than phiền của người thành phố về điều này.
    Tôi không phân biệt HN và Sài Gòn vì TP này còn trẻ quá , phủ Gia Đinh được sáng lập và và khẳng định chủ quyền cách đây mới có 300 năm bởi Nguyễn Hữu Cảnh quê Lệ Thuỷ - Quảng Bình cũng là quê bác Giáp, bác Diệm (và tôi :D), và ông mộ dân ở 2 huyện Lệ Thuỷ , Quảng Ninh để vào khai khẩn vùng đất mới Sài Gòn - Gia Định với câu nói rất nổi tiếng "nhất Đồng Nai, nhì 2 huyện" và với lý do này tôi coi những người TP gốc là đồng hương với tôi. 1 thành phố có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi để mọi người từ nhiều nơi đổ về làm ăn và phát triển nhưng trong thời gian chưa đủ lâu để có thể có được những cái bản sắc riêng, bản sắc của thành phố nói chung và con người nói riêng.
    Tôi có thấy nhiều comment của các bạn TP: "người Hà Nội nói năng kiểu cách, vòng vèo, không thẳng thắn ...", mỗi nơi đều có 1 hệ quy chiếu riêng về văn hoá, ngôn ngữ do vậy thật khó để các bạn đem hệ quy chiếu về văn hoá, ngôn ngữ của vùng Nam Bộ để đánh giá các đặc điểm trong hệ quy chiếu văn hoá, ngôn ngữ ...của vùng đồng bằng bắc bộ, vậy chắc hẳn các bạn trong Nam sẽ rất khó chịu khi biết rằng sự "thẳng thắn, bộc trực " trong hệ quy chiếu Nam Bộ sẽ thành "thô thiển, lỗ mãng" trong hệ quy chiếu bắc bộ. Rõ ràng là không nên có sự so sánh và đánh giá như vậy phải không.
    @ Cat Khue: Xin lỗi bạn là tôi thấy nực cười về cái commnent của bạn, tôi hiểu khái niệm sống và tồn tại của bạn là như thế nào.

    ReplyDelete
  38. Ái chà, có đồng chí trong này là đồng hương Lệ Thủy với mình rồi :D

    ReplyDelete
  39. Regionalism --> tiếng Việt mình gọi là Cục bộ địa phương phải không?

    bạn Linh nói: Và với cảm giác bị cho là thấp kém hơn, nhiều người Sài Gòn trả đũa bằng cách liệt kê tất cả những gì họ thấy Hà Nội kém hơn Sài Gòn, để chứng minh là Hà Nội rất tệ và người Hà Nội thì không những không sâu sắc mà chỉ hời hợt, kiêu căng và “tinh vi”.
    --> thật ra không hẳn là trả đũa, mà chỉ đơn giản là để cho thấy stereotype đánh giá ngơời miền Nam thế này thì nhìn lại người miền Bắc cũng tương tự, nhưng vì đã là stereotype nên người ta chỉ thấy cái họ muốn thấy, tin cái họ muốn tin và từ chối những điều không như họ từng nghĩ. Cũng như chuyện tui nói rằng Thanh Thảo ra HN gây ra cơn sốt làm kẹt xe, vẫn có bạn bảo 'chỉ là một số ít người mê cô đấy thôi' chứ không chấp nhận chuyện một ca sĩ như Thanh Thảo lại được giới teen Hà Nội (và có khi cả giới người lớn) hâm mộ vì điều đó làm tổn thương hình ảnh 'người Hà Nội' mà họ tin vào.
    Bản thân tui không ghét người Hà Nội, nhưng những sự khó chịu khi ra Hà Nội gặp phải mà tui thường hay nói với bạn bè để 'chia sẻ kinh nghiệm' đăng sau này ra HN tránh đừng bị theo vết xe đổ tạo ra một cảm giác là tui ghét HN (vì cho rằng nói ra những cái xấu, cái không hay của Hà Nội tức là ghét Hà Nội???). Thời gian sống lâu nhất ở HN là một tháng, ngoài ra mấy năm gần đây năm nào cũng phải ra HN, ăn uống, sinh hoạt, ở từ nơi bụi đời nhất cho đến nơi sang trọng nhất, lê lết khắp nơi, tui cũng thấy HN có nhiều điều độc đáo mà có lẽ SG không có được; nhưng ở vị thế của một thành phố Thủ Đô thì tui không chịu nổi HN lại như vậy
    Và nói thật lòng thì tui ghen tỵ với HN vì cái gì người ta cũng đầu tư vào Hà Nội cả, nhất là những gì liên quan đến điện ảnh. Những người làm phim ở HN quá sung sướng vì chả cần làm gì cứ nằm phè ra cũng có tiền làm phim, làm phim ế hay thất bại cũng chả chết ai, chả lo gì, nhưng lúc nào cũng than vãn đủ thứ điều và khinh bỉ những người làm phim trong Nam. Trong khi nhiều người trong Nam, nhất là những người trẻ, thì máu me làm phim, khao khát làm phim nhưng lại không có được nhiều cơ hội vì ở SG làm phim mà thất bại thì 90% chả ai mời làm phim nữa, chưa kể tới các cơ hội nước ngoài đầu tư thì chảy vô túi các bác ngoài Hà Nội cả, chả mấy khi các bạn miền Nam dù tài năng hơn gấp bội đi nữa cũng chả với tới được. Và tui ghen tỵ chuyện đó thật sự. Sắp tới nghe đâu các bác HN còn bu vào chia nhau mấy chục triệu đôla làm phim Thăng Long 1000 năm...
    Chán!

    ReplyDelete
  40. 1. Mặt trái của lòng tự hoà địa phương/dân tộc là nhiều khi tạo nên một bản ngã quá lớn... lớn đến mức mà người ta khó/không thể chấp nhận sự khác biệt của người đến từ vùng miền/đất nước khác.

    Chừng nào bản ngã đó còn thì Regionalism còn!

    2. Phải chi người HN học tập những nét hay trong đức tính của người SG và ngược lại, thế có phải cùng nhau hoàn thiện hơn không?

    Chê bai, kể xấu nhau mãi phỏng có ích gì!

    ReplyDelete
  41. Tóm lại là bài viết này của Linh thành công nhỉ. Nhiều Comment rất đặc sắc. Cách nói, viết và cách trả lời comment của Linh thì đặc chất "người Hà Nội" rồi.
    Nói đơn giản thôi nhé, mình là một sản phẩm của "trai nam - gái bắc", sinh ra ở HN và thường xuyên về Nam. Sự khác biệt về vùng miền văn hoá như Linh nói, không phải là vấn đề riêng của HN-SG hay VN nói chung, mà trên TG đâu cũng có - Và chính những điều này tạo nên cái người ta hay nói bây giờ "thương hiệu quốc gia - bản sắc văn hóa".

    Khen chê cũng là một cách thể hiện văn hoá. Mình sống với rất nhiều người thân, bạn bè là người Nam Bộ (nói chung, và SG nói riêng), cũng không hề thấy cái cách nói "phũ" mà một số bạn gọi là sự "thẳng thắn, bộc trực và chân thành". Ngược lại, cũng phải thừa nhận HN trong khoảng 15 năm trở lại đây thay đổi nhiều quá.

    Còn vấn đề chính trị hai miền Nam Bắc, không muốn lạm bàn. Chỉ đưa ra một ý kiến rất nhỏ thôi, không có cuộc chiến tranh nhân dân nào vô nghĩa, vô lý mà lại chiến thắng cả. Người nhà mình ở SG, có cả những người phía bên kia, cũng đi học tập cải tạo, có người di tản, có người ở lại... nhưng khi quay về VN, khi ra HN, chẳng có ai chê bai "người Hà Nội" và chê bai "nước Việt" như những người chưa từng trải nghiệm, mới sống, học tập và làm việc ở xa đất nước ... không chắc đã được một thập kỷ.

    ReplyDelete
  42. @ aLinh : Bàn về Mỹ với châu Âu trên cái này e rằng làm loãng chủ đề vùng miền ;). Tất nhiên xét về giá trị tuyệt đối thì châu Âu khó lại được với Mỹ. Song ý em thật ra là cổ suý cho các giá trị nhân bản của mô hình tư bản xã hội ở châu Âu bởi em theo thuyết "văn hóa đi trước, kinh tế bước theo" ;) và "quý hồ tinh bất quý hồ đa" :D. Từ "thượng phong" có lẽ dùng hơi lạm dụng ở đây, song muốn nhấn mạnh cái đích sau cùng của mọi vấn đề tăng trưởng kinh tế, khoa học kỹ thuật, chính trị v.v - phải là sự hài hoà của cuộc sống con người (an sinh xã hội, sức khoẻ, đời sống tinh thần v.v). Hẳn một phần do chú trọng nhiều hơn tới điều này mà châu Âu phải trả giá bằng tăng trưởng kinh tế kém hơn so với Mỹ v.v.

    @ Phanxine : Bác vẫn ấm ức chuyện nghề nghiệp ghê ! Tóm lại, chuyện tự ái nghề nghiệp và chuyện vùng miền, cái nào là chủ yếu ? ;)

    @ a_cup_of_tea : Có đi ra ngoài mới nhận rõ thêm mình có nhiều điểm yếu đến mức nào. Tự mình chê mình để mà tiến bộ thôi. Tôi nghĩ chẳng có ai ở đây chê bai người Hà Nội & nước Việt chỉ để chê hay để tự tôn mình lên cả. Thật ra đó cũng là tự kiểm điểm chính mình. Ra nước ngoài dài hay ngắn không quan trọng, mà là cái đầu biết nghĩ đến đâu và cái tâm của mình ra sao với đời, với người.

    ReplyDelete
  43. Thật tình là không muốn nói đến chuyện chính trí nhạy cảm, nhưng có ai nghĩ cái chuyện người Nam ghét người Bắc (hay cụ thể hơn người SG ghét người HN) bắt đầu trở nên gay gắt từ năm 1975 không ? Năm 54, có một số lượng lớn người Bắc tràn vào miền Nam, người miền Nam cũng có thành kiến với lớp người này nhưng chỉ là thiểu số. Có ai nghĩ người miền Nam bây giờ ghét người HN là do bây giờ bản tính của người HN đã thay đổi khác với trước rất nhiều không ?

    ReplyDelete
  44. @siriusstar: - "Năm 54, có một số lượng lớn người Bắc tràn vào miền Nam, người miền Nam cũng có thành kiến với lớp người này nhưng chỉ là thiểu số." Không hẳn là như thế đâu. Nếu bảo rằng chuyện Nam - Bắc chỉ gay gắt từ 1975 vì cuộc chiến tranh, là không chính xác. Ngay trong bộ máy chính quyền VNCH và bộ máy công chức ở Sài Gòn cũ, chuyện vùng miền khi ấy đã gay gắt rồi. Có dịp tôi sẽ viết dài hơn về chuyện này.

    ReplyDelete
  45. Bác Felix nói đúng rồi. Nếu nói chuyện với một số người Bắc 54 thì chuyện kỳ thị Nam Bắc đã khá gay gắt từ sau khi có làn sóng di cư từ Bắc vào. Các xung đột này lại càng gay gắt dưới thời Tổng thống Diệm do có ý kiến là ông Diệm tin tưởng và dựa vào cộng đồng di cư người Bắc (mà đa số là Công giáo). Sự gay gắt hơn giữa người Nam và người Bắc sau năm 1975 thì có lý do chính trị là rất lớn.

    ReplyDelete
  46. Cám ơn các bác! Tại em hỏi vài người miền Nam đã sống thời đó thì họ nói là không có vấn đề gì với người Bắc vào cả. Có lẽ chuyện này gay gắt từ năm 54 :)).

    ReplyDelete
  47. Về miềnism: đề tài lớn quá, em không dám lạm bàn. Tuy nhiên, bất chấp những suy nghĩ tốt đẹp về việc người quê nào cũng đáng yêu, thì tính cách miền là có. Nó được tác động bởi: điều kiện tự nhiên (miền bắc đắp đê, miền nam lũ tràn), yếu tố lịch sử (miền bắc phong kiến truyền thống và phong kiến kiểu mới, miền nam với chế độ chính trị khác biệt ngay từ thời Pháp, kéo dài đến 75…)….

    Em chỉ comment 1 cái comment: Gái Bắc-trai Nam nhiều hơn hơn gái Nam-trai Bắc nhiều hơn? Chưa có thống kê, nhưng em có nghe giang hồ truyền tụng 1 câu mà em nói trại ra là: “gái Bắc-giặc Nam”, giặc tất nhiên phải là giai rồi.
    Cái tật xấu của người Bắc như không nói thẳng nói thật hóa ra lại là đức tính tốt đẹp với phụ nữ: chịu đựng, khéo léo, tế nhị. Chưa kể, theo quan sát của em, da con gái Bắc trắng hơn.
    Còn cái hào sảng, phóng khoáng của người Nam đương nhiên là phẩm chất tốt đẹp ở người đàn ông.

    Câu đúng của nó không phải thế, nhưng vần như thế, và hơi phồn thực. Các bác tự suy luận.

    ReplyDelete
  48. Cho tớ mượn bài này về blog mình nhé. Thanks

    ReplyDelete
  49. Một anh người bắc có đưa ý kiến: Nếu anh có con trai thì anh sẽ khuyên nó nên lấy vợ người miền bắc, và con gái anh thì anh khuyên nó nên lập gia đình với trai miền nam. Nếu tui nghe được giọng bắc( cảm giác uốn éo lên xuống giọng thấy mệt quá) thì chắc có lẽ tui đã lập gia đình với một cô gái bắc rồi.

    ReplyDelete
  50. Linh à, tớ thấy người Nam ghét người Hà Nội vì lý do chính trị đó, bởi người Nam họ thấy ngày xưa họ sống dưới thời Mỹ trị ở miền Nam họ sướng hơn về kinh tê cũng như nhiều mặt khác, sau này giải phóng Sài Gòn, cơ chế sau chiến tranh có nhiều mặt họ không bằng lòng, như là cải tạo giáo dục, con em gia đình lý lịch không tốt không được học đại học...vvv, nhiều gia đình vượt biên tan cửa nát nhà hoặc chết mất xác trên biển, họ ngấm ngầm nghĩ rằng đây là lỗi của chính quyền mới. Cái này là quan điểm của họ tớ nói lại thôi, không phải quan điểm của tớ vì tớ không hiểu rõ lắm về thời đại đó để phát biểu. Rồi người Hà Nội vào Nam đấu đá, vươn lên nắm giữ các chức vụ chính quyền, người Hà Nội political hơn người nam nhiều, nên họ càng không thích. Gốc gác của điều "không thích" này là có lý do kinh tế và chính trị sâu xa. Cũng có một chút giống như người Hà Nội có vẻ "ngại" và không thích người Hà Tĩnh, Nghệ An, bởi người vùng quê này vì nghèo khó nên có chí vươn lên rất lớn, thành ra có sức mạnh, nhiều khi thành bất chấp.

    ReplyDelete