Thursday, May 15, 2008

Về bài báo của Bùi Chí Vinh trên BBC

Nguyên văn bài này ở đây

Không ai độc quyền chống tham nhũng'

Tớ thấy phản ứng của các bạn báo chí với bài trả lời của Bùi Chí Vinh trên BBC có phần hơi quá. Dường như đó là sự phẫn nộ khi thấy ý kiến của một cựu nhà báo khác mình. Trên blog của Măng còn tỏ thái độ phẫn nộ trước các phóng viên BBC, cho rằng như thế là thọc mũi dao sau lưng chiến sĩ. Điều đó thật buồn cười vì tớ nghĩ quan điểm của BBC là muốn đưa ra một cái nhìn đa chiều về vấn đề này, không chỉ để bảo vệ tự do báo chí mà còn làm rõ những vấn đề mà báo chí Việt Nam đang phải đối mặt, trong đó có cả việc lợi dụng báo chí nhằm các mục tiêu thiếu trong sáng (đánh ông nọ, ông kia chẳng hạn).

Thực ra việc lợi dụng báo chí vì các mục tiêu cá nhân (hay tập thể cũng thế) đã không ít người nói đến. Trong các post trên blog Osin chẳng hạn, bác Osin cũng nói khá nhiều về vấn đề này. Ngay trong vụ PMU18, bác Osin cho rằng đã có một thế lực, mà trực tiếp là tướng Quắc, đã lợi dụng các nhà báo để đánh các thế lực kia (tướng Oánh, thứ trưởng Tiến…). Như vậy, theo Osin, đã có sự thao túng báo chí xảy ra trong các vụ điều tra tham nhũng gần đây. Chỉ có điều trong trường hợp này, các nhà báo Chiến và Hải là vô tình mắc phải chứ không phải là người tòng phạm. Blogger Dong A cũng đôi lần đề cập tới khả năng thao túng báo chí của những thế lực nào đó.

Trên BBC, Bùi Chí Vinh cũng nói về việc thao túng báo chí, nhưng đề cập một khả năng sâu hơn, đó là việc Tổng biên tập một số tờ báo ra lệnh cho phóng viên mình “đánh” người này, người kia, như là một phần trong việc thao túng báo chí của một số thế lực nào đó. Đúng sai của việc này, tôi không có thông tin gì, xin miễn bàn, nhưng dù sao, dư luận như thế cũng không phải là mới. Bùi Chí Vinh không khẳng định có sự thao túng như vậy trong vụ PMU (trong khi Osin khẳng định có sự thao túng nào đó- nhưng dù vậy, phóng viên vô tội- trong vụ PMU) nhưng ông ta lấy ví dụ về vụ Đường Sơn Quán khi xưa (tôi không tường tận vụ này). Và việc Bùi Chí Vinh từng làm ở báo Tuổi Trẻ khiến người đọc có thể hiểu rằng ông ta muốn ám chỉ việc TBT lệnh cho phóng viên đánh người này, người kia có thể đã từng tồn tại ở tờ báo này trước đây và có thể cả bây giờ.

Chính việc này khiến báo Tuổi Trẻ và nhiều người trong báo giới phẫn nộ. Cùng đề cập tới sự thao túng báo chí nhưng bài của Osin được đông đảo dư luận báo giới trên blog ca ngợi và trích dẫn thì Bùi Chí Vinh trở thành đối tượng bị chỉ trích, phê phán và cả chửi rủa trên rất nhiều blog của các nhà báo. Sự khác nhau là ở chỗ Osin tuy cho rằng có sự thao túng nhưng nói chung rằng thì là mà báo chí vô tội và chỉ mắc mưu kẻ xấu (ít nhất trong trường hợp này), còn Bùi Chí Vinh cho rằng có sự thao túng rõ ràng trong cả hệ thống đối với việc báo chí chống tham nhũng, và báo chí không chỉ là nạn nhân mà còn đóng vai trò không nhỏ trong đó.

Điều này, cộng với việc một cựu phóng viên (và là một trong những sáng lập viên- theo BBC- hay một trong những người làm công đầu tiên- theo nhiều blogger nhà báo) của tờ Tuổi Trẻ lại phát biểu trên BBC ám chỉ khả năng báo chí cũng tham nhũng và thao túng dư luận khiến rất nhiều nhà báo tấn công Bùi Chí Vinh trên blog, mà danh xưng phổ biến nhất gọi ông Vinh là “nhà thơ lưu manh” (hình như bắt đầu từ blog Bùi Thanh, phó TBT Tuổi Trẻ), cả việc ông Vinh bị đuổi việc vì ăn cắp xe đạp (thực hay hư tôi không rõ) cũng được đưa ra để chứng minh cho sự không trong sáng của ông Vinh (hay để chứng tỏ là ông ta “lưu manh”?). Nhưng nếu đọc kỹ thì sẽ thấy ông Vinh không hề nói là các phóng viên Việt Chiến và Văn Hải làm như thế. Ngoài ra, một lý do nữa dẫn tới phản ứng quá mức kia có thể còn là từ sự phẫn uất của các nhà báo khi bị cấm nói, cấm khóc, cấm bảo vệ đồng nghiệp bằng những mệnh lệnh từ trển trền trên, họ biến đau thương thành hành động cách mạng, làm thịt cái "thằng trọc" đang “cười đểu” trên BBC cho đỡ tức.

Cũng có một số ý kiến rằng những việc ông Vinh nói có thể đúng, nhưng ông nói giờ này không đúng lúc, khác nào đâm sau lưng bạn bè, tạo ra dư luận xấu nghi ngờ đối với các nhà báo bị bắt và các tờ báo liên quan. Ý kiến này cũng có lý nhất định. Nhưng việc suy ngược lại cũng có lý. Tức là việc ông Vinh nói như thế vào thời điểm này lại là cần thiết. Nếu việc ông ta nói là có lý, tức là có sự việc một số thế lực qua các tổng biên tập, ra lệnh cho các báo đánh người này, người kia thì đây cũng chính là lúc để giới báo chí nhìn lại mình, để các phóng viên cẩn trọng hơn trong những việc làm của họ, tránh để rơi vào các mưu mô toan tính nào đó, biến họ thành những con tốt chỉ biết tiến chứ không biết lùi, và khi cần thì "You-Know-Who" sẽ sẵn sàng thí tốt.

Rất có thể nhiều nhà báo sẽ nói rằng, họ biết tất cả việc đó, rằng không cần ai phải lên giọng dạy đời, nhưng nếu quan sát thái độ của các nhà báo trước việc đồng nghiệp họ bị bắt, và nếu giả sử rằng Osin nói đúng, tức là có sự thao túng báo chí trong các vụ án chống tham nhũng, và ngay cả những người giàu kinh nghiệm như anh Chiến, anh Hải cũng mắc bẫy thì rất có thể những cái họ tưởng là biết lại chưa phải là biết.

Hơn nữa, nếu như báo chí có thể tạo ra dư luận ủng hộ mình thì những ý kiến như của ông Vinh cũng hoàn toàn có quyền tạo ra dư luận cho ông ta chứ. Tại sao có người muốn mình được tự do bảo vệ đồng nghiệp, muốn tạo ra dư luận ủng h
ộ mình trong việc đó mà lại không muốn một cựu nhà báo phát biểu quan điểm của mình về hiện trạng báo chí theo ý kiến của ông ta, cũng không muốn BBC đăng một quan điểm có thể gây ra những dư luận trái chiều? Nguyên tắc cơ bản của tự do ngôn luận là tôn trọng những ý kiến khác biệt mình. Tất nhiên tôi biết những nguyên tắc cơ bản nhất của tự do ngôn luận nói chung, và tự do báo chí nói riêng không được thực sự coi trọng lắm ở Việt Nam, kể cả trong giới báo chí. Và nói chung, báo chí cũng không nên quá đánh giá cao "sứ mệnh" tiên phong chống tham nhũng của mình, nhất là khi chỉ bằng một lời nói nào đó, 600 tờ báo (trừ vài ngoại lệ nhỏ nhoi) đồng loạt im lặng.

Tôi viết thế này có thể sẽ khiến nhiều bạn nhà báo khó chịu, trong đó có nhiều người là bạn tôi và cho rằng tôi “bênh” Bùi Chí Vinh và không ủng hộ các nhà báo. Nhưng nếu có thế thì cũng chịu thôi.

50 comments:

  1. Đồng ý với chị Oshin, có những người mà người ta lúc còn nhỏ ốm đâu mỗi ngày tiêm 2 mũi mà người ta vẫn không khóc, thế mà lúc người ta 19 tuổi, người ta thông minh đẹp trai như thế mà những giọt nước mắt nóng hổi của người ta vẫn lăn dài trên má khi bị một em gái (cũng không đẹp mấy) từ chối tình cảm.

    ReplyDelete
  2. Tranh luận thì cũng thú vị đấy, nhưng dột từ trên nóc dột xuống, rêu rã bệ rạc bẩn thỉu... nên chẳng có gì phải ngạc nhiên mấy vụ này. Tôi ngạc nhiên vì sao nhiều người ngạc nhiên thế!

    ReplyDelete
  3. Em ủng hộ quan điểm của anh. Em đã đọc bài của BCV, sau đấy đọc bài của Măng rồi mới đọc entry của anh. Mọi người đã nêu lên cái "nhà báo lưu manh" để dìm BCV xuống mà không xét đến quan điểm cá nhân của ông ta với tư cách 1 nhà báo. Ai cũng có quan điểm của mình. Nếu nói ông ta dã từng làm ở báo Tuổi trẻ và như vậy ngầm ám chỉ nío báo Tuổi trẻ, thế thì ông ta không được làm ở tờ báo nào thì mới có quyền nói về báo chí sao?

    ReplyDelete
  4. Tớ ủng hộ Bùi Chí Vinh. Không chỉ bị thao túng,mà hệ thống báo chí ở Việt Nam còn góp phần vào việc thao túng dư luận và làm lệch lạc thông tin theo một chiều, dẫn tới sự thiếu dân chủ, quy chụp, đánh hội đồng một ai đó hoặc nhất loạt im lặng trước những việc mà đáng ra với lương tâm nhà báo và ý niệm về sự thật, người ta phải đồng loạt lên tiếng

    ReplyDelete
  5. Dung la nguoi ta chua co thoi qune nghe thong tin da chieu.

    ReplyDelete
  6. Tôi đồng ý về cơ bản với bạn. VÀ tôi cũng xin nói thẳng là mình là "người trong cuộc" nên nói gì đi nữa thì cũng khó được đánh giá khách quan
    Nếu không vì Nguyễn VĂn HẢi - người thân thiết của chúng tôi vừa bị bắt, sau đó lại đọc ngay phải bài trả lời của BCV, chắc tôi cũng không đến nỗi giận dữ và lôi chuyện quá khứ của BCV- mà chúng tôi ai cũng biết - ra chỗ đông người. Chắc chắn tôi sẽ rút kinh nhgiệm và không bao giờ sai lầm như vậy khi viết báo
    Tôi xin nói lại với bạn về một số chi tiết:
    BẠn ngạc nhiên vì sao cũng gần như cùng một nội dung, mà blog Osin không bị phản đối nhiều như BCV, đó chính là vì giọng điệu và tư cách của người phát ngôn
    Về tác nghiệp của PV BBC, với tư cách đồng nghiệp, mình cho rằng họ hơi...lười nhác.Có thể vì ngồi ở BK gọi điện thoại nên khó liên lạc, nhưng họ đã 4 lần phỏng vấn BCV, trong một thòi gian ngắn,về những vấn đề cua báo chí VN, trong khi ông này đã gần 30 năm không làm báo- tất nhiên có những người không làm báo mà vẫn viết rất hay về báo chí- nếu họ khách quan và nghiêm túc- như TS Nguyỹen Quang A, chẳng hạn. Nhưng BCV thì rõ ràng là không. Và 4 lần PV BBC phỏng vấn BCV trong một thời gian ngắn chứng tỏ họ thiếu nguồn tin từ VN, đến việc ông ta nhận là sáng lập viên TT mà Toà soạn BBC còn không thèm check nữa thì...
    Thêm nữa,việc không làm báo trong một thời gian dài đã khiến BCV không còn nhạy cảm nghề nghiệp, ông ta nói về việc nhiều nhà báo chống tham nhũng bị bắt mà không thấy ai có ý kiến, nay bỗng nhiên ầm ĩ lên bất thường khi NVH và VC bị bắt, chứng tỏ ông ta không (hoặc) rất ít đọc báo để biết 2 phòng viên này viết cái gì, trong hoàn cảnh nào, với cách viết như thế nào . Giới báo chí gọi những bài viết mà BCV phê phán là "đánh đấm theo chỉ thị của TBT" là những bài "có mùi". Không cần giỏi nghề lắm, chỉ cần đang trong dòng chảy báo chí thì cũng đủ nhạy cảm để ngửi ra những bài có mùi. Trớ trêu thay, Hải và Chiến lại là một trong những nhà báo "sạch"nhất của làng báo. Đó cũng là lý do vì sao tất cả đồng nghiệp lại phẫn nộ và thương cảm như vậy
    Về những chuyện không lấy gìlàm đẹp đẽ hay ho của báo chí, tôi tin là bạn cũng như chúng tôi đều biết, không nhiều thì ít. Nhưng nếu là bạn, bạn có nói điều đó bằng giọng chụp mũ , không có lấy một dẫn chứng thuyết phục,và chì chiết như BCV, vào lúc này hay không?

    ReplyDelete
  7. Em ủng hộ chị Măng!

    Tôn trọng ý kiến khác biệt và đa chiều là đúng nhưng người ta cũng chỉ có thể tôn trọng những gì đáng được tôn trọng, những phê bình với thái độ nghiêm túc và chân thành chứ không phải với giọng "cười đều" (ghét gì đâu!). Thật chứ, em không phải là đồng nghiệp của các anh chị TT mà đọc còn thấy bực mình. Em nghĩ phải ở trong cuộc mới hiểu được sự ức chế của mọi người như thế nào, và để cảm thông cho người ta hơn.

    Sến thì đã sao, con người chứ có phải đá đâu, nhất là khi đó là nỗi đau của những người mình thân thiết, và blog là nơi ngta có thể trình bày những xúc cảm cá nhân của ngta chứ!

    ReplyDelete
  8. Còn tôi có cảm giác như bạn hơi thiếu thông tin. Nếu bài viết khách quan, chặt chẽ thì không ai (nhà báo) khó chịu, nhưng như vậy cũng bàn thì...

    ReplyDelete
  9. @Măng: Tôi hiểu cảm giác của bạn và các đồng nghiệp nhưng tôi thấy việc bao nhiêu người báo Tuổi Trẻ từ sếp tới nhân viên thi nhau vào rủa xả "nhà thơ lưu manh" "kẻ cắp xe đạp" trong khi lại im re, không dám có lời nào về việc mình bị cấm đăng (không chỉ trên báo, mà cả trên blog cũng không thấy các bạn nói tới việc mình bị cấm đăng báo, ai cấm, cấm thế nào) nó quá buồn cười. Các bạn cũng sử dụng dư luận để đấu tranh cho mục tiêu của mình thì các bạn cũng phải có trách nhiệm với dư luận, với bạn đọc, ít nhất cũng phải có sự thông báo nào đó là chúng tôi bị cấm đăng.
    Thái độ của các bạn làm tôi có cảm giác như một đám đông đang phấn khích bị công an tuýt còi, không thể làm gì, thấy ở quán nước bên có một thằng nửa tỉnh nửa say ngó ra cười đểu, thế là lao vào đấm đá, cho mày chết ai bảo mày dám cười đểu.

    @Oshin: Em cảm thông với các bạn báo Tuổi Trẻ, nhưng không cảm thông với Bùi Chí Vinh bị các bạn ấy gần như là đấu tố trong khi bài viết ông ta không hề đề cập cụ thể tới việc làm các bạn ấy như thế nào. Thế ví dụ một đám đông ném chai lọ vào một thằng du đãng cười đểu thì em có đồng ý không? Cũng nói thêm là từ "cười đểu" ở đây là anh nói vui thôi chứ bài viết của Bùi Chí Vinh không có dáng vẻ đó, đúng ra là ông ta tỏ ra khách quan và không đề cập trực tiếp tới sự việc.
    Hơn nữa, anh không phản đối sến, nhất là trên blog, nhưng nếu 2 tờ báo lớn nhất nước đều đăng bài trên báo mình kể chuyện phóng viên mình khóc lóc khi người của mình bị bắt thì có cái gì đó quá mức pathetic, nó trên cả sến. Thà như ký giả Sài Gòn khi xưa, khi nhà báo bị bắt, vác khẩu hiểu "Ngày ký giả ăn mày" nó còn có khí thế và sự tự tin.

    @Khuê Anh: Bạn nói nửa chừng như vậy thì....

    Ngoài rìa: từ câu nói của bạn Khuê Anh (hình như cũng nhà báo Tuổi Trẻ) còn cho thấy một hiện tượng khá cơ bản trong tư duy người VIệt, đó là sự hăm hở khi nghĩ là mình nắm được thông tin gì đó hơn người khác, và nghĩ là người ít thông tin hơn thì không có quyền để phát biểu gì về quan điểm của mình (đúng hay sai) trên cơ sở những thông tin họ nắm. Đó cũng là lý do mà trong quán bia, rất nhiều người tỏ ra quen ông nọ, ông kia, nắm được thông tin này, tin tức nọ. Đó cũng là lý do dân ta khoái chuyện "thâm cung bí sử" đến thế.
    Trong trường hợp này các bạn ở báo Tuổi Trẻ chắc chắn có nhiều thông tin, nhưng nếu đọc bài của các bạn viết trên cả báo và blog thì thực sự, những thông tin các bạn cung cấp cho bạn đọc rất ít, và thiên về cảm tính. Như tôi đã nói trong một post khác, gần như không có sự bảo vệ chính thức mạnh mẽ nào của ban biên tập báo Tuổi Trẻ trên phương diện pháp lý đối với bài của mình (những ý kiến tham khảo luật sư ABC tôi không cho là ý kiến của ban biên tập Tuổi Trẻ). Tôi không rõ việc các bạn làm như thế là có trách nhiệm với phóng viên bị bắt chưa, nhưng theo tôi là chưa có đủ trách nhiệm với bạn đọc, những người cần biết thái độ và quan điểm chính thức của Ban biên tập, chỉ ra cụ thể phóng viên Văn Hải bị bắt vì những bài nào, sai lầm thế nào, sửa chữa ra sao, những người vừa mấy hôm trước được các bạn lôi cuốn vào việc chia sẻ với Tuổi Trẻ/Thanh Niên để gây sức ép dư luận, và đến hôm nay bỏ mặc chỏng chơ không một lời giải thích.

    ReplyDelete
  10. Tôi đọc entry của Măng khi chưa có một dòng comment nào, và cái đầu tiên tôi thấy là Măng đang nổi giận. Với một người đang nổi giận thì rất khó tranh luận.
    Nhân việc Linh bàn đến "bị bắt ở những bài nào, sai lầm thế nào", theo tôi nên post cả bài viết rất nổi tiếng (bản đầy đủ) "Lời nói đọi máu" lên, rồi cùng phân tích, thì mới ra vấn đề được. Đấy cũng là một bài bị cấm. Người ta còn phẫn nộ hơn bạn Măng nhiều.
    Tuy nhiên, không nên làm như vậy vào lúc này, bởi có gì đó nhẫn tâm.

    ReplyDelete
  11. To Măng,

    Chúng ta đang bàn cái gì ở đây? Tư cách của ông Vinh hay nội dung bài phỏng vấn ông Vinh trên BBC?

    Nếu là tư cách ông Vinh, tôi nghĩ một entry về nó có thể là rất thú vị đấy.

    Nếu là nội dung bài phỏng vấn thì ông Vinh đã nói sai ở chỗ nào?

    Nếu ông Vinh đúng thì, như Linh và HUY BOM đã đề cập, "chỉ ra cụ thể phóng viên Văn Hải bị bắt vì những bài nào, sai lầm thế nào, sửa chữa ra sao" là việc bạn cần làm lúc này.

    Có khó quá không? Nếu không thể thì, chỉ dựa vào "một trong những nhà báo "sạch" nhất của làng báo" để kêu gọi mọi người ủng hộ pv Hải là việc quá sức của bạn đó.

    ReplyDelete
  12. Em thì chả đi tìm đọc mấy cái bài kia, vì chán rồi ;)) Nhưng mà em tin là anh Linh viết bài trên quan điểm khách quan, dựa trên mối quan hệ (đọc blog) lâu năm, thế có cảm tính, có sến quá ko nhỉ? :))=))

    ReplyDelete
  13. Hoàn toàn ủng hộ anh Linh, và em cho rằng qua bài viết này nói riêng, cũng như vụ việc 2 nhà báo bị bắt nói chung, là một dịp để các nhà báo nghiêm khắc nhìn lại mình.

    ReplyDelete
  14. Mời các bạn có quan tâm qua đọc blog tôi ngày mai nhé. Bây giờ bài chưa xong. CHỉ xin nói tóm tắt trước thế này: Tôi khôgn biết do cách thể hiện của bài hay do chíh ông BCV nghĩ thế, mà khi đọc bài báo , tôi hiểu rằng ông BCV đang quơ đủa cả nắm, ám chỉ tờ TT cũng một giuộc với những tờ báo (nếu có) có ý đồ “đánh” người này người kia.

    Ông BCV còn dẫn chứng vụ ĐSQ như 1 “điển hình” , rất không chính xác.


    Đó là những điểm cơ bản khiến tôi và những người yêu TT ở tờ TT phản ứng bài của ông Vinh.


    ReplyDelete
  15. làng báo phức tạp quá!Phải thốt lên như vậy khi theo dõi sự việc 2 nhà báo bị bắt trên các blog.Nhưng mà theo tôi bài của BCV có rất nhiều ý hay,rất đáng để suy nghĩ.Về một khía cạnh nào đó BCV cũng rất dũng cảm khi đưa ra 1 quan điểm khác biệt vào thời điểm nhạy cảm này.Đáng trân trọng!
    Còn về entry này tôi thấy viết thận trọng hơn mức cần thiết rồi ,có lẽ tôi ko hiểu "tư thế" của người viết :))
    Phía cm trên cũng có 1 so sánh rất sắc :"việc bao nhiêu người báo Tuổi Trẻ từ sếp tới nhân viên thi nhau vào rủa xả "nhà thơ lưu manh" "kẻ cắp xe đạp" trong khi lại im re, không dám có lời nào về việc mình bị cấm đăng (không chỉ trên báo, mà cả trên blog cũng không thấy các bạn nói tới việc mình bị cấm đăng báo, ai cấm, cấm thế nào) nó quá buồn cười. Các bạn cũng sử dụng dư luận để đấu tranh cho mục tiêu của mình thì các bạn cũng phải có trách nhiệm với dư luận, với bạn đọc, ít nhất cũng phải có sự thông báo nào đó là chúng tôi bị cấm đăng."

    ReplyDelete
  16. Báo chí cũng có nhiều sai phạm và bản thân nội bộ truyền thông rất phức tạp. Nhưng cần rạch ròi, chuyện nào đi chuyện đó, nếu thực sự muốn tranh luận một cách sòng phẳng. Ở đây có 2 nhà báo chống TN bị bắt 1 cách rất mù mờ, không rõ ràng, chưa lí giải được, nhưng khi ông Vinh phát biểu, ông lại đá đưa chuyện có đường dây lũng đoạn ngay trong các báo, rồi có cả chuuyện TBT chỉ đạo đánh người này người kia...Rõ ràng dù vô tình hay hữu í cũng dẫn đến liên tưởng tai hại.

    Ông BCV có thể bị đuổi việc vì ăn cắp 10 cái xe đạp, nhưng nếu ông có tư thế của người tranh luận (lý lẽ và sở cứ) và một quan điểm rõ ràng, thì ý kiến của ông sẽ được chấp nhận. Ở đây, không hề thấy điều đó, ông này quan điểm cực kỳ mập mờ, nói với giọng ám chỉ, kiểu tin đồn, cho rằng, có thể là, rằng thì là mà... Và một sự liên kết sự việc phi lý.

    Hãy thử hình dung, ngày mai, 1 ông X nào đó, cũng lên BBC, nói rằng, ừ có lẽ là, tôi nghĩ là, theo 1 chiều hướng hoàn toàn khác nữa. Và cứ như thế...

    Chúng ta chỉ nhìn thấy hiện tượng tranh luận đa chiều, nghĩ rằng nó rất hay, rất Tây, văn minh lắm, cần học hỏi và chấp nhận, nhưng vấn đề nằm ở chỗ tranh luận như thế nào, thế nào là đa chiều? Không phải bất kỳ ai lên báo tung hỏa mù tùm lum tà la cũng là tranh luận.

    Bạn Măng có thể bức xúc vì bạn là người trong cuộc, bạn có quyền phán xét ông Vinh trên blog của bạn ấy, dù có nặng lời. Nhưng việc đó khác với việc lên báo, cụ thể là BBC để nêu quan điểm của mình như ông BBC. Còn nếu ai đó nói là blog cũng bằng với BBC thì tôi xin rút lui í kiến này.

    Anh Linh có khả năng tổng hợp, phân tích thông tin rất tài tình, đáng nể. Nhưng entry này hơi bị nặng tính tư biện. Tôi không hoàn toàn phản đối anh. Nhưng nếu tranh luận kiểu này thì không đi đến đâu cả, vì tôi cũng có thể lập luận i như thế, nhưng theo một chiều hướng khác.

    ReplyDelete
  17. Nếu đem tư cách/nhân cách ra để liên hệ tới BCV và những gì ông ta nói) thì phía báo chí cũng có vấn đề về tư cách: làng báo chí VN là một bức tranh sáng tối, nhiều kẻ bồi bút cơ hội Thiên lôi 'chỉ đâu đánh đó' nhưng cũng có các nhà báo dũng cảm và dám đấu tranh cho lý tưởng (của cá nhân hay của nhân dân). Trong một đất nước có cấu trúc nặng về "khối, bầy" thì những cá nhân khác lạ sẽ bị dòm ngó và lên thớt nhiều nhất.

    Chị Măng nói có ý đúng ở chỗ "tư cách phát ngôn". Trong những vụ crisis như thế này, ngưòi phát ngôn phải là người "chuyên nghiệp về nghiệp vụ và kô có vấn đề về ethics, kô dính scandal hay tai tiếng gì' thì mới tạo được sự tin cậy và tá động ảnh hưởng. BCV lâu rồi kô làm báo (unprofessional) lại kô có 1 tư cách sống làm nhiều người biết ông ta nể phục/yêu mến, thì lời nói của BCV cũng bị dòm ngó, bắt bẽ.

    Nhưng nói vậy kô có nghĩa là những lời của BCV là kô thể chấp nhận. Cái tính "đúng - sai/ được - kô được" trong phát ngôn của BCV nó cũng lẫn lộn giống như trong báo chí: cả 2 đều 'kô sạch hẳn', đều có kẻ xấu và người tốt. Ngoài việc tôn trọng ý kiến cá nhân, ông ta nói có nhiều ý đúng. Media VN thì đầy những tai tiếng, bị nhiều người ghét, lại bị control bởi một thế lực You-Know-Who, nhiều nhà báo ăn tiền...Đó là những thực tế mà báo chí VN phải nhìn nhận như 1 mảng tối trong bức chân dung chính mình. Chị Măng, anh Hải, anh Chiến, là những nhà báo chân chính, nhưng còn nhiều bạn nhà báo khác thì sao?

    Ví dụ người nói đó kô fải là BCV mà là 1 quan chức nào đó thuộc hàng "một tay che cả bầu trời" thì làng báo VN sẽ phản ứng thế nào? Im lặng chăng? Vì BCV, xét cho cùng, cũng chỉ là 1 "nhà thơ giang hồ".

    Nhưng tớ kô nghĩ về media VN như một người làm trò trẻ con, lao vào đánh đá 1 kẻ kô phải quan chức mà kô dám đối đầu với You-Know-Who đang bịt miệng mình. Trong 1 hệ thống như thế, trong những vòng vây như thế, cũng chả biết làm gì hơn nữa, chả biết trút giận dữ/ức chế vào đâu. Bức xúc quá thì xả tứ tung. Không xả được ngoài quán nhậu thì xả tren cyberspace. Đó là tâm lý và phản ứng thông thường của một kẻ bị đàn áp, bất lực và kìm kẹp.

    ReplyDelete
  18. @Pink Martini:

    "Trong 1 hệ thống như thế, trong những vòng vây như thế, cũng chả biết làm gì hơn nữa"

    Nếu các phóng viên, nhà báo không biết làm gì hơn nữa trong hoàn cảnh này, để bảo vệ cái mà họ cho là lẽ phải, thì họ nên xách cặp lên các khu công nghiệp và học hỏi những người công nhân ở đó xem vì lẽ gì & bằng cách nào mà người ta bãi công được.

    ReplyDelete
  19. Các báo rất không thích việc bị cấm nói chuyện nhà báo của mình bị bắt oan, nhưng vẫn phải chấp hành. Có đúng không?
    Từ đó suy ra, các báo nếu muốn đấu tranh chống ổ tham nhũng PMU18 mà không được trên cao bật đèn xanh thì cũng không dám. Có đúng không?
    Làm cái điều được trên cho làm, không làm cái điều trên không cho làm. Xưa vậy nay vậy, có đúng không?
    Thế thì có nên xưng mình là chân chính, là anh hùng không?


    Tôi ủng hộ việc trả tự do cho các nhà báo, tôi ái ngại việc báo đã làm tên lính (người chiến sĩ) xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hóa mà còn bị lật kèo.
    Nhưng tôi không thấy có gì đáng gọi báo Tuổi Trẻ hay bất cứ báo trong luồng nào là anh hùng hảo hán cả.

    Làm anh hùng khó lắm, tôi không làm anh hùng được nên cũng không đòi hỏi báo Tuổi Trẻ phải làm anh hùng. Không đòi hỏi báo Tuổi Trẻ phải đưa tin biểu tình Hoàng Sa, không đòi hỏi báo Tuổi Trẻ phải đưa tin dân oan khiếu kiện, không đòi hỏi báo Tuổi Trẻ phải đưa tin tử tế hơn về các nhân vật bất đồng chính kiến, cũng không đòi hỏi báo Tuổi Trẻ phải đưa tin là họ bị cấm nói chuyện phóng viên của mình bị bắt.
    Chỉ cần lương thiện vừa vừa, thời nay, thế là tốt lắm rồi.
    Nhưng đừng dối mình dối người, đừng cho mình là anh hùng chân chính nọ kia.

    ReplyDelete
  20. Nhà báo thì cũng là người, có gia đình, kiếm tiền, làm việc này việc kia để kiếm tiền. Ra ngoài đường nếu bị cảnh sát giao thông tuýt thì cũng "thôi anh cầm tạm ít tiền để uống nước", không thì cãi nhau dọa nạt, không thì gọi điện đến số xyz nhờ anh giúp. Chắc mỗi sư cụ trụ trì chùa lâu năm mới "trong thì hiện tại" không tham gia vào bất cứ việc nào không minh bạch.

    Báo nào theo tôi cũng có những chuyện bí mật cả. Việc đồng chí BCV nào đó “vạch áo cho người xem lưng” (nếu ai đó nói vậy) thì chắc cũng có phần đúng về thực trạng của làm báo Việt Nam. Tôi có nhiều lần nói chuyện với các nhà báo, họ cũng dĩ hòa vi quý lắm. Nguyên tắc chung nhất là kiếm được tiền mà không làm ảnh hưởng tới ai thì có thể làm. Ví dụ, viết một bài lăng xê công ty hay cá nhân (như tất cả các báo hiện nay làm – Thanh Niên, Tuổi trẻ cũng đang làm), chẳng chết ai mà lại được cục tiền thì ít ai từ chối. Thế mới gọi là PR chứ. Chính vì vậy, đừng nói về tính minh bạch hay chân chính theo nghĩa đúng 100% của nó ở báo chí Việt Nam, ít nhất là về mặt cung cấp thông tin. Cũng nên có cái nhìn trung hòa, vì ai cũng làm vậy mà. Có tiền đủ sống thì chúng ta mới viết hay hơn?

    Ở nước ngoài, người ta cũng vậy thôi. Tất nhiên, do pháp luật chặt chẽ hơn, nếu viết xấu về người khác thì người kia có thể kiện, nhà báo có khi phải trả giá rất đắt. Ở VN chưa có vậy, nên ta mới có chuyện nhà báo có thể viết khá thoải mái, không cần nguồn thông tin có chắc chắn 100% hay không.

    Quay lại chuyện hai đồng chí bị bắt, hai hôm nay chẳng thấy báo chí đưa bất cứ tin gì, làm ông già mình ở nhà mất bao nhiêu tiền mua báo, chỉ để tìm xem có tin giật gân gì mới về hai đồng chí này không.

    Báo Thanh Niên nói đồng nghiệp bị Trĩ nặng, người đọc thông cảm đấy nhưng giọng văn có vẻ hơi mang tính van xin. Hồi xưa Hồ Chí Minh đi tù đến gần chết có kêu ca gì đâu nhỉ. Giờ nếu vì lý tưởng mà có đi tù một vài tháng, dẫu chết ở trong đó cũng là vinh danh. Thấy cảnh chia tay với đồng nghiệp mà hơi chán. Đúng là giờ ai cũng sợ đi tù. (Mình chắc cũng thế???)

    ReplyDelete
  21. Trước tiên xin cám ơn bạn Linh đã tạo một nơi để những độc giả như tôi có thể trình bày ý kiến một cách bình đẳng.

    @Với bạn Gauxauxi :
    - Ngay phần đầu tiên người đọc cảm thấy dường như bạn rất ít cập nhật thông tin và dường như thiếu suy nghĩ trong nhận định! Xin hỏi bạn lấy tư liệu ở đâu để cho là "Hai nhà báo chống tham nhũng bị bắt một cách rất mù mờ, không rõ ràng và chưa lý giải được"? Tôi chỉ thấy thông tin trên tất cả các báo đề cho biết cơ quan điều tra khởi tố hai nhà báo về "việc thông tin sai sự thật". Việc khởi tố này công khai và căn cứ theo điều luật hẳn hoi chứ không có gì mù mờ hay ám muội. Nếu tôi nói không đúng, xin bạn vui lòng cho những dẫn chứng và chứng minh rằng nhận định của bạn là đúng.
    - Thứ hai là việc bạn liên tưởng tai hại như thế nào đó là suy nghĩ của cá nhân bạn! Không nhất thiết người khác khi đọc cũng sẽ liên tưởng tai hại cùng một kiểu như bạn. Tư duy khác nhau thì sự liên tưởng sẽ khác nhau!
    - Thứ ba là nếu nói về tư thế người phát biểu thì đúng ra chính BBC mới là nơi có sự quan ngại. Họ không ngại thì thôi hà tất một độc giả như bạn phải ngại. Bên cạnh đó ông Vinh cũng không lên BBC để tranh luận với bạn mà trả lời phỏng vấn BBC theo quan điểm của ông ấy. Còn có phải sáng lập viên hay không thì những người quan tâm có thể vào blog bạn Đông A tham khảo thêm http://blog.360.yahoo.com/blog-Uj79afQ1dKgK_DqY5hL3Of8-?cq=1.
    - Thứ tư là cũng có rất nhiều kiểu tin đồn rằng, thì, là, mà như chuyện báo TN và TT đột nhiên im bặt. Nếu bạn cũng là nhà báo, bạn có thể cho các độc giả biết như bạn đã đòi ông Vinh dẫn chứng không?

    @ Với caysaurieng...(chị Thủy Cúc - Ký sự pháp đình?)
    "Ông BCV còn dẫn chứng vụ ĐSQ như 1 “điển hình” , rất không chính xác.
    Đó là những điểm cơ bản khiến tôi và những người yêu TT ở tờ TT phản ứng bài của ông Vinh"

    Đối với những người đọc ,ông Vinh hay chị đều là những người cung cấp thông tin. Thông tin đó được tiếp nhận như thế nào là tùy vào sự phân tích của mỗi người. Chính thông tin nhiều chiều đó làm cho nguời đọc hiểu thêm nhiều điều trong cuộc sống. Tuy nhiên phản ứng cũng phải dựa trên văn hóa tranh luận. Liệu sau này có thành tiền lệ không khi trước khi tranh cãi, người ta chỉ ra rằng ông này từng 3 vợ, bà kia bị chồng bỏ, thằng kia đi vệ sinh ở cơ quan không bao giờ dội cầu...

    ReplyDelete
  22. À quên, còn cái nữa gọi là "đánh hội đồng", cái này mình đã từng chứng kiến rồi. Tức là một nhà báo ABC muốn "đánh" một ai đó, có thể là phê phán một hiện tượng xấu, hoặc muốn chính phủ làm gì, hoặc muốn đưa ra ý tưởng gì, thì viết sẵn hoặc cung cấp tư liệu cho nhiều báo bạn. Nhà báo ABC sẽ bắt đầu viết bài đó đăng trên báo mình, ngay tức khắc sẽ có khoảng 4,5 báo "bạn" cùng đăng sau đó, tất nhiên với nội dung đã được nhà báo ABC cung cấp. Cái này sẽ tạo hiệu ứng khá mạnh, thu hút rất nhiều dư luận. Ở VN làm được điều này vì đa số các nhà báo đều quen nhau, những nhà báo trong cùng lĩnh vực thường quen biết chơi với nhau. (Hay đi họp hành với nhau nên quen là đương nhiên). Chính vì vậy “đánh hội đồng” rất dễ làm.

    Ví dụ, vừa rồi về thị trường Bất động sản, công ty gì gì nước ngoài quản lý các khu cao ốc cho thuê tại Việt Nam muốn cả thị trường đều nghĩ là thị trường cho thuê nhà đang sốt ghê lắm, thế là tung một loạt bài viết sẵn cho các báo, rải một ít tiền, thế là cả xã hội nghĩ là thị trường đang hấp dẫn lắm đây, đầu tư vào cao ốc là tốt lắm. Người hưởnglợi chắc chắn là công ty quản lý cao ốc cho thuê kia chứ còn ai.

    ReplyDelete
  23. Bác BCV bị đánh hội đồng rồi... đúng như dự đoán.
    Hihi... chỗ nào cũng có bầy có đàn, vui ghê!

    ReplyDelete
  24. @ MyN: "Việc khởi tố này công khai và căn cứ theo điều luật hẳn hoi chứ không có gì mù mờ hay ám muội."
    - Có lẽ bạn mới là người không có thông tin, hay đúng hơn, có mà không biết nhận định nó. Điều hiển nhiên rằng, 2 nhà báo bị khởi tố vì bị quy cho cái tội đó, song vấn đề là cái đằng sau nó là gì thì chưa ai khẳng định. Nếu việc này đã rõ ràng thì đã không phải tốn quá nhiều thời giờ và sự quan tâm của nhiều người để phân tích và phán đóan cái nguyên nhân sâu xa. Xin lỗi, nếu tôi viết làm cho bạn hiểu sai.
    - Trong bối cảnh lòng người đang phân vân vì không biết thế lực nào đứng sau chi phối như nhiều người suy luận, hay chủ trương bắt người là của NN thì có một mối quan ngại lớn cho công lý cũng như sự thụt lùi của moi nỗ lực chống TN, v.v., trong khi dư luận ra sức phân tích phải trái để bênh vực cho 2 nhà báo, với giả thiết họ là những người chống TN chân chính và bị dính vào lao lý (như nhận định của Osin mà chính entry này cũng có nhắc đến) thì việc tung ra những ám chỉ như kiểu của ông BCV đương nhiên là gây ra những liên tưởng tai hại, rằng ừ, nếu theo ông ta nói, thì có thể lắm, 2 nhà báo kia cũng chả trong sạch gì, cũng bị giật dây đánh người này đánh người kia (do TBT sai khiến), họ cũng chả chống TN 1 cách chân chính, mà TN chỉ là cái vỏ ngôn từ, như lời ông BCV. Vấn đề ở đây là ông BCV không khẳng định cái gì, mà cứ chơi trò lập lờ, úp mở, nói xa nói gần...Đó là điều tôi phản đối, chứ không phải vì tôi bênh BC, hay tôi thù ghét gì ông Vinh.
    - Cái sự liên tưởng ấy không hề là suy diễn mà nó là liên tưởng logic từ những gì ông Vinh phát ngôn. Nếu không có sự liên tưởng đó, đã không có phản ứng của nhiều người, đã không có những phân tích, đã không có cả entry này. Vậy mà bạn nói tôi liên tưởng thì mặc tôi, là chuyện của riêng tôi! Bạn cãi lý rất hồn nhiên! Giống như: anh thấy đúng thì là việc của anh, còn tôi cứ thấy sai đấy! Tôi có cảm giác bạn chẳng liên tưởng hay suy luận gì thì phải? Tôi nói giọng của bạn nhé: ừ, có lẽ thế, chắc là tư duy của bạn không giống tôi rồi, nên không thể tranh luận, mất thời gian! Nghe được không?
    - "Thứ ba là nếu nói về tư thế người phát biểu thì đúng ra chính BBC mới là nơi có sự quan ngại. Họ không ngại thì thôi hà tất một độc giả như bạn phải ngại". Câu này của bạn mới thực vô lý. Tôi chả ngại cái cóc khô gì cả. Nhưng nếu tôi có ngại, thì tại sao không được? Tôi là độc giả cơ mà. Bài viết đó đặt ở mục diễn đàn, chả phải để cho độc giả lên tiếng trao đổi đó thôi. Chả lẽ BBC cứ mời ai lên phát biểu thì người đọc cứ đương nhiên là chấp nhận ngoan ngoãn, miễn lăn tăn? Cá nhân tôi không phản đối BBC, việc họ phỏng vấn ai là quyền của họ. Ở đây,có vấn đề là người tạo diễn đàn bao giờ cũng muốn chọn nhân vật mà phát biểu của ông ta có khả năng gây ra nhiều tranh cãi. Đó là cái sự sòng phẳng. Nhưng tôi có quyền tranh cãi chứ, có gì lạ? Tôi ở vào phía những người không ủng hộ những phát biểu của ông BCV, bởi theo tôi nó không thuyết phục. Chứ tôi không hề nói ông ta sai. Và tôi đang tranh luận về phát biểu của ông ta. Thế mà bạn lại nói, nếu tôi đòi ông Vinh đưa ra bằng chứng thì tôi phải đưa ra bằng chứng về việc BC bị bịt miệng??!! 2 việc này chả liên quan gì đến nhau. Nếu tư duy theo bạn thì chả đi đến đâu. Giống như: muốn phê phán A là sai, thì trước hết phải chứng minh B là sai! Hình như bạn có vấn đề về tư duy logic?
    - Tương tự, câu này của bạn mới thật kỳ khôi: "Bên cạnh đó ông Vinh cũng không lên BBC để tranh luận với bạn mà trả lời phỏng vấn BBC theo quan điểm của ông ấy". Nếu thế, thì tôi phải hỏi lại BBC đăng phát biểu của ông ấy để làm gì! haha. Và cũng hỏi xem là tôi có được quyền phát biểu ý kiến không, vì chắc là ông BCV không tranh luận với tôi mà chỉ tranh luận với bạn thôi, nhỉ?
    - Cuối cùng, tôi chả quan tâm ông ta là sáng lập viên hay tối lập viên. Tôi cũng không phải người làm báo. Tôi sẽ nói 1 câu giống bạn nhé: Tôi không comment trong blog của Linh để tranh luận với bạn mà để phát biểu ý kiến với entry này! Nghe được không hở?

    ReplyDelete
  25. Nhà báo rõ ràng càng ngày càng được coi trọng và có thể lực. Nếu như vậy, nhà báo ngày càng phải trau dồi nghiệp vụ, rèn luyện bản thân và ý chí. Đừng để vì mấy đồng tiền, vì mối quan hệ, vì lên lương lên cấp mà hy sinh phẩm giá và hai tiếng thiêng liêng "nhà báo" của mình.
    Nếu nhà báo luôn là tiếng nói của lẽ phải, của nhân dân thì dù có bị bắt, bị khủng bố, bị đè nén băằng trăm phương cách thì họ vẫn luôn được vinh danh, luôn có thể tự hào về bản thân.
    Còn vì miếng cơm manh áo, vì quyền lợi cá nhân mà làm điều không đúng lẽ phải thì có lúc phải hổ thẹn.

    ReplyDelete
  26. @Kazenka: nhà báo khác với công nhân bạn àh. Người công nhân biểu tình vì họ là tầng lớp cần lao, bần cùng, không còn gì để mất: bị bóc lột, lương tiền kô đủ sống... Khi kô còn gì để mất, người ta có thể và bắt buộc làm tất cả. Đó là chưa nói tới Luật lao động. Việc đình công của công nhân cũng như 1 cuộc thương lượng, mua bán sức lao động.

    Nghề báo lại khác. Nhiều người tới với nghề này hay làm nhà báo với nhiều lý do khác nhau: thỏa mãn lý tưởng đấu tranh cho 1 xã hội công bằng, ý thích giang hồ phiêu lưu đây đó, đam mê đời sống tự do bay nhảy, muốn kiếm tiền và làm giàu (bằng cách làm PR, quảng cáo, tống tiền doanh nghiệp hay kẻ có tiền/phạm tội/băng đảng), thăng quan tiến chức (tuyên truyền để lấy lòng lãnh đạo)... Vì thế, khi làm việc trong cái industry nhiều tai tiếng này, nhà báo sẽ có vài con đường mở ra: dám đối đầu với các thế lực đen để thỏa mãn lý tưởng, hoặc sống thỏa hiệp với chính quyền (vốn thối nát, lừa gạt), làm bồi bút (dùng ngòi bút để nịnh bợ, nói dối, trục lợi), hại người (đấu đá, phe cánh), hoặc trau dồi chuyên môn về những lãnh vực mình ưa thích nhưng khá 'vô thưởng vô phạt' như điện ảnh - thời trang - âm nhạc... và coi đó như 1 cái nghề để kiếm sống, chả ảnh hưởng gây hại cho ai, chả động chạm gì, chỉ để kiếm tiền và thỏa mãn sở thích giải trí.

    Khi đã ở trong 1 industry phức tạp như vậy, thì chỉ trong 1 tờ báo, đã phân hóa ra rất nhiều hạng/loại phóng viên đi theo những mục đích khác nhau. Vai trò và nhiệm vụ tuyên truyền cho You Know Who kô cho phép báo chí manh động làm những trò to lớn như biểu tình, vì dù nằm ở dạng nào, phóng viên đều nằm dưới quyền Tổng biên tập, mà phần lớn Tổng biên tập đều fải phục tùng You Know Who. Đó là chưa kể rất nhiều nhà báo đang làm ăn thuận lợi, thỏa hiệp đều không hề muốn tham gia biểu tình hay manh động.

    Biểu tình thì chỉ dẫn tới tòa soạn sập tiệm, đóng cửa. Và nếu đã sập tiệm, thì còn đâu cơ hội chống tham nhũng hay mở mắt cho quần chúng (với các phóng viên chân chính)?

    2. Về bài trả lời của BCV trên BBC: bài này có thể chia ra 2 phần. Phần 1, nói chung về làng báo VN và những thực tế sáng tối: nhiều ý đúng. Rất sát so với thực tế.

    Phần 2: Trả lời vung vít, mông lung, kém chặt chẽ và không thấu đáo:

    Quote” BBC: Dường như đang có ý muốn phổ biến thông tin tới dư luận rằng, hai người này vì chống tham nhũng mà bị bắt?

    Ông Bùi Chí Vinh: Chống tham nhũng là toàn dân chống tham nhũng, chứ đâu phải hai ông đó chống tham nhũng!

    Không có ai độc quyền chống tham nhũng ở đất nước này. Nhưng chống tham nhũng cũng là câu đầu môi chót lưỡi của nhiều người: ông quan chức nói chống tham nhũng, ông dân đen đạp xích lô, bán ve chai cũng nói chống tham nhũng.

    Rồi tới chuyện chống tham nhũng nay đã thành bình phong ngụy trang cho rất nhiều người, họ mượn chuyện đó để mà làm điều xấu. Chống tham nhũng nhiều khi chỉ là chiêu bài mà thôi.

    Từ chống tham nhũng nay ít khi còn được hiểu theo nghĩa trong sáng của tiếng Việt.

    Tôi cũng chống tham nhũng kịch liệt, nhiều người khác cũng chống tham nhũng."


    - BCV chỉ nói vung lên là 'ai cũng chống tham nhũng, ông dân đen đạp xích lô bà ve chai cũng chống tham nhũng, tôi cũng chống tham nhũng'. Ông ta đã kô đề cập tới chi tiết là chống tham nhũng bằng cách nào/bằng phương pháp nào/chống lại những ai. Ông xích lô có thể chửi đổng vung vít 1 ai đó là ông ta đói ăn, nhưng nhà báo chống tham nhũng, gây được sức ép dư luận - với những lý lẽ và chứng cớ, đã đưa được 1 số quan chức vào tù, và nay đã phải ngồi tù gánh chịu hậu quả của việc mình làm. BCV nói vung lên là ông ta cũng chống tham nhũng, nhưng ông ta chống những ai, bằng biện pháp gì, hiệu quả ra sao - chả ai biết. Và chắc là kô bao giờ biết ;))

    Đánh đồng tất cả các giai cấp, hạng loại người, biện pháp và hậu quả của việc chống tham nhũng vào 1 câu chung chung như thế, cho thấy sự suy luận của CV là rất nông cạn và mù mờ. Ở phần 1, ông ta đơn giản là nói lên sự thật. Phần 2 cho thấy ông này kém về tư duy. Phần 1 BCV trả lời khá khẩu khí, nói ra sự thật về làng báo VN. Sang phần 2, lập luận của BCV trở nên mông lung, mù mờ và có cảm giác…hèn hèn (suy nghĩ của riêng tôi.)

    Là 1 người đọc, thường phải biết tự mình sàng lọc thông tin. Không phải ai dọn lên cho mình cái gì là mình ăn hết cái đó. Phần 1 BCV đưa ra sự thật nói chung (facts), sang phần 2 là ý kiến cá nhân của ông ta trong một vụ việc cụ thể (opinion). BBC hỏi thì BCV trả lời. Những câu trả lời phản ánh con người của ông ta. Vì cảm thấy tư duy logic của ông này kém/nông cạn/đáng nghi nên tớ chỉ lưu ý tới phần facts và bỏ qua opinion. Xét cho cùng, ai cũng có quyền nói lên ý kiến (opinion) của mình, còn n
    ghe và tin ý kiến đó hay kô là phần của người nghe. Với bài phỏng vấn này, BCV thuyết phục được nửa đầu bằng sự thật sống sượng nham nhở phũ phàng, nhưng ông ta (chỉ cần qua bài phỏng vấn, chưa nói tới “tư cách phát ngôn” và liên hệ nhân cách) đã kô thể tạo đủ tin cậy để người đọc tin vào ý kiến cá nhân của ông ta và thấy nó hay ho hấp dẫn thuyết phục v.v ;))

    ReplyDelete
  27. Có khi sự việc này khởi đầu phong trào "chống tham nhũng" xảy ra trong làng báo cũng nên.

    Mà báo chí ở đâu mà chẳng phải chịu sự chỉ đạo, ở VN thì tư tưởng đường lối của Nhà nước, ở nước ngoài thì đồng tiền của các nhà tư bản lớn làm chủ các công ty truyền thông lớn điều khiển. Ví dụ ở Mỹ chẳng hạn, Bush muốn làm một phong trào bịa chuyện là Iraq có vũ khí hủy diệt hàng loạt để giành ủng hộ của quần chúng, để đưa quân vào Iraq, với mục tiêu rõ ràng là các mỏ dầu, bản thân Bush là tư bản dầu mỏ, thế là tất cả các phương tiện thông tin đại chúng rào rào viết chuyện chứng minh là Iraq có vũ khí.( thực ra sau này kiểm tra làm gì có gì). Tại sao, tại vì các ông chủ lớn của các hãng truyền thông đã bắt tay với Bush rồi. Nhà báo viết không đúng giọng của tờ báo sẽ mất việc, mất nhà, vợ con ra đứng đường, chừng nào còn ràng buộc cơm áo thì làm gì có tự do thật sự ở đâu mà các bạn cứ mơ màng.
    Mỗi nhà báo cần phải tự vấn và tự rèn luyện đạo đức và lương tâm nghề nghiệp của mình thôi, nếu phạm luật chắc chắn bị xử, nếu không phạm luật mà bị oan thì mướn luật sư cãi cho mình, chứ không nên đổ lỗi cho ai hay chế độ nào cả.

    ReplyDelete
  28. Tớ thấy ở Mỹ "brain wash" còn kinh khiếp hơn ở VN vì nó là cả một hệ thống guồng máy khổng lồ, cử lải nhải nói một chuyện 24/24 thì trắng cũng thành đen, bịa đặt cũng thành sự thật.

    ReplyDelete
  29. @Gauxauxi:

    - Xin hỏi lại bạn lấy tư liệu ở đâu để cho là "Hai nhà báo chống tham nhũng bị bắt một cách rất mù mờ, không rõ ràng và chưa lý giải được"? Tôi chỉ thấy thông tin trên tất cả các báo đề cho biết cơ quan điều tra khởi tố hai nhà báo về "việc thông tin sai sự thật". Việc khởi tố này công khai và căn cứ theo điều luật hẳn hoi chứ không có gì mù mờ hay ám muội. Nếu tôi nói không đúng, xin bạn vui lòng cho những dẫn chứng và chứng minh rằng nhận định của bạn là đúng.
    Bạn khẳng định rất hùng hồn xong, người khác hỏi vẫn chưa trả lời được câu này, lại đi phân tích tình hình bối cảnh...gì đó! Cái tôi cần nghe là dẫn chứng và cơ sở pháp lý của việc bạn cho là mù mờ chứ đâu phải đoạn mở đầu bài tập làm văn!

    - Cái câu mà bạn nói kỳ khôi là để trả lời cho câu này của bạn "Không phải bất kỳ ai lên báo tung hỏa mù tùm lum tà la cũng là tranh luận" Khi bạn nói xong một điều, người khác ý kiến về cái chính cái điều bạn đã nói, bạn lại hăm hở chuyển sang một khía cạnh khác!Nghe được không hở?

    ReplyDelete
  30. @My N: Tôi nói 1 đằng, bạn hiểu 1 nẻo. Tôi nói bản chất của vụ bắt bớ chưa được sáng tỏ, chứ không nói cái hành động bắt là mù mờ. Tôi đã dành trả lời cho bạn cả 1 đoạn đầu,và lí giải thêm cả đoạn sau, nhưng hình như bạn chả hiểu quái gì? Nếu có "dẫn chứng và cơ sở pháp lý của việc bạn cho là mù mờ" thì nó đã không mù mờ nữa! haha. Bạn nói làm tôi mắc cười quá!

    Để cho bạn hiểu vì sao tôi phản đối cách nói của ông Vinh, tôi trích 1 câu cuối thôi, đây này:

    "Bao nhiêu phóng viên chống tham nhũng đã bị loại trừ mà có ai bảo vệ họ đâu? Còn tại sao vụ hai phóng viên này rùm beng lên như vậy, chắc phải có vấn đề gì đó."

    Ông ta nói thế đấy. "Vấn đề gì đó" là vấn đề gì? Có phải là những vấn đề mà ông ta nói trước đó không? Không biết! Ông ta chả khẳng định cái cóc gì, nhưng cứ chơi trò dền dứ như thế, không gọi là úp mở, tung hỏa mù thì là gì?

    Cho nên, tôi mới viết: "Không phải bất kỳ ai lên báo tung hỏa mù tùm lum tà la cũng là tranh luận" là tôi muốn khẳng định rằng, đồng ý cần tranh luận nhiều chiều, nhưng người phát biểu quan điểm phải có sở cứ, nhất là bài phát biểu của ông BCV với tư cách là bài viết khai mào cho một diễn đàn, càng cần phải có điều đó. Chứ tôi không nói ông BCV đang tranh luận với tôi mà bạn phải bắt bẻ 1 cách con nít là: "ông Vinh cũng không lên BBC để tranh luận với bạn mà trả lời phỏng vấn BBC theo quan điểm của ông ấy"! Ngay một suy luận đơn giản thế này mà bạn cũng không hiểu à?

    Xin lỗi, nhưng nỗ lực của tôi chỉ có thể đến thế. Mất thì giờ với bạn quá.

    Xin lỗi anh Linh nữa.

    ReplyDelete
  31. @Pink Martini:

    Đồng ý với bạn rằng ngay trong làng báo, thì cũng đã phân chia ra nhiều hạng/loại phóng viên, nhà báo. Và chắc bạn không phản đối rằng trong các hạng/loại đó, thì lớp "phóng viên chân chính" dám đấu tranh cho lý tưởng một xã hội công bằng, chính là rường cột của mỗi tờ báo, hoặc ít ra là với 2 tờ báo lớn như Tuổi Trẻ và Thanh Niên? Nếu không phải như thế thì quả thật báo chí nói riêng và XH VN nói chung, đã không còn hy vọng gì nữa rồi.

    Vậy thì:

    1. "Biểu tình thì chỉ dẫn tới tòa soạn sập tiệm, đóng cửa. Và nếu đã sập tiệm, thì còn đâu cơ hội chống tham nhũng hay mở mắt cho quần chúng (với các phóng viên chân chính)?"

    Với tập hợp các "phóng viên chân chính", nếu họ không thống nhất, đoàn kết, kiên định và đi đầu trong việc đình công để mà gây sức ép lên toà soạn, lên chính quyền, thì ai cho họ cơ hội mà "chống tham nhũng hay mở mắt cho quần chúng", nếu không phải là do chính họ tranh đấu và tự tạo cơ hội cho mình?

    Có thể viễn cảnh đình công này là chưa thực tế ở thời điểm hiện tại, nhưng ít ra thì các phóng viên, nhà báo chân chính cũng nên nuôi cái ý chí phản kháng đó, và nghĩ cách tập trung nhau lại đi là vừa (nếu không muốn nói là đã muộn) rồi chứ?

    Tại sao mỗi khi có chuyện thì chỉ biết ngồi than thân trách phận với nhau, buông xuôi hoặc phản kháng yếu ớt theo bản năng, hoặc là rủ nhau đi "đấu tố" người có ý kiến trái tai mình?

    2. Bạn viết, "Người công nhân biểu tình vì họ là tầng lớp cần lao, bần cùng, không còn gì để mất: bị bóc lột, lương tiền kô đủ sống... Khi kô còn gì để mất, người ta có thể và bắt buộc làm tất cả. Đó là chưa nói tới Luật lao động. Việc đình công của công nhân cũng như 1 cuộc thương lượng, mua bán sức lao động."

    Với giả thiết rằng lớp phóng viên nhà báo chân chính là rường cột của mỗi tờ báo như trên, thì đáng lẽ ra với họ, việc mất "tự do báo chí" cũng gần như khiến họ "không còn gì để mất" rồi chứ?

    Và vì thế, đáng lẽ ra việc đình công đòi tự do báo chí (trong vụ việc này là quyền được chất vấn, quyền được yêu cầu chính quyền công khai, minh bạch) với họ cũng phải là một việc bắt buộc phải làm chứ?

    Hay là các phóng viên nhà báo "chân chính" chưa có đủ tự trọng để nhận thức được như vậy?

    ReplyDelete
  32. 1. Ăn cắp cái xe đạp không hẳn là xấu. Thời sinh viên tụi tôi đi nhổ mì trộm, giờ ngồi ôn lại chỉ thấy buồn cười. Ai sống vào cái thời này thì hiểu, hơn nữa chuyện xảy ra đã 30 năm rồi. Lục lọi lương tâm, mỗi người trong chúng ta ai cũng có thể đã từng ăn cắp cái gì đó, chẳng có gì ghê gớm cả.

    2. Chẳng có mối liên hệ rõ ràng nào giữa tư cách người phát biểu và nội dung những lời phát biểu. Trong trường hợp này, ông Vinh đề cập đến vấn đề truyền thông bị kiểm soát/tác động chứ không phải rao giảng về đạo đức nên mối liên hệ [nếu có] càng không rõ ràng. Hơn nữa, chúng ta [người đọc] thừa sức đánh giá các phát biểu chẳng-có-gì-mới của ông Vinh mà chẳng cần phải biết tư cách của ông ấy. Chẳng lẽ các bạn phản đối ông Vinh không làm được chuyện này?

    3. Phát biểu của ông Vinh là rõ ràng, không ám chỉ, rằng truyền thông VN bị kiểm soát/tác động. Ông cũng phát biểu chừng mực, chừng mực quá mức cần thiết [như entry này của bác Linh], về thực trạng chung của truyền thông VN. Tôi chẳng thấy tác động [có lợi hay bất lợi] nào với riêng TT hay ít ra là với pv Hải. Đơn giản đây là dịp [tốt] để ông Vinh [và cả BBC] thể hiện quan điểm của mình, thế thôi.

    4. Việc đánh ông Vinh, nếu đánh được, cũng chỉ là đánh ông Vinh. Nếu quan tâm duy nhất của những ai muốn bảo vệ pv Hải là pv này thì việc mà họ phải làm là chứng minh rằng pv Hải đã không làm sai. Để làm được việc này thì, không có cách nào khác, họ phải đưa ra được thông tin về những việc Hải đã làm. Nếu không thì đây lại là bằng chứng về sự thiếu trung thực khi dùng truyền thông để tác động dư luận.

    ReplyDelete
  33. @Oops:

    1. Bạn viết, "Nhà báo viết không đúng giọng của tờ báo sẽ mất việc, mất nhà, vợ con ra đứng đường, chừng nào còn ràng buộc cơm áo thì làm gì có tự do thật sự ở đâu mà các bạn cứ mơ màng."

    Vậy theo bạn, thế nào mới là "tự do thật sự"?

    Bản chất giữa việc "viết không đúng giọng của tờ báo" khác hẳn với việc "viết không đúng giọng của tất cả các tờ báo". Ở các nước tự do dân chủ, anh nhà báo có quyền lựa chọn "giọng của tờ báo" theo đúng ý anh để mà làm việc. Nếu không có tờ nào thoả mãn ý anh, anh và những người có cùng lý tưởng có thể thành lập một tờ báo riêng. Nếu vẫn không thể, thì anh nên xem lại lý tưởng của mình, nó có "phản động", "kỳ quái" quá hay không?

    Còn ở VN, anh không có quyền lựa chọn "giọng của tờ báo", nó chỉ có 1, dù có đúng hay không đúng với ý của anh. Tự do hay không tự do nó nằm ở chỗ ấy.

    2. Bạn viết, "Mỗi nhà báo cần phải tự vấn và tự rèn luyện đạo đức và lương tâm nghề nghiệp của mình thôi, nếu phạm luật chắc chắn bị xử, nếu không phạm luật mà bị oan thì mướn luật sư cãi cho mình, chứ không nên đổ lỗi cho ai hay chế độ nào cả."

    Rất đồng ý với bạn. Và một khi người ta chỉ mới biết đổ lỗi cho ai đó hoặc chế độ, thì theo mình quá trình tự vấn đó vẫn chưa đủ độ nghiêm khắc.

    3. Vấn đề "tẩy não" lại là một chuyện khác, nếu bạn hứng thú thì xin mời bạn vào link ở dưới:

    http://blog.360.yahoo.com/blog-Uj79afQ1dKgK_DqY5hL3Of8-?cq=1&p=513

    ReplyDelete
  34. @Kazenka: Theo những gì tôi biết (kinh nghiệm thực tế), nhũng phóng viên có lý tưởng muốn đấu tranh cho xã hội công bằng là có trong các tờ báo. Tuy nhiên, họ có là rường cột hay không thì còn tùy vào đường lối chính và Tổng biên tập - Ban biên tập của tờ báo đó nữa. Cũng có những trường hợp xảy ra bất đồng dữ dội về quan điểm giữa phóng viên và Ban biên tập thì thường là phóng viên rời khỏi tờ báo đó, hoặc nếu Tổng BT tỏ ra cứng đầu dám chống lại chỉ thị của You Know Who, tạo điều kiện (bật đèn xanh) cho pv viết bài chống tiêu cực, đụng tới các ông lớn, thì Tổng BT lên đường (ra di).Tuổi trẻ là tờ báo thay Tổng BT nhiều lần cũng vì lý do này. hiện tại thì TTrẻ thuộc Thành đoàn cai quản, bạn tự suy ra xem lực lượng pv rường cột của TTrẻ bây giờ là ai nhé.

    2. "mất tự do báo chí cũng coi là ko còn gì để mất". Bạn lầm. Còn nhiều thứ lắm chứ: còn danh vọng, danh tiếng, tiền bạc, vợ con (ai lo), quan hệ trong xã hội... Hiểu được bản chất "bóp cổ" của You Know Who", và bản thân báo chí cũng chỉ là 1 cánh tay nối dài của You Know Who, báo chí chắc cũng biết mềm dẻo chọn cho mình cách tồn tại.

    Ai cũng biết là ngồi khóc than thì chả ích gì. Nhưng mình ngồi đây gõ computer mà cứ hỏi người khác tại sao kô đi biểu tình này nọ (làm như biểu tình là dễ như đi siêu thị) thì kô thực tế.

    Oops; "Mỗi nhà báo cần phải tự vấn và tự rèn luyện đạo đức và lương tâm nghề nghiệp của mình thôi, nếu phạm luật chắc chắn bị xử, nếu không phạm luật mà bị oan thì mướn luật sư cãi cho mình, chứ không nên đổ lỗi cho ai hay chế độ nào cả."

    Ở VN làm gì có luât pháp hay công lý mà nương nhờ vào đó. Ngay cả cái vụ bắt giữ 2 nhà báo đang um sùm náo động kia, tớ cũng chả tin là luật pháp minh bạch sẽ bảo vệ cho họ.

    ReplyDelete
  35. @Pink Martini:

    Cũng chính vì những khó khăn thực tế mà bạn kể, cho nên mình không đòi hỏi họ - những pv, nhà báo "chân chính" đình công trong thời điểm hiện tại.

    Cái mà mình muốn nói là việc "các nhà báo chân chính cũng nên nuôi cái ý chí phản kháng đó, và nghĩ cách tập trung nhau lại". Thực tế cho thấy, việc phản kháng không đạt hiệu quả là do không biết cách tập hợp nhau lại, đề ra đường lối tranh đấu chung.

    Cuộc sống ai mà chả có những ràng buộc. Nhưng nếu mà các nhà báo chân chính không coi việc tranh đấu giành lại "tự do báo chí" là mục tiêu tối thượng thì họ cũng nên xem lại hai chữ "chân chính" mà họ thường tự phong cho nhau.

    ReplyDelete
  36. Và hình như, bạn đọc comment của mình chưa kỹ, có một số chỗ bạn trích dẫn sai và hiểu sai ý (khá rõ ràng) của mình.

    ReplyDelete
  37. Sorry bạn Linh, tớ dài dòng 1 chút:

    @Kazenka: Tớ chỉ "trích dẫn" một câu của bạn là "mất tự do báo chí cũng coi như là kô còn gì để mất". Thật ra đây kô fải là trích dẫn (nếu trích thì trích nguyên văn, quá dàI) mà chỉ là câu tóm gọn ý của bạn. Còn lại, những gì tớ trả lời là xuất phát từ các câu hỏi mà bạn nêu ra, dựa từ thực tế chứ kô từ lý thuyết. những câu trả lời đó có thể kô trả lời trực tiếp mà là câu trả lời xuất phát từ cái nhìn của tớ.

    Những câu hỏi của bạn nêu ra, chúng đáng yêu,rõ ràng, hợp lý, đơn giản, chính trực, đầy nhiệt huyết và ngây thơ, chả có gì khó hiểu để mà hiểu sai. Những ý tớ kô trả lời trực tiếp, là vì nó nặng tính lý thuyết, lý tưởng này nọ không hợp với tớ nữa. Vậy thôi. Con người ai cũng có lý tưởng, mơ ước này nọ, còn việc thực hiện và nuôi nấng lý tưởng đó là 1 chuyện khác.

    Mình ngừng ở đây nhé ;))

    ReplyDelete
  38. Các bạn cứ tiếp tục, không việc gì phải sorry cả.
    Các nhà báo bị bắt hình như sắp được tại ngoại, điều này cũng không có gì là lạ.

    ReplyDelete
  39. Tôi không hiểu báo Thanh Niên báo Tuổi Trẻ nói riêng và toàn bộ hệ thống báo chí trong luồng nói chung đã làm được cái gì để gọi là "chống tham nhũng". Nếu đăng lại những tin được phép công bố của cơ quan điều tra thì không cần phải là những nhà báo sạch, chính trực, dũng cảm như anh Hải anh Chiến mới làm được mà trẻ con như tôi cũng làm được. Và đó chỉ gọi là đưa tin chứ không phải chống tham nhũng.
    Nếu đưa những tin do chính mình tìm hiểu ra mà tin đó sai, hoặc tin đó đúng nhưng do sức ép ở trên lại phải cải chính, thì không có gì vinh quang để nhận mình là chống tham nhũng.
    Thứ trưởng Tiến được "ra", được sinh hoạt đảng trở lại, trẻ con cũng không tin là ông ta sạch. Các báo cũng không tin, nếu dám chống tham nhũng thì phải tiếp tục phản đối chứ, phải cung cấp thêm những thông tin mới để chứng minh ông Tiến có tội chứ không phải như cơ quan điều tra nói chứ.
    Những người hùng của tôi, ông Chiến ông Hải, ông Khế ông Hoàng có làm được điều đó không? Không làm được cũng không sao, nhưng đừng có nhận mình là chống tham nhũng đi! Chối lắm!
    Cừu, suy cho cùng là động vật đáng yêu. Tôi phản đối gã chủ trai bất lương làm thịt cừu. Tôi cũng không bắt cừu phải thành sư tử. Nhưng cừu phải biết mình là cừu, chứ đừng nghĩ mình là sư tử. Và khi quay ra vặc nhau với 1 con dê trại bên (bị chủ ghét vì nói báo chí VN không ra sao, vì viết bài thơ Trường Sa Tuyên chiến thi)thì đừng tự hào rằng quá khứ cừu vinh quang hơn quá khứ dê.

    ReplyDelete
  40. Ôi, nếu vậy thì thật tuyệt vời ;)) Tớ đang chờ "tin vui" chính thức đây hahahaha :))

    ReplyDelete
  41. Các bác cũng chịu khó tranh luận trên diễn đàn làm em mỡi lần vào net lại phải đọc theo dõi xem có gì hay ho không.Thôi kệ, nói cho sướng cái miệng, chứ chúng nó " You know who", chắc cũng đang cười các bác đấy. Tranh luận làm quái gì.
    Xung quanh thối thế này, làm sao mà không bị dính mùi hả mấy bác, làm quái gì có " trong sạch " ở đây.

    ReplyDelete
  42. @Cavenui: Tôi chẳng thấy người ta tự nhận mình là anh hùng, mà chữ đó chỉ thấy do bác mỉa mai thôi. Bác nói có vẻ logic lắm, nhưng thực lòng tôi không phục, vì cái nhìn của bác nó cay độc với BC quá, và phủ nhận mọi công lao của người ta. Ở trong hoàn cảnh như VN mình, tôi nghĩ những nỗ lực của các nhà báo chân chính (bác không thấy họ chân chính thì là ý kiến của bác) là đáng trân trọng lắm rồi.

    ReplyDelete
  43. Bạn Pink Martini. Không phủ nhận rằng suy nghĩ của mình nói ra ở đây thiên về lý thuyết, nhưng nó không phải là không khả thi. Mình không ngây thơ đến mức không lường trước được một số khó khăn thực tế như bạn đã kể. Tuy nhiên, một khi nhiều người chưa "dám nghĩ" thì lấy cơ sở nào để mà "dám làm", và để rồi từ đó cùng nhau tìm ra cách giải quyết những khó khăn thực tế.

    Sở dĩ mình bức xúc nêu lên ý kiến ở đây là vì mình nhận thấy người ta chưa "dám nghĩ" quá lâu rồi, trì trệ quá lâu rồi. Một cô phóng viên nội chính tương lai nói với mình cách đây mấy hôm rằng: "Việt Nam có tự do báo chí đấy chứ, có mất đâu mà đấu tranh giành lại".

    Nghe cô ấy - có thể coi là một trí thức, nói vậy thì mình mới nhận
    thấy rằng cái sự nhồi sọ, làm mất ý chí phản khảng ở Việt Nam nó thực sự đáng báo động rồi. Ông Hà Sỹ Phu nói dân Việt Nam "liệt kháng nhân cách" không phải là không có lý.

    Tất cả chỉ có vậy. Chúng ta sẽ dừng ở đây.

    ReplyDelete
  44. Đôi khi tôi nghĩ rằng người Việt Nam cần thêm những cái tát mạnh mẽ, như Pushkin đã tát nhân dân Nga trong bài thơ dưới đây, thì tình hình mới may ra có hy vọng. Thân tặng các bạn ở đây:

    NGƯỜI GIEO GIỐNG TỰ DO TRÊN ĐỒNG VẮNG
    Thơ Pushkin. Người dịch: Hoàng Trung Thông

    Là người gieo giống tự do trên đồng vắng
    Tôi ra đi từ sáng sớm tinh mơ
    Bàn tay tôi trong trẻo ngây thơ
    Gieo mầm sống trên luống cày nô dịch
    Nhưng tôi chỉ phí thời gian vô ích
    Cả tư tưởng và việc làm thiện chí của tôi
    Nhân danh thanh bình, cứ gậm cỏ đi thôi!
    Tiếng vinh dự không thể làm tỉnh giấc
    Tự do đâu cho một bầy súc vật?
    Chúng chỉ cần cắt xẻo, cạo lông
    Đời nối đời, di sản chúng nó chung
    Là ách nặng đeo chuông và roi vọt.

    ReplyDelete
  45. @Gauxauxi:

    Nguyên văn cái câu comment của bạn nó còn nằm trong entry đấy! Có chạy đi đâu? Tôi quote lại đây :" Ở đây có 2 nhà báo chống TN bị bắt 1 cách rất mù mờ, không rõ ràng, chưa lí giải được "

    Bạn làm ơn mở mắt ra cói lại coi có phải mình viết vậy không?

    Ngay cả cái câu mình viết ra còn không hiểu được mình viết cái gì, huống hồ đi hiểu người khác viết! Hay chỉ biết nói theo cái gọi là "định hướng dư luận" :)

    Tôi nhắc lại lần thứ ba câu hỏi. - Xin hỏi lại bạn lấy tư liệu ở đâu để cho là "Hai nhà báo chống tham nhũng bị bắt một cách rất mù mờ, không rõ ràng và chưa lý giải được"? Tôi chỉ thấy thông tin trên tất cả các báo đề cho biết cơ quan điều tra khởi tố hai nhà báo về "việc thông tin sai sự thật". Việc khởi tố này công khai và căn cứ theo điều luật hẳn hoi chứ không có gì mù mờ hay ám muội. Nếu tôi nói không đúng, xin bạn vui lòng cho những dẫn chứng và chứng minh rằng nhận định của bạn là đúng.

    Mấu chốt vấn đề là ở chỗ đó đó! Chính vì không thể tìm ra câu trả lời hoặc (có thể) là không dám trả lời nên mới than,khóc hoặc chửi đổng!

    Bạn không mất thì giờ đâu, khiêm tốn hơn và chịu khó đọc thì có khi học thêm được nhiều điều đấy! Tôi cũng vậy!

    ReplyDelete
  46. @My N: bó tay bạn. Hình như mắt bạn mở to hết rồi, nhưng không đọc được chữ tôi nói việc bắt 1 cách mù mờ, không rõ ràng và CHƯA LÍ GIẢI được. Ai dám khẳng định, lí giải chắc chắn cái gì ĐẰNG SAU vụ này? Bởi vậy, nên mới có những cuộc tranh luận, mới có các phán đoán,trao đổi mấy ngày nay. Ngay chuyện ông BCV lên báo trả lời phỏng vấn, chưa nói đến đúng sai, nhưng những gì ông ấy phát ngôn cũng là một giả định để lí giải vấn đề theo cách của ông ta. Chứ không phải lí giải cái việc người ta đến tóm đi trại giam và tuyên 1 cái lệnh truy tố vì tôi danh đó. Bạn suy nghĩ quá nông cạn.

    Vừa phải thôi chứ, nói đến lần thứ 3 mà vẫn chưa hiểu à?

    Okie, có thể tôi không thể làm cho bạn hiểu được, tôi thua, bất lực với cái sự nhận thức của bạn. Tôi sẽ không giải thích thêm nữa đâu. Người ta cười bạn đấy.

    ReplyDelete
  47. @ Gauxauxi

    Xin lỗi bạn, cho đến giờ trong mạch này tôi chưa thấy ai cười tôi cả. Nếu có người cười, tôi sẽ xin phép trao đổi với người đó.
    Chỉ có bạn cười tôi với cái lý do là bạn không trả lời được cái nhận định do chính bạn nêu ra.
    Chính vì không ai dám khẳng định và không ai biết rõ sự việc nên người ta mới cần trao đổi bàn luận. Hơn nữa đây là vấn đề thời sự nên nó được nhiều người quan tâm.
    Đã có ai không biết rõ chuyện mà dám đưa ra câu khẳng định hồ đồ như bạn không? Thế nào là nhà báo chống tham nhũng bị bắt? Chống tham nhũng bị bắt hay bị bắt vì viết sai sự thật? Bị bắt công khai và khởi tố có tội danh là mù mờ sao?
    Tôi nói là bạn còn chưa nhận thức được cái câu chính bạn viết, lấy gì làm cho người khác hiểu với hiểu được người khác!

    ReplyDelete
  48. My N : Sorry, nói không phải chứ, đến trẻ con cũng biết là bạn không hiểu gì cả và đang cố cãi cùn, nhưng người ta không thèm chấp thôi :|

    ReplyDelete
  49. @DTTH thân mến:

    Có là trẻ con hay người lớn mà thì mình cũng nên trao đổi trên tinh thần bài viết phải không bạn? Cón trao đổi kiểu fan ủng hộ thần tượng của mình hay thầy lặn thì trò giơ mặt thay chắc những diễn đàn khác thích hợp hơn chứ nhỉ!

    ReplyDelete