Xem ra nghề báo ở VIệt Nam quả là nguy hiểm, nhất là nếu viết đụng tới chính quyền, tố cáo tham nhũng. Trong các tội họ bị kết có tội "cố ý làm lộ bí mật Nhà Nước". Không rõ bí mật Nhà nước ở đây là gì, có phải vì họ làm lộ bí mật Nhà nước rằng có những ông quan tham nhũng hàng triệu đôla- một việc lẽ ra chỉ nên "Đảng biết, Đảng bàn"?.
Thôi, tốt nhất là báo chí Việt Nam nên tập trung vào viết về hoa hậu, người mẫu, ca sĩ, diễn viên, chồng bất lực, vợ ngoại tình, làm thế nào để nàng sung sướng, bảy điều cần tránh trong quan hệ vợ chồng, yêu qua mạng-nên hay đừng, vừa an toàn lại vừa được chính quyền và nhân dân nhiệt liệt ủng hộ.
Chờ xem hai tờ Tuổi Trẻ và Thanh Niên có ý kiến gì về vụ việc này không!
Vì đưa tin vụ PMU18: Nhà báo Nguyễn Văn Hải và Việt Chiến bị bắt tạm giam
Chiều 12/5, báo giới và dư luận xã hội rúng động vì tin hai nhà báo Nguyễn Văn Hải (Báo Tuổi Trẻ) và Việt Chiến (Báo Thanh Niên) bị bắt tạm giam ngay tại trụ sở cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an.
Hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến ( sinh năm 1952 ), Báo Thanh Niên và Nguyễn Văn Hải ( 1975 ), Báo Tuổi Trẻ đã bị bắt tạm giam 4 tháng. Hai nhà báo bị khởi tố vì hành vi Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ (Điều 281, BLHS ), liên quan đến việc thông tin về vụ án PMU18.
Vào giữa năm 2007, vụ án đối với báo chí đã được khởi tố với tội danh: “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước” theo Điều 263 và "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo điều 258, Bộ luật Hình sự.
+ Update: Đã thấy bài trên Tuổi Trẻ. Chưa thấy bài trên Thanh Niên.Hai nhà báo chuyên viết đấu tranh chống tham nhũng bị bắt
Bài trên Tuổi Trẻ khá mạnh, nhất là phần ý kiến của Bùi Thanh (phóng viên Tuổi Trẻ?)
"Việc khởi tố, bắt giam hai nhà báo Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến chiều qua đã thực sự gây rúng động làng báo. Hàng loạt blogger nhà báo từ Nam chí Bắc ngay lập tức bày tỏ thái độ của mình. Đau buồn và phẫn nộ!
Họ phẫn nộ vì biết rõ đồng nghiệp vừa bị bắt của mình là ai, đã sống và viết như thế nào để bảo vệ cuộc sống tươi đẹp này trước lũ sâu mọt. Không hề cường điệu khi nói rằng đồng nghiệp của chúng tôi - Nguyễn Văn Hải - là một nhà báo tử tế, một nhà báo trẻ đầy chuẩn chất Tuổi Trẻ tại phía Bắc.
Đồng nghiệp đó đang trả giá cho những dòng tin của mình về vụ PMU18 - một vụ án chưa kết thúc và đang có những diễn biến kỳ lạ. Ai ở trong hậu trường vụ án này mới hiểu hết sự kỳ lạ và phức tạp của nó. Ai đó đã đúng khi nói rằng công lý dường như bị nhạo báng qua vụ án này và nhà báo đã trở thành nạn nhân."
Một ý kiến trên blog Osin trong đó cho rằng báo chí đã thành con tốt để các tướng trong Bộ Công An (và những kẻ cao cao trên cửa sổ khác) đánh đấm nhau. Dù ý kiến của bác Osin hoàn toàn có thể có lý nhưng ở một xã hội dân sự phát triển sẽ hoàn toàn không có chuyện bắt nhà báo vì những tội như vậy. Nếu một quan chức cung cấp thông tin sai lạc cho báo chí thì người bị bắt tội sẽ là quan chức chứ không phải nhà báo (ví dụ Daniel Ellsberg, người chuyển tài liệu bí mật quốc gia Pentagon Papers cho báo giới, góp phần thay đổi dư luận Mỹ về chiến tranh Việt Nam bị khởi tố nhưng báo chí thì chẳng hề hấn gì, chỉ bán chạy thêm!). Các thiệt hại cá nhân của ông Oánh, ông Tiến do báo chí đưa tin sai sự thật thì ông Oánh, ông Tiến hoàn toàn có thể khởi kiện tờ báo do những thông tin này chứ không phải là công an đi bắt nhà báo (thiệt hại không vào được Trung Ương quy ra tiền không biết bao nhiêu nhỉ, không biết báo chí có trả được không?).
"Tướng Quắc, “học trò” của Tướng Nguyễn Việt Thành trong việc khai thác báo chí, cũng đã sử dụng các bài báo như những công cụ “làm án” của mình. Và các nhà báo chúng ta thì đã phạm phải những lỗi nghiệp vụ mà, trong bài “Từ Century Tới New Century”, tôi đã từng phân tích. Không chỉ có vụ PMU 18, khi điều kiện cho phép, chúng ta sẽ biết thêm nhiều bí mật trong nhiều vụ án khác, đặc biệt là vụ “Năm Cam”. Ai anh hùng, ai lưu manh, nếu chỉ đọc báo, thì nhiều khi rất dễ dàng nhầm lẫn.
Vụ án bị khởi tố là cần thiết. Những kẻ như Tướng Quắc cũng cần phải được lột cái vỏ bọc người hùng xuống. Nhưng còn các nhà báo: Những người vẫn luôn tin, công an chỉ có một mục tiêu là “chống tham nhũng”; Những người không hề biết động cơ của những kẻ “đánh nhau”; Những người không biết đó là những thông tin được bịa đặt vì những dụng ý xấu. Khi làm sứ mệnh đưa tin, có thể họ đã nghĩ, nếu không công khai những thông tin mà các điều tra viên “cung cấp”, “bọn tham nhũng” sẽ không bị trừng trị. Bắt những người như vậy có thực là cần."
+ Thanh Niên đã đưa bài lên mạng vào lúc 2h30 sáng giờ Việt Nam
2 nhà báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ bị bắt vì đưa tin vụ PMU 18
Bài Thanh Niên cũng bảo vệ phóng viên quyết liệt. Tuy nhiên, trong bài của báo Thanh Niên, sau khi đưa ý kiến của các quan chức về vụ PMU 18, nhất là của ông Phan Diễn, ủy viên Bộ Chính Trị, có đoạn này hơi lố. Hóa ra chức năng của báo chí chỉ là để thực hiện lời kêu gọi của Đảng và Nhà nước. Thế nếu giờ lời kêu gọi của các vị cao cao là các bạn phóng viên hay ngoan ngoãn vào nhà lao (sau khi đã ngoan ngoãn chống tiêu cực theo lời kêu gọi trước đó) thì các bạn còn thắc mắc làm gì nữa?
"Và điều chắc chắn các nhà báo trong thời điểm diễn ra việc điều tra vụ PMU 18 cũng rất tin tưởng vào sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng mà đại diện là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Phan Diễn. Báo chí không có mục đích nào khác là thực hiện lời kêu gọi của Đảng và Nhà nước, nêu cao trách nhiệm nhà báo và nghĩa vụ công dân, hậu thuẫn cho Đảng và Nhà nước đấu tranh chống tham nhũng, chống tiêu cực để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ."
Trong bài bảo vệ các tác nghiệp của nhà báo Nguyễn Việt Chiến, báo Thanh Niên nêu đích danh ông Phạm Quý Ngọ, như một nguồn tin về việc 40 cán bộ điều tra nhận tiền của Bùi Tiến Dũng- có thể việc đưa tin này chính là nguyên nhân dẫn tới việc phóng viên Thanh Niên bị bắt?.
"Đặc biệt, sau khi Báo Thanh Niên đính chính theo lời tướng Quắc một thời gian, thiếu tướng Phạm Quý Ngọ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT đã trực tiếp thông tin cho PV Thanh Niên biết: "Trong vụ án này, có việc 40 cán bộ nhận tiền của Bùi Tiến Dũng, bị vô hiệu hóa, bị mua". Băng ghi âm đoạn trích này đã được Báo Thanh Niên chuyển tới các cơ quan chức năng và người có trách nhiệm."
Ông Bùi Thanh là Phó TBT báo TT anh ạ.
ReplyDeletehttp://360.yahoo.com/profile-CIrwXUUzbq_T38SajGABjc_c
Không phải là các nhà báo sợ, mà rúng động vì sự tráo trở của cái gọi là luật pháp và công lý!
Bác Bùi Thanh hình như có bút danh là Bút Bi (hình như cũng có blog??) cũng thuộc loại "cứng cựa" ở Tuổi Trẻ như bác Osin ở SGTT vậy. (Mà hình như bác Osin cũng từng làm cho Tuổi trẻ?).
ReplyDeleteBùi Thanh là "linh hồn" của TT trong nhiều năm gần đây, chuyên viết "chuyện thường ngày" với bút danh Bút bi, rất sắc. Bác Osin làm TT cách đây hơn 10 năm. Chuyện hai nhà báo bị bắt, nên theo dõi kỹ hơn, đừng vội suy diễn hay kết luận, nhất là kiểu rất gái: báo chí VN nên tập trung viết về người mẫu hoa hậu người tình.
ReplyDelete@hollyaput: Tôi không thấy kết luận "báo chí VN nên tập trung viết về người mẫu hoa hậu người tình." có gì là gái -từ này sexist và tôi chưa hiểu ý bạn Hollyaput định nói gì, nhưng thôi tạm hiểu là "cảm tính" (sentimental). Rõ ràng việc khởi tố, bắt giam phóng viên nội chính vì viết bài (có thể) sai sự thật là một bước thụt lùi trong việc bảo đảm quyền của báo chí. Và từ sự việc đó, tất nhiên, nhiều phóng viên nội chính sẽ e ngại khi viết bài chống tiêu cực, khi mà họ luôn có rủi ro rằng thông tin họ đưa trên báo từ các nguồn tin của các cơ quan an ninh hay cơ quan nhà nước khác là thiếu chính xác. Cách suy luận như thế theo tôi hoàn toàn là logic và lý trí không có gì là sentimental ở đây cả.
ReplyDeleteCho dù bản thân việc các phóng viên nói trên đưa tin sai sự thật thì lẽ ra nên giải quyết trên phương diện dân sự: ví dụ ông Tiến hay ông Oánh kiện các báo này về đưa tin sai, tổn hại tới uy tín, danh dự, tiền bạc... chứ không phải là cơ quan công an bắt giam phóng viên như vậy.
nghề báo nguy hiểm thiệt!
ReplyDeleteCòn nếu ông Quắc đưa tin đểu thì bị khởi tố là đúng rồi. Còn nhà báo tin ông Quắc mà đưa tin thì cũng chưa thấy căn cứ gì mà bị khởi tố tạm giam. Thủ trưởng cơ quan điều tra nói mà không tin nữa thì tin ai :-D
ReplyDelete@Linh: tôi thì không bao giờ nghĩ L cảm tính, nhưng thường sau một vấn đề nào đó có tính tiêu cực, L thường hay đi đến một kết luận có vẻ hơi trịch thượng, châm biếm, ví dụ như ở đây là 'báo chí VN nên viết... blah, blah, blah..."(thực ra 70% báo chí VN đang blah blah kiểu đó).
ReplyDeleteTôi nghĩ sau vụ bắt bớ này, các cơ quan chủ quản sẽ không bỏ rơi PV của mình, nếu tin tưởng họ làm đúng (như TT từng đứng ra bảo vệ Pv Lan Anh trước đây và bài trên 2 tờ báo sáng nay). Còn các PV nội chính, một mặt cảnh báo cho họ cẩn trọng cho họ trong việc lấy nguồn tin (trong vụ này Osin gọi 2 nhà báo trên là sai lầm nghiêm trọng về nghiệp vụ)để không rơi vào trường hợp tương tự, mặt khác sẽ khẳng định rõ hơn về bản lĩnh của pv nội chính (cũng như pv salon kiểu bên báo tôi). Nghề nào cũng vậy thôi, dối, dốt, hèn, kém thì khó mà qua mặt được lâu dài. Còn chuyện bắt bớ và công an ở xứ mình thì cái nước mình nó thế.
@hollyaput: Về ý bác bảo tôi viết "trịnh thượng, châm biếm" thì tôi nghĩ tùy cảm giác người đọc, xin không có ý kiến. Riêng về chữ "châm biếm" thì có lẽ tôi cũng thường châm biếm.
ReplyDeleteCũng nói thêm là việc tôi nói báo chí nên đưa tin văn hóa văn nghệ, này nọ hoàn toàn không có ý coi đó là các tin bài không quan trọng, hay kém quan trọng hơn các bài báo nội chính, chống tiêu cực. Ý tôi ở đây là việc đó sẽ hoàn toàn làm nhụt ngòi bút trong các mảng bài phóng sự-điều tra của các báo, dẫn tới xu thế đưa tin bài dè dặt, hòa cả làng, vui cả làng...
Hai phóng viên trên có thể mắc các sai lầm nghiêm trọng về nghiệp vụ- về việc này tôi không có đủ thông tin nhất là các chuyện thâm cung bí sử bên trong (và tôi e rằng ngay cả những nhà báo thạo tin như bác Osin cũng không thể có đủ thông tin chính xác). Nhưng nếu như nguồn tin mà họ có là từ tướng Quắc, hay như bài báo Thanh Niên nêu là từ tướng Ngọ thì họ không mắc lỗi gì khi đưa những tin đó lên mặt báo cả, khi mà đó là nguồn tin từ những quan chức có thẩm quyền trong ngành công an. Nói như today20, nếu người đưa tin sai sự thật là tướng Quắc thì tôi không hiểu các phóng viên trên mắc lỗi "không thể tha thứ" (lời blog Osin) là gì, khi mà nguồn tin họ từ một cấp có thẩm quyền như thế?
Cái bác gọi là cảnh báo để phóng viên thận trọng hơn, hay tác dụng sàng lọc phân biệt giữa người giỏi và người kém (hoặc chính xác hơn theo tôi nghĩ là giữa người thận trọng và người kém thận trọng, người may mắn và người kém may mắn) hoàn toàn không có mấy ý nghĩa. Bài học thực sự từ vụ này đối với các nhà báo (và chính là yếu tố khiến nhiều nhà báo cảm thấy sốc hay hoang mang) không phải là cần cẩn trọng hơn mà là: quyền tự do của họ rất hạn chế và họ rất dễ dàng trở thành những con tốt trong các cuộc đấu đá để rồi có thể bị vứt bỏ bất cứ lúc nào. Một khi những phóng viên kỳ cựu của những tờ báo lớn nhất nước còn bị bắt giam dễ dàng như thế thì còn phóng viên nào là có thể vững tin là mình không thể bị bắt, là nguồn tin của mình hoàn toàn đáng tin cậy?
Cái tác dụng ấy nó đáng kể và mạnh mẽ hơn nhiều so với tác dụng tích cực mơ hồ nào đó trong việc nó khiến một số anh em nhà báo rút kinh nghiệm để cẩn thận hơn trong các bài viết của mình.
Nói cách khác, vụ việc này là việc Nhà nước (hay thế lực nào đó) bảo với báo chí là đừng có ba hoa và ảo tưởng, hãy đánh trống và gõ chiêng theo nhịp (câu này cũng rất có thể là trịnh thượng và châm biếm?).
Anh Linh "hồng vệ binh" quá trong việc kết luận sự việc.
ReplyDeleteAnh không nên phán xét trên cơ sở cảm tính của mình như thế, nhất là khi sự việc chưa rõ ràng.
Còn bác Osin, bài vừa rồi của bác ấy thấy rõ chủ quan cá nhân, "tôi vẫn qúy Hải..." và ác với đồng nghiệp.
Loạn hết cả rồi.
ReplyDeleteCó thể đây là một đòn "giơ cao đánh sẽ" đối với báo chí để chấn chỉnh lại mọi việc cho đúng vị trí của nó thôi. Báo chí có thể đã không phải gánh một hậu quả lớn đến thế, song đã muốn bắt để trừng trị "đối thủ" thì không thể chỉ bắt một vài người cấp cao cung cấp thông tin sai mà đương nhiên những người trực tiếp xử lý đưa tin đó cũng phải bị sờ tới cho hợp lệ.
Em tin là hai nhà báo có bị xử thì chắc cũng không quá nặng. Mức án/hình phạt có thể chỉ tượng trưng và răn đe là chính. Mục tiêu chính của vụ này là mấy bác Quắc kiếc kia.